Navigation

    DDVT

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups
    1. Home
    2. Nam
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups

    Nam

    @Nam

    1
    Reputation
    38
    Posts
    3
    Profile views
    0
    Followers
    0
    Following
    Joined Last Online

    Nam Follow

    Best posts made by Nam

    • Bí quyết giúp cải thiện hoạt động quản lý chuỗi cung ứng

      Quản lý chuỗi cung ứng SCM có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của DN bởi nó xuyên suốt gần như tất cả các hoạt động của DN, từ tính toán mua nguyên vật liệu, chọn nhà cung cấp, sản xuất như thế nào, ở đâu và phân phối ra sao. Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, quản lý chất lượng sản phẩm, cung ứng sản phẩm một cách kịp thời tới người tiêu dùng. Sau đây là một số bí quyết và chia sẻ kinh nghiệm từ chuyên gia về cách quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

      Bí quyết giúp cải thiện hoạt động quản lý chuỗi cung ứng

      1. Hiện đại hóa hệ thống
      Việc lập kế hoạch mua hàng, hay quản lý nhà cung cấp, lượng hàng trong kho,...dựa trên các bảng tính chậm chạp là không hiệu quả và đáng tin cậy. Thay vào đó, bạn hãy nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống của mình, điều này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể hiệu quả quản lý.

      2. Thiết lập các thước đo
      Việc thiết lập các thước đo quản lý là rất cần thiết giúp nhà quản lý đo lường được hiệu quả, đối chiếu vòng xoay tiền mặt, hệ số lợi nhuận,... cũng như kịp thời phản ứng trước các biến cố.

      3. Chủ động thu thập thông tin phù hợp
      Việc thu thập và phân tích thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Nhà quản lý nên thu thập các thông tin chính xác, phù hợp nhằm phục vụ cho việc đưa ra quyết định tới mục tiêu kinh doanh.

      4. Tích hợp bán hàng, hoạt động doanh nghiệp và tài chính
      Hãy tích hợp những gì đội ngũ bán hàng muốn bán, doanh nghiệp muốn sản xuất và phòng tài chính dự đi thu vào một kế hoạch thông nhất. Việc hoạch định bán hàng và sản xuất (S&OP) cho phép tìm ra điểm cân bằng tối ưu nhất giữa nhu cầu của khách hàng, sản lượng SX và kết quả tài chính

      5. Xem xét việc hợp tác với ít nhà cung cấp hơn
      Thay vì tìm kiếm những lựa chọn rẻ hơn và có nhiều nhà cung cấp cho nhiều địa điểm, DN nên có một giải pháp tích hợp có thể giúp doanh nghiệp hoạt động tốt dù ở bất cứ đâu, cho dù doanh nghiệp phải chi trả nhiều hơn.

      6. Giám sát hiệu quả hoạt động của các đối tác trong chuỗi cung ứng
      Một sai lầm nhỏ của nhà cung cấp cũng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi liên tục để tránh những tình trạng như vậy. DN cần xây dựng một hệ thống để có thể đo lường phát triển và thay đổi đối tác nếu cần thiết.

      7. Chuỗi cung ứng không bắt đầu từ nhà kho – hoặc kết thúc trên kệ hàng
      Nhiều DN cho rằng chuỗi cung ứng bắt đầu từ nhà kho và kết thúc khi hàng hóa/sản phẩm đến được cửa hàng. Điều này là không đúng vì điều quan trọng còn nằm ở việc bảo đảm rằng sản phẩm vào được kệ chính là sản phẩm mà khách hàng muốn sử dụng, hay nói cách khác, sản phẩm đó phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó, bạn cần biết đâu là sản phẩm đang được ưa chuộng, đâu là sản phẩm mà họ không ưa thích.

      8. Tích hợp chi phí marketing vào việc hoạch định chuỗi cung ứng
      Việc bao gồm chi phí marketing vào kế hoạch chuỗi cung ứng của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Điều này giúp DN xác định được chiến lược marketing nào nên được ứng dụng, xác định nhóm KH tối ưu, các kênh phân phối, sản phẩm/hàng hóa cho mỗi chiến dịch, những quy trình sản xuất, phân phối tương ứng nhờ vào chi phí, khả năng chuỗi cung ứng,...

      posted in Quản trị chuỗi cung ứng
      Nam
      Nam

    Latest posts made by Nam

    • FAA: 2021 SẼ LÀ NĂM “LÊN NGÔI” CỦA DRONES

      DRONES – được biết đến như chiếc máy bay không người lái được điều khiển bằng hệ thống đặt tại mặt đất. Được hàng loạt các ông trùm khổng lồ bán lẻ như Amazon, Walmart, 7-Eleven… thử nghiệm, sự trỗi dậy của Drones sẽ là xu thế mới cho ngành Logistics trong thập kỉ tới.
      Theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), 2021 sẽ là năm lên ngôi của Drones với ước tính từ 442.000 cho đến 1.6 triệu Drones sẽ “lấp đầy” cả bầu trời vào năm 2021.
      Với khả năng tăng trưởng nền kinh tế với 82 tỷ đô la và tối ưu hóa trong công tác kiểm tra hàng tồn kho hiệu quả, Drones được suy đoán sẽ nhận những quy định “nới lỏng’ hơn từ Nhà Trắng vào cuối tháng 10.

      FAA: 2021 sẽ là năm lên ngôi của Drones
      Theo Reuters, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) tin rằng các máy bay không người lái – Drones, sẽ “lấp đầy” cả bầu trời vào năm 2021. Trong khi sử dụng drones cho mục đích giao hàng hiện nay vẫn chưa được chính thức hợp pháp thì các drones dùng trong thương mại lại có khả năng tăng từ khoảng 42.000 chiếc trong năm 2016 lên 442.000 hoặc thậm chí là 1.6 triệu vào năm 2021.
      Theo ước tính của Nhà Trắng, drones sẽ giúp thu về 82 tỷ đô la tăng trưởng trong nền kinh tế và tạo ra 100.000 việc làm trong năm 2025.
      Bằng chứng về khả năng sử dụng của Drones đã được thử nghiệm từ trước, và hoạt động của các chuỗi cung ứng dường như được hưởng lợi nhiều nhất từ phát minh này. Các cuộc thử nghiệm đầu tiên cho thấy, chúng có thể được sử dụng trong các địa điểm xây dựng, kho hàng, hệ thống đường sắt, giai đoạn phân phối cuối cùng (last-mile) và ngay cả trong các cửa hàng. Trên thực tế, 7-Eleven đã thí điểm thành công công nghệ giao hàng tận nhà với drones. Và gần đây nhất, Amazon vừa thực hiện thành công chuyến giao hàng đầu tiên bằng phương thức này, hay Walmart đã cấp bằng sáng chế cho công nghệ giao hàng bằng drones.

      Drones – Phương tiện kiểm soát tồn kho hiệu quả
      Phát biểu tại hội nghị APICS 2017, Matt Yearling – Giám đốc điều hành của PINC Solutions (một nhà cung cấp dịch vụ Logistics), cho rằng nếu họ không đầu tư vào drones, họ đã chắc chắn đứng sau các đối thủ cạnh tranh. Ông nói thêm, drones không những đạt năng suất, hiệu quả trong hoạt động mà còn đảm bảo an toàn của nhân viên.
      Theo Yearling, sự thổi phồng lợi ích từ drones rất giống với thời điểm công nghệ RFID ra đời vào những năm 90. Tuy vậy, ý kiến khác cho rằng, đỉnh cao của drones sẽ sớm suy thoái trong “vỡ mộng”.
      Nhưng Yearling không đồng ý.
      Ông nói với các đại biểu tham dự hội nghị: “Tôi nghĩ sự suy thoái của drones sẽ không thảm hại đáng kể nếu so với RFID. Bởi drones nhanh hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn.”
      Công dụng của drones là vô tận khi có thể áp dụng drones trong giao hàng, nhiếp ảnh, giám sát, đánh giá, kiểm tra, theo dõi và quản lý hàng tồn kho. Yearling còn cho rằng máy bay không người lái không còn xa lạ trong ngành Logistics và chuỗi cung ứng, và các chuyên gia chuỗi cung ứng cần phải biết điều đó.

