Nhận diện thông tin cơ bản trên tờ khai hải quan



  • HƯỚNG DẪN NHẬN DIỆN MỘT SỐ THÔNG TIN TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN

    • (1) Số TK luôn có 12 số- VD 104966047870,
      Trong đó:
      11 chữ số đầu là số của TKHQ,
      Chữ số cuối cùng biểu thị cho số lần bạn sửa tờ khai.

    VD – 104966047872- nghĩa là tờ khai này đã được sửa đổi 2 lần.

    • Tờ khai xuất luôn luôn bắt đầu bằng số 3, Ví dụ số TK là 301319391850.
    • Tờ khai nhập luôn luôn bắt đầu bằng số 1, ví dụ số TK là 104966047870.
      (2)Thông tin tiếp theo là"Mã phân loại kiểm tra"**, đây là thông tin về phân luồng tờ khai.
      +Mã phân loại kiểm tra: 1 - phân vào luồng xanh.
      +Mã phân loại kiểm tra: 2 - phân vào luồng vàng.
      Khi đó bạn cần phải mang toàn bộ hồ sơ giấy tờ của lô hàng này lên chi cục hải quan nơi bạn khai báo để HQ tiếp nhận và lãnh đạo hải quan kiểm tra. Sau khi kiểm tra không phát hiện bất thường thì họ sẽ chuyển tờ khai của bạn sang trạng thái thông quan.
      +Mã phân loại kiểm tra: 3 - phân vào luồng đỏ.
      Bạn phải mang toàn bộ hồ sơ về lô hàng kèm hàng hóa lên cho HQ nơi bạn đăng kí TK kiểm tra. Hồ sơ giấy thì thường do HQ tiếp nhận thu kiểm tra và trình lãnh đạo như luồng vàng, sau đó hồ sơ này chuyển xuống HQ giám sát để họ thực tế kiểm tra hàng hóa.
      Có nhiều trường hợp có thể xảy ra, ví dụ hải quan yêu cầu kiểm 5% Hàng; 10% hàng hoặc 100% hàng.
      (3) Thông tin tiếp theo là mã loại hình.
      Tham khảo BẢNG MÃ LOẠI HÌNH của thông tư 38/2015 của BTC. Mỗi một loại hình nhập về (nhập kinh doanh, nhập tiêu dùng, nhập sản xuất xuất khẩu, tạm nhập phục vụ hội trợ, nhập hàng mẫu…vv) hoặc xuất đi (xuất kinh doanh, xuất trả hàng gia công, xuất NVL gia công, tái xuất…) đều có những chế độ quy định khác nhau về trình tự, giấy tờ, thủ tục phải làm việc với hải quan, thuế, thậm chí là giấy phép XNK… nên bạn cần biết chắc quy định của pháp luật về loại hình bạn đang dùng để khai báo với cơ quan hải quan.
      +Nếu lần đầu khai HQ cho khách, phải hỏi rõ mục đich xuất/nhập của họ là gì và tham khảo thêm ý kiến của những người đi trước hoặc hải quan để khai cho đúng loại hình.
      +)Với tờ khai xuất khẩu, bạn chỉ có thể khai đúng, khai đủ thông tin khi bạn có Booking, #vì sao? Hãy đọc 1 tờ khai xuất và note lại các thông tin nào có trên hợp đồng, IV, PKL, thông tin nào phải lấy trên Booking.
      +)Với tờ khai nhập khẩu, chỉ khai sau khi có AN. #Vì sao? Hãy đọc 1 tờ khai xuất và note lại các thông tin nào có trên hợp đồng, IV, PKL, thông tin nào phải lấy trên AN.
      (4) Số trang trên 1 tờ khai.
      Một tờ khai hải quan không phải chỉ có 1 tờ giấy, mà có thể có rất nhiều tờ. Số trang trong mỗi tờ khai được thể hiện ở góc trên cùng bên phải của tờ khai.
      Theo đó cả xuất và nhập thì trang số 1 và số 2 luôn là thông tin chung về người mua bán, điều kiện mua bán, cảng xuất nhập, trị giá tính thuế, …vv
    • Từ trang số 3 trở đi mới bắt đầu có thông tin về hàng hóa.
    • Tối đa chỉ khai dc 50 dòng hàng.
      TKXK mỗi trang A4 được 2 mã hàng
      TKNK mỗi trang A4 chỉ khai 1 mã hàng.

    (5) Mục trị giá tính thuế trên trang 1 – Bạn đọc kĩ quy định về trị giá tính thuế (trị giá hải quan) – hiện nay là TT 39/2015/TT-BTC
    (6) Bắt đầu từ trang số 3, có thông tin về hàng hóa hãy chú ý mô tả hàng hóa như thế nào, tại sao có câu hàng mới 100%; Và chú ý Mã số hàng hóa gồm 8 chữ số - đây chính là mã số HS của hàng hóa, không một hàng nào trên thị trường có mã số trùng với 1 loại hàng khác nếu bạn khai đúng .

    Tiếp theo, họ lấy giá nào để tính được thuế GTGT. Giá trên invoice hay trị giá tính thuế, hay Trị giá tính thuế cộng thêm cả thuế NK…vv
    --Đấy là 2 loại thuế phổ biến mà tôi muốn nói với các bạn, ngoài ra còn nhiều loại thuế lắm ví dụ như ô tô có thuế tiêu thụ đặc biệt, phế liệu có thuế bảo vệ môi trường, 1 số mặt hàng có thuế chống bán phá giá…

    #qalogistics#tuvanthutucxuatnhapkhau#thutuchaiquan


Hãy đăng nhập để trả lời