Dần dần mọi thứ đều connect với nhau ở một mức độ nào đó ..
An An
@An An
Best posts made by An An
Latest posts made by An An
-
RE: INTERNET OF THINGS CHO CHUỖI CUNG ỨNG TƯƠNG LAI
-
Vận chuyển cross border từ Campuchia và Lào đi Trung Quốc
Dịch vụ vận tải vận chuyển hàng cross border
Nhận vận chuyển các loại hàng hóa đông lạnh bằng container
Vận chuyển và logistics trọn gói
Vận chuyển và khai báo hải quan
Liên hệ
QAlogstics
0906966288#vanchuyenquocte #crossborder
#vanchuyencontainer #vanchuyenCampuchia
#vanchuyenLaosngoài ra chúng tôi vận chuyển hàng hóa đến các cảng biển như Cửa Lò, Vũng Áng, và các cảng biển miền Trung
-
Vận chuyển đường biển từ Trung Quốc về Việt nam
Vận chuyển đường biển chuyên nghiệp
Vận chuyển hàng hóa door to door
Nhận hàng xuất FOB China
LH
QALogistics -
RE: Điều kiện đảm bảo bằng vàng trong thanh toán
Tất cả việc neo tỉ giá hay quy theo một thứ cố định đều có những ưu nhược điểm nhất định
Cần đánh giá hiện trạng thực tế để có thể có đc cách thức phù hợp nhất -
RE: Dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế
Vận chuyển quốc tế ...........................
-
Sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics là gì?
Inbound logistics và outbound logistics là một trong những hoạt động gắn liền với hoạt động sản xuất, các nhà quản trị chuỗi cung ứng. Quản lý dòng hàng hóa từ đầu vào đến đầu ra, có nghĩa là bắt đầu từ quá trình quản lý nguyên vật liệu cho đến việc bán sản phẩm hoàn thiện.
Hiểu được sự khác biệt và mối quan hệ giữa Inbound và Outbound Logistics, để góc góc nhìn tổng quan hơn về một chu trình logistics liền mạch và chặt chẽ. Hiểu được dòng hàng hóa được vận chuyển, lưu trữ, mua bán,.. như thế nào?
Inbound logistics và outbound logistics là gì?
Quy trình Inbound logistics và outbound logistics
Những thuật ngữ này, nhằm phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các bộ phận trong Logistics.1. Inbound logistics (logistics đầu vào) là gì?
Inbound logistics hay logistics đầu vào là các hoạt động quản lý nguồn nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm. Nó bao gồm xử lý vật liệu, vận chuyển, kiểm soát tồn kho,… để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và hoàn thiện hàng hóa.Về cơ bản, inbound logistics đề cập đến hoạt động để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh mà cuối cùng trước khi đem đi tiêu thụ. Inbound logistics là hoạt động vô cùng phức tạp và quan trọng để đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra một cách trơn tru.
Quy trình logistics đầu vào
Các nguồn nguyên vật liệu được lưu trữ trong kho được vận chuyển khi nhận đơn đặt hàng của nhà máy, cơ sở sản xuất. Sau đó, nguyên vật liệu vận chuyển được thực hiện dựa trên khối lượng hàng hóa, kế hoạch sản xuất hoặc mức độ khẩn cấp.Lấy ví dụ một nhà sản xuất xe hơi. Logistics đầu của nhà sản xuất sẽ đòi hỏi phải tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô (kim loại tấm, thủy tinh, dây điện, nhựa, v.v.), cách lưu trữ nguyên liệu để chuẩn bị và trong quá trình lắp ráp và cách quản lý dòng chảy của ô tô sản xuất.
Quản lý hoạt động Inbound logistics gắn liền với just in time!
Tại sao lại như vậy?
Các doanh nghiệp luôn mong muốn nguồn nguyên vật liệu, hàng hóa bán thành phẩm,… luôn đúng số lượng, chất lượng và đúng thời điểm để sản xuất. Một nhà máy có thể bị tạm dừng hoạt động, nếu nguồn cung ứng hàng hóa đầu vào không đạt 3 tiêu chí: số lượng, chất lượng và thời điểm. Khi đó nhà máy hay cơ sở sản xuất sẽ bị tăng chi phí vận hành khi lực lượng lao động không làm gì cả!
2. Outbound logistics (logistics đầu ra) là gì?
Outbound logistics hay logistics đầu ra là các hoạt vận chuyển, lưu trữ và phân phối mang sản phẩm đến với khách hàng.Các doanh nghiệp sản xuất luôn muốn tối ưu được chi phí logistics đầu ra hay chi phí phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, theo xu hướng thuê ngoài (outsourcing logistics) lại giúp các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất, tập trung vào hoàn thiện sản phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số hoạt động như bán hàng, marketing.