      Theo Yearling, drones có thể thực hiện nhiệm vụ quản lý hàng tồn kho thường xuyên, cũng như thay thế con người vận hành các khâu nguy hiểm trong công tác kiểm kê, chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng drones kiểm hàng tại các kệ trên cao hàng chục mét. Là một phát minh tiên tiến nên drone không cần sự kiểm soát nhiều từ con người.
      Ông nói, “Công tác quản lý hàng tồn kho về bản chất vẫn cần con người giám sát”. Nhiều công ty không đủ khả năng đầu tư cho drones lại cho rằng công nghệ này sẽ tự trị và thay thế cả công nhân. Song, Yearling cho rằng đây thật sự không phải là một mối lo ngại và chính nỗi sợ hãi đó sẽ cản trở sức cạnh tranh của công ty bạn trên thị trường.
      Drones và những quy định mới nhất từ Nhà Trắng
      Nhà Trắng sẽ sớm công bố mô hình mới để kiểm soát drones. Theo tờ The Wall Stret Journal, Nhà Trắng hy vọng sẽ “nới lỏng” những quy định mới và triển khai chúng trên toàn quốc.
      Hiện nay, FAA quy định máy bay ở mọi độ cao, nhưng các quy tắc mới sẽ phân quyền giám sát cho địa phương ở tầm bay dưới 200 feet trong khu vực kiểm tra. FAA sẽ giữ trách nhiệm đối với máy bay bay từ 200 đến 400 feet.
      Mặc dù FAA dự đoán rằng máy bay không người lái sẽ “lấp đầy” bầu trời vào năm 2021, nhưng ít ai có thể chấp nhận và hợp pháp hóa phương tiên mới này. Tuy vậy, nhờ những quy định chưa chính thức đã giúp drones trở thành vị cứu tinh trong cơn bão Harvey vừa qua. FAA cho biết đã đầu tư hơn 100 drones trong công tác cứu trợ, cứu nạn. Nhờ những quy định lỏng lẻo về drones tại đây đã giúp hành động nhanh chóng của FAA đẩy nhanh tiến trình cứu trợ thiên tai.
      Bây giờ, tùy vào quy định của từng địa phương mà chúng ta có thể hợp thức hóa drones trong không gian công cộng. Theo báo cáo của Wall Street Journal, Quốc hội hiện tranh luận về việc giao trách nhiệm kiểm soát máy bay không người lái cho từng địa phương. Song, ngành công nghiệp nước này vẫn biểu hiện tích cực về khả năng này và dự đoán rằng chính quyền địa phương sẽ đánh giá cao lợi ích từ drones.

      Theo supplychaindive.com

      posted in Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu
      Nam
      Nam
    • Các tiêu chí đánh giá lựa chọn nhà cung ứng

      Việc đánh giá lựa chọn nhà cung cấp, cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh sản xuất, xây dựng,...của doanh nghiệp. Tuy nhiên làm sao để lựa chọn được những nhà cung ứng có độ tin cậy cao, tiết kiệm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cung cấp hàng đầy đủ kịp thời cho doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng. Đối với các doanh nghiệp xây dựng thì hoạt động này ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng và chi phí của dự án xây dựng. Vậy đâu là các tiêu chí bạn cần xem xét khi lựa chọn nhà cung ứng, làm sao để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp?

      Các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng

      Hồ sơ năng lực, uy tín
      Hồ sơ năng lực là yếu tố cần thiết thể hiện thông tin công ty về mặt quy mô, khả năng,...giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về nhà cung cấp. Bạn nên thu thập các thông tin cần thiết về thông tin của công ty, giấy phép kinh doanh, uy tín, các mối quan hệ với các đối tác khác cũng như thông tin giới thiệu của các đơn vị trung gian.

      Chi phí, giá dịch vụ và nguyên vật liệu
      Đây là một trong các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn nhà cung cấp, bạn cần so sánh chi phí giá cả giữa các nhà cung cấp sao cho phù hợp với ngân sách, tiết kiệm tối đa được chi phí từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

      Chất lượng
      Việc xem xét giá cả của nhà cung cấp mà không để ý tới chất lượng sản phẩm không những ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của công ty bạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng cần chọn những nhà cung ứng có chất lượng tốt nhất, cao nhất mà nó còn phải phù hợp với chiến lược kinh doanh, phân khúc thị trường, sản phẩm của công ty bạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

      Giao hàng và khả năng sẵn sàng cung cấp
      Nhà cung cấp cần có khả năng cung ứng sản phẩm đúng thời gian, địa điểm, chất lượng cũng như số lượng hàng hóa, sản phẩm, phương tiện vận chuyển,... Việc đảm bảo về mặt giao hàng giúp doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động SX của mình theo đúng kế hoạch. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến khả năng cung cấp của nhà cung ứng nếu có các tình huống phát sinh.

      Công nghệ và khả năng tự đổi mới
      Các yếu tố về công nghệ, máy móc cũng như khả năng tự đổi mới hoàn thiện cũng là một nhân tố quan trọng khi lựa chọn nhà cung ứng vì đây cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn.

      posted in Thuê ngoài (Outsourcing)
      Nam
      Nam
    • Bí quyết giúp cải thiện hoạt động quản lý chuỗi cung ứng

      Quản lý chuỗi cung ứng SCM có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của DN bởi nó xuyên suốt gần như tất cả các hoạt động của DN, từ tính toán mua nguyên vật liệu, chọn nhà cung cấp, sản xuất như thế nào, ở đâu và phân phối ra sao. Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, quản lý chất lượng sản phẩm, cung ứng sản phẩm một cách kịp thời tới người tiêu dùng. Sau đây là một số bí quyết và chia sẻ kinh nghiệm từ chuyên gia về cách quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

      Bí quyết giúp cải thiện hoạt động quản lý chuỗi cung ứng

      1. Hiện đại hóa hệ thống
      Việc lập kế hoạch mua hàng, hay quản lý nhà cung cấp, lượng hàng trong kho,...dựa trên các bảng tính chậm chạp là không hiệu quả và đáng tin cậy. Thay vào đó, bạn hãy nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống của mình, điều này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể hiệu quả quản lý.

      2. Thiết lập các thước đo
      Việc thiết lập các thước đo quản lý là rất cần thiết giúp nhà quản lý đo lường được hiệu quả, đối chiếu vòng xoay tiền mặt, hệ số lợi nhuận,... cũng như kịp thời phản ứng trước các biến cố.

      3. Chủ động thu thập thông tin phù hợp
      Việc thu thập và phân tích thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Nhà quản lý nên thu thập các thông tin chính xác, phù hợp nhằm phục vụ cho việc đưa ra quyết định tới mục tiêu kinh doanh.

      4. Tích hợp bán hàng, hoạt động doanh nghiệp và tài chính
      Hãy tích hợp những gì đội ngũ bán hàng muốn bán, doanh nghiệp muốn sản xuất và phòng tài chính dự đi thu vào một kế hoạch thông nhất. Việc hoạch định bán hàng và sản xuất (S&OP) cho phép tìm ra điểm cân bằng tối ưu nhất giữa nhu cầu của khách hàng, sản lượng SX và kết quả tài chính

      5. Xem xét việc hợp tác với ít nhà cung cấp hơn
      Thay vì tìm kiếm những lựa chọn rẻ hơn và có nhiều nhà cung cấp cho nhiều địa điểm, DN nên có một giải pháp tích hợp có thể giúp doanh nghiệp hoạt động tốt dù ở bất cứ đâu, cho dù doanh nghiệp phải chi trả nhiều hơn.

      6. Giám sát hiệu quả hoạt động của các đối tác trong chuỗi cung ứng
      Một sai lầm nhỏ của nhà cung cấp cũng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi liên tục để tránh những tình trạng như vậy. DN cần xây dựng một hệ thống để có thể đo lường phát triển và thay đổi đối tác nếu cần thiết.

      7. Chuỗi cung ứng không bắt đầu từ nhà kho – hoặc kết thúc trên kệ hàng
      Nhiều DN cho rằng chuỗi cung ứng bắt đầu từ nhà kho và kết thúc khi hàng hóa/sản phẩm đến được cửa hàng. Điều này là không đúng vì điều quan trọng còn nằm ở việc bảo đảm rằng sản phẩm vào được kệ chính là sản phẩm mà khách hàng muốn sử dụng, hay nói cách khác, sản phẩm đó phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó, bạn cần biết đâu là sản phẩm đang được ưa chuộng, đâu là sản phẩm mà họ không ưa thích.

      8. Tích hợp chi phí marketing vào việc hoạch định chuỗi cung ứng
      Việc bao gồm chi phí marketing vào kế hoạch chuỗi cung ứng của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận của mình. Điều này giúp DN xác định được chiến lược marketing nào nên được ứng dụng, xác định nhóm KH tối ưu, các kênh phân phối, sản phẩm/hàng hóa cho mỗi chiến dịch, những quy trình sản xuất, phân phối tương ứng nhờ vào chi phí, khả năng chuỗi cung ứng,...

      posted in Quản trị chuỗi cung ứng
      Nam
      Nam
    • 7 nguyên tắc quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng

      Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động quan trọng, xuyên suốt toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, từ việc tìm nguồn hàng, tìm nhà cung cấp, thu mua, sản xuất, dự báo sản xuất, phối hợp với các đối tác và nhà cung cấp,... Cho đến nay, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng đang được rất nhiều công ty đẩ mạnh và chú trọng nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh, kiểm soát hiệu quả chi phí cũng như mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn 7 nguyên tắc chính giúp quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.

      7 nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng

      Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu

      Cá biệt hóa mạng lưới logistics

      Lắng nghe những tín hiệu của nhu cầu thị trường nhằm lên kế hoạch phù hợp

      Khác biệt hóa sản phẩm gần hơn với khách hàng

      Tìm kiếm nguồn cung một cách có chiến lược

      Phát triển chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin trong suốt chuỗi cung ứng

      Áp dụng các hệ thước đo hiệu quả theo nhiều kênh

      7 nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng SCM

      Nguyên tắc 1: Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu

      Việc phân khúc khách hàng theo nhu cầu là cần thiết do không phải mọi khách hàng đều có khả năng, nhu cầu chi trả như nhau. Việc phân khúc khách hàng theo nhu cầu đòi hỏi doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu khách hàng, phân tích khả năng sinh lời của từng phân khúc, tính toán chi phí, lợi ích và phát triển các dịch vụ chuyên biệt theo từng phân khúc và áp dụng quản lý chuỗi cung ứng nhằm phục vụ cho từng phân khúc hiệu quả.

      Nguyên tắc 2: Cá biệt hóa mạng lưới logistics

      Trong nguyên tắc này, việc tùy chỉnh một cách hiệu quả mạng lưới logistics sẽ giúp đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ cũng như mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp cần hoàn thiện quy trình xử lý hoàn chỉnh đơn hàng từ lúc thiếp nhận yêu cầu khách hàng tới khi thu tiền.

      Nguyên tắc 3: Lắng nghe những dấu hiệu của thị trường nhằm lên kế hoạch phù hợp

      Để việc quản lý đạt được hiệu quả đòi hỏi các bên tham gia phải quan sát, cập nhật các thông tin, phân tích, đưa ra dự báo về nhu cầu của thị trường, khách hàng nhằm đưa ra các điều chỉnh giúp giảm thiểu rủi ro tiếm tàng, giảm lượng tồn kho, hạn chế tình trạng thiếu hàng và cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách kịp thời. Việc chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất, phân phối và cung cấp là rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định điều chỉnh.

      Nguyên tắc 4: Khác biệt hóa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng

      Nhà sản xuất cần cải thiện khả năng phản ứng của mình với các dấu hiệu của thị trường bằng việc không ngừng cải tiến, đổi mới sản phẩm của mình. Tuy nhiên việc cải tiến cần chú trọng tới nhu cầu của khách hàng. Nếu DN càng chậm trễ trong việc phân bố, tùy chỉnh và khác biệt sản phẩm thì chuỗi cung ứng của doanh nghiệp đó sẽ càng trữ lại nhiều hàng tồn kho. Bên cạnh đó cần chú ý tới thời gian kích hoạt sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát sinh của khách hàng cũng như những thay đổi tương ứng cần thiết trong nguyên liệu và quá trình sản xuất.

      Nguyên tắc 5: Tìm kiếm và quản lý nguồn cung cấp hiệu quảđể giảm tổng chi phí nguyên liệu và dịch vụ.
      Việc tìm kiếm nhà cung cấp và quản lý nguồn cung hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các chi phí nguyên vật liệu, thành phẩm cũng như dịch vụ từ đó tăng lợi thế cạnh tranh của DN, giảm giá bán ra của thành phẩm, tăng lợi nhuận. Vì vậy, các DN cần cân nhắc cách tiếp cận của mình với nhà cung cấp.

      Nguyên tắc 6: Phát triển việc ứng dụng công nghệ trong toàn bộ chuỗi cung ứng

      Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng là rất cần thiết giúp nhà quản lý có được cái nhìn toàn cảnh về chuỗi cung ứng, dòng lưu chuyển hàng hóa, thông tin sản phẩm,...từ đó đưa ra các điều chỉnh, quyết định phù hợp.

      Một giải pháp phần mềm khá hữu hiệu trong công tác quản lý chuỗi cung ứng đó là phần mềm quản lý chuỗi cung ứng iBom.SCM. Phần mềm cung cấp các tính năng như lên kế hoạch vật tư, nguyên liệu; quản lý các hợp đồng mua/thuê vật tư, thanh toán công nợ; quản lý bảng giá, báo giá nhà cung cấp; quản lý nhà cung cấp cũng như nhiều công tác khác trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, khi ứng dụng phần mềm, bạn sẽ không phải lo lắng về việc làm thế nào để quản lý chuỗi cung ứng khi có sự tham gia của quá nhiều đối tượng hay vấn đề về sự rời rạc của nhiều dự án. Với phần mềm iBom.SCM, thông tin sẽ luôn được truyền đi nhanh chóng, xuyên suốt,

      Nguyên tắc 7: Xây dựng và áp dụng các hệ thống thước đo hiệu quả trên nhiều kênh

      Việc xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả là cần thiết trong việc xem xét, cải thiện hiệu quả của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Bạn cần đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí, yếu tố.

      Việc vận dụng một cách hiệu quả 7 nguyên tắc này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, tăng sự hài lòng khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

      posted in Quản trị chuỗi cung ứng
      Nam
      Nam
    • 5 LOẠI HÀNG HÓA DỄ HỎNG MỚI NỔI VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

      Hiện nay, hàng hóa dễ hỏng là mặt hàng “nóng” nhất trên thị trường vận tải hàng không. Bởi bản chất đặc trưng của một số loại thực phẩm, cộng thêm thời hạn sử dụng ngắn đã khiến chúng trở thành một trong những “khách hàng” thân thuộc của thế giới vận tải bằng đường hàng không.
      Nhu cầu tăng mạnh của những mặt hàng này đã tạo cơ hội kinh doanh mới cho các hãng vận tải cũng như các nhà giao nhận ở một số khu vực trên thế giới. Sau đây chúng ta cùng tham khảo năm “vị khách” có nhu cầu cầu vận chuyển bằng đường hàng không mới nhất hiện nay:

      1. Hải sản Scotland
      Thống kê từ tổ chức công nghiệp Seafood Scotland chỉ ra rằng kim ngạch xuất khẩu từ Scotland sang châu Á đã tăng hơn 400% kể từ năm 2007. Một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu như: tôm sò, cá hồi, cá trắng và cá biển. Theo bà Natalie Bell, giám đốc tiếp thị thương mại của Châu Âu, Trung Đông và Châu Á tại Seafood Scotland, hải sản hiện chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất tại Scotland, tăng 26%, so với năm trước. Ngoài ra, năm 2016 chứng kiến kỷ lục đối với ngành xuất khẩu thực phẩm và đồ uống của Scotland, đạt mức 5,5 tỷ bảng Anh – tăng 8% so với năm 2015 và 56% so với năm 2007. Trong tổng số này, thủy sản Scotland chiếm khoảng 759 triệu bảng.

      2. Thịt hun khói và rượu vang Úc
      Tuổi rượu là một “tài sản” đối với rượu vang – một đặc điểm hiếm có trên thị trường hàng hóa hư hỏng. Mặt khác, những vườn nho và trang trại ở Úc giờ đây đã có một sự lựa chọn tối ưu hơn bằng chuyến bay thẳng từ Singapore qua Canberra, ít hơn 4 ngày so với tuyến vận chuyển truyền thống, Sydney – Singapore. Vào tháng 8 vừa qua, hãng Singapore Airlines đã thực hiện chuyến hàng đầu tiên bao gồm thịt xông khói tươi, cá hồi hun khói và một số loại rượu vang. Trong đó, các sản phẩm được chứa trong container lạnh sẽ được gửi đến các khách sạn quốc tế, siêu thị và nhà hàng ở Singapore.

      3. Kem đông Anh Quốc.
      Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc đã trở thành một thị trường tiêu thụ thực phẩm tiềm năng nhất trên thế giới. Tuy vậy, chúng ta lại khó nhận ra mối quan hệ ngày càng khắn khít giữa Trung Quốc và Anh Quốc. “Theo một báo cáo mới đây của China Daily, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng lương thực và đồ uống từ Anh sang Trung Quốc, chẳng hạn như kem đông, bánh quy cùng với bia và thịt, đã tăng đến 51% trong năm 2016. Chỉ trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường “màu mỡ” có lượng tiêu thụ lương thực phát triển nhanh nhất của Anh, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2016 với trị giá khoảng 368 triệu USD.

