Navigation

    DDVT

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups
    1. Home
    2. Popular
    Log in to post
    • All categories
    • Thông báo từ diễn đàn
    • Thông tin giao dịch vận tải, logistics và chuỗi cung ứng
    •      Dịch vụ vận chuyển quốc tế
    •          Cho thuê tàu
    •          Vận chuyển đường biển, đường bộ, đường sắt FCL/LCL
    •          Vận chuyển hàng không, chuyển phát nhanh, giao hàng nhanh
    •          Dịch vụ logistics khác
    •      Dịch vụ vận chuyển logistics nội địa
    •          Vận chuyển FCL/LCL/OT/FR ( đường biển, đường bộ, đường sắt)
    •          Vận chuyển hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử
    •          Dịch vụ vận chuyển nội địa và logistics khác
    •      Dịch vụ logistics khác
    •      Mua bán thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị hậu cần kho vận
    • Kiến thức giao nhận vận tải, logistics và chuỗi cung ứng
    •      Kiến thức logistics, giao nhận vận tải và xuất nhập khẩu
    •      Chứng từ, tài liệu ( CO, Incoterm, Bảo hiểm, Hợp đồng, Luật TMQT ...)
    •      Thủ tục hải quan
    •          HS Code
    •          Luật Hải quan
    •          Hải quan điện tử
    •      Chuỗi cung ứng
    •          Kiến thức chung chuỗi cung ứng
    •          Chiến lược chuỗi cung ứng
    •          Quản trị chuỗi cung ứng
    •          Thiết kế chuỗi cung ứng
    •          Thuê ngoài (Outsourcing)
    •          Kho bãi và trung tâm phân phối
    •          Thu mua & Bán hàng và triển khai
    •          Quản lý vận tải
    •          Công nghệ thông tin
    •          Nhân sự
    •      Nghề nghiệp logistics, XNK và chuỗi cung ứng, nhân sự và nguồn nhân lực
    •      Công nghệ thông tin, IT, phần mềm, ứng dụng, App
    •      Hàng hải, vận tải sông biển và vận chuyển đa phương thức
    •      Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu, logistics, học thuật, nghiên cứu và phát triển
    •      Ngôn ngữ chuyên ngành, chia sẻ học thuật bằng các ngôn ngữ quốc tế
    • Blogs
    •      Blogs chuyên gia
    •      Marketing Logistics và Chuỗi cung ứng
    •      Nhà quản lý
    •      Member Blogs
    •      Tài liệu học tập sinh viên
    • All Topics
    • New Topics
    • Watched Topics
    • Unreplied Topics
    • All Time
    • Day
    • Week
    • Month

    • M

      CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA
      Chứng từ, tài liệu ( CO, Incoterm, Bảo hiểm, Hợp đồng, Luật TMQT ...) • chứng nhận xuất xứ quy tắc xuất xứ • • MinhHHH  

      14
      0
      Votes
      14
      Posts
      6
      Views

      M

      Thủ tục cấp C/O mẫu AANZ thực hiện theo quy định mới từ ngáy 01/01/2019. Ngày 12/11/2018, BCT ban hành Thông tư 42/2018/TT-BCT Quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN- ÚC- Newzealand (AANZFTA). Theo đó, thủ tục cấp C/O mẫu AANZ thực hiện theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa. Hiện nay, thủ tục cấp C/O mẫu AANZ được thực hiện theo Thông tư 06/2011/TT-BCT quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi và Thông tư 01/2013/TT-BCT sửa đổi bổ sung Thông tư 06. Việc thực hiện thủ tục này còn được thực hiện theo Phụ lục III Thông tư 31/2015/TT-BCT . Ngoài ra, Phụ lục II - Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCT được thay thế bằng phụ lục kèm theo Thông tư 42. Thông tư 42/2018/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.
    • M

      THỦ TỤC HQ NHẬP KHẨU XE MÁY CHUYÊN DÙNG VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG
      HS Code • thủ tục hải quan thủ tục nhập khẩu kiểm tra chất lượng đăng kiểm • • MinhHHH  

      9
      0
      Votes
      9
      Posts
      2
      Views

      M

      Máy đào rãnh bánh lốp hiệu ASTEC, CASE. Máy đào tường vây hiệu BAUER, XCMG. Máy đào, vận chuyển vật liệu hiệu: HENGLIZHONGGONG, KONY, LUOYANG. Máy đóng cọc hiệu: GAYK, HITACHI, IHI, NIPPON-SHARYO, SUMITOMO. Tổ hợp máy đào giếng hố ga SHINTOU Xe băng tải vận chuyển hành lý: TLD Xe cấp nước cho máy bay: TLD Xe chở hàng trong sân golf: ALWAYZ, E-Z-GO, JOHN DEERE, LVTONG, MARSHELL, TORO. Xe lu rung hiệu: AMMANN, ATLAS-COPCO, BEUTHLING, BITELLI, BOMAG, CASE, CATERPILLAR, CHANGLIN, DYNAPAC, FASTA, HALLA, HAMM, HITACHI, HYPAC, HYSTER, HYUNDAI, INGERSOLL-RAND, JCB, KAWASAKI, KOEHRING, KOMATSU, KOMATSU-DRESSER, LEBRERO, LONKING, MEIWA, MIKASA, PACIFIC, PROTEC, RAYGO, SAKAI, SAMSUNG, SDLG, SINOMACH, STA, STONE, SUMITOMO, TACOM, VIBROMAX, VOLVO, Weycor, XGMA, XUZHOU-DYNAPAC. Xe lu tĩnh bánh thép, bánh thép. Xe nâng người làm việc trên cao: AICHI, GENIE, JLG, MANITOU, NAGANO, SINOBOOM, SKYJACK, TADANO, TEUPEN. Xe nạp nhiên liệu cho máy bay GARSITE. Xe quét nhà xưởng hiệu: CHENGLIWEI, EUREKA, FEELER, GEMEI, HAKO, JINJIE, KARLER, MARSHELL, MINGNUO, MORALITY, POWERBOSS, TENNANT Xe quét đường hiệu: BUCHER, DULEVO, GEMEI, HAKO, MINGNUO, SCHMIDT, TENNANT, TOKYU. Xe san cát hiệu: JACOBSEN, JOHN DEERE. Xe sơn kẻ đường HOFMANN Xe tạo xung chấn iVi Xe thang hành khách lên máy bay TLD Xe tự đổ bánh lốp hiệu: KOMATSU, VOLVO. Xe tự đổ bánh xích CATERPILLAR, MOROOKA, YANMAR. Xe địa hình hiệu: BODE, KYMCO, RATO.
    • M

      Báo cáo về thị trường chuyển phát nhanh và e commerce
      Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu, logistics, học thuật, nghiên cứu và phát triển • • MinhHHH  

      7
      0
      Votes
      7
      Posts
      5
      Views

      T

      @MinhHHH bạn ơi, mình cũng đang nghiên cứu chủ đề này, có gì trao đổi nhé
    • M

      Các trường hợp sai sót nhỏ được chấp nhận trên CO
      Chứng từ, tài liệu ( CO, Incoterm, Bảo hiểm, Hợp đồng, Luật TMQT ...) • chứng từ xuất nhập khẩu chứng nhận xuất xứ • • MinhHHH  

