Navigation

    DDVT

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups
    1. Home
    2. namchee
    N
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups

    namchee

    @namchee

    0
    Reputation
    11
    Posts
    1
    Profile views
    0
    Followers
    0
    Following
    Joined Last Online

    namchee Follow

    Best posts made by namchee

    This user hasn't posted anything yet.

    Latest posts made by namchee

    • Thủ Tục Xuất Khẩu Quần Áo Sang Nhật Bản

      Giấy phép kinh doanh của Công ty không có chức năng xuất nhập khẩu quần áo, vải, vậy muốn xuất khẩu quần áo sang Nhật Bản, Công ty có cần đăng ký lại giấy phép kinh doanh và các thủ tục để xuất khẩu quần áo sang Nhật Bản như thế nào?
      Image 3.jpg
      Doanh nghiệp ngỡ ngàng khi bị kiểm tra sau thông quan

      Về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, tại Điều 3 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

      “1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

      Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

      1. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

      2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó”.

      Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22/4/2013 của Bộ Công thương quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan”.

      Đồng thời, Khoản 3 Điều 11 của Thông tư này quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, điều chỉnh nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư kèm theo cấp Giấy phép kinh doanh (theo đề nghị của doanh nghiệp)”.

      Như vậy, tùy thuộc là thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam, Công ty đối chiếu các quy định nêu trên để thực hiện.

      Về thủ tục hải quan, theo Hải quan Hà Nội, tại Khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan năm 2014 quy định khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:

      a. Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;

      b. Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

      c. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

      Về nguyên tắc, Công ty căn cứ vào các quy định của Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản pháp luật khác có liên quan để thực hiện.

      Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (gửi kèm hồ sơ, tài liệu có liên quan) để được hướng dẫn cụ thể.

      Tổ tư vấn pháp luật – Hải Quan
      ST

      posted in Kiến thức logistics
      N
      namchee
    • Đạo Luật Lacey Act Là Gì ?

      Lacey Act là gì ? Lacey Act là đạo luật cấm buôn bán các loài cây và sản phẩm liên quan có nguồn gốc bất hợp pháp, bao gồm cả gỗ và các sản phẩm gỗ được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua vào 22/5/2008. Giờ đây, đạo Luật Lacey đã tạo ra một tiền lệ mới trong thương mại toàn cầu về gỗ và các sản phẩm gỗ, công nhận và hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia khác trong việc quản lý nguồn tài nguyên của họ và thiết lập các cơ chế khuyến khích mạnh mẽ để các công ty buôn bán những mặt hàng này thực hiện các quy định tương tự như đã đề cập trong đạo Luật Lacey.

      Image (2).jpg

      Đạo Luật Lacey Act là gì của Hoa Kỳ làm gì?

      1. Cấm buôn bán thực vật hoặc sản phẩm từ thực vật – bao gồm cả gỗ và sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp xuất xứ từ bất kỳ bang nào của Hoa Kỳ hoặc từ nước ngòai vào Hoa Kỳ.

      2. Đòi hỏi người nhập khẩu phải khai báo xuất xứ gốc và tên lòai gỗ có trong sản phẩm của họ.

      3. Thiết lập hình phạt cho sự vi phạm đạo luật này, bao gồm tịch thu hàng hóa, phạt tiền hoặc tống giam, hoặc tịch thu phương tiện, thiết bị vận chuyển trong các trường hợp nghiêm trọng như buôn lậu sản phẩm có nguồn gốc bất hợp pháp hay giả mạo giấy tờ.

      Cần phải khai báo những thông tin gì và vì sao?

      Luật Lacey yêu cầu các nhà nhập khẩu cung cấp hồ sơ khai báo thông tin cơ bản kèm theo từng chuyến hàng vận chuyển gỗ hoặc các sản phẩm gỗ. Mục đích của việc khai báo này nhằm tăng tính minh bạch về gỗ và loài cây thương mại để Chính phủ Mỹ có thể thực thi luật tốt hơn. Nội dung khai báo cần bao gồm các nội dung sau đây:

      1. tên khoa học của các loại gỗ cấu thành trong sản phẩm,
      2. tên quốc gia nơi gỗ được khai thác,
      3. số lượng và,
      4. giá trị.

      Yêu cầu khai báo có áp dụng đối với tất cả các sản phẩm gỗ không?