      4. Quả việt quất Ukraine
      Tuy súp borsch, bánh pierogis và rượu vodka là những đặc trưng của đất nước Ukraine, thì blueberry lại “trổi dậy” một cách khiêm nhường tại thị trường nước này. Theo Fruit-Inform, tháng 8 vừa qua là thời điểm xuất khẩu blueberry đạt mức kỷ lục, cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái,xxx. Nếu tính từ tháng 6 đến tháng 8 năm năm nay, lượng xuất khẩu tích lũy của quả việt quất đạt đến 1.600 tấn, tăng khoảng 33%, so với năm trước. Hầu hết các thị trường xuất khẩu chính quả blueberry của Ukraina là Hà Lan (tăng 19%), Belarus (tăng 15%) và Anh (tăng 200%).

      5. Cây dược liệu từ Afghanistan
      Không phải mọi hàng hóa dễ hư hỏng nào cũng có thể ăn được. Nỗ lực xây dựng Afghanistan thành nước xuất khẩu, Tổng thống Ashraf Ghani đã khánh thành một hành lang thương mại mới giữa Afghanistan và Ấn Độ hồi tháng 6 vừa qua, sau khi mối quan hệ giữa Afghanistan và Pakistan sụp đổ. Theo đó, 60 tấn cây dược liệu là “khách hàng” của chuyến bay đầu tiên cất cánh từ Kabul trên chiếc A330 của hãng hàng không Afghan Airlines đến New Delhi. Thời báo Hindustani cho biết, 11 triệu đô la Mỹ là giá trị của hàng hóa đó. Cho đến cuối tháng, chuyến bay thứ hai từ Kandahar tiếp tục cất cánh cùng 40 tấn quả khô đến New Delhi. Dựa trên kế hoạch đề xuất bởi hai quốc gia, tần suất chuyến bay mỗi tuần giữa Kandahar và Kabul tới New Delhi cần tăng lên 5 lần. Tận dụng hành lang thương mại trên không hiệu quả sẽ tạo ra “làn giió” mới tình hình giao thương giữa hai nước với giá trị lên đến 700 triệu USD.

      Theo Randy Woods – aircargoworld.com

      posted in Kiến thức logistics
      Nam
      Nam
    • 10 CHUỖI CUNG ỨNG CÓ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI TỐT NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

      Như thế nào là một một chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi tốt?
      Khi nói đến SUPPLY CHAIN RESILLIENCE, Resistance (khả năng chống lại rủi ro) và Recovery (khả năng phục hồi) sẽ là hai yếu tố đánh giá chính khi xem xét “mức độ chịu đựng” những biến động của một chuỗi cung ứng.
      Dựa vào quan điểm đó mà hằng năm FM Global luôn đánh giá chất lượng chuỗi cung ứng của hơn 130 quốc gia theo các tiêu chí: năng suất, chất lượng của nhà cung ứng địa phương, rủi ro từ nền tảng trực tuyến, tỷ lệ đô thị hóa và tám chỉ số khác có khả năng đe dọa hoặc thúc đẩy chuỗi cung ứng.
      Vậy, đâu là 10 quốc gia hàng đầu trên thế giới có khả năng duy trì mức phát triển ổn định của chuỗi cung ứng?

      10 Quatar
      Là nước Trung Đông duy nhất trong danh sách, Qatar sỡ hữu nhiều yếu tố giúp ghi mình trong danh sách 10 quốc gia hàng đầu về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng. Mức độ an ninh cao, chất lượng thị trường lao động và hàng hóa hiệu quả và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô đã giúp Quatar thành công trong lĩnh vực này.
      9 Hoa Kì
      Lãnh thổ Hoa Kì được chia làm 3 khu vực chính: phía Đông – Trung Tâm – phía Tây. Với 20 tiểu bang và tiếp giáp vịnh Mexico, khu vực trung tâm của Hoa Kì lại có tiềm năng phát triển ngành công nghiêp chuỗi cung ứng hơn cả. Mặc dù một số tiểu bang như Kansas, Colorado, Kentucky và South Dakota có tần suất đối đầu nhiều hiện tượng thiên tai (bão lốc, bão tuyết và lũ lụt), song, khu vực này lại không chịu tác động đáng kể so với vùng phía đông hoặc phía tây.
      8 Phần Lan
      Các yếu tố của Phần Lan đạt chỉ số tốt và ổn định. Nhờ mức đầu tư của cả khu vực tư nhân và công cao, Phần Lan đã tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy khả năng sáng tạo, nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, Phần Lan còn chú trọng đến giáo dục và đào tạo, cũng như liên kết các học viện và các công ty trong khu vực tư nhân.
      7 Ireland
      Các quy định chặt chẽ về chi phí tài chính và trách nhiệm giải trình giúp Ireland đứng tại vị trí thứ 7 trong danh sách. Mức độ chịu thiên tai giảm tạo thuận lợi cho Ireland phát triển trong lĩnh vực này.
      6 Na Uy
      Công tác quản lý rủi ro do cháy nổ đang dần cải thiện, song, Na Uy lại chứng tỏ sức mạnh của mình trong những lĩnh vực khác. Kiểm soát tham nhũng tốt, rủi ro chính trị thấp, năng suất kinh tế và khả năng phục hồi trong cuộc khủng hoảng dầu là những ưu điểm chứng tỏ Na Uy xứng đáng đứng vị trí thứ 6.
      5 Đức
      Không bất ngờ với vị trí thứ 5 khi Đức sở hữu phần lớn các công ty dịch vụ Logistics và Chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới (DHL, Kuehne + Nagel, DB Schenker…). Xếp hạng cao trong khối EU, quốc gia này luôn thành công trong các dịch vụ và chiến lược vận chuyển hàng hóa.
      4 Thụy Điển
      Với chỉ số thiên tai thấp hơn mức trung bình, Thụy Điển giữ vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng. Theo chỉ số của FM Global, các vấn đề không thể kiểm soát bao gồm lũ lụt, động đất hay bão lũ luôn đóng vai trò quan trọng trong khi xét về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của một quốc gia.
      3 Nhật Bản
      Trải qua hàng loạt sự kiện thiên tai, nhưng Nhật Bản là quốc gia hàng đầu trong công tác phục hồi cả nền kinh tế và xã hội trên thế giới. Tiêu biểu với thảm họa kép vào tháng 3/2011, nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị tàn phá dữ dội kéo theo nhiều hệ lụy khó lường. Tuy vậy, chỉ trong vòng bốn tháng, Nhật Bản đã chứng tỏ khả năng phục hồi của mình bằng tinh thần đoàn kết, kĩ cương và sự quản lý hiệu quả của chủ nghĩa tư bản hợp tác xã. Đây là một trong những yếu tố giúp Nhật Bản giành vị trí cao trong bản xếp hạng.
      2 Luxembourg
      Từng đạt vị trí thứ 8 trong năm 2013, Luxembourg đã phát triển vượt và xếp hạng thứ 2 sau 4 năm phấn đấu. Lý do tăng trưởng nhanh chóng của quốc gia này có thể được tóm tắt bằng các yếu tố sau: mạng lưới tài chính ổn định, các quy định phù hợp của chính phủ cho các doanh nghiệp khiến Luxembourg trở thành một địa điểm thuận lợi thay vì chịu ảnh hưởng tiêu cực sau Brexit.
      1 Thụy Sĩ
      Không ai khác khi Thụy Sĩ giữ chỉ số cao nhất trong bảng xếp hạng của FM Global theo ba tiêu chí – chất lượng quản lý rủi ro, tình hình nền kinh tế tổng quan và chuỗi cung ứng. Đứng vững trong thị trường giá nhiên liệu biến động và các chỉ số tích cực trong ngành là các yếu tố chính giúp Thụy Sĩ đi đầu trong khả năng phục hồi chuỗi cung ứng. Ngoài ra, các yếu tố khác bao gồm cơ sở hạ tầng tuyệt vời, mức độ tham nhũng thấp, chất lượng sản phẩm từ các nhà cung cấp và nền kinh tế ổn định, giúp Thụy Sĩ cân bằng giữa thiệt hại từ rủi ro do thiên nhiên nhiên và hiệu quả mang lại từ ngành công nghiệp chuỗi cung ứng.

      Theo supplychaindigital.com

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      Nam
      Nam
    • DIY LOGISTICS CÓ THẬT SỰ TỐI ƯU NHƯ BẠN NGHĨ?

      Làm thế nào để cân bằng cả 3 yếu tố LỢI NHUẬN – BỀN VỰNG – TIẾT KIỆM CHI PHÍ khi điều hành một doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)? Hầu hết mọi người cho rằng “tự thân vận động” ở tất cả các khâu là câu trả lời duy nhất cho bài toán này.
      Tuy vậy, chúng ta lại khó tìm thấy một chủ doanh nghiệp nào có thể đảm nhiệm tất cả vai trò trong mọi hoạt động từ tài chính, marketing cho đến Logistics. Vậy, tại sao họ lại không làm như thế nếu đã nghĩ rằng DIY có thể tiết giảm chi phí đáng kể?