      5
      0
      Votes
      5
      Posts
      2
      Views

      M

      CO có lỗi chính tả được sửa đổi và đóng dấu có được chấp nhận? CO có lỗi chính tả được sửa đổi và đóng dấu Câu hỏi: Chúng tôi có nhập khẩu 1 lô hàng từ Trung Quốc nhưng CO có lỗi chính tả được sửa đổi và đóng dấu. Tuy nhiên khi xuất trình thì cơ quan hải quan đã bác không chấp nhận CO form E này. Vậy điều này có đúng không? Xin cảm ơn Trả lời: Hiện nay, việc cấp CO form E và kiểm tra CO form E đều thực hiện theo thông tư 36/2010/TT-BCT. Trong đó, tại Điều 10 phụ lục 2 của thông tư 36/2010/TT-BCT hướng dẫn thực hiện hiệp định ACFTA có quy định về cấp CO form E: Điều 10. Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O mẫu E. Mọi sửa đổi phải được thực hiện bằng cách gạch bỏ chỗ có lỗi và bổ sung các thông tin cần thiết. Tất cả những thay đổi này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền ký C/O mẫu E và được Tổ chức cấp C/O tương ứng chứng nhận bằng con dấu chính thức hoặc con dấu sửa lỗi sai (nếu có). Các phần còn trống phải được gạch chéo để tránh điền thêm. Do đó, theo quan điểm trên thì nếu CO có lỗi sai thì có thể được phép gạch phần sai phải được gạch bỏ. Doanh nghiệp bổ sung phần sửa đổi và có con dấu xác nhận của tổ chức cấp CO lên phần sửa đổi (có thể bằng dấu Correction). Vậy khi CO có lỗi chính tả được sửa đổi, doanh nghiệp có thể tham khảo và giải thích các thông tin đầy đủ cho cơ quan hải quan để được hướng dẫn chi tiết hơn.
    • M

      Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm cần làm thủ tục gì?
      Chứng từ, tài liệu ( CO, Incoterm, Bảo hiểm, Hợp đồng, Luật TMQT ...) • thủ tục hải quan công bố sản phẩm • • MinhHHH  

      5
      0
      Votes
      5
      Posts
      6
      Views

      L

      https://luatkeypoint.vn/category/tu-van-phap-luat/giay-phep/ #luat keyPoint #tuvanluat #tuvanPhaply #tuvandautu #thutucxuatnhapkhau #sohuutritue #trongtai
    • M

      Dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế
      Vận chuyển hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử • vận chuyển quốc tế vận chuyển nội địa vận chuyển hàng không vận chuyển trung quốc • • MinhHHH  

      4
      0
      Votes
      4
      Posts
      15
      Views

      A

      Vận chuyển quốc tế ...........................
    • M

      SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO NHẬN VẬN TẢI TRÊN THẾ GIỚI
      Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu, logistics, học thuật, nghiên cứu và phát triển • logistics việt nam thị trường logistics thị trường giao nhận • • MinhHHH  

