Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng là gì?



  • Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng là gì?
    Khái niệm quản lý dây chuyền cung cấp (Supply Chain) được định nghĩa là quá trình từ lúc doanh nghiệp tìm kiếm, thu mua nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất/chế biến ra sản phẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng. Nói chung hệ thống phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là tập hợp các công cụ quản lý các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng.

    Nói về phần mềm quản lý chuỗi cung ứng là đề cập đến một loạt các công cụ được thiết kế để kiểm soát quá trình kinh doanh, thực hiện các giao dịch cung cấp nguyên liệu/hàng hóa theo chuỗi, và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp. Các chức năng của phần mềm SCM là rất đa dạng tùy theo nhu cầu ứng dụng theo đặc thù hoạt động của của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, ta cũng có thể kể ra các tính năng thông thường bao gồm thực hiện đơn đặt hàng (order fullfilment), vận chuyển (shipping/TMS), kiểm kê hàng tồn kho (inventory), quản lý kho bãi (WMS), quản lý nguồn cung ứng (supplier sourcing).

    Một số phần mềm SCM được trang bị chức năng tiên tiến. Ví dụ chức năng dự báo thị trường giúp các công ty kiểm soát được các biến động về nguồn cung cầu bằng cách sử dụng các thuật toán phức tạp, chức năng phân tích tiêu thụ (consumption analysis) để đánh giá khách hàng qua lịch sử giao dịch mua bán... Phần mềm chuỗi cung ứng nếu được triển khai thành công sẽ một bộ công cụ vô giá cho công ty trong việc tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và lập kế hoạch cho tương lai.

    Các ứng dụng phổ biến của phần mềm SCM
    Chức năng Mô tả
    **Hoạch định chuỗi cung ứng (*SCP) Phần mềm hoạch định chuỗi cung ứng (Supply Chain Planning) sử dụng để dự báo nhu cầu của khách hàng và điều chỉnh tốc độ và lưu lượng sản xuất sao cho tương ứng. Phần mềm giúp nhà quản lý sử dụng phương pháp mô phỏng để ước tính ra nhu cầu sản xuất hàng hóa. Phương pháp này bao gồm các thuật toán tự động tính toán, kết hợp, so sánh những dữ kiện, các xu thế đã diễn ra với các kế hoạch sản xuất trong quá khứ, qua đó xác định ra những thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng trên thị trường, nhờ vậy nhà quản lý có thể dự báo được nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp trong tương lai.
    Hoạch định nhu cầu Chức năng hoạch định nhu cầu (Demand Planning) làm tăng độ chính xác trong việc dự báo nhu cầu trong tương lai bằng cách giảm thiểu các sai lệch của dữ liệu và cung cấp tức thời các dữ liệu đó cho doanh nghiệp theo thời gian thực. Phương pháp dự báo đa chiều cho phép người dùng xem thông tin thông qua bộ lọc các tiêu chí khác nhau (lọc theo thị trường, theo thời gian hay theo đối tượng khách hàng...), và chạy một loạt các hàm mô phỏng "WHAT/IF" để dự báo nhu cầu trong tương lai chính xác hơn.
    NCC tham gia quản lý hàng tồn kho (VMI) Chức năng nhà cung cấp hỗ trợ quản lý hàng tồn kho (Vendor Managed Inventory), hay còn gọi là hệ thống bán ký gửi hàng tồn kho (SAIM), cho phép nhà cung cấp khả năng tự giám sát và bổ sung hàng hóa vào trong kho của người mua. Hạn mức hàng tồn được thông tin qua nhiều phương thức truyền thông dữ liệu như XML, cổng thông tin Web và email tự động... để giúp người bán lẫn người mua luôn được cập nhật về hạn mức hàng tồn kho. Người mua yên tâm tập trung phát triển doanh số bán hàng còn người bán sẽ tự động nhận được thông báo giao hàng và xuất hóa đơn thanh toán.
    Quản lý quan hệ nhà cung cấp Người mua hàng sử dụng công cụ quản lý nhà cung cấp (supplier management) để giám sát năng lực của các nhà cung cấp. Người dùng có thể lập ra danh sách các rủi ro và đánh giá nhà cung cấp thông qua các tiêu chí định nghĩa sẵn đó. Việc phân tích năng lực nhà cung cấp dựa trên các chỉ số hiệu suất quan trọng (KPIs) và các báo cáo kiểm toán để qua đó đưa ra các quyết định mua sắm hợp lý. Ngoài năng lực kinh tế, phần mềm SCM cao cấp còn cho phép kiểm tra việc tuân thủ các điều khoản quy định cung ứng nguyên liệu của các nhà cung cấp.
    Tìm kiếm và thu mua nguyên liệu/hàng hóa Phần mềm quản lý mua sắm (procurement/purchasing management) quản lý thực hiện các đơn đặt hàng và duy trì hài hòa mối quan hệ với nhà cung cấp ở khía cạnh thu mua nguyên liệu, với khách hàng ở khía cạnh tiêu thụ hàng hóa. Các điều kiện mua hàng sẽ lần lượt được duyệt tự động qua các phòng ban chức năng, và phương án tối ưu (giá cả, chất lượng...) sẽ được ghi lại thành nguồn tham khảo phục vụ cho các lần mua hàng tiếp theo. Hệ thống sẽ cho phép truy xuất ra các báo cáo liên quan và các yêu cầu tuân thủ theo các quy định hoạt động logistics quốc tế...
    Chiến lược mua hàng Phần mềm chiến lược thu mua

