Skip to content
  • Thông báo của Mạng xã hội loggistics và chuỗi cung ứng

    0 0
    0 Topics
    0 Posts
    No new posts.
  • Tin hot, link hay, bài viết hấp dẫn

    4 4
    4 Topics
    4 Posts
    Q
    Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành 90 ngày nhưng chỉ với một số nước "không trả đũa", còn Trung Quốc bị tăng thuế lên 125%. Ông Trump phát đi thông báo này trưa 9/4 (giờ Mỹ), tức khoảng nửa ngày sau khi thuế đối ứng mà ông khởi xướng áp với 180 đối tác thương mại có hiệu lực và sau khoảng 6 giờ Trung Quốc thông báo áp thuế với hàng hóa Mỹ lên 84% để đáp trả. Trong bài đăng trên mạng xã hội Truth, Tổng thống Mỹ tuyên bố nâng mức thuế quan với Trung Quốc lên 125% ngay lập tức bởi "sự thiếu tôn trọng của nước này với thị trường toàn cầu". Ở chiều ngược lại, Tổng thống Mỹ cũng thông báo hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày và giảm mức thuế này xuống 10% với các nền kinh tế khác. Ông ra quyết định này bởi hơn 75 quốc gia đã liên lạc với giới chức Mỹ để đàm phán thỏa thuận thương mại. "Những quốc gia này đã không trả đũa, đúng với đề nghị của tôi", ông Trump viết. Theo NBC News, Nhà Trắng nói sẽ không công bố danh sách các quốc gia đã liên hệ đàm phán về thuế quan. Chưa đầy một giờ sau, Tổng thống Donald Trump cũng xuất hiện trước Nhà Trắng để giải thích với báo chí việc hoãn áp thuế. Khi được hỏi về việc kêu gọi sự bình tĩnh vào buổi sáng rồi hoãn thuế chỉ vài tiếng sau đó, ông nói nghĩ rằng "mọi người đã phản ứng quá đà". "Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc, nhưng chúng tôi cảm nhận được tinh thần hợp tác rất lớn từ các nước, trong đó có Trung Quốc. Họ muốn đạt được một thỏa thuận, nhưng chỉ là chưa biết bắt đầu từ đâu", Trump chia sẻ. Một phóng viên hỏi, trong 90 ngày tới, liệu ông Trump có cân nhắc miễn trừ thuế cho các công ty Mỹ, nhất là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề vài ngày qua. Tổng thống Mỹ nói "sẽ xem xét", "có thể linh hoạt". Ông nhận định một số thực sự bị ảnh hưởng nặng mà không phải do lỗi của họ, mà bởi hoạt động trong các lĩnh vực bị tác động mạnh hơn. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cũng đăng trên mạng xã hội rằng ông cùng Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent chứng kiến Tổng thống Trump viết bài đăng trên Truth. Lutnick gọi đây là một trong những bài đăng đặc biệt nhất trong nhiệm kỳ của ông Trump. Trong khi đó, Bộ trưởng Bessent cho biết việc hoãn thuế này không phải bởi phản ứng của thị trường. Nói với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng, Bộ trưởng Tài chính giải thích động thái này sẽ giúp có thêm thời gian đàm phán và dự đoán thêm nhiều nước liên hệ với Mỹ. Bessent nói thêm ông Trump muốn trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán thuế quan. "Mỗi cuộc sẽ diễn ra riêng biệt, được thiết kế cho từng quốc gia", Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho hay [image: 1744253567037-image_20250410094842.jpg]
  • Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật liên quan logistics và chuỗi cung ứng Việt nam

    19 21
    19 Topics
    21 Posts
    R
    Thị trường vận tải đang chao đảo trước nguy cơ sụt giảm nhu cầu do tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ, với dữ liệu cho thấy lượng đơn đặt hàng vận chuyển sụt giảm mạnh và vận tải biển đối mặt với tình trạng hủy chuyến hàng loạt. Cho đến vài ngày gần đây, bất chấp những biến động trong chính sách thương mại và thị trường tài chính, dữ liệu từ SONAR vẫn chưa ghi nhận nhiều thay đổi trong nhu cầu vận chuyển – được đo lường qua khối lượng đơn hàng (tender volume). Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi. Trong những ngày gần đây, số lượng đơn đặt hàng điện tử từ các chủ hàng gửi đến các đơn vị vận tải đã giảm mạnh, không còn duy trì mức tương đương so với hai năm trước (khối lượng năm 2023 thể hiện bằng đường màu đỏ trong biểu đồ). Hiện tại, khối lượng đơn hàng đã giảm 14,9% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,6% so với cùng kỳ hai năm trước. Phân tích sâu theo loại rơ-moóc cho thấy phân khúc xe tải hàng khô (dry van) chịu tác động nặng nề nhất với mức giảm 17,6% so với năm ngoái, trong khi phân khúc xe tải hàng lạnh (reefer) – vốn ít chịu ảnh hưởng theo chu kỳ – chỉ giảm 2%. Thị trường vận tải biển biến động Tuần qua, dữ liệu thị trường vận tải biển trở thành tâm điểm trên các phương tiện truyền thông chuyên ngành cũng như trong các câu hỏi từ khách hàng của SONAR. Rõ ràng, số lượng đặt chỗ vận chuyển từ Trung Quốc sang Mỹ đang giảm, dù các nguồn dữ liệu khác nhau ghi nhận mức sụt giảm ở các ngưỡng khác nhau. SONAR cho thấy số lượng đặt chỗ giảm 25%, trong khi một nguồn dữ liệu khác ghi nhận mức giảm hơn 60% chỉ trong một tuần – từ tuần cuối tháng 3 sang tuần đầu tháng 4. Một báo cáo nghiên cứu từ Wall Street dẫn lời cảng Los Angeles cho biết họ dự kiến sản lượng hàng hóa qua cảng vào tháng 5 sẽ giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, phần lớn do 20% chuyến tàu bị hủy (blank sailing). Xu hướng giá cước vận tải biển năm nay nhìn chung là giảm. Tuy nhiên, dữ liệu của SONAR cho thấy giá cước spot đang tăng trở lại trên một số tuyến. Ví dụ, giá cước từ Việt Nam đến cảng Los Angeles đã tăng khoảng 18% so với tháng trước. Giá cũng tăng trên tuyến Viễn Đông – Bắc Âu, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn tại các cảng ở Hà Lan. Sau khi Mỹ công bố gia hạn 90 ngày đối với các loại thuế áp lên những quốc gia ngoài Trung Quốc, lượng đặt chỗ vận chuyển bằng đường biển từ các quốc gia châu Á khác đã tăng trở lại – được cho là nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng gần đây của giá cước giao ngay. Xu hướng này có thể kéo dài đến tháng 7, sau đó nhu cầu có thể sụt giảm và giá cước sẽ lao dốc. Chuyên gia chuỗi cung ứng của Đại học Syracuse chia sẻ trên chương trình The Stockout Trong chương trình The Stockout phát sóng vào thứ Hai, Grace Sharkey và tôi đã bàn luận về ảnh hưởng của thuế quan đối với thị trường vận tải và phỏng vấn ông Patrick Penfield – giáo sư chuỗi cung ứng tại Đại học Syracuse. Ông Penfield chỉ ra rằng việc thay đổi thiết kế sản phẩm có thể giúp các chủ hàng phân loại hàng hóa theo cách khác nhằm tránh thuế. Ai có thể ngờ rằng chỉ cần thay đổi vị trí túi áo trên một món quần áo cũng có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản thuế đáng kể? Một chủ đề nổi bật trong các bản tin về thuế gần đây là khả năng thích ứng cao hơn của các nhà xuất khẩu lớn so với doanh nghiệp nhỏ. Các “ông lớn” thương mại điện tử như Shein và Temu đã bắt đầu chuyển đổi mô hình từ sản xuất theo đơn đặt hàng sang mô hình hoàn tất đơn hàng nội địa nhằm thích ứng với việc miễn trừ thuế de minimis sẽ bị hủy bỏ từ ngày 2/5 đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Gene Seroka – Giám đốc điều hành cảng Los Angeles – cho rằng chính các nhà bán lẻ quy mô lớn mới là nhóm có khả năng chủ động nhập hàng sớm để tránh thuế. Ryan Petersen – CEO của Flexport – tin rằng việc chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam chỉ khả thi với các nhà xuất khẩu đủ lớn để đảm bảo sản lượng phù hợp. Chính vì thiếu tính linh hoạt, các doanh nghiệp nhỏ có thể sẽ là nhóm chịu ảnh hưởng tiêu cực nặng nề nhất bởi các chính sách thuế quan áp dụng đột ngột và nghiêm ngặt. Do đó, có thể lập luận rằng chính sách thương mại hiện tại của chính quyền Trump đang đi ngược lại với mục tiêu bảo vệ việc làm trong nước.
  • Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng update

    20 20
    20 Topics
    20 Posts
    R
    Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Nộp khi làm thủ tục hải quan. (Lưu ý : Nếu nhập hàng từ Trung Quốc và có C/O form E hợp lệ, có thể được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu. Nếu thiếu C/O → bị áp thuế cao hơn) 2 Thuế nhập khẩu: Áp dụng theo mã HS và xuất xứ hàng hóa. Thuế xuất khẩu: Nếu công ty xuất khẩu hàng thuộc diện chịu thuế. Thuế TNDN, TNCN: Như DN thông thường. Thực tế có nhiều DN bị truy thu thuế GTGT nhập khẩu vì khai sai mã HS hoặc k có C/O hợp lệ.
  • Vận tải đường biển, hãng tàu, chủ tàu, bến cảng, đại lý

    4 4
    4 Topics
    4 Posts
    NGGN
    Theo danh mục mới nhất được Bộ Xây dựng công bố, số lượng bến cảng tại Việt Nam hiện tăng 8 bến so với năm 2024. Theo danh mục bến cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam vừa được Bộ Xây dựng công bố, cả nước hiện có 306 bến cảng, tăng 8 bến so với năm 2024. Hiện nay, TP Hải Phòng có nhiều bến cảng nhất với 306 bến Các bến cảng mới bao gồm: Bến cảng Hải Phát - giai đoạn 1 (tỉnh Quảng Ninh); bến cảng số 5,6 khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng); Bến cảng xăng dầu Xuân Giang (giai đoạn 1), bến cảng Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 (tỉnh Hà Tĩnh); Bến cảng Bến Đình (Quảng Ngãi); Bến cảng công viên du thuyền quốc tế (Khánh Hoà); Bến cảng Phước An (Đồng Nai); bến cảng tổng hợp Cái Côn - giai đoạn 1 (tỉnh Sóc Trăng). Tại khu vực phía Bắc, TP Hải Phòng là địa phương có nhiều bến cảng nhất cả nước với 51 bến. Sau đó là Quảng Ninh 15 bến, Thanh Hóa 10 bến, Nam Định 3 bến, Thái Bình 2 bến. Ở khu vực miền Trung, tỉnh Khánh Hòa có nhiều bến cảng nhất với 18 bến. Tiếp đến là Quảng Ngãi với 9 bến, Đà Nẵng và Hà Tĩnh 8 bến, Nghệ An 7 bến, Bình Thuận 6 bến, Quảng Bình và Bình Định mỗi tỉnh 4 bến, Quảng Nam và Ninh Thuận mỗi tỉnh 3 bến, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế mỗi nơi 2 bến, Phú Yên 1 bến. Tại khu vực phía Nam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng đầu với 48 bến cảng. TP.HCM có 41 bến, Đồng Nai 19 bến. Vùng ĐBSCL, TP Cần Thơ 17 bến, Kiên Giang 4 bến, Long An 3 bến, Đồng Tháp 3 bến, Vĩnh Long 3 bến, Hậu Giang 3 bến, Tiền Giang 2 bến, Trà Vinh 2 bến, Sóc Trăng 2 bến, các tỉnh Bến Tre, An Giang và Cà Mau mỗi nơi 1 bến. Tỉnh Bình Dương có 1 bến là cảng tổng hợp (cảng sông) Bình Dương. Ngoài các bến cảng thuộc cảng biển và cảng sông nói trên, Việt Nam còn có 14 bến cảng dầu khí ngoài khơi, gồm: Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Sư Tử Đen, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Hồng Ngọc, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Thăng Long - Đông Đô thuộc tỉnh Bình Thuận. Cùng đó là cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Đại Hùng, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Rạng Đông, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Rồng Đôi, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Tê Giác Trắng, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Chim Sáo, Cảng dầu khí ngoài khơi Biển Đông, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Chí Linh, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Vietsopetro 01, Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Vietsopetro 02 thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Sông Đốc thuộc tỉnh Cà Mau. Bộ Xây dựng giao Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện quản lý, khai thác bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật. Hàng năm tổ chức cập nhật, trình Bộ Xây dựng công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định. Cục Kết cấu hạ tầng có trách nhiệm xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp, tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong tổ chức quản lý, khai thác và công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định.