Để logistics đầu ra được vận hành trơn tru, các doanh nghiệp phải chọn các kênh phân phối phù hợp, duy trì một hệ thống dự trữ hàng tồn kho hợp lý và tối ưu hóa các tùy chọn giao hàng.
Quy trình logistics đầu ra
Bộ phận bán hàng nhận được một đơn đặt hàng từ khách hàng.
Bộ phận bán hàng kiểm tra hàng tồn kho để đảm bảo họ có thể thực hiện đơn hàng.
Sau đó gửi đơn đặt hàng của khách hàng đến kho để lấy và đóng gói.
Đơn đặt hàng được vận chuyển và một nhân viên kho cập nhật mức tồn kho.
Doanh nghiệp lập hóa đơn cho khách hàng và cuối cùng thu tiền mặt cho đơn đặt hàng.
Kênh phân phối
Thay vì làm việc trực tiếp với người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp sử dụng các kênh phân phối. Các kênh phân phối là các công ty và cá nhân cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho người dùng cuối cùng. Ví dụ, một công ty sản xuất các bữa ăn đóng gói sẵn có thể có nhiều siêu thị và cửa hàng tạp hóa trong các kênh phân phối.Kênh phân phối lưu trữ sản phẩm, quảng bá sản phẩm và sắp xếp để bán. Một phần của logistics đầu ra là chọn các kênh phân phối giúp tối đa hóa doanh thu. Điều này có nghĩa là lựa chọn các nhà phân phối quảng bá sản phẩm phù hợp với thương hiệu, có hệ thống logistics tốt và phục vụ đúng loại khách hàng.
Hệ thống hàng tồn kho
Để làm cho quá trình ra bên ngoài chạy trơn tru, các doanh nghiệp phải có một hệ thống kiểm kê chức năng. Nếu một doanh nghiệp vượt qua hàng tồn kho, các sản phẩm có thể trở nên lỗi thời hoặc lỗi thời. Nếu một doanh nghiệp không dự trữ đủ hàng tồn kho, sẽ có nguy cơ mất khách hàng.Các công ty có thể sử dụng dữ liệu trong lịch sử để dự đoán nhu cầu trong tương lai và giữ liên lạc với các nhà phân phối về nhu cầu trong tương lai. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống kiểm kê “just in time”, để bắt tay vào sản xuất và đặt hàng nguyên vật liệu và cung cấp sản phẩm để giao cho khách hàng.
Tối ưu hóa giao hàng
Một thành phần quan trọng của logistics đầu ra là tối ưu hóa vận chuyển và giao hàng. Hệ thống quét mã vạch và theo dõi hàng tồn kho cho phép doanh nghiệp liên tục cập nhật cho khách hàng về trạng thái của đơn đặt hàng.Doanh nghiệp thường có nhiều lựa chọn vận chuyển để lựa chọn, bao gồm cả cách tự giao sản phẩm.Họ tùy chọn các phương thức vận chuyển có hiệu quả về chi phí, đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển và có thể giao hàng trong khung thời gian quy định.
Sự khác nhau giữa inbound logistics và out bound logistics?
Tiêu chí Logistics đầu vào: quá trình thu mua, vận chuyển và giao nhận hàng hóa, vật liệu, dụng cụ, nguyên liệu,… đến một nhà kho, nhà máy, cửa hàng bán lẻ. Logistics đầu ra: lập kế hoạch, kiểm soát và thực thi việc phân phối hàng hóa hoàn thiện cho người tiêu dùng cuối cùng.
Mối quan hệ Giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp sản xuất. Giữa công ty và khách hàng cuối cùng
Tối ưu Just in time Chi phí
Hoạt động Thu mua, lưu trữ và phân tán Đóng gói và phân phối
Ngoại thương Hoạt động nhập khẩu Hoạt động xuất khẩu
Kết luận, logistics là hoạt động không thể thiếu trong Quản lý chuỗi cung ứng (SCM), việc cung cấp kịp thời hàng hóa và nguyên vật liệu đến đích cuối cùng có ảnh hưởng to lớn đến doanh nghiệp. Vì vậy các quản quản trị luôn mong muốn hàng hóa của mình được cung cấp đúng chất lượng, vào đúng thời điểm, đúng số lượng, đúng địa điểm và giá tốt nhất. -
RE: Phát triển đội tàu vận chuyển container
Hiện tại đội tàu container của Việt nam đạt sản lượng bao nhiêu TEUS vậy?