    điện tử ("x" ở đây có thể là báo giá, bản chào hàng hay các thông tin khác về sản phẩm) - viết tắt là e-RFx (electronic requests for [x]) - cho các nhà cung cấp tiềm năng để thu thập dữ liệu để có thể đưa ra các quyết định mua sắm dựa trên phân tích thông tin.

    Quản lý kho bến bãi (WMS) Phần mềm quản lý kho phân phối (Warehouse Management System) theo dõi và kiểm soát vận chuyển của các nguyên vật liệu/hàng hóa trong hệ thống kho-bến-bãi. Các hoạt động vận chuyển, nhập-xuất kho được điều khiển với chức năng thông báo vận chuyển (shipping notification) tiên tiến. Các nghiệp vụ bốc dỡ (picking) và lưu kho (put-away) được quản lý bằng các công cụ như thu thập dữ liệu nhận dạng tự động (AIDC), quét nhận dạng sản phẩm bằng công nghệ tần số vô tuyến (RFID). Phần mềm WMS cũng hỗ trợ việc thiết kế không gian kho, thiết lập cơ sở hạ tầng kho bãi. Các đối tác cung cấp dịch vụ logistics (3PL vendors) nên tham khảo hướng dẫn mua phần mềm SCM 3PL thiết kế đặc biệt dành cho hoạt động chuyên ngành của mình.
    Quản lý vận tải Hệ thống quản lý vận chuyển (TMS) thực hiện điều chuyển nguyên liệu/hàng hóa xuất ra/nhập vào nhà kho. Phần mềm quản lý logistics có khả năng đề xuất các phương thức vận chuyển hiệu quả nhất (hàng không, đường bộ, đường biển), quản lý đội xe vận chuyển gồm nhiều phương tiện cơ giới không đồng nhất, và công cụ tính toán chia nhỏ khối lượng bốc xếp hay bốc dỡ... Việc giao hàng được theo dõi bằng công nghệ vệ tinh thông tin (satcom/satellite communication) kết hợp với các thiết bị thông tin liên lạc khác.
    Các công ty vận tải đường bộ có thể tham khảo thêm cẩm nang phần mềm vận tải đường bộ tìm ra các giải pháp điều phối và định tuyến vận tải hàng đầu.
    Quản lý thực hiện đơn đặt hàng & thanh toán Phần mềm quản lý thực hiện đơn hàng & thanh toán (order fulfillment & payments) giúp nhà quản lý chuỗi cung ứng rút ngắn thời gian thực hiện đơn đặt hàng sản xuất, kết quả là quy trình "gửi báo giá-nhận thanh toán" (quote-to-cash) sẽ diễn ra nhanh gọn và mịn màng hơn. Hệ thống này cũng giúp xác định ra sẽ áp dụng phương thức sản xuất nào (MTO hoặc ETO)
    để thực hiện hiệu quả đơn đặt hàng và cho ra sản phẩm tốt nhất. Trong khi thực hiện và sau khi hoàn thành đơn đặt hàng, chức năng nhật ký thanh toán (ghi chép doanh thu) của phần mềm giúp nhà quản lý theo dõi các mốc thanh toán cũng như các hóa đơn chưa thanh toán hết.