      Không. Thứ nhất, Luật có các điều khoản đặc biệt đối với các sản phẩm phức tạp mà thường sử dụng nguyên liệu từ nhiều quốc gia hoặc nhiều loài cây. Trong trường hợp không có nguồn thông tin về quốc gia hoặc loài cây cụ thể, Luật cho phép khai báo danh mục các loài cây gỗ và/hoặc nước tiềm năng (phải bao gồm cả tên quốc gia có nguồn gốc gỗ) là nơi xuất xứ của nguồn gốc gỗ. Thứ hai, không cần khai báo tên loài cây hoặc nguồn gốc nguyên liệu tái chế đối với các sản phẩm giấy được sản xuất từ nguyên liệu sợi tái chế. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu phải cung cấp thông tin về tỷ lệ % trung bình của hàm lượng tái chế cũng như các loài cây và nguồn gốc nguyên liệu gỗ không thuộc thành phần tái chế có trong sản phẩm. Cuối cùng, các nhà nhập khẩu không cần khai báo nguyên liệu đóng gói được chế biến từ gỗ như bìa các tông hoặc bìa ép rơm trừ khi sản phẩm đóng gói là hàng hóa nhập khẩu chính. Sau 2 năm triển khai, chính phủ cần rà soát lại việc thực hiện các yêu cầu khai báo và tác động của việc loại trừ nguyên liệu đóng gói. Trên cơ sở kết quả rà soát này, chính phủ có thể ban hành các quy định điều chỉnh phạm vi áp dụng của 3 hình thức này.

      Khó khăn cho Việt Nam

      Nói với báo chí trong nước, ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Việt Nam cho rằng hiểu biết để ứng phó với đạo luật này của các doanh nghiệp Việt Nnam là chưa sẵn sàng, bởi vì chưa có hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan chức năng. Đến nay, các bộ ngành liên quan vẫn chưa có ý kiến thống nhất về cơ quan nhà nước hay một tổ chức phi chính phủ nào sẽ chịu trách nhiệm cấp một số giấy chứng nhận cho doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến gỗ chưa biết lấy tiền đâu mà triển khai và xin cấp chứng chỉ vì mỗi lâm trường trồng rừng nguyên liệu lấy gỗ cần 2 triệu đô la thì mới triển khai được

      Một phụ nữ đang hoàn thành bức tượng gỗ tại một xưởng điêu khắc gỗ tư nhân ở Bắc Ninh. AFP photo Một phụ nữ đang hoàn thành bức tượng gỗ tại một xưởng điêu khắc gỗ tư nhân ở Bắc Ninh. AFP photo
      Một khó khăn khác nữa mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải với đạo luật Lacey theo ông Nguyễn Tôn Quyền là “hiện Việt Nam không biết quốc gia nào, công ty nào để có thể bán gỗ cho Việt Nam với đầy đủ giấy phép như yêu cầu. Ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam phụ thuộc đến 80% nguyên liệu từ nước ngoài.”

      Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ, Ngô Văn Thoan, trong một lần trả lời phỏng vấn trước đây với đài Á châu Tự Do thì nhận định đạo luật Lacey mới tạo thêm rào cản thương mại và khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cao hơn, “họ quy định nhiều việc làm mới, làm cho chi phí lên cao, mất nhiều thời gian, và người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cao hơn.”

      Nhưng theo ông Jack Hurd của TNC thì quan niệm cho rằng đạo luật Lacey tạo rào cản thương mại và do đó có thể làm giảm xuất khẩu là không có căn cứ:

      “Nhận xét là các quy định này là các rào cản thương mại theo tôi là không đúng. Việc yêu cầu các nhà xuất khẩu tuân thủ luật pháp của chính nước họ không thể coi là không hợp lý. Tôi nghĩ là xuất khẩu sẽ giảm sút. Lý do thứ nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam là một cơ cấu phức tạp. Đây là ngành xuất khẩu quan trọng, các doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu của thế giới. Những nhà kinh doanh ở đây rất nhạy bén trong việc thích ứng với những thay đổi trên thị trường thế giới. Lịch sử ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam cho thấy điều đó.”

      Hiện xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ vẫn rất mạnh, mặc cho cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Năm 2009, Mỹ nhập của Việt Nam 1 tỷ đô la. Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam.