-
RE: Chuyên tuyến SINGAPORE/ MALAYSIA/ HONG KONG/ MALES/ CHENNAI/ NHAVASHEVA/ BANDAR ABBS
Vận chuyển tuyến gần thì không bị tắc bởi Kênh đào Suez
-
RE: 7 CÁCH ĐƯA CHUỖI CUNG ỨNG CỦA BẠN VÀO NỀN TẢNG CNTT
Công nghệ thông tin dần trở thành cốt lõi hoạt động .
-
Quản lý tồn kho dự phòng trong chuỗi cung ứng phân cấp
Trên lý thuyết, mỗi mắt xích của chuỗi cung ứng đều có một sự phân phối về cung và cầu xác định để qua đó doanh nghiệp có thể thiết lập mức tồn kho dự phòng (safety inventory) cần thiết. Tuy nhiên, đó là một câu chuyện khác trong chuỗi cung ứng đa cấp.
Nhà bán lẻ cần phải nhận thức được nhu cầu thị trường cũng như những biến động của nguồn cung để thiết lập mức tồn kho dự phòng.
Nhà bán lẻ cần phải nhận thức được nhu cầu thị trường cũng như những biến động của nguồn cung để thiết lập mức tồn kho dự phòng.
Có thế lấy ví dụ bằng một chuỗi cung ứng đa cấp cơ bản gồm một nhà cung cấp và một nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ cần phải nhận thức được nhu cầu thị trường cũng như những biến động của nguồn cung để thiết lập mức tồn kho dự phòng. Tuy nhiên, những biến động của nguồn cung lại phải phụ thuộc vào tồn kho dự phòng của nhà cung cấp.Trong trường hợp đó, nếu nhà cung cấp có đủ hàng tồn kho khi nhà bán lẻ đặt hàng, thời gian giao hàng sẽ tương đối ngắn và ngược lại. Do vậy, việc nhà cung cấp tăng mức tồn kho dự phòng của chính mình có thể giúp giảm mức tồn kho dự phòng của nhà bán lẻ. Tóm lại, có thể nói mức tồn kho dự phòng ở mỗi mắt xích của chuỗi cung ứng đa cấp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tồn kho bậc thang
Đến đây, một khái niệm mới có tên “tồn kho bậc thang” xuất hiện – đó chính là tổng lượng hàng tồn kho từ một mắt xích bất kì đến mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Tồn kho bậc thang của một nhà bán lẻ là lượng hàng lưu kho hoặc lượng hàng cung ứng đang đang được vận chuyển.
Trong khi đó, tồn kho bậc thang của một nhà phân phối lại bao gồm tất cả lượng tồn kho của các nhà bán lẻ được cung ứng bởi nhà phân phối đó.
Trong chuỗi cung ứng đa cấp, điểm đặt hàng lại (reorder point) hoặc mức tồn kho cần đảm bảo (order-up-to level) tại mọi mắt xích của chuỗi cung ứng đều cần được thiết lập dựa trên tồn kho bậc thang chứ không phải theo tồn kho riêng của mắt xích đó. Do vậy, nhà phân phối nên quyết định mức tồn kho dự phòng dựa trên mức tồn kho dự phòng của tất cả nhà bán lẻ mà nhà phân phối đó cung ứng.
Điều kiện cần để đưa ra quyết định lượng tồn kho
Nếu tất cả bộ phận của một chuỗi cung ứng đều muốn quản lý tốt lượng tồn kho bậc thang của mình, việc phân chia lượng tồn kho cho mỗi bộ phận là điều rất quan trọng. Phân chia tồn kho ngược chiều chuỗi cung ứng (trong đó bộ phận xa khách hàng nhất sẽ được lưu kho nhiều nhất) giúp giảm thiểu lượng tồn kho ở mỗi giai đoạn.Bộ phận kho xa khách hàng nhất sẽ được có tồn kho cao nhất.
Tuy nhiên, việc phân chia như vậy làm tăng khả năng có một khách hàng phải chờ đợi chỉ vì mắt xích gần nhất trong chuỗi cung ứng – có thể là một nhà bán lẻ – không thể cung cấp sản phẩm theo yêu cầu.Do đó, trong chuỗi cung ứng đa cấp, mỗi quyết định đưa ra cần phải được dựa trên lượng tồn kho dự phòng của các bộ phận khác nhau. Nếu chi phí lưu kho cao và khách hàng có thể chấp nhận trì hoãn giao hàng, lượng lưu kho dự phòng nên được phân chia ngược chiều chuỗi cung ứng để tận dụng lợi ích của việc lưu kho kết hợp.
Ngược lại, nếu chi phí lưu kho rẻ và khách hàng thường thiếu kiên nhẫn, doanh nghiệp nên lựa chọn phương án phân chia tồn kho dự phòng xuôi chiều chuỗi cung ứng, tức là mắt xích gần khách hàng nhất sẽ có lượng lưu kho cao nhất.
Biên tập: Quang Nghĩa