    Doanh nghiệp bạn cần loại phần mềm SCM nào?
    Đối tác dịch vụ hâu cần (third party logistics). Là các công ty thực hiện quản lý đặt hàng, quản lý kho bến bãi, vận chuyển vật tư cho một doanh nghiệp khác. Các công ty dịch vụ logistics này cần một giải pháp SCM mạnh mẽ có thể xử lý dữ liệu và quy trình cung ứng hàng hóa cho rất nhiều khách hàng khác nhau. Các tính năng SCM tiêu biểu bao gồm theo dõi hàng tồn theo lô/kệ, quản lý hồ sơ khách hàng (customer profiling), quản lý dây chuyền cung cấp và quản lý thực hiện đơn hàng (order fulfillment).

    Doanh nghiệp sản xuất. Các công ty này cần một hệ thống phần mềm có khả năng quản lý hiệu quả chi phí, nhà cung cấp và khách hàng. Các chức năng phổ biến bao gồm hoạch định nhu cầu (demand planning), chiến lược nguồn cung (strategic sourcing). Đặc biệt là khả năng tích hợp các tính năng SCM với các phân hệ quản lý sản xuất khác như lập kế hoạch nguyên vật liệu (MRP), hệ thống điều hành sản xuất (MES)..

    Doanh nghiệp phân phối-bán buôn. Nhà phân phối nằm ở vị trí trung gian, kết nối nhà sản xuất với các đơn vị bán lẻ và/hoặc với người tiêu dùng. Nhà phân phối hàng hóa cần phải theo dõi hàng tồn kho, các yêu cầu tuân thủ từ nhà sản xuất cũng như đối với người tiêu dùng... do vậy, họ cần chức năng kiểm kê hàng tồn kho và quản lý vận chuyển mạnh mẽ để đảm bảo cung ứng hàng hóa đến đúng nơi tiêu thụ, theo đúng thời hạn giao hàng.

    Nhà kinh doanh bán lẻ. Các chuỗi cửa hàng bán lẻ gạch-vữa truyền thống thường ưu tiên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên ngành, nhưng các cửa hàng bán lẻ theo mô hình đặt hàng trực tuyến hoặc qua điện thoại chuyên nghiệp cũng cần phải sử dụng các tính năng SCM giống như các nhà phân phối. Họ cũng cần các chức năng quản lý hàng tồn kho (inventory), quản lý vận chuyển (TMS), đôi khi cả chức năng quản lý kho bãi (WMS), hoạch định, dự báo cung cầu... đối với các đơn vị kinh doanh bán lẻ online có quy mô hoạt động rộng hoặc có lượng giao dịch hàng hóa với số lượng lớn.

    Xu thế thị trường

    Kênh bán hàng online. Trong thập kỷ qua, doanh số bán lẻ trực tuyến đã bùng nổ, và các nhà bán lẻ online luôn cần hệ thống quản lý kho bãi hiệu quả, chức năng kiểm soát hàng tồn kho và vận chuyển mạnh mẽ. Còn với các nhà cung cấp có nhiều kho và điểm bán hàng, khi nhận được đơn giao hàng, dựa trên thông tin về địa chỉ người nhận họ sẽ đặt lệnh xuất hàng ở kho gần địa chỉ giao hàng nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển.

    Phần mềm SCM trên nền web (SaaS). Trong mô hình triển khai máy trạm-máy chủ, phần mềm được cài đặt tại nội bộ doanh nghiệp ứng dụng (local PC installed). Khác với phương thức triển khai truyền thống, ở phần mềm SCM online, việc duy trì, nâng cấp, lưu trữ và sao lưu dữ liệu sẽ do nhà cung cấp đảm trách. Người dùng sẽ truy cập và sử dụng phần mềm SCM thông qua một trình duyệt web. Xu thế ứng dụng phần mềm SCM trực tuyến diễn ra chậm hơn so với một số ngành nghề khác. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghệ ngày càng nhanh, cùng với các lợi ích khó có thể bỏ qua như khả năng cộng tác làm việc (collaborative) cao, thương mại điện tử, yếu tố mọi nơi mọi lúc... sẽ khiến có nhiều nhà cung cấp tham gia thị trường. Hiện nay S2K và SAP đang là những người tiên phong tích cực nhất phát triển nền tảng SCM mới này.