  • Vận tải đường bộ , đường sắt, liên vận và vận tải thủy nội địa

    6 6
    6 Topics
    6 Posts
    N
    Cần đơn vị khai báo và vận chuyển hàng thực phẩm từ Trung Quốc về Việt Nam • Hàng hoá : bánh kẹo thực phẩm • Công việc: Khai báo đầu TQ + Khai báo đầu Hữu Nghị • Vận chuyển về Hà Nội, Cầu Giấy • Phía Trung Quốc thường đi xe 17,5 m rồi sang xe tại Hữu Nghị Cám ơn các anh chị. Liên hệ: 0386782287 em Nam
  • Vận chuyển hàng không, hãng hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử

    1 1
    1 Topics
    1 Posts
    tuanpxT
    Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã đặt ra những thách thức mới cho ngành logistics, yêu cầu các doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp tối ưu để đáp ứng kỳ vọng về giao hàng nhanh chóng với chi phí hợp lý. Bài viết này sẽ phân tích các xu hướng hiện tại và đề xuất chiến lược giúp doanh nghiệp cân bằng giữa tốc độ và chi phí trong hoạt động logistics. p3.jpg Các doanh nghiệp cần cân bằng giữa tốc độ và chi phí trong hoạt động logistics để thành công Tốc độ là vũ khí cạnh tranh Trong thương mại điện tử hiện đại, thời gian giao hàng gần như trở thành yếu tố quyết định trải nghiệm người tiêu dùng. Nghiên cứu của PwC năm 2023 cho thấy, hơn 40% người tiêu dùng trực tuyến sẽ từ bỏ giỏ hàng nếu thời gian giao hàng ước tính quá dài. Trong khi đó, một khảo sát từ Meta và Bain & Company tại khu vực Đông Nam Á chỉ ra rằng, 64% khách hàng sẵn sàng chuyển sang nền tảng khác nếu dịch vụ giao hàng chậm hoặc không linh hoạt. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe đó, các công ty logistics đã tăng tốc đầu tư vào hạ tầng “kho gần” (micro-fulfillment center), đặc biệt tại các đô thị lớn. Những trung tâm này giúp rút ngắn thời gian giao hàng xuống chỉ còn vài giờ, thậm chí dưới 30 phút với một số dịch vụ như GrabExpress hay ShopeeFood Express. Ngoài ra, các nền tảng giao nhận đang triển khai giao hàng theo khung giờ, cho phép khách lựa chọn thời gian phù hợp để tăng sự chủ động và hài lòng. Các mô hình như “same-day delivery” (giao trong ngày) hay “instant delivery” (giao tức thì) tuy mang lại áp lực vận hành cao, nhưng lại là “điểm cộng” trong mắt khách hàng hiện đại. Bài toán chi phí chưa có đáp án Mức độ cạnh tranh cao và nhu cầu giao hàng nhanh đã khiến các công ty buộc phải đầu tư lớn vào công nghệ, kho bãi và đội ngũ vận hành. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến một thực tế: chi phí logistics tăng nhanh hơn doanh thu thương mại điện tử tại nhiều thị trường mới nổi. Ở Việt Nam, theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics chiếm khoảng 16–20% GDP – cao hơn mức trung bình toàn cầu (khoảng 10–12%). Đặc biệt, chi phí vận chuyển chặng cuối có thể chiếm tới 50% tổng chi phí logistics. Đây là lý do nhiều startup công nghệ logistics tại Việt Nam như Loship, AhaMove hay GHTK đang chuyển sang mô hình “giao hàng gom đơn” (batch delivery), tận dụng AI để phân tích tuyến đường tối ưu nhằm giảm quãng đường và thời gian giao hàng. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp đã thử nghiệm “mô hình chi phí linh hoạt” – cho phép người tiêu dùng chọn giữa gói giao hàng nhanh (trả phí cao) và gói tiết kiệm (thời gian lâu hơn, phí thấp). Mô hình này giúp cân bằng ngân sách và đồng thời “chia sẻ gánh nặng” chi phí với người tiêu dùng một cách minh bạch. p1.jpg Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã đặt ra những thách thức mới cho ngành logistics, yêu cầu các doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp tối ưu để đáp ứng kỳ vọng về giao hàng nhanh chóng với chi phí hợp lý Công nghệ và xu hướng xanh Theo báo cáo “Future of Logistics” của DHL, 89% lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng số hóa toàn bộ chuỗi cung ứng là điều bắt buộc trong 5 năm tới. Đặc biệt, công nghệ blockchain đang được áp dụng rộng rãi để minh bạch hóa quy trình giao nhận, giúp chống gian lận và cải thiện thời gian xử lý thủ tục. AI và học máy (machine learning) cũng đóng vai trò then chốt trong việc dự báo nhu cầu và phân tích dữ liệu khách hàng. Những công nghệ này cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa dịch vụ và tối ưu hóa kho bãi, giảm tồn kho dư thừa – một trong những nguyên nhân làm đội chi phí lưu kho. Trong xu hướng bền vững, các tập đoàn lớn như Maersk, UPS, và FedEx đã cam kết “zero carbon” vào năm 2050, đầu tư hàng tỷ USD vào xe điện, năng lượng mặt trời và các giải pháp carbon offset. Ở khu vực Đông Nam Á, Shopee và Lazada bắt đầu thử nghiệm giao hàng bằng xe máy điện, trong khi ở Việt Nam, startup E-Delivery cung cấp dịch vụ giao hàng bằng xe đạp điện và trạm sạc di động ở TP.HCM. Các chính sách của nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành logistics đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số và phát triển logistics xanh. Trong cuộc đua đổi mới ngành logistics, công nghệ không chỉ giúp tăng tốc mà còn là chìa khóa để ‘xanh hóa’ chuỗi cung ứng – nơi dữ liệu, năng lượng sạch và mô hình bền vững cùng lúc trở thành tiêu chuẩn cạnh tranh mới. p4.jpg Logistics trong thời đại số không chỉ là vận chuyển hàng hóa – đó là cuộc đua về trải nghiệm, tối ưu, và tương lai bền vững Khả năng thích ứng linh hoạt và tối ưu hóa vận hành là yếu tố then chốt để doanh nghiệp logistics tồn tại và phát triển. Không thể chỉ chạy theo tốc độ mà bỏ quên hiệu quả chi phí, và cũng không thể cắt giảm chi phí đến mức ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. Một chiến lược toàn diện đòi hỏi đầu tư vào công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, kết nối dữ liệu chặt chẽ và phát triển mô hình logistics bền vững. Những doanh nghiệp biết tận dụng dữ liệu để dự báo nhu cầu, biết sử dụng công nghệ để cá nhân hóa dịch vụ, và biết đồng hành cùng xu hướng “xanh hóa” sẽ là những người dẫn đầu trong cuộc chơi logistics thương mại điện tử. Theo vlr.vn
  • Các bài viết nghiên cứu, học tập, tài liệu của những nhà nghiên cứu, học giả nổi tiếng

    0 0
    0 Topics
    0 Posts
    No new posts.
