Chuỗi cung ứng Apple và Sony dần chuyển dịch sang Việt Nam? Cơ hội lớn cho ngành logistics trong nước



  • Theo Reuters, Apple đã yêu cầu Foxconn chuyển một phần sản lượng sản xuất iPad và MacBook sang Việt Nam để tránh tác động lâu dài của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
    chuoi-cung-ung-apple-va-sony-dan-chuyen-dich-sang-viet-nam-co-hoi-lon-cho-nganh-logistics-trong-nuoc

    Theo nguồn tin của Reuters, các dây chuyền lắp ráp dự kiến sẽ đưa vào sản xuất vào nửa đầu năm 2021 tại Foxconn, tỉnh Bắc Giang.

    Trong nhiệm kỳ của Trump, Hoa Kỳ đã đưa tầm ngắm vào các thiết bị điện tử sản xuất tại Trung Quốc, đẩy mức thuế nhập khẩu cao hơn và hạn chế cung cấp các linh kiện được sản xuất bằng công nghệ của Hoa Kỳ cho các công ty Trung Quốc, khẳng định việc đó sẽ ảnh hưởng tới nguy cơ an ninh quốc gia.

    Báo cáo của Reuters không nêu rõ những mẫu iPad hoặc Macbook nào sẽ được lắp ráp tại Việt Nam, cũng như sản lượng được chuyển qua Việt Nam sẽ chiếm tỷ trọng như thế nào trong tổng sản lượng của Apple sẽ chuyển ra khỏi Trung Quốc.

    Nhưng đây sẽ không phải là những sản phẩm Apple đầu tiên được lắp ráp tại Việt Nam - Apple đã bắt đầu sản xuất AirPods Pro tại Bắc Ninh vào đầu năm 2020.

    Ngoài chuỗi cung ứng tại Việt Nam, Apple cũng đã sử dụng Ấn Độ để sản xuất một số mẫu iPhone nhất định trong một thời gian, hướng chuyển dịch này chủ yếu xảy ra trước chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhưng đã giúp Apple đáp ứng các quy định nhập khẩu mới và tránh được nhiều khoản thuế phí trong vài năm trở lại đây.

    Theo một nguồn tin khác từ Nikkei Nhật, Foxconn đang có kế hoạch đầu tư ít nhất 270 triệu USD vào Việt Nam để mở rộng năng lực sản xuất của mình. Công ty Đài Loan được cho là đang chuyển hơn 30% dây chuyền sản xuất của mình ra ngoài Trung Quốc.

    Ngoài ra, một tập đoàn xây dựng tiết lộ rằng họ vừa ký hợp đồng xưởng sản xuất TV tại Việt Nam, trong đó có nhãn hiệu Sony của Nhật Bản.

    Trung tâm sản xuất trên dự kiến đưa vào hoạt động từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021. Sony từ chối bình luận về thông tin trên.

    (Theo Sam Byford/ TheVerge, Yimou Lee/ Reuters)