Điều khoản mặt trước của vận đơn



  • 1.Định nghĩa – Definitions:
    ” Người chuyên chở “ nghĩa là bên ký vận đơn. “ Chủ hàng “ bao gồm người gửi hàng, người nhận hàng thực, người giao nhận, người nhận hàng, người cầm vận đơn và ngừơi chủ của hàng hóa. “ Tàu biển “ bao gồm các tàu biển, ( kể cả tàu thay thế ), tàu, xà lan, thuyền bốc dỡ hàng hay bất cứ phương tiện nào khác của mình hoặc được thuê mướn và điều hành bởi người chuyên chở, sử dụng để thực hiện hợp đồng này.

    2.Việc phát hành vận đơn – Issuance of the Bill of Lading
    Với việc phát hành vận đơn người vận tải
    2.1Cam đoan thực hiện việc vận chuyển trọn gói từ nơi nhận đến nơi giao hàng được ghi trên vận đơn
    2.2Chịu trách nhiệm pháp lý như đã trình bày theo các điều kiện này.
    2.3Giá cước vận tải – Carrier’s Tariff
    Các điều khỏan về cước áp dụng được kết hợp chặt chẽ. Trong trường hợp có sự mâu thuẩn giữa vận đơn và biểu cước thì sẽ áp dụng theo vận đơn.

    2.4Điều khỏan dẫn chiếu – Paramount Clause
    Việc vận chuyển theo vận đơn này được áp dụng thể lệ vận chuyển hàng hóa của Liên Xô ( USSR ) năm 1968 ; hay Qui tắc Hague đã được Hội nghị Quốc tế thông qua ngày 25/8/1924 về việc thống nhất các quy tắc pháp luật liên quan đến vận đơn đường biển. Nếu không có luật quốc gia thì được áp dụng phù hợp với điều 5 của quy tắc này.

    2.5Phạm vi xét xử - Jurisdiction
    Mọi tranh chấp nảy sinh trong vận đơn sẽ đựơc định đọat tại nơi mà người vận tải có trụ sở kinh doanh chính. Không có cuộc kiện tụng nào được đưa ra ở các tòa án khác trừ khi hai bên đồng ý chọn một tòa án khác hoặc trọng tài xét xử khác.

    2.6Phương pháp và tuyến đường vận chuyển - Method and Routes or Transportation
    Người chuyên chở có quyền thực hiện việc vận chuyển hàng hóa bằng mọi cách, lực chọn phương pháp, tuyến đường và thời gian hợp lý, theo những tuyến đường thông thường, ghé qua cảng hoặc nơi nào đó vì mục đích nào đó cùng với mọi loại hàng hóa. Tàu có thể nhổ neo có hoặc không có hoa tiêu, sửa chữa hoặc sửa chữa lại các trang thiết bị, vào xửơng chữa tàu trong mọi trừơng hợp.

    2.7Chuyển tải và giao nhận – Transhipment and Forwarding
    Dù đã đựơc sắp đặt chính xác hơn , hay nói cách khác, người vận chuyển có quyền vận chuyển hàng hóa đến cảng bằng tàu đã được thông báo hoặc tàu khác, các tàu khác thuộc hoặc không thuộc ngừơi vận chuyển ; hay bằng các phương tiện vận chuyển khác, đường thủy, đường bộ hoặc đừơng hàng không tùy theo bảng cước cùng các điều kiện thích hợp và có thể dỡ hàng tại bất cứ nơi nào để thực hiện vịêc chuyển tàu, sang mạn, lên bờ ( hạ đất ), hoặc vào kho, hàng hóa trên bờ hoặc trên biển được chuyển tiếp hay trong các điều kiện tương tự. Người vận chuyển trong việc sắp xếp hàng hóa chuyển tải hoặc chuyển tàu hay các phương tiện vận tải khác mà không được điều hành bởi nó thì người vận tải được xem như là ngừơi đại lý giao nhận duy nhất của người gửi. Trách nhiệm đối với người vận tải được giới hạn theo phần vận chuyển thực hiện đối với tàu dưới sự sắp đặt của người vận tải và không có sự đòi hỏi nào được người vận tải chấp nhận đối với việc trì hõan, thiệt hại mất mát phát sinh tại các phần vận chuyển mặc dù người vận tải thu tòan bộ cước phí vận chuyển.

    2.8Dỡ hàng và giao hàng – Discharge and delivery
    Bất chấp mọi thông lệ tại cảng ngừơi vận chuyển có thể dỡ hàng ngay không cần báo trước khi tàu đã sẳn sàng, không quan trọng tàu đậu tại đâu, làm nhanh mà tàu có thể dỡ thẳng hàng xuống hay giao vào cảng, hoặc sang mạn xà lan hay các phương tiện khác. Người vận chuyển có thể thực hiện cả ngày lẫn đêm, kể cả ngày lễ và chủ nhật, bất chấp mọi tình trạng về thời tiết với rủi ro do chủ hàng phải chịu, nếu chủ hàng vì một nguyên nhân nào đó mà không nhận hàng theo những điều kiện trên hoặc không làm nhanh chóng thì người vận tải đựơc tự do chuyển sang tàu khác, bốc dỡ hàng vào kho và cũng như thế, mọi rủi ro và phí tổn chủ hàng phải chịu. Sự áp dụng những điều kiện này nếu không có trên biểu cước, xin xem mục : những điều khỏan bổ sung.

    2.9Vận chuyển hàng bằng xà lan – Lighterage
    Người vận chuyển sắp đặt cho xà lan hay các phương tiện vận tải khác vận chuyển hàng từ tàu vào bờ, làm với tư cách như là đại lý của chủ hàng, rủi ro và số tiền phải trả tính vào đầu hàng hóa.

    2.10Lựa chọn việc sắp đặt hàng và xếp hàng trên boong – Option Stowage and Deck Shipment
    Người vận tải tự quyết định xếp hàng tại đuôi tàu, mũi tàu, trên boong, kho than dự trữ hay bất cứ nơi nào sử dụng để xếp hàng hóa, và hàng hóa cũng được xếp dưới boong sử dụng cho mọi mục đích. Hàng hóa được xếp như thế được vận chuyển với rủi ro do chủ hàng chịu trong trừơng hợp ngừơi vận chuyển không chịu trách nhiệm đối với sự mất mát, chậm trễ và hư hại phát sinh trong mọi trường hợp. Người vận tải được quyền chuyên chở hàng trên boong, trong các container, xe mooc, két vận chuyển hoặc bằng các cách khác để đảm bảo chắc chắn hàng hóa, dù hàng hóa đựơc chủ hàng hay chính người vận tải sắp xếp. Người vận tải không phải thông báo cho chủ hàng về việc xếp đặt và vận chuyển như nói ở trên. Những hàng hóa này ( containers.vv ) được vận chuyển trên boong sẽ được bảo đảm như khi chúng đựơc xếp dưới boong và các quy tắc Hague và York-Antwerp như là sự liên kết lại sẽ được áp dụng với chúng.

    2.11Những trở ngại ảnh hưởng đến việc thực hiện vận chuyển – Hindrances etc, Affecting performance
    Trong các trường hợp như bị nhà chức trách ngăn cản, bệnh dịch, sự kiểm dịch, đóng băng, trục trặc lao động, sự tắc nghên hoặc bất kỳ một nguyên nhân nào khác nằm ngòai phạm vi điều khiển của người vận tải, hàng hóa không thể dỡ tại cảng đến mà không gây rủi ro cho tàu và hàng thì người vận tải được quyền dỡ hàng ngay tại cảng gần nhất có thể được, rủi ro do chủ hàng chịu và thông báo cho khách hàng sau đó nếu có thể được .

