Rủi ro trong bảo hiểm vận tải quốc tế (Phần II)



  • B. NHÓM CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT (EXTRANEOUS RISKS)
    Đơn bảo hiểm đơn thuần chỉ bảo hiểm những rủi ro đường biển(Marine Risks), chủ yếu là những rủi ro có tính chất nghiêm trọng như: tàu bị chìm đắm, măc cạn, đâm va, cháy tàu,... như đã trình bày ở trên. Song hàng hóa vận chuyển bằng đường biển còn dễ bị những loại rủi ro khác tùy theo từng bản chất mặt hàng, từng phương thức đóng vải (Means of Packing), phương tiện vận chuyển ...Do đó, bảo hiểm heo điều kiện miễn tổn thất riêng (FPA) hay “có tổn thất riêng” (WA) đều không đủ để đảm bảo tất cả các loại tổn thất có thể xảy ta đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển bình thường. Để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm thỏa thuận bảo hiểm thêm một số những rủi ro đặc biệt trên cơ sở phải có bảo hiểm theo rủi ro đường biển, mở rộng thêm những rủi ro đặc biệt (Marine Risks + Extraneous Risks).

    Hàng tổn hại do mưa và nước ngọt (Rain Fresh Water Damage –
    R.F.W.A).
    Không giao hàng (Non delivery – ND).
    Mất cắp, mất trộm hoặc không giao hàng ( Thief, Piferage and Non Delivery – TPND).
    Rò chảy hoặc giao thiếu hàng (Leakage, Shortage –bL’kge,L’tge)
    Đổ vỡ, cong, bẹp ( Breakage, Bending, Denting – B’kge, B.D)
    Tổn hại do móc ( Hook & Contamination – H.D).
    tổn hại do cọ xát hoặc làm xước
    Tổn hại do dầu mỡ.
    Tổn hại do tiếp xúc với dầu hoặc hàng khác (C.O.O.C – Contact With Other Cargo).
    Tổn hại do axit
    Tổn hại do chuột bọ (R.V).
    Tổn hại do nấm mốc
    Tổn hại do rỉ sét (Rusting).
    Tổn hại do đổ mồ hôi, hấp hơi hầm tàu ( Sweating and Heating – S.H).
    Tự bốc cháy
    Nhiễm bẩn
    Trong những rủi ro đặc biệt trên, những rủi ro tường xuyên xảy ra nhất là:
    R.F.W.D: Rain Fresh Water Damage
    R.F.S.W.D: Rain fresh sea water damage
    S.H: Sweat Heating.
    H&C: Hook & Contamination
    T.P.N.D: Thief, Pilferage,Non Dilivery
    B&C: bending and contact
    Shortage.
    Chúng ta có thể nghiên cứu cụ hteer những rủi ro này như sau:
    Mất cắp, mất trộm hoặc không giao hàng (T.P.N.D)

    Mất cắp ( Thief); mất trộm (Pilferage): trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa,lúc đầu chỉ có chữ trộm cắp, chữ này không bao gồm những hành động ăn cắp có tính chất bí mật hoặc do thủy thủ hoặc hành khách trên tàu ăn cắp. Nó phải là hành động dùng bạo lực chứ không phải là những sự ăn cắp thông thường. Nhưng trong thực tế ở nhiều dịa phương, việc ăn cắp theo ý nghĩa thông thường đã trở thành phổ biến vì tổn thất do ăn cắp gây ra đã lên đến một tỷ lệ đáng kể. Do đó bảo hiểm đã dần để ý đến những yêu cầu này và mở rộng thêm trong những rủi ro đặc biệt (Extraneous Risks).
    Mất cắp mất trộm có ý chỉ sự mất cắp nguyên kiện hàng hoặc hàng hóa bên trong bao bì. Nó là một hành động ăn cắp có tính chất bí mật. Những bảo hiểm này có thể thỏa thuận bằng cáchthoar thuận ghi rõ từng rủi ro cụ thể thêm vào các điều kiện bảo hiểm WA hoặc FPA hoặc điều kiện ICC(C), ICC(B). Rủi ro này được bảo hiểm sẵn trong các điều kiện AR và ICC(A).
    Do đó khi mua bảo hiểm theo hai điều kiện này không cần thỏa thuận thêm, người được bảo hiểm vẫn được bồi thường tỏn thất nếu rủi ro mất cắp trộm xảy ra.