      Christopher Ong – Giám đốc điều hành DHL Express Malaysia & Brunei nói rằng: “Nếu lo toan mọi hoạt động của công ty thì các chủ DNVVN không thể tối đa hóa hiệu quả của từng khâu trong doanh nghiệp. Khi mô hình kinh doanh phát triển, các chủ sở hữu cần nhiều thời gian để đáp ứng với nhu cầu khó lường của thị trường. Đặc biệt, trong trường hợp kinh doanh sang thị trường ngoại nước, chất lượng sản phẩm có nguy cơ chịu ảnh hưởng đáng kể trong quá trình vận chuyển. Và mỗi sai lầm đều có nguy cơ khiến doanh số bán hàn hiện tại và trong tương lai bị đe dọa. Chính những đơn đặt hàng bị hỏng hoặc mất tính sẽ khiến 38% khách hàng quay lưng với sản phẩm của bạn.”

      Các DNVVN có thật sự cần thiết hợp tác dài hạn với các công ty Logistics và chuyển phát nhanh?
      Hãy cùng gặp gỡ Joachim Sebastian – người sáng lập Creativize, một nhãn hiệu decal nổi tiếng tại Malaysia.
      Joachim đã từng là một trong những chủ DNVVN áp dụng biện pháp DIY nhắm cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, anh lại nhận thấy mình gặp nhiều trở ngại không tưởng. Khi doanh nghiệp chuyên về decal này bắt đầu mở rộng chiến lược kinh doanh trên nền tảng trực tuyến, Sebastian đã phải đối đầu với hàng nghìn rắc rối trong quá trình vận chuyển hàng hóa sang nước ngoài.
      Theo Sebastian, khách hàng của anh đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giớui, thậm chí từ một số khu vực khá mơ hồ như Madagascar hay Alaska, khiến việc giải quyết các yêu cầu về hải quan gặp nhiều khó khăn. Anh bày tỏ rằng “Trung bình cứ 2/10 gói hàng được gửi không đáp ứng các yêu cầu về hải quan. Đây chính là gánh nặng lớn của Creativize khi vừa phải tăng trưởng lợi nhuận, vừa đối phó và đền bù cho khách hàng.”
      Nhận thấy rằng mình chỉ có thể phát triển hơn khi đã hợp lý hóa quá trình phân phối, Sebastian quyết định đồng hành cùng DHL Express. Sau một thời gian hợp tác, tỷ lệ giao hàng thất bại đã giảm xuống 5%. Nhờ đó, không những khiến khách hàng hài lòng mà doanh số của Creativize có dấu hiệu tích cực trở lại. Ngoài ra, đơn hàng của Creativize tăng gấp bốn lần, từ 15 đến 60 lần một ngày và tăng 200% đối với doanh số bán hàng trong năm 2016. Đến nay, Creativize đã thu về hơn 12.000 đơn hàng từ khắp nơi trên thế giới. Đối với những người chuyên sử dụng môtô, Sebastian hay Creativize đã trở thành một trong những nhà cung cấp decal danh tiếng nhất, với chất lượng vượt xa các sản phẩm còn lại trên thị trường.

      “Logistics sẽ không dễ dàng bị lãng quên trong bất kì mô hình kinh doanh của một DNVVN. Nhu cầu quản lý giấy phép xuất nhập khẩu, kiểm tra hồ sơ hải quan, cách tính biểu thiếu và hiểu rõ thủ tục hải quan thường đòi hỏi một lượng thòi gian và nguồn lực lớn để đảm bảo những quy trình được thực hiện trơn tru.”

      Christopher Ong cho biết thêm: “Do đó, nếu hợp tác với một đối tác Logistics, các chủ doanh nghiệp chỉ cần phân bổ lại nguồn lực tài chính ngay từ ban đầu. Sau đó, mọi dịch vụ và lợi ích sẽ được cải thiện và tăng lên đáng kể theo thời gian.”
      Hãy đảm bảo rằng bạn đồng hành cùng đối tác phù hợp nhất

      Điều quan trọng nhất đối với các DNVVN khi tìm kiếm đối tác Logistics chính là sự sẵn sàng hỗ trợ của họ khi lượng hàng tăng lên đáng kể.
      Quay lại với câu chuyên của Creativize, hợp tác cùng DHL giúp Sebastian mở rộng thị trường kinh doanh nhờ mạng lưới phân phối và giải pháp linh hoạt của DHL Express. Nhờ đó, Creativize dành nhiều thời gian hơn cho công đoạn nghiên cứu xu hướng thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
      Với chiến lược kinh doanh tiếp theo của Sebastian – decal dán tường, Creativize sẽ phục vụ cho lượng khách hàng khá lớn so với các thị trường ngách đã từng thành công trong quá khứ. Lòng trung thành của khách hàng cùng chất lượng chuyển phát tối ưu đã giúp Sebastian tự tin tạo bước nhảy vọt trong lĩnh vực mới, mà không chịu bất cứ áp lực nào từ khâu quản lý chuỗi cung ứng.
      Theo ý kiến từ Ong “DHL nhận ra rằng Không ngừng phát triển là một trong những tham vọng của hầu hết các DNVVN. Đề làm được điều đó, họ không chỉ cần một đối tác có mạng lưới logistics toàn cầu mà còn phải hiểu rõ, có kinh nghiệm trong việc tiếp cận thị trường mới. Nếu bạn đang điều hành một DNVVN của riêng mình, đừng hành động một mình bởi chúng tôi sẽ mang lại kết quả tối ưu nhất so với những giải pháp DIY Logistics của bạn đấy!”
      Theo logisticsofthings.dhl

      posted in Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu
      Nam
      Nam
    • BÀI HỌC TỪ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MARRIOTT INTERNATIONAL

      “Marriott” là một trong những cái tên tiêu biểu trong ngành công nghiệp nhà hàng khách sạn. Mỗi khi nhắc đến bất cứ chuỗi nhà hàng khách sạn 5* nào, thì Marriott sẽ là một trong những cái tên được xướng lên đầu tiên.
      Mới đây, công ty Marriott International vừa tổ chức kỷ niệm 90 năm thành lập tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Mãi về sau, doanh nghiệp này vẫn duy trì chế độ quản lý theo gia đình với Chủ tịch điều hành hiện nay là con trai của người sáng lập Marriott, J. Willard Marriott Sr. Vào thời điểm J. Willard Marriott Sr qua đời (năm 1985), công ty đã sở hữu khối tài sản đáng kinh ngạc bao gồm 1.400 nhà hàng, 143 khách sạn và khu nghỉ dưỡng trên toàn thế giới. Sau này, nhờ chiến lược mở rộng được tiến hành chuẩn xác, Marriott hiện đã điều hành hơn 6.000 lượng tài sản trên khắp 110 quốc gia.
      Vậy đâu là chìa khóa thành công cho Marriot International trong suốt 9 thập niên qua?

      Vâng, chính CHUỖI CUNG ỨNG là sợi dây đỏ thành công trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Chuỗi khách sạn 5* luôn đề cao mục tiêu đảm bảo dịch vụ phải đồng nhất tại hàng nghìn nghìn cơ sở trên toàn thế giới thông qua các thương vụ thâu tóm và phân phối chặt chẽ

      Phỏng vấn cùng Stéphane Masson – Phó Chủ tịch bộ phận Thu Mua Toàn cầu tại Marriott International, ông cho biết: “Trước đó, Marriott chỉ thu mua từ các nhà cung ứng tại khu vực trung tâm Hoa Kỳ. Nhưng đến năm 2001, chúng tôi quyết định thành lập Avendra – tổ chức hỗ trợ công ty trong khâu thu mua cũng như cung cấp dịch vụ cho Marriott tại cả thị trường Trung và Bắc Mỹ … Thời điểm ấy, chúng tôi phải điều hành cả hai tổ chức song song trong cùng một khoảng thời gian, một cho thị trường nội địa Hoa Kỳ – Avendra và một cho thị trường thế giới với tổ chức Marriott International Procurement”.

      Khi đó, Marriott nhận ra rằng điều hành một doanh nghiệp trên thị trường quốc tế gặp khá nhiều khó khăn so với kinh doanh tại khu vực nội địa. Theo Masson, mặc dù phải đối mặt với nhiều thử thách, song, Marriott vẫn nhận được cơ hội phát triển từ chiến lược này. Bên cạnh có cái nhìn tổng thể hơn về mô hình hoạt động, doanh nghiệp còn có khả năng hài hòa hóa các yếu tố nhằm tăng lợi ích cho khách hàng, chuỗi khách sạn và các chủ sở hữu. Ví dụ, nếu chỉ thu mua từ các nhà phân phối tại Hoa Kì thì chúng ta khó có khả năng tiếp cận và tận dụng nguồn lực/nguyên liệu với nhiều ưu điểm từ các cơ sở sản xuất chính trên thế giới.
      Quản lý nguồn nhân lực

      Hệ thống này chỉ phù hợp với nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, Masson chỉ tuyển chọn nhân viên sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ có tiêu chuẩn cao trong một tổ chức toàn cầu khổng lồ như Marriott.