    2.12Phạm vi trách nhiệm – Extend of responsibility

    *Người vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm pháp lý với các tổn hại, mất mát hàng hóa phát sinh giữa khỏang thời gian, khi anh ta nhận hàng đến khi giao hàng
    *Người vận chuyển tuy nhiên sẽ được giảm trách nhiệm đối với những mất mát hư hại nếu như những hư hại và mất mát này nảy sinh từ :
    a) Làm nhưng có sự lơ đễnh hoặc vắng hoa tiêu chính hay những người phục vụ hướng dẫn và điều hành tàu.
    b) Việc làm phi pháp hay sự lơ đễnh của chủ hàng.
    c) Làm đúng theo chỉ thị của người được quyền giao cho.
    d) Không đóng gói hoặc hàng bị lòi ra trong những trường hợp những loại hàng xếp xuống tàu sẽ bị hư hại nếu không được đóng gói hoặc đóng gói không chặt chẽ, trừ khi người vận chuyển thực hiện việc đóng gói.
    e) Việc xếp hàng, dỡ hàng vận chuyển hàng do người nào đó thay mặt chủ hàng tiến hành.
    f) Thiếu sót vốn có của hàng hóa.
    g) Thiếu hoặc không tương xứng số lượng hàng hóa đã cho, trừ khi chúng được người vận chuyển yêu cầu thêm vào.
    h) Bãi công, đóng cửa, đình chỉ hay cản trở lao động do những nguyên nhân nào đó dù là một phần hay tòan bộ.
    i) Những nguyên nhân khác hoặc thậm chí nguyên nhân mà người vận chuyển không thể tránh được và hậu quả do đó không ngăn chặn đựơc nhưng được thi hành hợp lý.
    *Trong mục 2 ( thuộc điều 12 ) người vận chuyển thiếu trách nhiệm trong việc lưu tâm đến những nhân tố sinh ra hư hại mất mát, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi mà những nhân tố này đã gây mất mát hư hại nó thuộc bổn phận của người vận tải.
    *Nếu những hư hại và mất mát là do một hoặc nhiều nguyên nhân hay sự kiện được nêu ở các khỏan a,b,c và I của mục 2 thì trách nhiệm thuộc về người vận chuyển.
    2.13Giới hạn trách nhiệm – Limitation of responsibility
    Đối với vận chuyển đường biển, người vận chuyển không chịu trách nhiệm trong các trường hợp mà trị giá hàng hóa mỗi kiện hàng, đơn vị đóng gói khác vượt quá 250 rúp hoặc giá trị tương đương với ngoại tệ khác, chỉ trừ khi giá trị đó được ghi rõ trên vận đơn. Việc vận chuyển bằng bất cứ phương tiện nào khác hay những dịch vụ vận chuyển, hay qua những nhà thầu khác theo các hợp đồng phụ phù hợp thì mọi người vận chuyển phải có trách nhiệm theo các qui tắc luập pháp phù hợp và các điều kiện phù hợp với các phương tiện vận chuyển. Trong việc vận chuyển container, pallet hay các đơn vị xếp hàng tương tự khác. Người vận chuyển chịu trách nhiệm đối với số lượng bao gói đựơc liệt kê trên vận đơn, có nghĩa là chịu trách nhiệm với toàn bộ container ( hay pallet ) cũng như nội dung bên trong nó theo số lượng kiện, gói được xếp những chi tiết kiện, gói đựơc xếp vào những container này ( hay pallet ) thì trách nhiệm của người vận chuyển chỉ giới hạn ở số đơn vị xếp hàng trên tổng thể ( số lượng container hay pallet ).

    2.14Thông báo về tổn thất – Notice of loss
    Trừ khi việc thông báo về mất mát và hư hỏng hàng hóa và một số điều khác nói chung được thông báo bằng văn bản tới người vận chuyển tại nơi giao hàng trước hay vào thời điểm di chuyển hàng hóa vào kho của người được quyền giao hàng theo vận đơn, hoặc nếu mất mát và hư hại không rõ ràng trong vòng 3 ( ba ) nhìn ( prima facie evidence ) về việc giao hàng của người vận chuyển như đã miêu tả trên vận đơn này.

    2.15Kháng biện thời gian – Time bar
    Người vận chuyển sẽ làm xong trách nhiệm theo các quy tắc và điều khỏan này trừ khi có việc kiện tụng xảy ra trong vòng một năm sau khi giao hàng, hoặc trong trường hợp mọi mất mát hàng hóa xảy ra mà lúc hàng hóa đáng lẽ đã được giao rồi.

    2.16Sự bảo vệ cho những người phục vụ - Defences for servants etc
    Việc bảo vệ và giới hạn trách nhiệm được cung cấp trong vận đơn này sẽ được áp dụng trong những hành động chống lại người vận chuyển đối với những mất mát và hư hại của hàng hóa dù hành động ấy đựơc tìm ra trong hợp đồng họăc trong việc làm có hại hay không.Nó cũng được áp dụng trong các hành động chống lại người đại lý phục vụ, hoặc ngừơi thầu độc lập, trừ khi nó chỉ ra rằng những mất mát và hư hại này.

    2.17Kiểm tra hàng hóa – Inspection of Goods
    Tại nơi xếp hàng hay nơi dỡ hàng cũng như trong quá trình vận chuyển ngừơi vận chuyển đựơc tự do kiểm tra hàng hóa để xác định chắc chắn trọng lượng, kích thước hoặc thể tích nhằm mục đích kiểm tra cơ sở cước và tính phù hợp của chúng với việc miêu tả của chủ hàng. Nếu việc kiểm tra phát hiện rằng việc miêu tả là không đúng thì được đồng ý hoặc là gấp 5 lần số chênh lệch giữa số cước chính xác và số cước đã được số đã được tính phải trả, hoặc là gấp đôi số cứơc chính xác trừ đi số cước đã đựơc tính phải trả, số lượng nào nhỏ hơn sẽ là số phải trả như là hàng thiệt hại phải thanh toán đối với ngừơi vận chuyển bất kể số lượng nào đó đã được ghi trên vận đơn như là cước phải trả hay là nói cách khác nó không đựơc cung cấp trên biểu cước.

    2.18Hàng hóa đựơc niêm chì – Sealed Goods
    Người vận chuyển không chịu trách nhiệm đối với những thiếu hụt hay hư hại hàng hóa đã đến tại nơi đến trong những container tốt hay những đồ đựng tương tự đựơc ngừơi gửi niêm chì đúng đắn. Họ cũng không chịu trách nhiệm đối với những hàng hóa đựơc giao trong sự đảm bảo khác và đối với những kiện gói trong tình trạng không tốt không có dấu hiệu nào là đã bị mở ( hay phá bỏ niêm chì ) trong quá trình vận chuyển. Trong trường hợp người ta chứng minh được rằng những thiếu hụt và những hư hại phát sinh do khuýêt điểm của người vận chuyển thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm.

    2.19Quyền giữ hàng – Lien
    Người vận chuyển có quyền giữ hàng vô điều kiện vì những số tiền phải trả theo hợp đồng hay phần gánh vác chia số thiệt hại và tiền trả cứu tàu đối với bất cứ ai đã đến kỳ phải trả, kể cả giá lên và phí lưu kho. Và người vận chuyển có thể đòi hỏi thi hành việc giữ hàng như thế bằng những cách hợp lý mà họ cho là đúng. Nếu việc bán hàng không bù đủ số tiền phải trả và những phí tổn phát sinh thì người vận chuyển có quyền đòi tiếp chỗ chênh lệch đó từ chủ hàng.

    2.20Miêu tả hàng hóa – Description of the Goods
    Chủ hàng phải đảm bảo đối với ngừơi vận chuyển, từ khi hàng hóa được giao cho ngừơi vận chuyển, độ chính xác trong việc miêu tả hàng hóa, nhãn hiệu, số lượng và trọng lượng ( kể cả trọng lượng cả bì của container hay những đồ chứa khác ) được người vận tải cung cấp và chủ hàng phải bồi thường cho người vận chuyển đối với những hư hại, mất mát và phí tồn phát sinh hoặc gây ra từ những chi tiết không chính xác và không phù hợp trên. Chủ hàng chịu trách nhiệm đối với việc miêu tả không đúng theo mục 17. quyền của người vận chuyển đối với việc bồi thường như thế sẽ không giới hạn bổn phận và trách nhiệm theo vận đơn này đối với bất cứ người nào khác ngoài chủ hàng.

    2.21Cước và phí – Freight and Charges

    *Cứơc trên phiếu trả cho người vận chuyển sẽ phải trả trong mọi trường hợp cho dù hàng hóa bị mất hoặc không bị mất và cước sẽ không được hòan lại.
    *Cứơc và mọi khỏan chi phí khác đề cập trên vận đơn mà ngừơi vận chuyển được hưởng sẽ phải trả theo đồng tiền ghi trên vận đơn hay ngoại tệ khác được người vận chuyển tiếp nhận
    *Mọi khỏan thuế, phí và các chi phí khác đều được tính vào đầu hàng hóa.
    Sự lưu tâm của chủ hàng được hướng đến các quy định về đồng tiền dùng trả cứơc phí, tỷ giá hối đoái, sự mất mát hay sự định lại giá và mọi sự ngẫu nhiên khác liên quan tới cước phí trong các điều kiện cước phí thích hợp, nếu không có qui định như thế đối với sự mất giá hoặc định lại giá thì áp dụng điều khỏan sau “ Nếu đồng tiền định giá cước phí bị mất giá hoặc bị định lại giá giữa ngày thỏa thuận cước và ngày phải trả sẽ đựơc tự do và mau chóng chuyển đổi cho tương xứng với phạm vi mát giá hay định lại giá của đồng tiền nói trên”
    *Chủ hàng sẽ hòan trả cho người vận chuyển số tiền chuyên chở do các chi phí phát sinh từ việc đi chệch hướng, sự chậm trể hoặc các chi phí khác do chiến tranh, bạo động, bệnh dịch ….

    2.22Người vận tải xếp hàng vào container – Stowage in containers by the Carrier
    Người vận chuyển có thể xếp hàng vào container để vận chuyển trong các container đóng mà không cần phải báo chủ hànng.
    Nếu hàng hóa được chấp thuận xếp lên tàu được xếp trong container do người vận chuyển hay đại diện của người vận chuyển xếp vào thì trách nhiệm của người vận chuyển đối với hàng hóa bắt đầu từ khi người vận chuyển nhận hàng và kết thúc khi hàng đựơc dỡ ra từ container tại cảng đến.
    Người chuyên chở trong suốt quá trình vận chuyển từ khi xếp hàng kiểu này đến tận khi dỡ hàng đựơc hưởng mọi đặc quyền và quyền lợi, mọi sự miễn trách ghi trong vận đơn này.

    2.23Hàng trong container do chủ hàng đóng - Merchant packed containers
    Khi container, bể chứa ( két ) , pallet và các vật chứa khác để vận chuyển hàng mà không phải người vận chuyển hoặc đại diện của người vận chuyển xếp và đóng hàng thì người vận chuyển không chịu trách nhiệm đối với những mất mát và hư hại bên trong và người vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm hư hại và phí tồn phát sinh bởi phía ngừơi vận chuyển nếu những mất mát hay phí tổn đó sinh ra từ:

    Cấu thả trong việc đóng xếp hàng vào container hay đồ chứa khác.
    Hàng hóa không phù hợp cho ngừơi vận chuyển trong container hay trong các vật chứa khác.
    Container hay các vật chứa khác không phù hợp hay có khiếm khuyết trừ khi chúng được người vận chuyển cung cấp và những điều kiện khiếm khuyết hay không phù hợp của container và chứa không được kiểm tra hợp lý vào lúc trứơc thời điểm mà container hay vật chứa khác được đóng gói xếp hàng.

    2.24Container đặc biệt – Special container
    Nếu hàng hóa đựơc người vận chuyển hoặc chủ hàng hay đại diện của họ xếp vào container đặc biệt có các thiết bị lạnh hay thiết bị nhiệt, ngừơi vận chuyển cũng không chấp nhận một trách nhiệm nào đối với chức năng của các container này mà các container này không phải của người vận chuyển.

    2.25Hạ đặt container – Resposition of Containers
    Khi những container mà người vận chuyển cho thuê hoặc được bốc, dỡ tại nơi chủ hàng thì họ phải có trách nhiệm cùng nhau hoặc riêng biệt hòan trả lại container rỗng đã được rửa cọ bên trong tới cảng hoặc tới nơi hạ bãi hay tới nơi mà ngừơi vận chuyển chỉ định, hoặc ngừơi phục vụ hay đại lý của ngừơi vận chuyển chỉ định trong thời gian tính cước của người vận chuyển.Nếu trong thời gian đó container không được hòan trả thì chủ hàng phải chịu tiền bồi thừơng giữ tàu quá hạn, moị mất mát và các chi phí phát sinh do việc không hòan trả này.

    2.26Hàng nặng cồng kềnh – Heavy of Bulk Goods
    Mỗi đơn vị hay kiện hàng hóa cân nặng từ hai tấn trở lên hay có chiều dài và cồng kềnh ngọai lệ, bất tiện và nguy hiểm cho dây rợ và thiết bị trên tàu thì chúng được xếp hoặc dỡ hàng với rủi ro và các khỏan phí tổn phát sinh do chủ hàng chịu.

    2.27Tổn thất chung – General Average
    Sự phân chia tổn thất sẽ được xác định tại bất cứ cảng nào hoặc nơi nào thuộc người vận chuyển và sẽ được giải quyết theo qui tắc York-Antwerp năm 1974, bao gồm tất cả hàng hóa, container,…. Được chuyên chở trên boong. Điều khỏan tu chính Jason được BIMCO chấp thuận xem như là việc liên kết chặt chẽ khế ước về việc chia sẻ thiệt hại với trị giá khai báo đã được chứng nhận, kể cả vấn đề an ninh cũng được đưa vào theo yêu cầu của thuyền trưởng hay đại lý.

    2.28Các điều khỏan kết hợp – Incorporated Clauses
    Vận đơn này sẽ lệ thuộc vào mọi đìêu kiện của các điều khỏan cảng theo tục lệ kể cả trong vận đơn tàu chợ đối với cảng mà tại đó hàng đựơc dỡ cũng đầy đủ những điều khoản như thế được in tại đây cả hai điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi và rủi ro chíến tranh năm 1950 được BIMCO chấp thuận, kết hợp đầy đủ, chặt chẽ và chính xác trên vận đơn này.

    2.29Ký hợp đồng phụ - Sub contracting
    Người vận chuyển có quyền ký hợp đồng phụ với các điều kiện cho vậnchuyển tòan phần hay một phần, việc xếp hàng dỡ hàng, cho vào kho … và moi trách nhiệm nào đó được người vậnchuyển bảo đảm trong mối liên quan tới hàng hóa

    2.30Hàng đông lạnh – Refrigerated Goods
    Giấy chứng nhận của người kiểm sóat đối với thiết bị làm mát, thông gió hoặc chỗ cách ly phát hành trước khi xếp hàng sẽ đựơc xem như là kết luận cuối cùng chứng minhr ằng người vaận chuyển đã thi hành hết mình để tàu có thể ra biển được tốt đối với địa điểm như thế. Người vận chuyển không có nghĩa vụ phải chuẩn bị hàng sớm khi tàu đã sẵn sàng giao hàng, nếu không hàng hóa sẽ được dỡ xuống mà người nhận hàng phải chịu rủi ro và phí tổn.

    2.31Hàng Nguy Hiểm – Dangerous Goods
    Trước khi hàng hóa thuộc loại hàng nguy hiểm, hủy họai và các chất phóng xạ muốn vận chuyển trên tàu chủ hàng thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển, thuyền trưởng hay đại lý tàu chính xác loai nào, kể cả cách phòng ngừa, tên và địa chỉ người gửi, người nhận, nhãn hiệu rõ ràng loại hàng dán trên kiện hàng như đã yêu cầu bởi luật về hàng nguy hiểm của tổ chức hàng hải quốc tế ( IMDG – International Maritime Dangerous Goods Code )và các quy chế thích hợp và còn thêm vào trên mỗi container hay xe moóc…. Phải có giấy xếp hàng đặc biệt của người chuyên chở . Chủ hàng phải chịu trách nhiệm đối với mọi mất mát hư họai, trì hõan hay phí tổn nếu không tuân theo các điều khoảnn trên.



  • Nội dung của vận đơn

    Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:

    • Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:

    – Số vận đơn (number of bill of lading)

    – Người gửi hàng (shipper)

    – Người nhận hàng (consignee)

    – Địa chỉ thông báo (notify address)

    – Chủ tàu (shipowner)

    – Cờ tàu (flag)

    – Tên tàu (vessel hay name of ship)

    – Cảng xếp hàng (port of loading)

    – Cảng chuyển tải (via or transhipment port)

    – Nơi giao hàng (place of delivery)

    – Tên hàng (name of goods)

    – Ký mã hiệu (marks and numbers)

    – Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and descriptions of goods)

    – Số kiện (number of packages)

    – Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or measurement)

    – Cước phí và chi chí (freight and charges)

    – Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)

    – Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)

    – Chữ ký của người vận tải (thường là master’s signature)

    Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu trên biên lai thuyền phó.

    Mẫu vận đơn của hãng tàu M.O.L

    • Mặt thứ hai của vận đơn

    Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó.

    Mặt sau thường gồm các nội dung như:

    Các định nghĩa

    Điều khoản chung

    Điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở

    Điều khoản xếp dỡ và giao nhận

    Điều khoản cước phí và phụ phí

    Điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở

    Điều khoản miễn trách của người chuyên chở

    ...

    Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

    Mẫu mặt sau vận đơn hãng tàu Hapag-Lloyd

    Những đặc điểm của vận đơn

    1. Bộ đầy đủ các bản gốc:

    Điều khoản 23 UCP về chứng từ vận tải phải quy định số lượng các bản gốc phát hành. Các chứng từ vận tải có ghi chú: “bản gốc thứ nhất” (Original), “bản gốc thứ hai” (Duplicate), “bản gốc thứ ba” (triplicate), “bản gốc thứ nhất”, “bản gốc thứ hai như nhau”, “bản gốc thứ ba như nhau” v.v….hoặc các ghi chú tương tự đều là bản gốc. B/L không nhất thiết là phải có chữ “Original” mới được chấp nhận như là bản gốc.

    1. Ký vận đơn:

    Trên bề mặt của vận đơn ghi rõ tên của người chuyên chở và đã ký tên hoặc được chứng thực:

    Bởi người chuyên chở hoặc người đại lý đích danh hoặc đại diện của người chuyên chở.

    Bởi thuyền trưởng hoặc một người đại lý đích danh hoặc đại diện của thuyền trưởng.

    Bất cứ chữ ký hay chứng thực nào của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng phải được nhận biết họ đích thực là người chuyên chở hoặc thuyền trưởng. Tuỳ từng trường hợp một người đại lý ký tên hoặc chứng thực cho người chuyên chở hoặc thuyền trưởng cũng phải ghi rõ tên và năng lực của họ, người chuyên chở hoặc thuyền trưởng mà người đại lý thay mặt để hành động.

    Nếu L/C quy định “Vận đơn của người giao nhận cũng chấp nhận” hoặc sử dụng một nhóm từ tương tự thì người giao nhận có thể ký BL với tư cách của người giao nhận mà không cần phải thể hiện anh ta là người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở đích danh. Cũng không cần thiết phải nêu tên người chuyên chở.

    1. Ghi chú đã bốc hàng:

    Việc bốc hàng lên tàu hoặc giao hàng lên một con tàu đích danh có thể được chỉ ra bằng từ ngữ đã được in từ trước trên mặt vận tải đơn rằng hàng đã được bốc xong lên tàu hoặc giao trên một con tàu đích danh. Trường hợp này, ngày phát hành vận tải đơn được coi là ngày bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng.

    Trong tất cả các trường hợp khác, bốc hàng lên một con tàu đích danh phải được chứng minh rằng sự ghi nhận trên vận tải đơn và ngaỳ ghi nhận bốc hàng được coi là ngày giao hàng.

    Nếu vận tải đơn có ghi “tàu dự kiến” hoặc những từ tương tự có liên quan đến người chuyên chở, việc bốc hàng lên tàu trên con tàu đích danh phải được ghi chú trên vận tải đơn, ngoài việc ghi rõ ngày mà hàng hoá đã được bốc lên tàu còn phải ghi tên của con tàu đó, thậm chí cả ngay khi hàng hoá đã được bốc lên một con tàu gọi là “con tàu dự định”.

    Nếu vận tải đơn nơi nhận hàng hoặc nơi nhận hàng để gửi khác với cảng bốc hàng việc ghi chú hàng đã bốc lên tàu cũng phải ghi rõ cảng bốc qui định trên Tín dụng và tên tàu nhận hàng, thậm chí ngay cả khi hàng hoá đã được bốc xong trên con tàu được ghi tên trên vận tải đơn. Điều khoản này cũng được áp dụng ngay cả khi trên vận tải đơn đã in trước chữ hàng đã bốc xong lên tàu.

    1. Cảng bốc hàng và dỡ hàng:
    • Một khi cảng bốc hàng chỉ định theo yêu cầu của L/C phải thể hiện ở ô cảng bốc hàng trên B/L, thì có thể nó lại được ghi vào ô “Nơi nhận hàng” hoặc tương tự nếu biết rõ ràng là hàng hóa đã được vận chuyển từ nơi nhận hàng đó bằng tàu biển và với điều kiện là có ghi chú chứng minh rằng hàng hóa đã được bốc lên tàu tại cảng quy định ở “Nơi nhận hàng” hoặc tương tự.

    • Một khi cảng dỡ hàng chỉ định theo yêu cầu của L/C phải thể hiện ở ô cảng bốc hàng trên B/L, thì có thể nó lại được ghi vào ô “Nơi đến cuối cùng” hoặc tương tự nếu biết rõ ràng là hàng hóa đã được vận chuyển đến nơi đến cuối cùng bằng tàu biển và với điều kiện là có ghi chú chứng minh rằng cảng dỡ hàng là cảng quy định ở “Nơi đến cuối cùng” hoặc tương tự.

    • Nếu CY, trạm giao nhận hoặc kho CFS được ghi là nơi nhận hàng và nơi đó trùng với cảng bôc hàng thì những nơi này được coi là như nhau, và do đó việc quy định cảng bốc hàng và têu tàu ở trong ghi chú về hàng đã bốc lên tàu là không cần thiết.

    • Nếu L/C quy định 1 khu vực địa lý hoặc 1 loạt cảng bố và cảng dỡ thì B/L phải ghi cảng bốc và dỡ thực tế và các cảng này phải nằm trong khu vực địa lý hoặc các cảng đã nêu ở trên.

    1. Người nhận hàng, bên ra lệnh, người gửi hàng và ký hận, bên thông báo:
    • Nếu 1 L/C yêu cầu 1 B/L ghi hàng hóa được giao cho 1 bên đích danh mà không phải “theo lệnh (to order)” hoặc “theo lệnh của (to order of)” thì B/L không được ghi từ ” theo lệnh” hoặc ” theo lệnh của” truước tên bên đích danh đó. Tương tự như vậy nếu L/C yêu cầu hàng hóa giao “theo lệnh” hoặc “theo lệnh của” một bên đích danh thì B/L không được ghi hàng hóa giao trực tiếp cho bên đích danh.