    Không giao hàng (Non – delivery): rủi ro này có nghĩa là nguyên một kiện hàng sẽ không được giao tại cảng đến và không có dẫn chúng về nguyên nhân tổn thất. Ta có thể gọi việc giao thiếu nguyên boa nguyên kiện là không giao hàng nghĩa đều như nhau.
    Thông thường việc giao thiếu nguyên bao, nguyên kiện hoặc khong giao hàng là do mất cắp, mất trộm gây ra. Đôi khi lại do những nguyên nhân khác: có thể là kiểm nhầm, đếm nhầm khi giao khi xếp làm cho khối lượng thực tế không khớp với những số liệu ghi trên tài liệu. Vì vậy vấn đề chính là phải có đủ giấy tờ chứng minh hàng thiếu đóthuwcj tế đã được xếp lên tàu hay không. Và trên cơ sở đó bảo hiểm mới xét bồi thường, vì trong những trường hợp này khuyết điểm có thẻ do người vận tải, có thể do người xếp hàng. Song về mặt pháp lý, khi tàu giao thiếu nguyên bao nguyên kiện trong mọi trường hợp người vận chuyển phải chịu trách nhiệm.

    Giao thiếu hàng (Shortage): giao thiếu hàng ngụ ý là một phần hàng đựng trong một điều kiện nào đó hay trong một bao nào đó hoặc một khối lượng hàng rời nào đó không được giao đầy đủ tại cảng đến.
    Cũng giống như trường hợp không giao hàng, nguyên nhân của nguyên nhân này thường là do mất cắp hoặc mất trộm. Ngoài ra việc thiếu hàng còn do dự cân đong không chính xác giữa khối lượng hàng khi xếp lên tàu và khi dỡ hàng khỏi tàu. Đó là sự thiếu hụt trọng lượng. Đối với những trường hợp này bỏ hiểm thường phân biệt những rủi ro, những nguyên nhân khách quan để quy trách nhiệm ai là người gây ra: do tàu hay là do người gửi hàng.
    Trường hợp này thì bảo hiểm không bồi thường.

    Trong kinh doanh, có những loại hàng hóa thường bị hao hụt trọng lựng tự nhiên, chẳng hạn như chất lỏng bị bốc hơi hoặc chất bột bị hao hụt trong quá trình vận chuyển. Những mất mát loại này bảo hiểm không chịu trách nhiệm nếu bao bì hàng hóa vẫn còn nguyên vẹn. Trừ khi bao bì bể, rách vỡ do nguyên nhân khách quan có tác động từ bên ngoài gây ra bảo hiểm mới bồi thường. Nếu nguyên nhân rách vỡ do bao bì không bền, không đáp ứng yêu cầu theo tập quán thương mại, không đủ sức chịu đựng trong quá trình vận chuyển thì nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm dù người được bảo hiểm có tham gia bảo hiểm theo điều kiện AR hoặc ICC(A).
    Đối với hàng chuyên chở rời không bao bì thì thường không tham gia bảo hiểm theo điều kiện AR, chỉ bảo hiểm hteo điều kiện FPA( như phân, than....) Để tránh bị tổn thất do hao hụt tự nhiên người ta thườngbaor hiểm rủi ro cụ thể đối với từng mặt hàng khác nhau theo một tỷ lệ phần trăm nào đó