      Marriott đã chia thế giới thành các lục địa khác nhau. Từng bộ phận sẽ phụ trách một Tổ chức Thu mua theo từng Lục địa, sau đó báo cáo cho lẫn Masson và Trưởng phòng vận hành theo Lục địa. Mỗi lục địa được chia thành các cụm, có nghĩa là theo một nhóm các khách sạn ở một quốc gia/ thành phố/ tiểu bang hoặc khu vực. Masson sẽ xác định các Trưởng phòng cho từng nhóm thu mua qua giai đoạn đàm phán các hợp đồng. Các Trưởng phòng theo cụm sẽ báo cáo với các Trưởng phòng thu mua theo châu lục của Marriott, đảm bảo chuỗi cung ứng được thực hiện một cách liền mạch.

      Masson cho biết: “Chúng tôi ủng hộ sự phát triển của nhân viên. Một khi phát hiện một cá nhân làm việc hiệu quả, có tiềm năng mà chúng tôi tin tưởng, Marriot sẽ đầu tư, phát triển và tối đa hóa công suất cá nhân đó.”

      “Bùng nổ” sau sự kiện sáp nhập và tái cơ cấu
      Với chuyên môn, uy tín và đội ngũ nhân viên tận tâm, Marriott luôn trong sẵn sàng tạo ra những câu chuyện thành công mới. Một trong những sự kiện ấn tượng nhất của Marriott chính là thương vụ thâu tóm Starwood Hotels – chuỗi nhà hàng khách sạn bao gồm 1.200 cơ sở. Thông thường, đối với chuỗi khách sạn khổng lồ như Marriott thì nguy cơ gây gián đoạn từ các vụ sáp nhập gây ra chiếm tỉ lệ rất cao, song, mức độ chuẩn bị kĩ càng của Marriott lại biến con số trên gần bằng 0.
      Masson giải thích: “Tại thị trường Hoa Kỳ, sự sáp nhập của Starwood giúp chúng tôi sở hữu thêm nhiều khách sạn, một nền tảng vững chắc để thâu tóm thêm 600 đến 700 khách sạn trong tương lai. Tuy vậy, với thị trường quốc tế thì quá trình này trở nên khó khăn hơn. Khi đó, sự sáp nhập của Starwood đã khiến chúng tôi phải phân chia việc thu mua thành 5 luồng công việc chính ”

      Tái cơ cấu lại chuỗi cung ứng là một phần của Chiến lược Thu mua vào năm 2020 của Marriott với 5 mục tiêu chính sau đây:
      Theo Masson, đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành liên tục và các khách sạn có thể đặt hàng bất cứ sản phẩm là ưu tiên hàng đầu.
      Duy trì và hỗ trợ khâu thu mua sau khi tái cơ cấu chuỗi cung ứng.
      Giảm thiểu rủi ro: “Cần đảm bảo rằng bất kỳ thương vụ sáp nhập nào cũng sẽ phản ánh cấu trúc mới của tổ chức cũng như có thể áp dụng trên toàn cầu”.
      Hợp nhất các hệ thống thu mua
      Thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí: “Tập trung việc cắt giảm chi phí. Hãy tưởng tượng rằng khi sáp nhập hai tổ chức lớn, doanh nghiệp mẹ luôn có kỳ vọng rằng họ sẽ tiết kiệm trong tương lai. Vì vậy, chúng tôi đưa ra các quy trình cần thiết để tận dụng nguồn lực càng nhiều càng tốt để tạo ra khoản tiết kiệm cũng như đảm bảo rằng khách hàng luôn hưởng lợi từ chất lượng và sản phẩm tốt nhất. “
      Việc tái cơ cấu sẽ đảm bảo rằng bất kỳ thương vụ mua lại nào trong tương lai của Marriot sẽ diễn ra suôn sẽ và đơn giản.

      Công nghệ
      Bất kỳ thay đổi nào trong phần mềm công nghệ của một tổ chức có quy mô như Marriott sẽ gây ra một lượng công việc khổng lồ để thích ứng với quá trình biến đổi.
      Hệ thống công nghệ của Marriott bao gồm hai phần: quản lý các khoản phải trả và thu mua trực tuyến. Thông tin từ hai hệ thống này được hợp nhất nhằm giúp công ty thương lượng một hợp đồng hoàn thiện. Khi đó, hệ thống chung sẽ cập nhập các điều khoản hợp đồng từ hệ thống thu mua trực tuyến, và khi hàng hoá đến khách sạn, hóa đơn sẽ được thanh toán tự động thông qua hệ thống quản lý tài khoản phải trả. Một quy trình đơn giản và hiệu quả đảm bảo dữ liệu có thể được phân tích và minh bạch hơn. Nhờ đó, Marriott có cơ hội xác định rõ về mặt hàng cần thiết trong thời gian thực.
      Masson giải thích: “Công nghệ này đã thay đổi cách chúng ta tiếp cận mô hình kinh doanh. Ví dụ, mọi người đều tin rằng thịt xông khói là mặt hàng chi tiêu lớn nhất trong một khách sạn. Nhưng trong thực tế, cà chua và nấm lại chiếm phần lớn lượng thu mua so với thịt xông khói. Bằng cách tiếp cận thông tin này, chúng ta có thể thay đổi chiến thuật cũng như nắm bắt hành vi của khách hàng. Nhờ đó, một số thị trường của Marriott đã quan tâm đến cà chua và và nấm hơn thay vì cứ tiếp tục chọn nguồn cung từ thịt xông khói”

      Quá trình tích hợp
      Với hệ thống tích hợp cùng quá trình mua sắm trực tuyến sẽ góp phần vào mục tiêu đầy tham vọng của Marriott: giảm 100 triệu đô la trên toàn chi phí. Theo Masson, cải thiện khả năng hiển thị, độ hiệu quả và cách thức đàm phán hợp đồng đang giúp các khách sạn thu mua các sản phẩm phù hợp hơn. Cùng đó, sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên còn cho phép Marriot “tiết kiệm năng lượng” và chính “sự sáp nhập với Starwood là chấc xúc tác giúp doanh nghiệp hiện thực tiêu chí đó.” Điều này có nghĩa, việc mua lại Starwood buộc Marriott đẩy mạnh tính bền vững trong cách vận hành của mình, đồng thời, đây cũng chính là mục tiêu mà doanh nghiệp luôn hướng đến.
      Với Masson, khâu thu mua không chỉ đơn giản tập trung vào việc tìm đúng loại sản phẩm từ đúng nhà cung cấp, mà phải hướng đến loại sản phẩm phù hợp với mục tiêu kinh doanh của từng tổ chức. Và đó chính là lý do vì sao Marriott chiếm lĩnh nền công nghiệp nhà hàng-khách sạn hiện nay.
      Theo Nell Walker – supplychaindigital.com

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      Nam
      Nam
    • GIỚI THIỆU MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG HÀNG HẢI TỪ VIỆT NAM ĐI ĐÔNG BẮC MỸ, VÙNG BIỂN CA-RI-BÊ VÀ TRUNG MỸ

      Xu hướng mở cửa và hội nhập của Việt Nam trong những năm vừa qua đã và đang làm cho ngành hàng hải Việt Nam phát triển mạnh, sự có mặt của các tàu biển treo cờ Việt Nam tại các cảng Châu Mỹ đang được gia tăng nhanh cả về số lượng tàu lẫn lượng hàng. Tuy nhiên, tuyến đường hàng hải từ Việt Nam đi Châu Mỹ, nhất là vùng Đông Bắc Mỹ, vùng biển Ca-ri-bê và Trung Mỹ là những tuyến đường cũng không phải dễ dàng thuận lợi cho các tàu biển xuất phát từ các cảng Việt Nam. Trong 3 tuyến đường đưa ra dưới đây, có thể lựa chọn tuỳ theo mùa hàng hải và dựa vào các yêu cầu riêng cho từng chuyến đi để quyết định.

      1. Giới thiệu các tuyến đường
      1.1. Tuyến đường đi qua kênh đào Suez
      Xuất phát từ Việt Nam, các tàu sẽ chạy qua qua eo Singapore, Malacca, chuyển hướng đến phía Nam Srilanca thuộc Ấn Độ Dương, vào Hồng Hải, qua kênh đào Suez, đi trên biển Địa Trung Hải, qua eo Gibraltar, vượt Đại Tây Dương đến Châu Mỹ và ngược lại (hình 1). Độ dài tuyến đường này khoảng 11.600 hải lý.
      Với tuyến đường này tàu sẽ phải đi qua một phần của bờ Đông Thái Bình Dương, qua phía Bắc của Ấn Độ Dương, Hồng Hải, Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
      Ưu điểm:
      Tuyến này đi khá gần bờ nên việc ứng cứu sự cố khá thuận lợi. Đặc biệt nếu thời gian hàng hải từ tháng 11 đến tháng 3 thì sẽ lợi dụng được dòng chảy xuôi từ Đông sang Tây của đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Singapore, qua eo Malacca đến kênh Suez, sẽ làm tăng tốc độ tàu. Cũng cần chú ý rằng, dòng này có chiều ngược lại từ Tây sang Đông trong các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Dòng chảy Bắc bán cầu luôn có xu hướng chảy từ eo Gibraltar đến vùng Trung Mỹ, nên cũng có thể lợi dụng được dòng chảy này để tăng tốc độ tàu. Vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thường là trời quang mây tạnh, ít mưa và độ ẩm thấp.
      Nhược điểm:
      Phương án này phải chạy qua các vùng có mật độ tàu thuyền cao như eo Singapore, Malacca, kênh Suez. Chi phí qua kênh Suez khá cao. Cự ly chạy tàu xa hơn phương án chạy qua kênh Panama. Tuyến này thường gặp gió mạnh lên đến cấp 7 ở khu vực vịnh Arab từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với mật độ lên đến hơn 10 ngày mỗi tháng. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam tại Ấn Độ Dương nên từ tháng 6 đến tháng 9 trời thường nhiều mây và mưa nhiều tại khu vực Bắc Ấn Độ Dương. Khi vượt Đại Tây Dương tàu phải chạy ở vĩ độ cao và vùng biển này thường có bão lớn. Do vậy phải thận trọng khi hành hải vào mùa bão gió.
      1.2. Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng (Good Hope)
      Từ Việt Nam, các tàu biển sẽ chuyển hướng đi thẳng xuống Indonesia, cắt ngang qua eo Jakarta, vượt Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng (thuộc Nam Phi). Sau đó tiếp tục qua Đại Tây Dương đến Đông Mỹ (hoặc Trung Mỹ/vùng biển Ca-ri-bê) và ngược lại. Độ dài quãng đường nếu đến Cuba khoảng 12.850 Hải lý.
      Ưu điểm:
      Mật độ tàu thuyền trên tuyến khá thưa. Không phải đi qua kênh Suez nên giảm được chi phí. Lợi dụng được dòng chảy Nam Bán cầu để cải thiện tốc độ tàu. Hướng của dòng chảy luôn có xu hướng chảy từ Đông sang Tây.
      Nhược điểm:
      Cự ly chạy tàu dài nhất trong 3 tuyến. Tàu thường xuyên chạy rất xa bờ nên khi gặp sự cố việc hỗ trợ từ bờ tương đối khó khăn. Tàu chạy xuống đến mũi Hảo Vọng là vùng có vĩ độ rất cao và điều kiện thời tiết rất phức tạp. Khu vực mũi Hảo Vọng thường xuyên có sóng và gió to tại hầu hết thời gian trong năm. Đồng thời đây là khu vực thường xuyên xảy ra các cơn bão và lốc bất thường. Xa bờ nên việc ghé các cảng để nhận thêm nhiên liệu không có nhiều lựa chọn, nhất là những đoạn đường vượt qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
      1.3. Tuyến đường đi qua kênh PANAMA
      Từ Việt Nam chạy về phía Đông, qua Philippine, vượt Thái Bình Dương, tiếp đến qua kênh đào Panama (nơi mà tàu phải “leo” qua một quả đồi ở độ cao 26 mét trên mực nước biển) để đến các cảng dỡ hàng ở Cuba hay các nước Trung Mỹ. Nếu đi đến Cuba, độ dài quãng đường khoảng 10.850 hải lý.
      Ưu điểm:
      Tuyến đường này là ngắn nhất trong 3 tuyến. Điều kiện hành hải có phần đơn giản hơn, không cần sử dụng nhiều hải đồ chi tiết. Phí qua kênh Panama rẻ hơn nhiều so với phí qua kênh Suez. Tàu có thể chạy dọc theo xích đạo ở vĩ độ 5 độ Bắc là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết rất ổn định và rất tốt trong hầu hết những ngày trong năm.
      Nhược điểm:
      Phải trả phí qua kênh Panama. Không có các cảng để ghé khi sự cố hay cấp dầu dọc đường nên đòi hỏi phải chuẩn bị thật tốt về tình trạng máy móc và nhiên liệu dự trữ.
      2. Kết luận
      Trong thực tế cả 3 tuyến đường trên đều đã được các tàu trên thế giới và cả các tàu Việt Nam sử dụng, nhưng chỉ những tàu lớn có tải trọng từ 15.000 DWT trở lên thực hiện các chuyến đi dài như thế, vì các tàu này có lượng dự trữ nhiên liệu và nước ngọt đủ cho chuyến hành trình.
      Cả ba tuyến đường nêu trên đều có thể sử dụng được để hành hải.
      Vấn đề quan tâm nhất là tình trạng hoạt động ổn định của các máy móc trên tàu. Qua thực tế khai thác các chuyến vừa qua có thể khẳng định các tàu cỡ 12.000 đóng trong nước hoàn toàn yên tâm về độ ổn định của các máy móc.
      Dựa vào kinh nghiệm đã thực hiện các chuyến đi từ cá nhân và các đồng nghiệp trong thời gian qua, người ta khuyên rằng nên chọn phương án chạy tàu vượt Thái Bình Dương, qua kênh Panama để đến các nước Trung Mỹ và vùng biển Ca-ri-bê. Tuyến đi này cho hiệu quả kinh tế cao nhất và thời tiết cũng tốt, ổn định.
      Theo: Tạp chí khoa học công nghệ hàng hải

      posted in Kiến thức logistics
      Nam
      Nam
    • 4 CHUYỂN HƯỚNG MỚI TRONG THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU MÀ BẠN NÊN BIẾT

      Với vai trò là một chuyên viên chuỗi cung ứng, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc nắm bắt kịp thời những quy tắc và quy định đang ngày càng tăng lên về vận chuyển vật liệu, hàng hoá nội địa lẫn xuyên biên giới.
      “Việc các quy định vè chứng từ sản xuất mới đều được ban hành hàng ngày, là một thách thức cho các nhà xuất nhập khẩu để có thể theo kịp các quy định luôn thay đổi này và nhận định được những tác động của các thay đổi với công ty.”
      Dưới đây là Bốn thay đổi về quy định đang vô cùng được các doanh nghiệp chú trọng hiện nay.
      1. Những thay đổi về mã HS
      Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (Harmonized Commodity Desciption and Coding System) hay HS là hệ thống quốc tế về danh mục sản phẩm được Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) ban hành. Với hơn 200 quốc gia áp dụng hệ thống thuế quan, đánh giá thuế chống phá giá, và thu thập dữ liệu thông qua hệ thống này.

      Theo ông Jamin Dick, phó chủ tịch cấp cao của Pitney Bowes – công ty công nghệ về chuỗi cung ứng, logistics và thương mại điện tử, nhận định “Mã HS đóng một vai trog quan trọng trong việc thiết lập các quy tắc, nghĩa vụ, và thuế trong vận chuyển xuyên biên giới”. Hầu hết mọi sản phẩm được vận chuyển xuyên biên giới đều được phận loại bằng HS.

      Vào ngày 1 tháng 1 năm 2017, hơn 230 thay đổi trong hệ thống trở nên có hiệu lực; những sửa đổi này diễn ra 5 năm 1 lần. Kristione Bols, giám đốc nội dung toàn cầu của Amber Road – nhà cung cấp các giải pháp quản lý thương mại toàn cầu có trụ sở tại East Rutherford, NJ, nhận định có rất nhiều tác nhân thúc đẩy những thay đổi này. Ví dụ như hệ thống HS được sửa đổi sẽ cung cấp bảng đánh giá chi tiết các công cụ phòng chống sốt rét nhằm tăng cường an toàn công cộng. Các mối quan ngại về quản lý tài nguyên cũng đã dẫn đến những thay đổi trong việc theo dõi gỗ rừng nhiệt đới.