    Thân thiện môi trường. Với ý thức bảo vệ môi trường ngày càng cao, người tiêu dùng bắt đầu suy nghĩ về dịch vụ hậu cần mỗi khi xem xét mua một sản phẩm mới. Xu hướng này là đáng chú ý nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm, nơi cửa hàng tạp hóa và nhà hàng đang bắt đầu xây dựng thương hiệu của sản phẩm dưới các khẩu hiệu và biểu tượng như "made in abc/xuất sứ xyz" ..
    Kinh doanh ngày càng phải thông minh hơn. Ngày càng có nhiều công ty muốn biết số tiền họ bỏ ra sẽ đem lại cụ thể những gì, do đó, các tính năng tiên tiến như hoạch định nhu cầu (demand planning), chiến lược thu mua nguyên liệu (strategic sourcing)... sẽ phát triển ngày càng tinh vi hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp.
    Tối ưu hóa khả năng lao động. Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng SCM có khả năng quản lý nhân công và tối ưu hóa khả năng lao động cho họ. Hệ thống này có thể tạo ra danh sách các nhiệm vụ cho một công nhân và giúp anh ta lần lượt hoàn thành từng công việc chỉ trong một lượt đi.

    Lợi ích của phần mềm SCM và các vấn đề đáng xem xét
    Những lợi ích của phần mềm quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa/nguyên liệu là rất đáng kể:

    Tăng hiệu quả. Đầu tiên và quan trọng nhất, phần mềm quản lý chuỗi cung ứng được thiết kế để nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, từ việc nhập và lưu trữ hàng tồn kho cho đến quản lý phân phối và vận chuyển. Nhờ quy trình chuỗi cung ứng được tự động hóa hoàn toàn nên thời gian thực hiện nghiệp vụ logistics được cắt giảm một cách rõ rệt, sự liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng khăng khít hơn, qua đó giúp doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho khách hàng nhanh, chính xác hơn và giúp doanh nghiệp tăng tốc độ lưu chuyển tiền mặt.
    Cắt giảm chi phí. Khả năng dự báo chính xác nhu cầu thị trường cộng với hiệu suất tăng cao cho phép doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân công, tối thiểu chi phí tồn kho và tránh lãng phí thất thoát. Ngoài ra, các tính năng thông minh của SCM giúp doanh nghiệp tìm ra các chi phí bất hợp lý để loại bỏ. Cụ thể, phần mềm SCM cho phép nhà quản lý biết mua nguyên liệu của ai là rẻ nhất, tổ chức phối hợp vận chuyển thế nào để giảm chi phí vận tải, hoặc sắp xếp không gian kho hàng ra sao để thuận tiện cho bốc dỡ/xếp và tối đa hóa dung lượng lưu trữ...
    Phân tích xu hướng và dữ liệu kinh doanh. Các tính năng Business Intelligence, ngoài việc giúp kiểm soát chi phí, tối ưu hạn ức hàng tồn kho, có thể giúp tăng doanh thu bằng cách nhận diện được các sản phẩm có hiệu năng cao, hỗ trợ việc ra quyết kinh doanh theo hướng phân tích các thông tin từ thị trường cũng như trong nội bộ doanh nghiệp.
    Tầm nhìn bao quát, kiểm soát hiệu quả. Quản lý hiệu quả toàn bộ cũng như từng công đoạn của chuỗi cung ứng như các nhà cung cấp, các phân xưởng sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênh phân phối, người tiêu dùng...

    Ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý chuỗi cung ứng vào hoạt động kinh doanh luôn đi kèm với chi phí cao. Nếu doanh nghiệp triển khai thành công và đúng cách thì cũng sẽ nhanh chóng thu hồi được vốn đầu tư ban đầu.

    (*)
    MTO/BTO (Make/Build-To-Order): Sản xuất theo đơn đặt hàng với mẫu sản phẩm thiết kế sẵn
    ETO (Engineer-To-Order) : Thiết kế & sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng