Lương của ngành Logistics tại Việt nam, nhân viên và quản lí
-
Hiện tại, ngành logistics đang là ngành hot tại Việt nam.
Nhưng các mức lương của ngành này là như thế nào?
Và liệu mức lương của các nhân viên và quản lí logistics có thuộc hàng khủng.
Lương của ngành này liệu có cao hơn mặt bằng chung.
Về yêu cầu làm việc trong ngành logistics, nói chung tùy vào vị trí mà có các mức lương khác nhau.
Ví dụ nhân viên DOCs, OPs, Sales, Quán lí trung cao cấp...
Nhân viên sẽ ở các mức 6tr-7tr đồng/tháng
Mức quản lí hạng trung có thể từ 12-15tr đồng /tháng
Còn lãnh đạo sẽ từ 20 tr đồng trở lên.
ĐỐi với các công ty nước ngoài thì mức lương cao hơn nữa.
Có thể từ 2000 -5000 USD.
Các công ty nước ngoài thường có chính sách lương tốt.Ngoài ra ngành logistics này thì ngoài Bắc lương thấp hơn trong Nam.
Nhân viên sales cũng khác nhau tùy vào mức doanh số...
Như vậy sơ bộ có thể thấy đây cũng là ngành bình thường, HOT là theo xu hướng vì hiện tại đang có nhu cầu nghề nghiệp cho ngành này.
Tuy nhiên các sales vẫn là những đối tượng có thể kiếm ra tiền nhiều nhất.
Có nhứng người đạt đến hàng trăm triệu 1 tháng.
Sales là linh hồn của phòng kinh doanh và của cả doanh nghiệp logisitcs.
Hãy yêu Sales :)))
-
Lương của nhân viên logistics là bao nhiêu?
Mức lương trung bình của nhân viên logistic là từ 6 - 8 triệu/tháng, có thể khởi điểm khoảng 4 - 5 triệu/tháng và cao nhất là 15 - 20 triệu/tháng cho những người có năng lực và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Mức lương ban đầu của nhân viên logistic chỉ tương tự với các vai trò khác, không quá ấn tượng. Tuy vậy, ưu điểm của công việc này là có thể chấp nhận nhân sự ở các chuyên ngành khác chuyển sang, nghĩa là cho dù bạn không được đào tạo chính quy thì vẫn có thể tìm việc làm nhân viên logistics và kiếm tiền, thăng tiến. Mức lương 6 - 8 triệu dành cho những người học trái ngành, có khoảng 1 năm kinh nghiệm là khá cao.
Có những vị trí việc làm nhân viên logistics khác nhau với mức thu nhập cũng khác nhau, cụ thể là:Nhân viên logistics: Lương trung bình 6 - 8 triệu/tháng.
Nhân viên kinh doanh/sales logistics: Thu nhập sẽ gồm lương và doanh số, có thể lên tới 10 triệu trở lên dù có ít kinh nghiệm hay chỉ vừa ra trường.
Nhân viên hiện trường logistics: Lương trung bình từ 6 triệu trở lên tùy vào khối lượng công việc.
Nhân viên telesale logistics: Lương trung bình khoảng 5 - 7 triệu/tháng.
Mỗi vị trí việc làm nhân viên logistics sẽ có những nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn chuyên về lo giấy tờ hải quan hay thủ tục tại cảng, kho bãi, làm việc với bên vận chuyển, v.v. Mức lương cũng vì thế mà khác nhau nhưng nhìn chung là khá lý tưởng, nhất là khi bạn có nhiều cơ hội để tăng lương và thăng chức.
-
Cơ hội và thách thức của ngành logistics là gì?
Logistics Việt Nam đã phát triển ấn tượng trong 30 năm gần đây với tốc độ ấn tượng. Hiện nay, có đến hơn 1500 công ty logistics và con số này sẽ còn tăng thêm. trong tương lai. Theo thống kê cho thấy, trong 3 năm tới thì Logistics sẽ phát triển rất mạnh mẽ và tạo việc làm cho rất nhiều người. Chính vì thế, cơ hội và tiềm năng của những người đang theo học ngành logistics rất lớn.Tuy nhiên, ngành logistics cũng cần rất nhiều nỗ lực để thành công, ngoài ra bạn cũng cần trau dồi khả năng ngoại ngữ vì yêu cầu của ngành logistics đặc biệt cần mở rộng hợp tác với những doanh nghiệp nước ngoài. Ngoại ngữ của bạn tốt thì bạn sẽ có bàn đạp vững chắc để có nhiều cơ hội hơn trong ngành. Ngoài ra, người làm trong ngành này phải di chuyển nhiều, thế nên bạn cần sự năng động, tỉ mỉ và nhanh nhẹn.
Cơ hội và thách thức của ngành logistics là gì?
Cơ hội và thách thức ngành logistics là gì
Phân loại Logistics
Có rất nhiều loại logistics khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là khái niệm logistics, vậy các phân loại của Logistics là gì? Cùng tìm hiểu ở phần dưới đâyInbound Logistics: Hay còn gọi là logistics đầu vào, đây là hoạt động lưu trữ nguyên liệu hoặc tiếp nhận sản phẩm từ nhà cung cấp tới doanh nghiệp, nó phải đảm bảo yếu tố đầu vào một cách tối ưu nhất về thời gian và chi phí phục vụ. Việc này cần được giám sát nghiêm ngặt nhằm mục đích giữ chi phí ở mức thấp nhất nhưng ít rủi ro nhất.
Outbound Logistics: Hay còn gọi là logistics đầu ra, đây là các hoạt động như phân phối sản phẩm, kho bãi, và các hoạt động đưa sản phẩm đến nơi nhận và nó giúp tối ưu về thời gian, địa điểm cũng như chi phí nhằm mục đích tối ưu hóa nhưng vẫn đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Reverse Logistics: Bao gồm tất cả các hoạt động phát sinh trong quá trình phân phối như thu hồi sản phẩm lỗi nhằm mục đích chính để xử lý hoặc tái chế.
Học ngành logistics sẽ làm công việc gì?
Khi theo học ngành logistics bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc tại những doanh nghiệp như:Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
Nhân viên xuất nhập khẩu
Nhân viên quản lý bán hàng
Nhân viên thu mua
Nhân viên quản lý điều hành vận tải
Nhân viên kinh doanh logistics
…