      Chuyên viên chuỗi cung ứng cần phải đảm bảo họ cập nhật hệ thống và cơ sở dữ liệu để có thể theo kịp những thay đổi này. Bởi lẽ một khi việc phân loại bị gặp trục trặc sẽ kéo theo việc mức thuế bị áp dụng sai, hoặc tệ hơn là các lô hàng sẽ bị giữ lại.
      “Kiến thức thực tế và chuyên môn trong việc diễn giải các quy định chính là chìa khóa.”– Renee Roe, Giám đốc, BPE Global

      Tuy nhiên công việc này lại không đơn giản như bề ngoài. Đầu tiên, nhiều quốc gia cải tiến mã WCO tiêu chuẩn để thu thập thêm dữ liệu. Do đó, mỗi mã sẽ thay đổi một chút từ nước này sang nước khác. Một số nước sẽ chuẩn bị bảng mục lục để tra cứu mã số thuế cũ và mã tương ứng hiện tại, tuy nhiên không phải nước nào cũng làm vậy. Hơn thế nửa, kể cả khi WCO ban hành những thay đổi này, các nước thành viên không bắt buộc phải thực hiện theo, Bols nói. Mặc dù hầu hết các quốc gia đều tuân theo, số khác lại theo chậm hơn.
      Chung quy lại, “không cách nào để tự động tái phân loại” sản phẩm của một công ty, Bols nói. Chuyên viên chuỗi cung ứng cần phải đánh giá được những sản phẩm nào đang bị ảnh hưởng và những thay đỗi này sẽ tác động thế nào đến quá trình thông quan của sản phẩm đó. Họ sẽ cần phải xác định những thế thống cần cập nhật, và quyết định xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm xử lý. Cuốn cùng, Bols cũng cho rằng các công ty nên phát triển một kế hoạch phản ứng và phân bậc quản lý trường hợp có lô hàng bị trì hoản vì vấn đề phân loại hàng.

      2) Quy định về xuất nhập khẩu các chất thải độc hại bằng đường ống

      Các sửa đổi đối với Quy chế xuất nhập khẩu các chất thải nguy hiểm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2016. “Phán quyết cuối cùng này sẽ cải thiện và hợp nhất các quy định trước đó để tạo ra một bộ yêu cầu áp dụng cho tất cả các hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu chất thải nguy hại của Mỹ kiểm soát bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)”, theo tuyên bố của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA).

      Theo Peggy Otum, đối tác của Arnold & Porte – công ty luật chuyên sâu về luật môi trường, “Thay đổi chính nằm ở việc bộ luật mới sẽ thống nhất các yêu cầu đã được phổ biến trong các luật lệ khác nhau”. “Sửa đổi này nhằm hiện đại hóa các yêu cầu xuất nhập khẩu, đồng thời hợp nhất chúng để việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn.” Các thông tin liên quan sẽ được báo cáo điện tử đến EPA, và từ đó có thể được kết nối điện tử với Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, như cũng như các quốc gia khác và công chúng, bà nói thêm.
      Nếu như một số báo cáo điện tử sẽ được yêu cầu khi bộ luật bắt đầu có hiệu lực, toàn bộ quy trình báo cáo điện tử sẽ không bắt buộc cho đến khi hệ thống các chức năng báo cáo điện tử được xây dựng và thử nghiệm beta và sẽ được thông báo riêng sau khi hoàn thành hệ thống, EPA cho biết.

      Otum cho biết thêm, một sự thay đổi quan trọng nữa là việc các công ty sẽ được yêu cầu theo dõi các lô hàng chất thải nguy hại liên quốc gia. Điều này sẽ làm giảm khả năng chất thải được thải bỏ hoặc vận chuyển đến các cơ sở không có nguồn lực để xử lý chất thải một cách an toàn.
      Tính minh bạch cao hơn đến từ các yêu cầu mới về báo cáo điện tử sẽ làm cho các cơ quan chính phủ dễ dàng theo dõi sự tuân thủ pháp luật của các công ty. Điều đó có nghĩa là việc thực thi pháp luật sẽ có xu hướng gia tăng. “Đó là trách nhiệm của các công ty để chuẩn bị thật tốt để tuân thủ các quy định pháp luật mới ban hành” Otum nói.

      3) Thiết bị ghi chép hành trình điện tử
      Bắt đầu từ tháng 12 năm 2017, nhiều hãng vận tải và lái xe tải sẽ cần phải bắt đầu sử dụng các thiết bị ghi chép hành trình điện tử hoặc ELD. Các hãng vận tải và người lái xe đang sử dụng nhật ký giấy hoặc phần mềm ghi chép sẽ phải chuyển sang hệ thống ELD chậm nhất là ngày 18 tháng 12 năm 2017, trong khi các hãng vận tải và lái xe sử dụng thiết bị ghi âm trên xe tự động (AOBRD) phải đảm bảo các thiết bị này tuân thủ các quy định mới, hoặc chuyển sang ELDs chậm nhất là ngày 16 tháng 12 năm 2019. Quy định này áp dụng cho hầu hết người lái xe và hãng vận chuyển được yêu cầu phải duy trì hồ sơ về tình trạng thuế.
      Thiết bị ghi chép hành trình điện tử ELD được sử dụng nhằm giúp tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn cho người lái xe container cũng như giúp việc theo dõi, quản lý và chia sẻ chính xác thông tin về tình trạng thuế (ROD). Hệ thống ELD sẽ đồng bộ hoá với động cơ xe để tự động ghi lại và tính toán thời gian lái xe, thời gian nghỉ, giúp cho việc ghi chép thời gian làm việc của tài xế (HOS) trở nên dễ dàng và chính xác hơn.

      Theo Sean McNally, người phát ngôn của Hiệp hội Vận tải Đường bộ Mỹ (ATA), kể từ khi các quy định về giờ làm việc bắt đầu có hiệu lực trong những năm 1930, ngành công nghiệp đã luôn sử dụng bút chì và giấy để ghi chép giờ làm việc. Các thành viên của hiệp hội đã chỉ ra rằng việc đổi sang ghi chép dữ liệu điện tử sẽ giúp tăng tính an toàn lẫn hiệu quả trong hoạt động vận chuyển hàng hoá. Ông nói: “ELD sẽ cải thiện sự tuân thủ các quy tắc về giờ phục vụ. Và việc chuyển sang các hệ thống tự động sẽ giúp làm giảm thời gian người lái xe và hàng vận chuyển phải ghi chép các giấy tờ theo quy định hiện hành.
      Tuy nhiên không phải hãng vận chuyển nào cũng mặn mà với việc chuyển đổi này. Một bộ phận nhỏ các tài xế đã nghỉ việc tại công ty khi hãng của họ sử dụng ELD, Bob Costello, nhà phân tích kinh tế phụ trách chính của ATA nói. Kể cả khi một số tài xế đã có thể tìm được việc làm tại những hãng vận chuyển chưa áp dụng thiết bị này, những lựa chọn này rồi cũng sẽ bốc hơi. “Chuyện gì sẽ xảy ra sau một năm nữa?” Costello hỏi. Chưa kể đến việt một số hãng vận chuyển nhỏ sẽ chọn đóng cửa thay vì phải đầu tư vào ELD. Thậm chí một sự sụt giảm từ 1 đến 2% số lượng tài xế có sẵn hiện tại cũng sẽ làm trầm trọng sự thiếu hụt hiện tại trong nền kinh tế.
      4) Quy định về pin Lithium
      Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã thay đổi các quy định về vận chuyển pin lithium, có hiệu lực vào tháng 4 năm 2016. Trong số những thay đổi này, pin Li-ion sẽ được yêu cầu có mức pin còn lại (SoC) không vưượt quá 30% công suất được thiết kế.
      Ngoài ra, pin lithium không thể được vận chuyển như hàng hóa trên máy bay chở người. Ông Dick từ công ty công nghệ đa quốc gia Pitney Bowes cho rằng những thay đổi này đã tác động đến nhiều chủhàng khi họ không có đủ khả năng theo dõi chính xác chỉ số SoC cũng như việc thực thi quy định này cũng chưa rõ ràng. Các nhà sản xuất có trách nhiệm đảm bảo pin ở mức thấp hơn 30%, nhưng trên thực tế có không có nhiều hãng thông báo về chi tiết này.
      Nhiều thay đổi khác cũng sắp sửa diễn ra. Đơn cử như việc FedEx thông báo rằng họ đang áp dụng các yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với việc vận chuyển pin lithium, bao gồm các quy định về bao bì và nhãn dán. Những thay đổi này đã có hiệu lực vào tháng Một năm 2017.
      Trách nhiệm của chuyên viên Logistics hiện nay đã vượt ra ngoài việc chỉ vận chuyển sản phẩm từ điểm A đến điểm B. “Công việc hiện tại còn bao gồm kỳ được chăm sóc một cách tận tình từ các công ty và kiến thức về các quy định hiện hành”, Dick nói.
      Các chủ hàng cần phát triển khả năng chuyên môn nội bộ. hoặc tham khảo các chuyên gia bên ngoài. “Trong khi các công ty ở các nước phát triển có rất nhiều thông tin trực tuyến, đó lại không phải là trường hợp ở mọi nơi”, Dick nói. “Kiến thức thực tiễn và chuyên môn trong việc diễn giải các quy định là chìa khóa để duy trì một hoạt động sản xuất thông suốt.”
      Theo Inbound Logistics Magazine

      posted in Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu
      Nam
      Nam