    Hàng bị nóng ẩm (Sweating and/or heating): là chỉ tổn thất của hàng hóa do khí hậu thay đổi đột ngột hoặc thiết bị thông gió thông gió trên tàu mất tác dụng, làm cho hơi nước trong khoang tàu đọng lại, dẫn đên hàng hóa bị ẩm, bị nóng.
    Tất cả những rủi ro này đòi hỏi cho chủ hàng phải chứng minh cho người bảo hiểm thấy là đã hàng đã tổn thất từ nguyên nhân bên ngoài gây ra (External Cáue). Có nghĩa là khi chủ hàng nghi có tổn thất do bên ngoài gây ra phải lập tức yêu cầu người bảo hiểm hay có quan giám đnhj tiến hành giam định hàng hóa của mình, và chỉ ki nào chủ hàng được cáp biên bản giám định, lúc đó người bảo hiểm căn cứ vào đó mà bồi thường.
    Tất cả những rủi ro đặc biệt này được bảo hiểm trong điều kiện AR. Điều khoản này có phạm vi bảo hiểm đầy đủ nhất (Marine Risks + Extraneous Risks). Và trong điều kiện ICC(A) toàn bộ điều khoản bảo hiểm mới 1982, tất cả rủi ro đặc biệt này đều cũng bảo hiểm.Tuy nhiên khi mua các điều kiện bảo hiểm khác nhau như: FPA,WA. ICC(B), ICC(C) người mua có thể mua kèm theo các điều kiện rủi ro đặc biệt này và tùy theo các loại hàng hóa được bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ tính thêm một tỷ lệ nhất định.
    Rủi ro đình công, chiến tranh, bạo động, nổi loạn (War and Strikes Riots Civil Commotions Risks – W & CC Risks) : đơn bảo hiểm hàng hải cũng như các điều khoản bảo hiểm FPA, WA, & AR cũng như bộ các điều khoản bảo hiểm ICC 1982 đều loại trừ các rủi ro chiến tranh(War), đình công(Strikes), bạo động,(Riots), nổi loạn(Civil Commotion). Nhưng nếu có yêu cầu của người bảo hiểm về rủi ro này, người bảo hiểm sẽ áp dụng những điều khoản riêng kèm theo đơn bảo hiểm và thu thêm phụ phí bảo hiểm (Additional Premium). Những điều khoản riêng này là: điều khoản chiến tranh(Institute War clause), điều khoản đình công, nổi loạn và bạo động (Institute Strikes Riots and Civil Commotions Clause)

    Rủi ro chiến tranh (War Risks): thuật ngữ rủi ro chiến tranh có nghĩa rộng, nó bao gồm không phải những cuộc chiến tranh thông thường giữa các nước mà bao gồm cả các cuộc bạo động hoặc khởi nghĩa có tính chất cách mạng trong một nước. Theo điều khoản chiến tranh thì bảo hiểm sẽ bồi thường cho những tổn thất hàng hóa do:

    Những hành động thù địch
    Hoạt động có tính chất chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa.
    Xung đột dân sự
    Mìn, thủy lôi, bom hoặc những phương tiện chiến tranh khác.
    Những rủi ro như bắt giữ, chiếm đoạt, tịch thu, câu thúc , câu lưu.
    Hậu quả những hành động thù địch có tính chất chiến tranh xảy ra trước hoặc sau khi tuyên chiến.
    Bảo hiểm rủi ro chiến tranh được áp dụng từ lúc hàng háo được bảo hiểm được xếp lên tàu ở cảng xếp và kết thúc khi dỡ hàng xuống tàu tại cảng dỡ hàng. Nếu có chậm trễ htif khi dỡ hàng xuống, bảo hiểm sẽ kết ngay khi hết hạn 15 ngày tính từ nửa đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng. Hơn nữa, đơn bảo hiểm còn bảo hiểm rủi ro chiến tranh lâu tới 15 ngày trong khi hàng được chuyển tải hoặc chờ đợi được chuyển tải sang tàu biển thứ hai.
    Đối với rủi ro do mìn, hàng hóa được bảo hiểm trong khi vận chuyển bằng thuyền bè hoặc sà lan ở cảng xếp hàng hoặc dỡ hàng.
    Rủi ro đình công, nổi loạn và bạo động: theo điều khoản này, bỏa hiểm chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất với hàng hóa không trực tiếp gay ra tổn thất gây ra do những người đình công, công nhân bế xưởng hoặc do bất cứ người nào tham gia vào việc làm xáo trộn lao động, bạo động hoặc nổi loạn mà còn do bất cứ người nào có hành động ác ý.
    Tuy nhiên, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường các chi phí vì chậm trễ do đình công, bạo động hoặc nổi loạn. Thời gian bảo hiểm do rủi ro đình công , bạo động nổi loạn hoàn toàn giống như thời gian bảo hiểm rủi ro hàng hải. Nghia là trách nhiệm của bảo hiểm là từ kho đến kho ( từ lúc hàng rời kho của người bán và kết thúc lúc giao hàng vào kho cuối cùng ở cảng đích). Thời gian bảo hiểm có hiệu lực là 60 ngày, thời điểm nào kết thúc trước thì trách nhiệm bảo hiểm sẽ kết thúc vào thời gian đó
    C. NHÓM RỦI RO LOẠI TRỪ
    · Các rủi ro loại trừ trong đơn bảo hiểm
    Rủi ro do chiến tranh
    Rủi ro do đình công, nổi loạn, bạo động
    Hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của phóng xạ hay nhiễu phóng xạ phát sinh từ vụ nổ nguyên tử hoặc việc dùng năng lượng nguyên tử hoặc chất liệu phóng xạ hạt nhân.
    Hư hỏng tự phát sinh, tự bốc cháy, hao hụt tự nhiên hoặc do đặc tính tự nhiên của hàng hóa được bảo hiểm.
    Đây là những rủi ro không được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm, nếu muốn bảo hiểm luôn cả những rủi ro này thì người bảo hiểm và người mua bảo hiểm có tể thỏa thuận thêm. Đối với hai rủi ro chiến tranh và đình công, bạo động, nổi loạn nếu muốn được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải mua riêng.
    · Các rủi ro loại trừ tuyệt đối
    Trong mọi trường hợp người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với những mất máthư hỏng hay chi phí do các nguyên nhân sau:

    Do việc làm sai trái cố ý của người được bảo hiểm: quy định được nhấn mạnh trong điều luật bảo hiểm hàng hải(Marine insuarance Acts – MIA) 1906. Cần nhận định rằng dù tổn thất hay chi phí gây ra bởi rủi ro được bảo hiểm cũng bị loại trừ nếu được quy cho là do sai trái cố ý của người được bảo hiểm. Tuy nhiên trừ khi đơn bảo hiểm có quy định khác, người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất trực tiếp gây ra bởi một hiểm họa được bảo hiểm và cho dù tổn thất đã có thể đã không xảy ra nếu không có hành động sai trái hay bất cẩn của thuyền trưởng hay của thủy thủ đoàn.

    Do chậm trễ hay thị trường xuống giá hoặc mất thị trường: người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho bất cứ tổn thất nào trực tiếp gây ra bởi sự chậm trễ, cho dù chậm trễ là một hiểm họa được bảo hiểm gây ra. Như vậy, nếu tàu chậm trễ vì đâm va hay mắc cạn... và chậm trễ này gây hư hỏng cho hàng hóa thì không thể đòi bồi thường theo đơn bảo hiểm trên cơ sở hư hỏng được hợp lý quy cho là đâm va hay mắc cạn.
    Để hiểu rõ hơn ta xét ví dụ:trong một chuyến hành trình tàu bị mắc cạn. Rủi ro măc cạn này không làm hàng hóa bị tổn thất, nhưng do việc mắc cạn này làm cho tàu về đến cảng đến chậm trễ một thời gian, do đó hàng hóa bị biến chất( chẳng hạn như hàng thực phẩm tươi sống bị hư thối). Trong trường hợp này người bảo hiểm không chịu trách nhiêmj bồi thường vì đây là rủi ro do chậm trễ gây ra. Nhưng nếu tàu bị mắc cạn và rủi ro này làm tổn thất hàng hóa 30%, tổn thất hàng hóa do tàu về trễ là 10% thì người bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường 30% rủi ro mắc cạn, còn 10% do chậm trễ người mua bảo hiểm phải tự chịu.
    Bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những rủi ro do thị trường xuống giá hoặc mất thị trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với hàng hóa là sản phẩm mới, sản phẩm cạnh tranh cần chiếm lĩnh thị trường.... Ví dụ như vào mùa nóng thị trường quạt máy, máy lanhj đang hút hàng do đó người kinh doanh lên kế hoạch nhập hàng về vào đầu mùa nắng nhưng vi lý do nào đó tàu chở hàng về chậm trễ vào cuối mùa nắng, làm cho sản phẩm bán không chạy và bị xuống giá, tổn thất này người bảo hiểm không chịu trách nhiệm.