      4
      0
      Votes
      4
      Posts
      3
      Views

      M

      IV. Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và vận tải container ở Việt Nam Việt nam đang hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở hướng mạnh vào xuất khẩu. Do đó nhu cầu về xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế là rất lớn và ngày càng phát triển. Kéo theo sự phát triển nói riêng của ngành giao thông vận tải và đặc biệt là vận tải bằng container. Vận tải container là cuộc cách mạng lần 3 của ngành vận tải. Muốn đánh giá trình độ phát triển giao thông vận tải của một quốc gia ta có thể đánh giá qua vận tải container. Đối với Việt nam chúng ta, vận tải container cũng đã xuất hiện từ những năm 70 để đáp ứng nhu cầu vận chuyển viện trợ của Mỹ. Sau giải phóng ta tiếp nhận 45.000 container. Năm 1988 vận chuyển container bắt đầu phát triển mạnh với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp kinh doanh, giao nhận vận chuyển như Saigonship, Vicouship, Transimer… Hiện nay cả nước có 60 công ty được cấp phép làm đại lý tàu và hàng trục cạc đại gia trong làng vận chuyển của thế giới. EGM, Hanjin,K-line, Neddland, P&O, chủ yếu ở 2 cảng chính là Hải phòng và Sài gòn. Trong những năm gần đây vận chuyển bằng container của Việt nam đã có sự phát triển đột biến. Năm 1995 cả nước chỉ có 427.710 TEU thì năm 2001 đạt 1.000.000 TEU dự kiến năm 2005 đạt 3.5 triệu TEU và năm 2010 đạt 6,5-7,5 TEU. 2.3.1. 2.3.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển *Thuận lợi: Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam á, là cầu nối liền giữa phần đất liền và hải đảo của khu vực. Khu vực có tốc độ phát triển kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay; Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của Việt Nam theo hướng đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Đòi hỏi sự phát triển tương ứng của ngành giao thông vận tải và giao nhận vạn tải. Sự khởi sắc của nền kinh rế sau hơn 10 năm đổi mới đất nước đang trong quá trình CNH-HĐH, đòi hỏi khối lượng vạt chất rất lớn, cũng như tạo ra cho thị trường lượng hàng hoá khổng lồ. Thị trường hàng hoá xuất khẩu tăng bình quân 20% / năm. Điều này đã tạo ra nhu cầu rất lớn đối với ngành giao thông vận tải. Sự phát triển của Việt Nam đang trong giai đoan đầu. Do vậy, hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam có khối lượng lớn, cồng kềnh. Đòi hỏi chúng ta phải phát triển đồng bộ vận tải đa phương thức. Chiến lược phát triển của quốc gia trong dài hạn đòi hỏi ngành giao thông phải vận tải phải được đi trước đón đầu. Nếu nhà nước hàng năm giữ sự đầu tư rất lớn cho ngành. *Khó khăn Cùng với sự phát triển rất nhanh của thị trường thì sự cạnh tranh trên thị trường là rất lớnnhất là cạnh trạnh của các đại gia trong làng vận tải thế giới. Điều kiện khí hậu của Việt Nam nắng lắm mưa nhiều gây hậu quả rất lớn cho các công trình phục vụ giao thông vận tải. Địa hình phức tạp chạy dài với hơn 3200 km bờ biển, bị cắt chặn bởi nhiều sông suối, đồi núi, gây trở ngại rất lớn cho giao thông. Sự phát triển cuă Việt Nam vẫn còn sơ khai. Như cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và yếu, tính cạnh tranh rất kém trên thị trường khu vực và thế giới. V. Tính hình về chi phí và giá dịch vụ vận chuyển và giao nhận vận tải Chi phí cho vận chuyển có thể gồm các loại sau: – Phí cố định, chi phí xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cho ngành, chi phí khấu hao. Sửa chữa phương tiên, chi phí bảo hiểm. – Phí kinh doanh khai thác, nhiên liêu, xếp dỡ hàng, phí cảng, biển, đường, dịch vụ khác. – Phí sử dụng lao động, tiền lương, thưởng… – Phí hành chính, quản lý, giao dịch, hoạt động kinh doanh. Vì vận tải container đạt hiệu quả cao nhất trong giao thông vận tải hiện nay. Do vậy chúng ta tập trung nghiên cứu giá cước của vận tải container. – Cước trọn container cho mỗi sản phẩm riêng biệt CBR (Comodity Box Rate). Người vận chuyển dựa vào việc sử dụng trung bình container để tính mức khoán trọn gói container đối với mỗi sản phẩm riêng biệt. Người vận chuyển lấy giá cước hàng hoá làm căn cứ rồi cộng thêm tỷ lệ % định mức cho các mặt hàng. – Cước trọn gói container chung cho mọi loại hàng. FAK(Freigh All Kind). Người vận chuyển dựa vào mức tổng doanh thu dự tính chuyển tàu để chia đều cho mỗi container thành mức trung bình. – Cước trẳ hàng lẻ, được tính theo trọng lượng, thể tích, trị giá hàng tuỳ theo cách chọn của người vận chuyển cộng thêm các loại phí dịch vụ là hàng lẻ. Các công ty có thể linh động áp dụng các loại giá cước, hoặc thu thêm phụ phí, giảm cước cho từng loại đối tượng khách hàng. ởViệt nam hầu hết các công ty vận chuyển đều làm đại lý nên giá cước vận chuyển thường được định sẵn bởi người uỷ thác với các kiểu cước giá theo từng tuyến đường, từng mặt hàng. Với các liên doanh thì tính giá cước theo chi phí bỏ ra đồng thời so sánh với giá của đối thủ cạnh tranh và mục tiêu kinh doanh của mình. Ví dụ: Năm 1999 giá cước vận chuyển container trong khu vực ngoài hiệp hội là: container 20’ – 950$ container 40’ – 1800$ Năm 2001: 850$/container 20’ 1700$/container 40’ Với các doanh nghiệp trong cùng hội tương ứng là Năm 1999: 1000 – 1500$/1 container 20’ 2000 – 21000$/1 container 40’ Năm 2001: 900 – 950$/1 container 20’ 1800 – 1900$/1 container 40’ Do tình hình cạnh tranh trên thị trường là rất lớn nên đã đẩy giá cước giảm xuống nhanh nhằm tăng tính cạnh tranh. VI. Tình hình cạnh tranh trên thị trường Đứng trước thời kỳ nền kinh tế mở như hiện nay, nhà nước ta khuyến khích lưu thông hàng hoá quốc tế nhăm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước vận hội đó, ngành vận tải phát triển khá mạnh đặc biệt là vạn chuyển container cầu lối lưu thông giữa các quốc gia. Sự xuất hiện của hàng loạt các công ty vận tải và các hãng giao nhận vận tải làm cho thị trường ngày càng sôi động. Nhưng nếu trên thị trường chỉ đơn thuần là các công ty trog nước cạnh tranh với nhau thì tính quyết liệt chưa cao. Vì các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu là vừa và nhỏ, chưa đủ khả năng để kinh doanh vận chuyển hàng hoá cạnh tranh trên trường quốc tê. Mặt khác hệ thống cơ sở vật chất của ngành vẫn còn rất yếu và thiếu nhiều chưa có tính cạnh tranh. Do vậy, thị trường vận tải hàng hoá đặc biệt là vận tải container của nước ta chủ yếu là do các hãng lớn trên thế giới chiếm lĩnh và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Các “đại gia” trong ngành đều có những chiến lược cạnh tranh riêng theo ưu thế, tiềm lực và mục tiêu kinh doanh của mình. Họ đưa ra những dịch vụ rất tốt, thoả mãn được những khách hang khó tính nhất.Đồng thời họ xây dựng được đội ngũ nhân viên Marketing ưu tú, năng động sáng tạo để thu hút khách hàng về phía mình và giữ quan hệ làm ăn lâu dài với họ. Theo thống kê, hiện nay trên thị trường Việt nam có khoảng 40 công ty trong nước và 50 công ty nước ngoài (cả liên doanh)và hơn 30 hãng cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Họ cạnh tranh rất khốc liệt với nhau để giành, giữ khách hàng và các bản hợp đồng giao nhận vận tải với các nhà xuất nhập khẩu. Ngay cả trong nội bộ cùng một hãng cũng có sự cạnh tranh gay gắt như: Hãng Hạnin, Yangming, Huynhdai. Mỗi loại hình công ty đều có những ưu thế mạnh riêng để cạnh tranh, cùng với những hạn chế thường bị đối phương lợi dụng để tấn công vào. Các công ty liên doanh có được lợi thế về thương mại, tài chính, công nghệ làm công cụ cạnh tranh rất hiệu quả, nhưng vẫn có hạn chế về môi trường kinh doanh, thiếu sự hiểu biết về thị trường. Các công ty nhà nước thường có lợi thế về quy mô, kinh nghiệm và sự ưu đãi từ chính quyền nhưng lại có nhược điểm cồng kềnh, chậm chạm kém năng động. Với công ty tư nhân mặc dù còn nhỏ lẻ, tính chuyên nghiệp chưa cao nhưng thường rất năng động với bộ máy gọn nhẹ, phương thức hoạt động mềm dẻo. Trên thị trường, tuy cạnh tranh khốc liệt như vậy nhưng chưa một gương mặt nào của Việt nam đủ sức trở thành một công ty giao nhận vận chuyển cạnh tranh chuyên nghiệp trên thế giới. Nguồn: voer
    • M

      CÁC LOẠI PHỤ PHÍ HÃNG TÀU THU CHO 1 LÔ HÀNG XK / NK
      Chứng từ, tài liệu ( CO, Incoterm, Bảo hiểm, Hợp đồng, Luật TMQT ...) • phí hãng tàu phụ phí đường biển • • MinhHHH  

      4
      0
      Votes
      4
      Posts
      2
      Views

      M

      United States: Demurrage = space at the terminal = Overseas: Storage = space at the terminal United States: Storage = space at rail depot, warehouse = Overseas: Storage = space at rail depot, warehouse. United States: Per Diem = use of the equipment = Overseas: Demurrage = use of the equipment. United States: Detention = time for loading/unloading = Overseas: Detention = time for loading/unloading.
    • T

      Dịch vụ thủ tục hải quan và vận chuyển hàng không nội địa, quốc tế
      Vận chuyển hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử • qalogistics vận chuyển nội địa vận chuyển hàng không dịch vụ logistics • • Thủ tục hải quan  

      4
      0
      Votes
      4
      Posts
      13
      Views

      A

      https://qalogistics.vn/category/dich-vu-logistics/van-chuyen-quoc-te/ Dịch vụ chuỗi cung ứng quốc tế Các dịch vụ logistics tổng hợp và door to door, dịch vụ xuất nhập khẩu ... #dichvulogistics #vantainoidia #vantaiquocte #transitcargo #hangquacanh #vantaidiLao #vanchuyendiLao #vanchuyenThailan#thutuchaiquan #khaithuehaiquan #dichvulogistics #vanchuyencontainerLanh #tamnhaptaixuat #vanchuyenthietbi #vanchuyenduongbien #vanchuyendaphuongthuc #doortodoor #logisticsVietnam #Laoslogistics
    • M

      Ngành logistics Việt khát nhân lực do đào tạo thiếu bài bản
      Nghề nghiệp logistics, XNK và chuỗi cung ứng, nhân sự và nguồn nhân lực • nhân sự logistics quản trị logistics nhân sự chuỗi cung ứng • • MinhHHH  