    • Nếu B/L được phát hành theo lệnh của người gửi hàng thì nó phải được ký hậu bởi người gửi hàng. Việc ký hậu thể hieenjlaf vì hay là thay mặt nguwowig gửi hàng có thể chấp nhận.

    • Nếu L/C không quy định là thông báo cho ai thì ô đó trên B/L có thể để trống hoặc có thể điền vào bất cứ cách nào.

    1. Chuyển tải hàng hóa:

    Chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng xuống và bốc dỡ hàng từ con tàu này sang con tàu khác từ một hành trình vận tải biển từ cảng bốc tới cảng dỡ hàng quy định trong Tín dụng.

    Trừ khi các điều kiện ghi trong Tín dụng cấm chuyển tải, các Ngân hàng sẽ chấp nhận các vận tải đơn có ghi hàng hoá sẽ được chuyển tải, miễn là toàn bộ hành trình chuyên chở đường biển chỉ dùng cùng một vận tải đơn.Ngay cả khi Tín dụng cấm chuyển tải, các Ngân hàng sẽ chấp nhận một vận tải đơn, trên đó:

    • Có ghi là sẽ chuyển tải chừng nào mà những hàng hoá liên quan được chuyên chở bằng contenơ, các moóc và/hoặc các sà lan LASH đã ghi trên vận tải đơn, miễn là toàn bộ hành trình đường biển chỉ dùng cùng một vận tải đơn mà thôi. Và/hoặc

    • Có ghi điều khoản người chuyên chở bảo lưu quyền chuyển tải.

    1. B/L hoàn hảo:

    Các điều khoản ghi chú trên B/L tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa và/hoặc của bao bì là không thể chấp nhận. Các điều khoản hoặc ghi chú trên B/L không tuyên bố rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa và/hoặc của bao bì thì không coi là có sai biệt. Từ hoàn hảo không nhất thiết phải thể hiện trên B/L cho dù L/C có thể yêu cầu .

    Nếu từ hoàn hảo xuất hiện trên B/L và được xóa đi thì B/L sẽ không được coi là không hoàn hảo hay không sạch trừ khi B/L có điều khoản hoặc ghi chú là hàng hóa hoặc bao bì có khuyết điểm.

    1. Mô tả hàng hóa:

    Mô tả hàng hóa trên bill có thể thể hiện một cách chung chung không mâu thuẫn với mô tả trong L/C.

    1. Các sửa chữa và thay đổi:

    Những sửa chữa và thay đổi trên B/L phải được xác nhận. Những xác nhận như thế phải được thể hiện là so người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc bất kỳ người đại lý nào của họ thực hiện

    Các bản sao lưu không lưu thông được của B/L không cần phải có chữ ký hoặc xác nhận bất cứ những thay đổi hoặc sửa chữa nào có thể đã dược thực hiện trên bản gốc.

    1. Cước phí và phụ phí:
    • Nếu L/C yêu cầu B/L phải ghi rõ cước phí PP hay CC thì B/L phải ghi chú cho phù hợp.

    • Những người yêu cầu và các ngân hàng phát hành phải ghi rõ ràng các yêu cầu của các chứng từ để thể hiện là cước phí trả trước hay trả sau.

    • Nếu L/C quy định không chấp nhận các phụ phí thì B/L không được thể hiện là phụ phí đã hoặc sẽ có.Việc thể hiện như vậy có thể nói một cách rõ ràng về phụ phí hoặc có thể sử dụng các thuật ngữ mà đề cập các chi phí gắn liền với việc xếp dỡ hàng hóa như: Miễn xếp(FI), miễn dỡ(FO), miễn xếp dỡ(FIO), miễn xếp dỡ và sắp xếp(FIOS).

    1. Hàng hóa được cấp nhiều B/L:

    Nếu B/l ghi là trong một cont được vận chuyển theo B/L đó cộng với một hoặc nhiều B/L khác hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, điều này có nghĩa là toàn bộ cont sẽ phải được giao cho ng nhận hàng và do đó tất cả B/L liên quan đến cont đó phải được xuất trình để được giải tỏa cont. Một B/L như thế không dược chấp nhận, trừ khi tất cả đc xuất trình theo cùng một L/C.


Hãy đăng nhập để trả lời