    Do bao bì không đúng quy cách hoặc việc vận chuyển hàng hóa được bảo hiểm không đầy đủ, không thích hợp, nếu chứng minh được tổn thất, tổn hại hay chi phí thật sự do bao bì không thích hợp thì tổn thất này người bảo hiểm không bồi thường. Tuy nhiên nếu đơn bảo hiểm quy định bảo đảm bao bì đóng gói (Covers The Packing) thì bảo hiểm sẽ bồi thường phần bao bì bị tổn hại, nếu hàng hóa được bảo hiểm sẽ bồi thường phần bao bì bị tổn hại, nếu hàng hóa được bảo hiểm bởi tổn hại do một hiểm họa được bảo hiểm gây ra. Trong trường hợp này thông thường người ta áp dụng một tỷ lệ giảm giá trị cho toàn bộ lô hàng hóa mà không nói tới bao bì (Without Special Regard to The Packing).

    Do vi phạm nguyên tắc xuất nhập khẩu hoặc chuyển khẩu hoặc hàng hóa không đủ giấy tờ xuất nhập khẩu.

    Do chủ tàu, người quản lý, người thuê hay người điều hành tàu không trả được nợ hoặc thiếu vốn về tài chính gây ra. Loại trừ bảo hiểm rủi ro này là nhằm ngăn cản người được bảo hiểm giao hàng cho tàu mà người điều hành bị khó khăn về tài chín. Rủi ro loại trừ này có thể áp dụng cho mọi tổn thất của hàng hóa hay các chi phí mà người bảo hiểm phải gánh chịu mà nguyên nhân phát sinh từ việc bất lực tài chính của người chuyên chở. Như vậy nếu người chuyênn chở không thể tiếp tục hoàn thành chuyến hành trình và dỡ hàng ở cảng dọc đường, người bảo hiểm không có trách nhiệm về mọi tổn thất gây ra về việc dỡ hàng này hay việc bốc lại lên một tàu khác, hoặc gửi về chi phí gửi hàng tiếp ( cần chú ý “ chi phí gửi hàng tiếp” – Forwarding Expenses) được bảo hiểm bồi thườngdo phải dỡ hàng xuống tại một cảng dọc đường ( cảng lánh nạn) vì một hiểm họa được bảo hiểm mà bảo hiểm này không bao gồm sự bất lực tài chính của người chuyên chở).

    “Thiếu vốn tài chính” (Financial Default) có thể là trường hợp người chuyên chở dùng hàng hóa làm đảm bảo cho các trách nhiệm tài chính chưa hoàn trả (Outstanding F inincial Liabilities), để hàng hóa lại cảng dọc đường để giải tỏa tàu khỏi trách nhiệm về cảng phí. Người chuyên chở dự kiến sẽ quay lại trả cảng phí để lấy hàng hóa đem giao nhưng nếu tàu bị chìm đắm hoặc cháy trong trường hợp đó, người được bảo hiểm có thể mât hàng hóa mà không được bồi thường theo đơn bảo hiểm của mình.

    Do tàu đi lệch hướng bất hợp lý: bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường trong moi j trường hợp không chứng minh được lý do tàu đi chệch hướng là hợp lý. Các trường hợp tàu đi chệch hướng hợp lý là trường hợp chệch hướng vì lý do nhân đạo. Ví dụ như đi chệch hướng để cứu vớt sinh mạng, trơJ giúp một tàu khác đang bị lâm nguy mà sinh mạng con người có thể bị nguy hiểm hoặc hành động này có thể là cần thiết hợp lý để có được sự trợ giúp về thầy thuốc cho người nào đó trên tàu hay vì sự an toàn chung của tàu (ví dụ trên đường cập cảng nhưng cảng này bị dịch nên thuyền trưởng có quyền không ghé vào mà đi lệch hướng ghé vào cảng khác...) thì được coi là chệch hướng hợp lý và được miễn trừ.

    Bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất là nội tỳ, ẩn tỳ hay tổn thất là do bản thân tính chất hàng hóa gây ra, như vậy nếu hàng hóa bị nứt, tỳ vết... do lỗi kỹ thuật hoặc lỗi chế tạo không thuộc phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm. Hàng hóa dễ bị hư hỏng (Perishable Goods) hay bị tổn thất vì nội tỳ, do hàng hóa giao chậm ( ví dụ hàng hoa quả), hư hại này không được bảo hiểm bồi thường.
    Nếu hỏa hoạn là do hàng hóa bị bốc cháy gây ra thì tổn thất này không được bồi thường. Tuy nhiên cần chú ý nếu trường hợp hàng hóa được bảo hiểm chất cạnh hàng hóa dễ bốc cháy và hỏa hoạn xảy ra do hàng hóa dễ bốc cháy gây ra làm cho hàng hóa được bảo hiểm bị tổn thất này được bảo hiểm bồi thường.
    Hàng hóa bi hư hỏng, biến chất sau một thời gian nào đó một cách tự nhiên do bản thân tính chất của hàng hóa, không do một hiểm họa nào, cũng không do một sự chậm trễ gây nên thì không được bao hiểm. Ví dụ hoa quả khi bắt đầu hành trình còn tươi tốt nhưng khi kết thúc hành trình thì bị hư thối. Tổn thất này không được bồi thường ( đây có thể là lỗi của người bán giao hàng không tốt, hàng đã hết thời hạn sử dụng hoặc do hai bên mua bán không tính toán kỹ thời hạn vận chuyển hàng).

    Bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường do rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường của đối tượng bảo hiểm. Loại trừ này áp dụng cho sự bốc hơi ( Evaporation) là nguyên nhân tự nhiên của tổ thất hàng hóa lỏng. Ví dụ thất thoát số lượng dầu, hao hụt hàng hạt....thông thường có một miễn giải thỏa thuận (An Agreed Alloowance) được khấu trừ trên số tổn thất bộ phận đối với các hàng hóa này.

    Tàu không có khả năng đi biển: trong mọi đơn bảo hiểm hành trình (đơn bảo hiểm hàng hóa) đều có một đoạn kết mặc nhiên (An Implied Warranty) là tàu phải có khả năng đi biển. Điều này áp dụng cho mọi tổn thất, chứ không chỉ trên những tổn thất liên quan đến khả năng không thể đi biển của tàu. Do đó nếu đoạn kết bị vi phạm, tức la tàu không có khả năng đii biển hay không thích hợp để chuyên chở hàng hóa thì có các cách giải quyết như sau:

    Nếu người được bảo hiểm biết tàu không đủ khả năng đi biển vào lúc xếp hàng nhưng vẫn cho tàu chạy thì bảo hiểm không chiu trách nhiệm bồi thường cho bất cứ tổn thất, tổn hại hay chi phí nào, cho dù tổn thất có liên quan đến điều kiện của tàu hay không.

    Nếu người được bảo hiểm biết được tàu không đủ khả năng đi biển và không đồng ý việc chuyên chở ấy thì hai bên ( người được bảo hiểm và người bảo hiểm) có thể thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.

    Nếu người được bảo hiểm không biết sự việc này trước khi tàu chạy và nếu có rủi ro xảy ra, người bảo hiểm vẫn có trách nhiệm nhưng người bảo hiểm sẽ không đủ khả năng đi biển hay không thích hợp để chở hàng.

    Cần chú ý rằng bất cứ lúc nào trong chuyến hành trình, nếu ngườu bảo hiểm nhận được tin tàu không đủ khả năng đi biển thì người bảo hiemr đều có quyền gửi đơn yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cho người được bảoo hiểm.

    Tóm lại, bảo hiểm là một ngành kinh doanh rủi ro. Đó là những rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên, không ai có thể lường trước được. Do đó mọi rủi ro do sự xếp đặt của người được bảo hiểm hoặc được người được bảo hiểm biết trước hoặc hiển nhiên xảy ra thì đều bị loại trừ tuyệt đối. Và người bảoo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường cho tổn thất, hay tổn hại hay chi phí nào phát sinh từ những rủi ro đó.


Hãy đăng nhập để trả lời