      4
      0
      Votes
      4
      Posts
      5
      Views

      A

      Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực logistic tại Việt Nam hiện nay Trong xu thế gia công (outsourcing) toàn cầu, các tập đoàn kinh doanh lớn sử dụng dịch vụ thuê ngoài, sẽ tác động mạnh đến gia tăng nhu cầu và phát triển dịch vụ. Mặt khác, với lợi thế nằm trên trục giao lưu hàng hải, Việt Nam nhiều hy vọng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa vận tải đường biển quốc tế, thông với nhiều hướng từ những thị trường nhiều nước đông dân. Do phát triển nóng, nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistic tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng. Hầu như các cuộc hội thảo liên quan đến lĩnh vực này đều đánh giá lao động kỹ năng đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Tuy đã phát triển dịch vụ 3PL (cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng) trong những năm gần đây, nhưng đại bộ phận các doanh nghiệp trong nước còn có nhiều khoảng cách với doanh nghiệp nước ngoài về uy tín trên thương trường, dịch vụ khách hàng. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng đó, ngoài yếu kém về công nghệ, là trình độ tay nghề logistics và tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong ngành còn thấp. Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam, trong 3 năm tới, trung bình các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động; các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cần trên một triệu nhân sự có chuyên môn về logistics. Theo ước tính của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS), khoảng 140 công ty hội viên hiện nay có tổng số khoảng 4.000 nhân viên. Đây là lực lượng chuyên nghiệp, chưa kể khoảng 4.000 - 5.000 người bán chuyên nghiệp. Cũng theo VIFFAS, nguồn cung cấp lao động cho ngành logistics chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Giao nhận kho vận và điều hành logistics là một công nghệ mang tính chuyên nghiệp cao nên nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này cần được đào tạo một cách có hệ thống và được trang bị đầy đủ kiến thức như những nhà giao nhận quốc tế. Nhưng trên thực tế, hầu hết các công ty dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay đều khẳng định tình trạng thiếu nhân lực trình độ cao. Nguồn nhân lực hiện nay được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Đội ngũ quản lý thường là các cán bộ chủ chốt được điều động đến các công ty logistics. Đội ngũ này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý. Phần lớn trong số họ thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh, ít được cập nhật tri thức mới, phong cách lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng từ những chuyên ngành ngoài logistics, số còn trẻ chưa được tham gia hoạch định chính sách. Ngoài ra, lực lượng lao động trực tiếp như bốc vác, xếp dỡ, lái xe, kiểm đếm hàng kho bãi đa số có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhân lực TP. Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ có 1 - 2 % lực lượng nhân công này được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Một khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh về chất lượng nhân lực logistics cho thấy, 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Những hạn chế về nguồn cung nhân lực logistics Để có một ngành dịch vụ logistics phát triển, quá trình đào tạo cần được triển khai đầy đủ ở 3 nhóm đối tượng chính. Thứ nhất, người cung cấp dịch vụ logistics phải biết rõ bản chất, các nguyên lý và các vấn đề thực tiễn của dịch vụ logistics vốn rất đa dạng và không ngừng phát triển, không chỉ trong phạm vi trong nước, mà trên toàn thế giới. Thứ hai, người sử dụng dịch vụ là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc nhiều ngành nghề khác nhau phải biết cách sử dụng logistics như một công cụ để vận hành hiệu quả các chuỗi cung ứng sản phẩm và dịch vụ của mình. Thứ ba, người quản lý và hoạch định chính sách cần hiểu rõ hơn về bản chất, vai trò, thực trạng của ngành logistics để đưa ra những chính sách và phương hướng phát triển ngành, xây dựng thể chế và luật pháp phù hợp với sự phát triển của ngành. Các chương trình đào tạo phải được thiết kế riêng cho các cấp nhân sự khác nhau bao gồm cấp quản trị, quản lý điều hành và nhân viên. Tuy nhiên, theo đánh giá của VIFFAS, chương trình đào tạo về logistics ở Việt Nam hiện nay còn sơ lược và tổng quát. Từ năm học 2008, Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh mới chiêu sinh ngành Quản trị Logistics và Vận tải đa phương thức. Đây là trường đại học đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam mở ngành này. Các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thương, hàng hải, giao thông vận tải khác chỉ đưa vào giảng dạy môn học vận tải và bảo hiểm ngoại thương, chủ yếu đào tạo nghiêng về vận tải biển và giao nhận đường biển. Một số trường đại học có chương trình đào tạo về logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc các khoa quản trị kinh doanh, kinh tế vận tải, nghiệp vụ ngoại thương, thương mại và du lịch... nhưng chỉ cung cấp các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, vận tải. Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này cũng chưa nhiều. Ngay cả các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát triển. Ngoài ra, có một số hiệp hội và các nhóm doanh nghiệp tổ chức đào tạo ngắn hạn theo phương thức hợp tác với đối tác nước ngoài hay các giảng viên tự do. Trong thời gian qua, Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics trực thuộc VIFFAS đã hợp tác với Hội đồng Cố vấn Giáo dục và Đào tạo của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) để đào tạo chương trình FIATA Diploma về "Quản lý giao nhận vận tải quốc tế" với bằng Diploma được công nhận trên toàn thế giới. Viện cũng tham gia trực tiếp trong Tiểu ban Giáo dục và Đào tạo của Hiệp hội Giao nhận các nước ASEAN (AFFA) để xây dựng chương trình đào tạo logistics chung cho các thành viên ASEAN. Ngoài ra, Viện còn kết hợp với các đối tác mở các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, cùng với Trường Cao đẳng Hải quan mở lớp đào tạo về đại lý hải quan,… Tại miền Trung, Đại học Đà Nẵng đã liên kết với Đại học Liège - Vương quốc Bỉ đào tạo được hai khóa “Professional Master in Transport and Logistics”. Tuy nhiên, số lượng học viên mỗi khóa đào tạo chưa nhiều. Mặt khác, nội dung chương trình học này có một số khác biệt giữa Châu Âu và Việt Nam về giám sát hải quan, mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối, cấp độ quản lý an ninh theo ISPS Code. Về giao nhận hàng không, IATA thông qua Việt Nam Airlines đã tổ chức được một số lớp học nghiệp vụ và tổ chức thi bằng IATA có giá trị quốc tế. Dự án phát triển nguồn nhân lực ngành logistics và hàng không quốc tế (International Logistics Aviation Services - ILAS) được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam với mục tiêu tìm kiếm và đào tạo nhân lực quản lý ngành dịch vụ logistic và hàng không, do Logistic Knowledge Company phối hợp cùng Work Global thực hiện, cũng đang ráo riết tuyển sinh. Tuy nhiên, số lượng các chương trình này còn hạn chế và mang tính nội bộ. Sự cần thiết xây dựng một chiến lược lâu dài và toàn diện Vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là chưa có một chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực logistics phù hợp với nền kinh tế hội nhập, chưa có một đội ngũ cán bộ giảng dạy về logistics có kiến thức chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm thực tế, cũng như chưa có hệ thống chuẩn kỹ năng làm cơ sở cho việc thiết kế các chương trình đào tạo và giáo trình cho các vị trí công việc trong ngành logistics. Vì vậy, phải coi việc phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam là một chiến lược liên tục và lâu dài. Cần phát triển nguồn nhân lực này theo hướng chính quy, chuyên nghiệp. Trong chiến lược dài hạn, Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hỗ trợ, tài trợ xây dựng và hoạch định chính sách có tính định hướng, đồng thời hiện thực hóa Bộ luật Thương mại, chương về logistic. Mặt khác, cần thiết lập hệ thống chứng nhận năng lực cấp quốc gia về logistics, đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực cho người lao động hoạt động trong ngành. Bộ Giáo dục Đào tạo cần có chính sách khuyến khích mở các bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế, ngoại thương, hỗ trợ những nơi này xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo được chuẩn hóa và hệ thống đào tạo liên thông giữa các cơ sở với nhau. Những địa phương có tiềm năng phát triển dịch vụ cảng biển và logistics như Bà Rịa - Vũng Tàu nên chú trọng huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực xây dựng chính sách và biện pháp, tổ chức và quản lý các trung tâm logistics hiện đại. Bên cạnh đó, các địa phương này cần có biện pháp hỗ trợ thực hiện ngay các chương trình huấn luyện nhận thức về quản trị logistics và chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp trên địa bàn, hỗ trợ quá trình đào tạo chuyên sâu và xây dựng một chiến lược dài hạn phát triển nguồn nhân lực trẻ trong tương lai. Một nội dung đáng quan tâm khác là tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần phải kết hợp chặt chẽ với các hiệp hội để có điều kiện mở các khóa đào tạo nhân lực cho mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ThS. Nguyễn Hoàng Hải - Vụ trưởng Vụ Kinh tế dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), “Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Việt Nam”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam. Trường Đại học Tài chính - Marketing (2019), Kỷ yếu Hội thảo “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Logistics trong nền kinh tế hội nhập”, NXB Văn hóa - Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. “Ngành logictics tại Việt Nam “khát” nhân lực chất lượng cao”, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, 12/10/2017. Luis C. Blancas et al (2014), “Efficient Logistics A Key to Vietnam’s Competitiveness”, World Bank, Washington D.C Fiin Group (2019), “Vietnam Logistics Market 2019”, https://www.slideshare.net/StoxPlusCorporation/ Businesswire (2019), “Vietnam Freight and Logistics Market - Growth, Trends, and Forecast (2019 - 2024)”, ResearchAndMarkets.com
    • QAL_Sea

      Bán dầu Texas, bán dầu bôi trơn, dầu máy, dầu thủy lực
      Mua bán thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị hậu cần kho vận • bán dầu máy qatech bán dầu texas • • QAL_Sea  

      4
      0
      Votes
      4
      Posts
      25
      Views

      T

      Tera100 là mẫu xe tải nhỏ được thiết kế sản xuất bởi nhà máy Deahan Moto. Với Thiết kế trẻ trung mang đậm phong cách xe tải nhỏ được nhà sản xuất trau chuốt từ những chi tiết nhỏ nhất. Tera 100 là dòng xe tải nhỏ có tải trọng 990kg được ghi dấu ấn khi có lượng doanh số bán ra nhiều nhất thị trường trong 3 năm trở lại đây.
    • N

      Thủ tục nhập khẩu sắt thép 2021
      Luật Hải quan • • namchee  

      4
      0
      Votes
      4
      Posts
      7
      Views

      A

      https://qalogistics.vn/category/dich-vu-logistics/dich-vu-khai-bao-hai-quan/#dichvulogistics #vantainoidia #vantaiquocte #khaibaohaiquan #khaithuehaiquan #thutuchaiquan #ecus #dichvuhaiquan #thueHaiquan #tuvanhaiquan #transitcargo #hangquacanh #vantaidiLao #vanchuyendiLao #vanchuyenThailan#thutuchaiquan #khaithuehaiquan #dichvulogistics #vanchuyencontainerLanh #tamnhaptaixuat #vanchuyenthietbi #vanchuyenduongbien #vanchuyendaphuongthuc #doortodoor #logisticsVietnam #Laoslogistics #vanchuyenhangduan #hangDuAn #sieutruongsiutrong #quakhoquatai #hangcongnghiep #vantaihangkhucongnghiep #doortodoor #vanchuyenquocte #vanchuyenhangkhong #khongoaiquan #khoICD
    • H

      Quy trình nhập khẩu thực phẩm
      HS Code • qalogistics nhapkhauthucpham • • HueQAL  

      4
      0
      Votes
      4
      Posts
      7
      Views

      A

      https://qalogistics.vn/category/qa-logistics/hs-code-va-chinh-sach-mat-hang/ Dịch vụ chuỗi cung ứng quốc tế Các dịch vụ logistics tổng hợp và door to door, dịch vụ xuất nhập khẩu ... #dichvulogistics #vantainoidia #vantaiquocte #transitcargo #hangquacanh #vantaidiLao #vanchuyendiLao #vanchuyenThailan#thutuchaiquan #khaithuehaiquan #dichvulogistics Quy trình nhập khẩu hàng hóa Nhập khẩu hàng hóa thực phẩm, hóa chất, các loại hàng hóa máy móc thiết bị Hàng hóa cũ, các thiết bị kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra chất lượng và xin giấy phép nhập khẩu Tư vấn thuê và lệ phí nhập khẩu hàng hóa Tư vấn phương án kinh doanh và các thủ tục liên quan đến hàng hóa Dịch vụ chuỗi cung ứng, chuỗi cung cấp hàng hóa, phân phối và tìm nguồn hàng, tìm nhà cung cấp . #vanchuyencontainerLanh #tamnhaptaixuat #vanchuyenthietbi #vanchuyenduongbien #vanchuyendaphuongthuc #doortodoor #logisticsVietnam #Laoslogistics
    • L

      CÔNG NGHỆ ĐỊNH HÌNH NÊN HỆ THỐNG KHO HÀNG 4.0
      Vận chuyển hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử • • Linh Trang  

      4
      0
      Votes
      4
      Posts
      8
      Views

      A

      Vận tải Bắc Nam QALogistics Vận tải Door to Door
    • A

      Xe tải Tera 180 - thùng dài 3,3m
      Mua bán thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị hậu cần kho vận • • Auto Tây Đô  

      4
      0
      Votes
      4
      Posts
      7
      Views

      T

      Tera 180 thùng bạt giá thế nào a?
    • A

      Xe tải Tera 180 mới nhất năm 2021
      Mua bán thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị hậu cần kho vận • • Auto Tây Đô  

      4
      0
      Votes
      4
      Posts
      9
      Views

      T

      Các bạn tham khảo xe Tera 180 thùng bạt nhât khẩu tại đây nhé
    • M

      Kinh nghiệm xuất hàng sang Nhật
      Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu, logistics, học thuật, nghiên cứu và phát triển • thị trường logistics thủ tục xuất khẩu nghiên cứu thị trường • • MinhHHH  

      3
      0
      Votes
      3
      Posts
      2
      Views

      M

      Không gian Ngay cả khi giao tiếp trong thực tại ảo ngày càng diễn ra nhiều hơn, thì ở Nhật, bối cảnh giao tiếp vẫn là điều vô cùng quan trọng. Cuộc trò chuyện diễn ra ở đâu quan trọng đến nỗi nó có thể quyết định điều gì sẽ được nói hay chia sẻ, và điều gì thì không. Những người đến thăm Tokyo, Osaka hay bất cứ thành phố lớn nào ở Nhật đều thường kinh ngạc vì số lượng khổng lồ các quán bar và nhà hàng nhỏ ở đây. Ngoài việc mang lại những điều mà các quán bar, nhà hàng khắp nơi trên thế giới có, những địa điểm này còn đóng vai trò là nơi những người từ văn phòng có thể đến để trò chuyện về nhiều vấn đề, theo những cách không thể xảy ra trong giờ làm việc ở công sở. Người Nhật có sự phân biệt rõ ràng giữa những gì liên quan tới gia đình, nhóm trong trường, công ty (bên trong) và những vấn đề nằm ngoài phạm vi đó (bên ngoài). Bởi vậy, những hành vi được coi là phù hợp bên trong nhóm của ai đó có thể khá khác so với những tiêu chuẩn ứng xử thích hợp với người bên ngoài nhóm. Tiêu chuẩn kép này là điều có thể dự đoán. Giáo sư Chie Nakane mô tả các mối quan hệ của người Nhật được phân chia tương đối giữa ba phạm vi khác nhau: (1) trong những nhóm thân thiết nhất (uchi), bắt đầu với gia đình và bao gồm cả những nhóm gắn bó khăng khí khác; (2) trong môi trường xã hội của hôn nhân và hợp tác; (3) thế giới công cộng bên ngoài (soto) - những người lạ. Vì thế, sẽ không có gì là ngạc nhiên khi thấy một quý ông vừa tỏ ra lịch sự quá mức (trong một tình huống diễn ra trước đó) đang chen lấn lên tàu điện đông đúc. Do sự phân biệt giữa uchi và soto rất quan trọng cho bất cứ nhóm nào, từ tổ chức lớn tới các gia đình, người Nhật rất cẩn trọng trong việc cho phép ai gia nhập - nghĩa là, những người được công ty tuyển. Tuy nhiên, một khi đã được thừa nhận, người đó sẽ trở thành một phần của "chúng ta" và chắc chắn không bị thải loại. Tìm vị trí của mình Trong một căn phòng Nhật Bản truyền thống, sẽ có một "chỗ thấp" (shimoza) và một "chỗ cao" (kamiza). Người là khách mời danh dự, người lớn tuổi nhất trong gia đình, hay người có vị trí cao nhất trong tổ chức sẽ ngồi ở chỗ cao. Với khách nước ngoài, những người được đối xử như một vị khách, lời khuyên tốt nhất về chỗ ngồi là từ tốn và để cho chủ nhà hướng dẫn. Như vậy họ không cảm thấy thiếu thoải mái trong suốt buổi gặp hay bữa ăn vì chọn sai chỗ. Cách bài trí văn phòng điển hình của Nhật là một không gian mở với các bàn được xếp thành cụm, theo các hàng, và mọi người làm việc cạnh nhau, mỗi người đối diện với ai đó ở phía bên kia. Ngồi ở cuối phòng, nhìn bao quát toàn bộ văn phòng là vị quản lý. Trong một nền văn hoá nơi các biểu hiện không lời phổ biến có thể thể hiện nhiều hơn những gì được nói ra, văn phòng mở là một môi trường quan trọng cho việc truyền đạt thông tin. Thời gian Trong ngôn ngữ kinh doanh và chính trị, đôi khi người ta đùa rằng một kế hoạch dài hạn ở Mỹ tương đương với kế hoạch ngắn hạn ở Nhật. Ở Mỹ, “một thời gian dài” có thể là một năm, hay bốn quý của một năm tài chính. Ở Nhật, không hiếm khi “một thời gian dài” là ít nhất 30 năm. Tới gần đây, điều này vẫn là chu kỳ chuẩn bị cho một nhân viên làm việc cho một công ty. Trong một khảo sát về 31 nước có tầm nhìn lâu dài trong kinh doanh, Nhật Bản đứng thứ nhất, theo sau là Thụy Điển, Mỹ đứng thứ 19. Người Nhật không phân tách quá rõ ràng giờ làm việc với thời gian sau giờ làm như cách nhiều người Mỹ và phương Tây khác thường làm. Ở Nhật, người ta mong muốn và đánh giá cao việc chia sẻ thời gian với các đồng nghiệp, không chỉ trong giờ làm mà cả sau đó nữa. Làm quá giờ ở công sở là chuyện không có gì lạ, không mong đợi được thưởng thêm. Trong một số trường hợp, đơn giản là công việc đòi hỏi phải làm thêm giờ, nhưng trong các trường hợp khác thì chính sự trân trọng mối quan hệ với đồng nghiệp đòi hỏi phải “ở lại ngoài giờ”. Vậy mất bao lâu thì một người nước ngoài hòa nhập được vào một tổ chức của Nhật? Mất bao lâu để trở thành một nhân viên hiệu quả và có cống hiến trong một tổ chức? Câu trả lời từ các giám sát người Nhật là “khoảng một tuần” tới “vài tháng”, tùy vào tính cách của thực tập sinh. Tuy vậy, trên thực tế, ngay cả một kỹ sư người Nhật cũng mất chừng 5 năm trước khi đạt yêu cầu, với “hành trình” cụ thể là: Sẽ mất một năm để thành thạo ngôn ngữ, bao gồm các từ chuyên môn. Trong năm thứ hai, một nghiên cứu viên mới sẽ tìm hiểu về tổ chức. Ở năm thứ ba, họ sẽ tìm hiểu vị trí của mình trong tổ chức. Sau đó, họ có thể bắt đầu nghiên cứu của riêng mình và có được kết quả trong khoảng năm thứ năm. Một giám sát người Nhật cho biết: “Nếu ai đó muốn năng động trong kinh doanh, nhất thiết phải thông thạo tiếng Nhật. Tôi thậm chí không để sinh viên Nhật mới ra trường được làm việc với khách hàng. Những người Nhật trẻ mới chỉ sử dụng những cụm từ quen thuộc và các chữ viết tắt họ nghe thấy trên các chương trình truyền hình, nên phải mất 4 đến 5 năm để học tiếng Nhật tử tế trước khi họ làm việc với khách hàng của chúng tôi. Ngay cả nếu một thực tập sinh nước ngoài có một tấm bằng trên đại học, thì việc tới công ty chúng tôi không phải là bắt đầu sự nghiệp, mà chỉ là bước đầu tiến tới sự nghiệp. Với những nhân viên mới người Nhật cũng vậy, sẽ mất ít nhất là 5 năm. Phản hồi Một giám sát người Nhật giải thích quan điểm về vấn đề phản hồi: “Chúng tôi không nghĩ phản hồi là điều cần thiết. Tôi nghĩ đó là khác biệt về văn hóa. Ở Nhật, nếu chúng tôi không có bất cứ phàn nàn hay nhận xét cụ thể nào, điều đó đồng nghĩa với sự đánh giá tốt nhất. Nhưng có vẻ như với những người đến từ Mỹ, nếu không có nhận xét, họ sẽ nghĩ là có vấn đề”. Các quản lý người Mỹ khen ngợi các nhân viên làm việc tốt, và coi việc khen ngợi là một yếu tố quan trọng để khuyến khích người Mỹ ở nơi làm việc. Nhật Bản cũng có thể ca ngợi ai đó ở nơi công cộng, nhưng vì những lý do khác và hiếm hoi hơn. Người Nhật ca ngợi công khai để nâng cao thể diện, trong khi người Mỹ khen ngợi là để khuyến khích chất lượng hoạt động. Loại ngôn từ được sử dụng để ca ngợi giữa các nền văn hóa cũng khác nhau. Những từ ở mức so sánh cao nhất như “tuyệt vời”, “làm quá tốt”, “thành tựu xuất sắc” được thể hiện quá thường xuyên sẽ khiến người châu Á thấy rỗng tuếch. Học hỏi qua công việc Học hỏi, và học hỏi không ngừng. Đây là một trong những giá trị quan trọng nhất ở Nhật Bản từ xưa đến nay. Giống như ở nhiều nơi trên thế giới, giáo viên được coi trọng và tôn vinh rất lâu sau khi các lứa học sinh của họ trưởng thành và đi theo con đường riêng. Phương pháp học tập là điểm tiết lộ nhiều về văn hóa và mối quan hệ giữa các nền văn hóa. Nhà nhân chủng học Edward T.Hall phân biệt 3 loại hình học tập: chính thống, kỹ thuật và không chính thống. Ở Nhật Bản, mỗi loại đóng một vai trò quan trọng trong công sở và phòng thí nghiệm, cũng như trong lớp học. Phương pháp học tập chính thống bao gồm giáo viên và học sinh. Ở công sở, giáo viên có thể là người giám sát hoặc một đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi ai đó lần đầu học tập trong mối quan hệ chính thống, việc người học đặt ra câu hỏi về những vấn đề chưa thực sự hiểu rõ được cho là phù hợp, thậm chí được mong đợi. (Tuy nhiên, không nên lặp lại cùng một câu hỏi quá nhiều lần). Ở các công ty của Nhật Bản, năm đầu tiên làm việc của nhân viên là thời gian phù hợp để đưa ra các câu hỏi. Phương pháp học tập chính thống đạt hiệu quả khi mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh được thiết lập rõ ràng. Phương pháp kỹ thuật cũng hướng tới cách thức đúng đắn hoặc cách tốt nhất để làm điều gì đó, nhưng ở dạng thức không cần tới sự có mặt của một giáo viên trực tiếp giảng dạy. Giọng nói mô phỏng một ngoại ngữ mà ai đó đang học là một ví dụ về phương pháp học “kỹ thuật”. Càng ngày người ta càng học theo hình thức khách quan này nhiều hơn. Khi tập làm quen với phong cách làm việc ở một nền văn hóa khác, phương pháp học phi chính thống là hình thức quan trọng nhất. Đây là hình thức học thông qua quan sát và thử sai. Quan sát là bí quyết của phương pháp học không chính thống. Người được đánh giá cao là người tiếp thu một cách nhanh chóng. “Sasshi ga hayai” là lời khen ngợi ở Nhật. Ngày làm việc của người Nhật không kết thúc lúc 5 giờ chiều. Thông thường mọi người ở lại văn phòng cho đến buổi tối, và đây là khoảng thời gian họ cảm thấy thoải mái nhất. Thời điểm này trở thành thời gian dành cho việc học phi chính thống - cách thức đã được chứng minh hiệu quả nhất đối với những người nước ngoài hay người mới tham gia vào một tổ chức ở Nhật. Đó là lúc họ có thể tìm hiểu về mọi người và tổ chức theo cách không thể thực hiện trong thời gian làm việc chính thức. Đặt câu hỏi là một phần trong phương thức học chính thống; học tập thông qua việc đặt câu hỏi là một phần của hình thức học phi chính thống. Tuy nhiên, Hall đã khuyên những ai tới làm việc ở Nhật là cố gắng tìm ra phương pháp vận hành của sự việc bằng cách quan sát, bởi lẽ không ai có thể trả lời câu hỏi cho bạn, vì họ chỉ là một phần trong cả chuỗi vận hành. Có một lý do khác cho việc không đặt những loại câu hỏi nhất định. Giáo sư Kichiro Hayashi khuyên những ai tới Nhật làm việc không nên đặt câu hỏi, bởi vì ở Nhật, sự chú tâm tới mọi việc có thể quan trọng hơn phát ngôn. Khả năng cảm nhận được tâm trạng, chú ý tới dáng vẻ và thái độ của người khác, và nhận thức được chuyện gì đang diễn ra, khả năng liên tục kiểm tra, xác nhận, hoặc thay đổi ấn tượng của mọi người được đánh giá cao ở Nhật. Hòa hợp với nhịp điệu của năm Văn hóa làm việc của người Nhật chú trọng tới sự bắt đầu và kết thúc của năm. Ngày làm việc đầu tiên của năm thường yêu cầu sự chú ý đặc biệt tới cách ăn mặc và có thể có bài phát biểu của cán bộ công ty. Ngày làm việc cuối cùng của năm thường là ngày nhân viên dọn dẹp sạch sẽ văn phòng, khu vực làm việc trước khi về nghỉ năm mới. Ngày đầu năm mới là ngày đầu tiên của tháng Một. Nhưng năm làm việc mới của Nhật bắt đầu vào tháng Tư, cũng giống như năm học mới. Các nhân viên mới được tuyển dụng bắt đầu làm việc từ tháng Tư. Kinh nghiệm làm việc của người tới Nhật bắt đầu từ tháng Tư sẽ rất khác với kinh nghiệm làm việc của người đến vào tháng Tám – thời điểm cường độ công việc chậm nhất trong năm. Người nước ngoài tới Nhật làm việc cần chú ý và hòa nhập vào các ngày nghỉ lễ và sự kiện ở đây. Bảy gợi ý khi làm việc ở Nhật Bản 1/ Hãy ghi nhớ điểm thu hút bạn đầu tiên ở Nhật Bản. Đó có thể là những điều không liên quan đến công việc, nhưng chúng có thể mang lại điểm kết nối. Hãy nghiêm túc theo đuổi những sở thích của bạn với những người cũng nghiêm túc, nhưng ở môi trường bên ngoài công sở. 2/ Duy trì học tiếng Nhật. Cảm giác bất ổn về khả năng ngôn ngữ là điều bình thường. Thời điểm giữa lúc chính thức kết thúc ngày làm việc và lúc mọi người ra về là khoảng thời gian có thể đề nghị được giúp đỡ trong việc học tiếng. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy thái độ nghiêm túc của bạn, và có thể thể hiện sự cởi mở với mọi người để được họ khuyến khích và giúp đỡ. 3/ Tiếng Anh được sử dụng ở đây. Giúp đỡ đồng nghiệp về tiếng Anh thường là một phần trong những vai trò công ty mong đợi đối với những nhân viên người nước ngoài. 4/ Nói về đồ ăn. Với những ai tới làm việc và sống ở Nhật, chủ đề ẩm thực là chủ đề tốt nhất để tham gia và thể hiện sự hiếu kỳ và trân trọng, cũng là thời điểm để học hỏi được nhiều điều và tạo các mối liên kết cá nhân. 5/ “Tôi để ý thấy trên truyền hình…”. Bất kỳ ai đến làm việc ở Nhật cũng được khuyên nên chú ý một chút tới mốt mới nhất – một xu hướng đang thịnh hành nhất. Phong độ của đội bóng chày yêu thích của địa phương, ca sĩ, diễn viên, thậm chí thần tượng tuổi teen – những thứ có thể thấy trên truyền hình - thể hiện bạn có nhận biết về những chuyện đang diễn ra bên ngoài công sở. Nó có thể trở thành đề tài dẫn đến một cuộc trò chuyện thú vị với người địa phương, đồng nghiệp. 6/ Có sổ ghi chép. Hầu hết những điều diễn ra trong một môi trường mới đều xứng đáng được ghi chú lại, cho dù dưới dạng thức nào. 7/ Kết bạn. Những điều bạn có thể học hỏi được khi nói chuyện với bạn bè nhiều hơn bất kỳ khóa học nào. Không phải thông tin kỹ thuật hay thông tin được chuyên biệt hóa trong công sở, mà giao tiếp và mối quan hệ mới là những điều quan trọng đặc biệt. Một số thuật ngữ hữu dụng cần biết khi tới Nhật làm việc: Hội họp Chõrei (triều lễ): Một số công ty sáng nào cũng họp chõrei, trong khi các công ty khác lại thực hiện vào thứ Hai hằng tuần. Tất cả nhân viên trong phòng hay một bộ phận lớn hơn sẽ tập hợp lại và họp ngắn về những thông báo chung. Kaigi (họp chính thức): Kaigi ở Nhật nổi tiếng vì kéo dài vài giờ đồng hồ. Jũyaku kaigi là cuộc họp lãnh đạo. Mitingu (họp mặt): Người Nhật mượn từ trong tiếng Anh. Từ này có thể được sử dụng thay cho kaigi hay uchiawase, mũting nghe thân mật hơn kaigi. Uchiawase: Kiểu họp mặt này là để lên kế hoạch thực tế hay chia sẻ thông tin. Từ này có thể được sử dụng cho cả các cuộc họp trong công ty và với đối tác kinh doanh. Chức danh và mối quan hệ Shachõ: Chủ tịch công ty. Buchõ: Giám đốc bộ phận. Kachõ: Trưởng phòng. Kakarichõ: Trưởng bộ phận. Shinnyũ-shain / Shinjin: Nhân viên mới tuyển, thường là những người mới ra trường. Jõchi và buka: Jõchi là người giám sát, buka là cấp dưới. Senpai và kõhai: Trong bối cảnh công việc, một senpai là người vào công ty trước bạn và/hoặc có nhiều kinh nghiệm hơn; kõhai là người vào công ty sau bạn và thường trẻ hơn bạn. Dõkisei/dõki: Trong bối cảnh công việc, những nhân viên bắt đầu cùng một lúc ở cùng một công ty. Torihiki-saki: Những công ty khác nhau làm ăn với công ty của bạn. Đôi khi một công ty như thế còn được gọi là Torihikisaki-san, như thể là một người vậy. Kiểu nhân viên Shain: Nhân viên công ty. Sai-shain: Nhân viên toàn thời gian. Theo truyền thống, địa vị sai-shain ở Nhật nghĩa là “nhân viên trọn đời”. Keiyaku-shain: Nhân viên hợp đồng có thể được xếp vào hạng mục này. Keiyahu-shain được công ty tuyển trực tiếp hoặc được một công ty dịch vụ nhân sự gửi tới. Lương của họ được trả theo giờ và bảo hiểm hay các gói bồi thường của họ khác so với những người làm toàn thời gian. Kenshũ-sei: Thực tập sinh. Trong các tổ chức của Nhật, ngay cả nếu kenshũ-sei được tuyển vào các vị trí toàn thời gian, thì mấy tháng đầu vẫn là “thời gian thử thách”. Vì thế, họ có thể được gọi là kenshũ-sei hoặc shinnyũ-shain / shinjin (nhân viên mới). Arubaito (Albait): Nhân viên bán thời gian. Albait tương tự như keiyaku-shain, vì lương của họ được trả theo giờ. Tuy nhiên, lịch làm việc của albeit kém ổn định hơn và thường ám chỉ một vị trí tạm thời. Các công việc bán thời gian cho sinh viên đại học được xếp vào dạng này. O.L: Nhân viên nữ. Các buổi tiệc nơi làm việc Kangei-kai: Tiệc chào mừng. Sõbetsu-kai: Tiệc chia tay. Bõnen-kai: Tiệc cuối năm. Shinnen-kai: Tiệc năm mới. PHƯƠNG THANH tóm tắt
    • L

