Tập quán thương mại là gì?



  • Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Có rất nhiều loại tập quán thương mại được áp dụng trên thế giới và từng vùng địa lý.
    Trong buôn bán quốc tế, tập quán thương mại có tác dụng không những giải thích những điều khoản của hợp đồng, mà còn hướng dẫn việc thực hiện các hợp đồng đó và bổ sung cho hợp đồng những điều khoản mà các bên chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể. Tập quán thương mại có thể là tập quán ngành (của một ngành cụ thể), tập quán địa phương, tập quán chung của cả nước hay tập quán quốc tế.
    Nguyên tắc chung của việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế là việc các bên (trong hợp đồng thương mại quốc tế) thỏa thuận về việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế. Hiện nay, một số tập quán thương mại thường được sử dụng trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và các nước là: tập quán thương mại trong giao hàng (Incoterm), thanh toán (UCP 500), ngoài ra còn có các tập quán trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế, bảo hiểm, ...
    Việt Nam có tập quán mua CIF bán FOB
    Do đó trong hợp đồng với quốc tế thì phân tích rủi ro thấy có lợi cho DN nhưng không hoàn toàn lợi cho nền kin


Hãy đăng nhập để trả lời