  • 2 Topics
    3 Posts
    G
    Tăng cường ánh sáng: Đèn LED tích hợp giúp chiếu sáng khu vực lavabo, thuận tiện cho các hoạt động cá nhân.​ An toàn khi sử dụng: Chất liệu gương cao cấp, chống vỡ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.​ Tăng giá trị thẩm mỹ: Gương tròn đèn led với thiết kế hiện đại góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ cho không gian phòng tắm. Các loại gương đèn led khác
  • Quảng bá dịch vụ , tìm đối tác vận chuyển, kho vận, dịch vụ

    3 3
    3 Topics
    3 Posts
    G
    Công ty NNG chuyên cung cấp các dịch vụ với mức giá vô cùng ưu đãi: Đại lý cước đường biển và đường hàng không Chuyên thu gom hàng lẻ trực tiếp, đóng gói hàng hóa, cho thuê kho bãi,… Chuyên vận chuyển nội địa, trucking Vận chuyển hàng xuyên biên giới Dịch vụ khai báo hải quan Giao nhận hàng hóa Door to Door Tel: (+84) 0906966288  Skype: haiphi  Wechat / zalo: 0906966288 Email: haiphi.ht@gmail.com #namduonglogistics #namduong #vanchuyenhangkhong #airfreight #vanchuyenduongbien #seafreight #vanchuyensieutruongsieutrong #vanchuyenquakho
  • Chủ hàng, nhà quản trị, nhà tài trợ

    1 1
    1 Topics
    1 Posts
    B
    Chọn thiết bị vệ sinh tốt nhất phụ thuộc vào nhu cầu, ngân sách và sở thích của bạn. Dưới đây là những thương hiệu thiết bị vệ sinh uy tín nhất hiện nay, phân theo phân khúc cao cấp, trung cấp và phổ thông: 1. Phân khúc cao cấp (Chất lượng và công nghệ hàng đầu) TOTO (Nhật Bản): Công nghệ hiện đại, kiểu dáng sang trọng, nổi bật với bồn cầu nắp rửa điện tử, men sứ chống bám bẩn CeFiONtect. [image: Thiet-bi-ve-sinh-TOTO-cao-cap.jpg] Grohe (Đức): Chuyên sen vòi cao cấp, thiết kế tinh tế, bền bỉ, tiết kiệm nước. Kohler (Mỹ): Sang trọng, thiết kế tinh tế, độ bền cao, phù hợp cho khách sạn, biệt thự. Duravit (Đức): Thiết kế độc đáo, chất liệu cao cấp, độ bền lâu dài. 2. Phân khúc trung cấp (Bền bỉ, giá hợp lý, phù hợp với nhiều gia đình) Inax (Nhật Bản): Chất lượng tốt, công nghệ tiết kiệm nước, giá hợp lý. Caesar (Đài Loan): Đa dạng sản phẩm, mẫu mã đẹp, giá phải chăng. American Standard (Mỹ - Nhật): Tốt, bền, giá trung bình, công nghệ chống bám bẩn. [image: Thiet-bi-ve-sinh-Inax-2.jpg] 3. Phân khúc phổ thông (Giá rẻ, đáp ứng nhu cầu cơ bản) Viglacera (Việt Nam): Chất lượng ổn định, giá rẻ, phù hợp với nhiều gia đình. Cotto (Thái Lan): Giá cả phải chăng, thiết kế đơn giản nhưng bền bỉ. [image: viglacera-thiet-bi-ve-sinh.jpg] Nếu bạn cần thiết bị vệ sinh cao cấp, hãy chọn TOTO, Kohler hoặc Grohe. Nếu muốn sản phẩm tốt với giá hợp lý, Inax, Caesar, American Standard là lựa chọn tốt. Còn nếu muốn tiết kiệm chi phí, Viglacera, Cotto là lựa chọn hợp lý. Bạn đang tìm mua cho nhà riêng hay dự án nào? Mua thiết bị vệ sinh chính hãng tại https://thietbivesinhviglacera.net/tin-tuc/diem-mat-cac-ong-lon-chiem-linh-thi-truong-thiet-bi-ve-sinh-o-viet-nam-39.html