      TÌNH HÌNH LOGISTICS THẾ GIỚI : NHỮNG THÁCH THỨC NÀO ĐANG CHỜ ĐỢI
      Vận chuyển hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử • • Linh Trang  

      3
      0
      Votes
      3
      Posts
      6
      Views

      D

      Nhà di động (motorhome) hiện là một xu hướng đang được ưa chuộng trong giới siêu giàu. Những chiếc motorhome được trang bị tiện nghi giống như khách sạn 5 sao thu nhỏ, giúp cho những chuyến đi đường dài thêm thú vị.Motorhome được ví như biệt thự gắn bánh xe. Bên trong motorhome có phòng tắm, nhà bếp và tất cả các tiện nghi tương tự một ngôi nhà. Những chiếc xe nhà di động này sẽ giúp cho hành khách tận hưởng sung sướng, tăng thêm phần hứng khởi cho những chuyến đi du lịch khám phá dài ngày. Nhà di động MOTOR HOME
    • M

      Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế vận chuyển từ nước ngoài đến Việt Nam và giao trả hàng hoá cho người nhận hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam
      Luật Hải quan • thủ tục hải quan vận chuyển nội địa vận tải đa phương thức • • MinhHHH  

      3
      0
      Votes
      3
      Posts
      2
      Views

      M

      Phân biệt rõ thêm Quá Cảnh và Vận chuyển đa phương thức Căn cứ Khoản 14, Điều 4 Luật Hải quan đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 giải thích từ ngữ quá cảnh “Quá cảnh”: “Quá cảnh” là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải từ một nước qua cửa khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đến một nước khác hoặc trở về nước đó. Căn cứ Điều 2 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ giải thích từ ngữ “Vận tải đa phương thức” và “Vận tải đa phương thức quốc tế” : “Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức. “Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại. “Người kinh doanh vận tải đa phương thức” là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức. Theo giải thích từ ngữ nêu trên thì hoạt động quá cảnh là hoạt động chuyển hàng hóa từ một nước qua cửa khẩu vào lãnh thổ Việt Nam. Các loại hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao và hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (nếu điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia không có quy định khác) (Khoản 1, 2, 3 Điều 40 Nghị định 12/2006/NĐ-CP). Còn hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức là hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức. Như vậy, trường hợp Công ty chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nếu có sử dụng phương thức vận tải đa phương thức, ngoài việc có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, cần phải có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Công ty có thể nghiên cứu kỹ các quy định nói trên để thực hiện và liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục để được hướng dẫn chi tiết.
    • N

      Công ty chuyên bán xe tải Dongfeng Hoàng Huy B180 tải 8T15 thùng dài 9.5m
      Mua bán thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị hậu cần kho vận • • namchiemgai15  

      3
      0
      Votes
      3
      Posts
      5
      Views

      D

      xe vận tải nhỏ 1,4 tấn tera 180