      Bà Ngô Thị Hồng Thu, Phó tổng giám đốc công ty kỹ nghệ gỗ Trường Thành, một trong các công ty xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam sang Hoa Kỳ, nói rằng những quy định mới có tạo ra các rào cản nhất định, chủ yếu là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ. Nguyên nhân là vì lâu nay họ đã quen mua gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí gỗ lậu để đảm bảo giá cạnh tranh. Nay để đáp ứng được những quy định mới, họ sẽ phải thay đổi lại tập quán kinh doanh của mình. Điều này không dễ thực hiện một sớm một chiều. Còn công ty gỗ Trường Thành đã sẵn sàng để đối phó:

      “Công ty biết rất rõ và công ty ý thức được việc này, từ năm 2002 tức là 7 năm trước đây mình đã set up công ty mình theo quy trình COC tức là chain of custody nghĩa là truy ngược lại nguồn gốc và từ năm đó mình đã được chứng nhận của tổ chức SCS về việc công ty tổ chức và đạt chứng nhận COC luôn, là 1 công ty có khả năng làm hàng có chứng nhận FFC, nói chung về nguồn gốc sản phẩm, nguồn gốc gỗ dùng trong sản phẩm thì rất rõ ràng từ 2002 tới bây giờ.”

      Việt Nam đặt ra mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ 3 tỷ đô la trong năm nay, với các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 26% kế hoạch cả năm. Mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt liên quan đến những thay đổi về chính sách tại các thị trường lớn, đại diện hiệp hội gỗ Việt Nam vẫn tin tưởng ngành xuất khẩu gỗ sẽ đạt được mục tiêu đề ra và nằm trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam năm nay.
      ST

      posted in Kiến thức logistics
      N
      namchee
    • Một Số Vấn Đề Về Marketing Dịch Vụ Cảng Biển

      Marketing dịch vụ cảng biển, đầu tiên phải làm cho mọi người nhận biết là sản phẩm dịch vụ mà ta đang bán và bán cho ai. Điều này trên thực tế không phải mọi người trong doanh nghiệp đều thấu hiểu, nhân viên ở các bộ phận chức năng thường hoạt động theo nghiệp vụ chuyên môn sâu mà thiếu quan tâm đến một trong những mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là phục vụ khách hàng.
      Image (1).jpg
      marketing dịch vụ cảng biển - logistics

      Marketing dịch vụ cảng không khác nhiều so với marketing các dịch vụ và sản phẩm khác
      Đối tượng marketing cảng là khách hàng (các hãng tàu, người vận tải, shipper…), thị trường (vùng hậu phương cảng..), đối thủ cạnh tranh (các cảng bạn) và dịch vụ thay thế (vận tải đường bộ, đường sắt…).

      Marketing dịch vụ cảng có sự giống nhau về phương pháp tiến hành: Bắt đầu từ công tác nghiên cứu các đối tượng, hoạch định công việc trong kỳ, tổ chức thực hiện (5W+ 1H), kiểm tra và cuối cùng là phản hối (Planning, Doing, Checking and Action).

      Kết quả của quản trị Marketing trong kỳ ngắn hạn: Là ban hành được các chính sách Marketing phù hợp (như chính sách giá cước, năng suất, đa dạng dịch vụ, chất lượng và lắng nghe khách hàng).

      Trong kỳ dài hạn: Là định hướng doanh nghiệp đi về đâu, xác định thị trường mục tiêu, xác định sản phẩm chiến lược từ đó định hướng công tác đầu tư phát triển cảng, hạn chế rủi ro, giúp Doanh nghiệp phát triển bền vững. Công tác xây dựng thương hiệu cảng cũng là một nội dung quan trọng của chiến lược marketing dịch vụ cảng.

      Marketing dịch vụ cảng biển, đầu tiên phải làm cho mọi người nhận biết là sản phẩm dịch vụ mà ta đang bán và bán cho ai. Điều này trên thực tế không phải mọi người trong doanh nghiệp đều thấu hiểu, nhân viên ở các bộ phận chức năng thường hoạt động theo nghiệp vụ chuyên môn sâu mà thiếu quan tâm đến một trong những mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là phục vụ khách hàng.

      Về chiến lược Marketing dịch vụ cảng
      Thông thường tiến hành quản trị Marketing ở cảng biển người ta phải xây dựng chiến lược Marketing dịch vụ, cũng giống như xây dựng chiến lược cho các sản phẩm dịch vụ khác, trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thị trường, phân tích môi trường bên trong (các nguồn lực trong nội bộ cảng, khả năng phát triển của thị trường…); phân tích môi trường bên ngoài (môi trường vĩ mô: tác động của tăng trưởng kinh tế, tập quán văn hóa, sự ủng hộ của địa phương…) người ta dựa vào Ma trận SWOT ( điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa) để tiến hành phân tích nhằm đưa ra các chiến lược phát triển trong tương lai.

      Tùy lúc, tùy nơi, một cảng biển thông thường có các đặc trưng giả định như sau:

      Điểm mạnh
      Được chính quyền địa phương ủng hộ, thông qua các chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch, đào tạo, quảng bá hình ảnh cảng…
      Có vị trí địa lý tốt (kín gió, có đê chắn sóng…), gần tuyến hàng hải quốc tế, có đường giao thông nối vào cảng.
      Có sự khác biệt về dịch vụ do mình tự tạo ra, năng xuất xếp dỡ cao, chất lượng dịch vụ tốt, an toàn cho tàu và hàng hóa, lắng nghe khách hàng…
      Tính chuyên nghiệp cao ở cảng, sự cởi mở của các cơ quan quản lý chuyên ngành về hàng hóa và cảng biển.
      Điểm yếu:
      Công tác quản lý DN theo kiểu cũ, bộ máy quản lý còn cồng kềnh , kém hiệu quả, chưa coi trọng công tác bán hàng và thị trường.
      Nhân viên cảng đôi lúc, đôi nơi còn mang tư duy bao cấp trong phục vụ khách hàng, giành quyền lực, quyền lợi về phía cảng, làm khách hàng không hài lòng, dễ đánh mất khách hàng.
      Cơ hội
      Đất nước hội nhập sâu, kinh tế vùng miền phát triển làm cho hàng hóa xuất nhập thông qua cửa khẩu ngày càng tăng.
      Có chiến lược kinh doanh phát triển tốt, đầu tư phát triển cảng đúng hướng, cung ứng dịch vụ theo thị trường mục tiêu.
      Trên địa bàn TP và khu vực xuất hiện nhiều khu CN, đường giao thông kết nối cảng đến các khu kinh tế mới…
      Đe dọa:
      Sự cạnh tranh do nâng cấp và xây mới các cảng biển trong cùng khu vực
      Khách hàng yêu cầu giảm mạnh giá cước và tăng chất lượng dịch vụ.
      Sự khủng hoảng kinh tế kéo theo sự khủng hoảng các hãng tàu.
      Từ sự phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa trong đó có sự kết hợp phát huy các nhân tố điểm mạnh và cơ hội , đồng thời có các giải pháp khắc phục các nhân tố điểm yếu và đe dọa.

      Sự phân tích đầy đủ, chính xác các nhân tố trên Matrận SWOT giúp chúng ta dễ dàng đưa ra chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing. Trong đó quan trọng là chiến lược đầu tư , chiến lược cung ứng dịch vụ, năng suất xếp dỡ, giá cước…trong kỳ dài hạn.

      Trong Marketing cảng người ta còn sử dụng phương pháp phân tích danh mục sản phẩm BCG (Nhóm nghiên cứu Boston) và sử dụng nó như một yếu tố cho Chiến lược Marketing, Cung ứng dịch vụ cảng biển gồm các sản phẩm dịch vụ được giả định sau:

      Nhóm hàng khô: hàng bao, hàng rời, thiết bị
      Nhóm hàng lỏng: Xăng dầu, nhựa đường, nước
      Nhóm hàng container
      Nhóm tàu khách
      …
      ***Nhóm nghiên cứu Boston đã phát triển một Ma trận về thị phần dịch vụ được giả định như sau:

      Nhóm dịch vụ Dấu hỏi “?” hàm ý nghi vấn. Cảng cân nhắc trong việc đầu tư để phát triển dịch vụ cho một số mặt hàng (Ví dụ: một số mặt hàng rời cát trắng, bột đá, clinker ), có xu hướng giảm dần.
      Nhóm dịch vụ Ngôi sao “” hàm ý nhóm dịch vụ này có nhiều lợi triển vọng tốt. Ví dụ như hàng container, tàu khách…có xu hướng tăng trưởng
      Nhóm dịch vụ Bò sữa “Cow” hàm ý những dịch vụ có từ trước và khả năng sinh lợi cao. (Ví dụ hàng sắt thép, dăm mảnh..) có khối lượng lớn đem lại hiệu quả tốt
      Nhóm dịch vụ Chú chó “ Dog” hàm ý nhóm dịch vụ phát sinh những khó khăn tốn kém , không có lợi (ví dụ: phân bón, ciment bao..) khối lượng lớn hiệu quả thấp.
      Qua phân tích Ma trận BCG trên giúp nhà quản lý cảng tính toán trong đầu tư, nên dầu tư phát triển dịch vụ nào, không đầu tư dịch vụ nào, cân nhắc trong lúc nguồn lực có hạn.
      **

      Vấn đề định hướng dịch vụ và khách hàng
      Trong môi trường cạnh tranh để bảo đảm phát triển bền vững, chúng ta phát triển cảng phải định hướng vào sản phẩm và khách hàng. Qua phân tích ma trận SWOT, ma trận BCG để tìm ra sản phẩm chiến lược và thị trường mục tiêu và có phương hướng đầu tư đúng đắn. Định hướng dịch vụ và khách hàng còn có nghĩa là nhận thấy cái khách hàng cần để thay đổi phù hợp, chúng ta đang bán cái gì và bán cho ai. Nâng cao năng lực cạnh tranh để khách hàng hưởng lợi từ sự đổi mới và cải tiến của cảng: (Ví dụ: Năng suất ở cảng tăng ổn định, đa dạng dịch vụ cho khách hàng chọn lựa, thủ tục giao nhận đơn giản, an toàn cho tàu và hàng hóa, giao nhận hàng nhanh chóng , giá cước hợp lý, lắng nghe khách hàng…)

      1. Cần xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng và cộng đồng, trên cơ sở cung ứng dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Xây dựng và quản trị thương hiệu công ty, sử dụng các phương tiện công cụ truyền thông để quảng bá hình ảnh cảng đến các hãng tàu, các nhà Logistics, các mainlines, feeders, và shippers.

      2. Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng để tiếp nhận và phản hồi các thông tin khách hàng, tìm cách khắc phục các sản phẩm hỏng, sản phẩm không phù hợp và phản hồi thông qua các kênh thông tin.

      Về áp dụng chính sách Marketing hỗn hợp (Marketing Mix)
      Trong công tác bán hàng, đàm phán ký kết hợp đồng với các shippers, nhà vận tải, forwarder… doanh nghiệp cảng biển cần đáp ứng yêu cầu khách hàng theo: đa dạng sản phẩm dịch vụ, năng suất, chất lượng, kênh bán hàng và có được giá cước phù hợp… Để thõa mãn nhu cầu khách hàng, để khách hàng có lợi và đồng ý chi trả cho cảng giá cước tốt một khi cảng thực hiện đầy đủ các chính sách về sản phẩm, chất lượng dịch vụ, năng suất cao, lắng nghe và thỏa mãn khách hàng. Doanh nghiệp cảng cần tuyên ngôn các chính sách trên như là thông điệp chia sẻ lợi ích với khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh chúng ta nhất thiết phải cung ứng cho khách hàng một số dịch vụ mang tính khác khác biệt (như cầu tàu cho tàu trọng tải lớn, bến chuyên dùng cho tàu container, bến tàu khách, kho chuyên dụng, các thiết bị chuyên dùng…), chất lượng dịch vụ tốt (năng suất cao, an toàn tàu, hàng hóa, đơn giản thủ tục..) Cung ứng dịch vụ cho nhà xuất nhập khẩu hay qua nhà Logistics; Lắng nghe và phản hồi ý kiến khách hàng.v.v… Cuối cùng khách hàng chấp nhận gía cước hợp lý.

      Về xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh cảng
      Là một trong những nội dung của Marketing chiến lược. Xây dựng hình ảnh cảng trong mắt khách hàng và cộng đồng là trách nhiệm của mọi người trong doanh nghiệp, nhưng xây dựng thương hiệu cảng phải được quản trị bởi một bộ phận chức năng, bắt đầu bằng công tác kế hoạch, tổ chức lãnh đạo thực hiện và kiểm soát phản hồi. Uy tín của một cảng trước hết là tiềm lực phát triển trong tương lai, giá trị cốt lõi của công ty, chất lượng dịch vụ, minh bạch các chính sách, hoạt động định hướng vào khách hàng, khách hàng hưởng lợi khi hợp tác với cảng…

      Trên đây là một số suy nghĩ về marketing dịch vụ cảng. Xuất phát từ hoạt động thực tiễn của công tác thị trường và khách hàng tại cảng Đà Nẵng kết hợp với sự nghiên cứu tài liệu, chúng tôi tổng hợp hình thành nên bài viết. Chắc chắn bài viết về dịch vụ marketing cảng chưa hoàn chỉnh, còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự trao đổi với bạn đọc gần xa có quan tâm.

      Nguyễn Hữu Sia

      Giám đốc Cảng Đà Nẵng

      posted in Kiến thức logistics
      N
      namchee
    • Hệ Thống VNACCS VCIS Là Gì?

      VNACCS/VCIS là gì? phục vụ cho công việc gì?
      Đó là hệ thống mới của hải quan, gồm hai mô đun nhỏ:

      Hệ thống thông quan hàng hóa tự động, tiếng Anh là Vietnam Automated Cargo Clearance System, sử dụng để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

      Hệ thống thông tin tình báo Hải quan Việt Nam (VCIS), tiếng Anh là Vietnam Customs Intelligence Information System (nghe rất “hoành tráng”). VCIS chủ yếu phục vụ nội bộ cho công tác quản lý rủi ro và giám sát nghiệp vụ của cơ quan Hải quan, nên nếu là chủ hàng bạn cũng không cần bận tâm nhiều.

      VNACCS/VCIS do Hải quan Việt Nam mới triển khai, và dự kiến bắt buộc áp dụng chính thức từ đầu tháng 4/2014, sau một quá trình dài chuẩn bị và bắt đầu chạy thử từ tháng 11/2013.

      Đây là kết quả hợp tác của gói viện trợ do chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

      Phần mềm
      Hệ thống VNACCS/VCIS bao gồm nhiều phần mềm.

      Trong đó, chủ hàng sẽ quan tâm nhiều đến những phần mềm sau, đặc biệt là phần mềm đầu tiên:

      Khai báo điện tử (e-Declaration);
      Hóa đơn điện tử (e-Invoice);
      Thanh toán điện tử (e-Payment);
      C/O điện tử (e-C/O);
      Manifest điện tử (e-Manifest).
      Image.jpg

      Một số phần mềm khác trong hệ thống này, nhưng có lẽ dành cho cơ quan hải quan, chứ chủ hàng sẽ ít quan tâm.

      Phân luồng (selectivity);
      Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro;
      Quản lý doanh nghiệp XNK;
      Thông quan và giải phóng hàng;
      Giám sát và kiểm soát.
      Phần mềm thông quan hàng hóa tự động được cung cấp miễn phí, doanh nghiệp không phải mua. Để khai báo hải quan, bạn có thể download phần mềm VNACCS/VCIS trên website của Tổng Cục Hải quan.

      Tuy nhiên theo đánh giá ban đầu, việc áp dụng phần mềm miễn phí này cũng khá phức tạp, do phải nhớ các mã nghiệp vụ.

      Trong khi đó, nếu những ai đã sử dụng phần mềm Thái Sơn ECUS phiên bản 4, thì sẽ được nâng cấp miễn phí lên phiên bản 5, gọi là ECUS-VNACCS. Đến đầu năm 2014, Thái Sơn cũng đã cung cấp phiên bản này để chạy thử nghiệm. Bạn có thể download ECUS5-VNACCS tại website, có kèm theo hướng dẫn sử dụng.

      Người khai hải quan có thể xem Clip Hướng dẫn khai tờ khai nhập khẩu bằng phần mềm ECUS-VNACCS như dưới đây.
      https://youtu.be/QxJq5mjv5us

      Bạn cũng nên lưu ý: cần phải đăng ký tài khoản mới có thể sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS để thông quan. Có thể đăng ký tại Cục hải quan gần nhất, hoặc xem hướng dẫn tại đây.

      Vì đây là hệ thống mới, nên cơ quan hải quan cũng tích cực trong việc đào tạo và vận động doanh nghiệp áp dụng thử nghiệm.

      Tuy vậy, phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn có vẻ e dè trong việc thử nghiệm này. Đến cuối 1/2013, mới có khoảng trên 1000 công ty tham gia chạy thử nghiệm. Con số này chiếm chỉ 1.7% so với khoảng 60.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử.

      Ưu điểm của VNACCS
      Với người khai hải quan, hệ thống mới này nếu triển khai đúng sẽ có một số ưu điểm nổi bật như sau:

      Tốc độ thông quan nhanh (sử dụng chữ ký số): với luồng Xanh chỉ mất 1-3 giây, nghĩa là chỉ bấm chuột xong là gần như đã có kết quả phân luồng.Với luồng Vàng hay Đỏ, tất nhiên thời gian xử lý phụ thuộc vào mức độ chuẩn chỉnh của bộ hồ sơ và hàng hóa. Nhưng dù sao, nếu trên 60% tờ khai luồng xanh, thì thời gian phân luồng nhanh như vậy cũng sẽ rất thuận lợi rồi (hy vọng hệ thống này và các bác hải quan thực sự làm được như vậy).
      Hạn chế hồ sơ giấy: nhờ liên kết giữa các bộ ngành (khi triển khai hoàn tất) qua phần mềm, nên chứng từ (ví dụ: kiểm tra chất lượng nhà nước) sẽ gửi trực tiếp đến hải quan. Ngoài ra, với luồng xanh bạn sẽ không cần tới chi cục hải quan (vì không có chỗ trên tờ khai để hải quan đóng dấu như trước đây, vậy chẳng cần đến chi cục làm gì). Khi đó bạn có thể tới cảng lấy hàng, theo đúng tinh thần thông tư 128 mới.
      Không cần phải khai riêng tờ khai trị giá như hiện nay đối với phương pháp trị giá giao dịch, do một số chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch vào tờ khai nhập khẩu. Bớt được chứng từ nào cũng tốt, đỡ phức tạp, đúng không bạn?
      Giảm bớt số loại hình xuất nhập khẩu: dự kiến hệ thống VNACCS/VCIS sẽ chuẩn hóa chỉ còn khoảng trên 40 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (thay vì hơn 200 như hiện nay). Như vậy việc tra cứu cũng dễ hơn cho người khai hải quan rồi.
      Không phân biệt loại hình mậu dịch và phi mậu dịch: Nghĩa là hai loại này chỉ khác nhau về hồ sơ chứng từ, thủ tục thông quan giống nhau. Hiện tại, hàng phi mậu dịch thủ tục lằng nhằng và phức tạp hơn khá nhiều so với hàng kinh doanh.
      Nhược điểm của VNACCS
      Với hệ thống tiên tiến như vậy, liệu có nhược điểm gì không? Tất nhiên là có, hiện đại thì thường kéo theo “hại điện” mà.

      Nhược điểm rõ nhất là nó phức tạp hơn với số lượng tiêu chí phải khai nhiều hơn. Nếu người khai hải quan không được đào tạo và thực hành thường xuyên thì việc khai báo thông tin sẽ rất dễ bị nhầm, thiếu, sai.

      Vì vậy, với phần mềm mới này, tốt nhất bạn nên có sự chuẩn bị sớm về mặt đào tạo. Trường hợp công ty bạn chưa sẵn sàng, thì nên sử dụng dịch vụ khai thuê hoặc đại lý hải quan. Như vậy sẽ đảm bảo tính chính xác và tiến độ thông quan.

      posted in Kiến thức logistics
      N
      namchee
    • RE: Dịch vụ cho thuê kho bãi chuyên nghiệp, dịch vụ logistics trọn gói

      QALogistics JSC
      nhận báo giá cước Vận chuyển nội địa / quốc tế, Ủy thác, Khai báo hải quan....Chuyên tuyến Lào - Việt.
      • Dịch vụ hàng công trình dự án, vận chuyển hàng xá hàng rời, hàng chất lỏng.
      • Dịch vụ Logistics
      • Dịch vụ vận tải nội địa.
      • Dịch vụ kho bãi.
      • Dịch vụ thông quan, đóng gói và giao nhận hàng hóa.
      • Dịch vụ mua bán kinh doanh xuất nhập khẩu.
      Rất mong được sự quan tâm,ủng hộ và giúp đỡ của các anh / chị
      Anh (chị) vui lòng liên hệ qua:


      QALogistics JSC.,
      Mobile: 0906966288 Mr.Hải
      Email: haiphi.qal.com.vn
      www.qalogistics.vn /www.qalogistics.com.vn
      Logistics Công nghiệp và Chuỗi cung ứng
      Industry Logistics & Supply Chain

      posted in Dịch vụ logistics khác
      N
      namchee
    • RE: Gửi hàng đi Nghệ An từ TP.HCM

      QALogistics JSC
      nhận báo giá cước Vận chuyển nội địa / quốc tế, Ủy thác, Khai báo hải quan....Chuyên tuyến Lào - Việt.
      • Dịch vụ hàng công trình dự án, vận chuyển hàng xá hàng rời, hàng chất lỏng.
      • Dịch vụ Logistics
      • Dịch vụ vận tải nội địa.
      • Dịch vụ kho bãi.
      • Dịch vụ thông quan, đóng gói và giao nhận hàng hóa.
      • Dịch vụ mua bán kinh doanh xuất nhập khẩu.
      Rất mong được sự quan tâm,ủng hộ và giúp đỡ của các anh / chị
      Anh (chị) vui lòng liên hệ qua:


      QALogistics JSC.,
      Mobile: 0906966288 Mr.Hải
      Email: haiphi.qal.com.vn
      www.qalogistics.vn /www.qalogistics.com.vn
      Logistics Công nghiệp và Chuỗi cung ứng
      Industry Logistics & Supply Chain

      posted in Vận chuyển FCL/LCL/OT/FR ( đường biển
      N
      namchee
    • QALogistics JSC.,

      QALogistics JSC
      nhận báo giá cước Vận chuyển nội địa / quốc tế, Ủy thác, Khai báo hải quan....Chuyên tuyến Lào - Việt.
      • Dịch vụ hàng công trình dự án, vận chuyển hàng xá hàng rời, hàng chất lỏng.
      • Dịch vụ Logistics
      • Dịch vụ vận tải nội địa.
      • Dịch vụ kho bãi.
      • Dịch vụ thông quan, đóng gói và giao nhận hàng hóa.
      • Dịch vụ mua bán kinh doanh xuất nhập khẩu.
      Rất mong được sự quan tâm,ủng hộ và giúp đỡ của các anh / chị
      Anh (chị) vui lòng liên hệ qua:


      QALogistics JSC.,
      Mobile: 0906966288 Mr.Hải
      Email: haiphi.qal.com.vn
      www.qalogistics.vn /www.qalogistics.com.vn
      Logistics Công nghiệp và Chuỗi cung ứng
      Industry Logistics & Supply Chain
      #vanchuyenhangkhong #airfreight
      #vanchuyenduongbien #seafreight
      #vanchuyenduongbo #FreightTransport #RoadFreightTransport
      #vanchuyengiare #vanchuyenquocte #airtransportation
      #khaithuehaiquan #dichvuhaiquan # dịchvụkhaibáohảiquan
      #dichvulogistics #khaibáohảiquan
      #chothuêkho #chothuekho #dịchvụkhongoạiquan #khongoaiquan #dichvuchothuekho

      posted in Dịch vụ logistics khác
      N
      namchee
    • Vận chuyển chuyên tuyến Lào - Việt - Trung thời Covit.

      Vận chuyển chuyên tuyến Lào - Việt - Trung thời Covit.

      QALogistics JSC.,
      Nhận làm thủ tục logisticcs thông tuyến từ Lào – Viêt Nam - Trung Quốc.
      Chúng tôi nhận làm các dịch vụ logistics tại các cửa khẩu:

      • Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y – Kon Tum
      • Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, La Lay - Quảng Trị
      • Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo - Quảng Bình
      • Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sâp – Sơn La
      • Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang - Điện Biên
      • Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, Tén Tằn – Thanh Hóa
      • Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Lào Cai
      • Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng sơn
      • Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái - Quảng Ninh
      • Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng – Cao Bằng
      • Của khẩu Ma Lù Thàng – Lai Châu
        ……
        Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ xe chạy chuyên tuyến với số lượng xe tốt, lái xe nhiệt tình, chịu khó và đặc biệt là quen cung đường nên thuận lợi cho việc vận chuyển.
        Tiêu chí của chúng tôi: UY TÍN - NHANH - AN TOÀN - GIÁ CẠNH TRANH
        Quí khách vui lòng liên hệ:

      QALogistics JSC.,
      Mobile: 0906966288 Mr.Hải
      Email: haiphi.qal.com.vn
      www.qalogistics.vn /www.qalogistics.com.vn
      Logistics Công nghiệp và Chuỗi cung ứng
      Industry Logistics & Supply Chain
      #vanchuyenhangkhong #airfreight
      #vanchuyenduongbien #seafreight
      #vanchuyendithailan #vanchuyenhangdithailan
      #vanchuyenhangdilao #vanchuyendilao
      #vanchuyenhangdicampuchia #vanchuyendicampuchia

      posted in Dịch vụ logistics khác
      N
      namchee
    • Vận chuyển chuyên tuyến Lào - Việt - Trung hậu Covit.

      Vận chuyển chuyên tuyến Lào - Việt - Trung hậu Covit.

      QALogistics JSC
      Nhận làm thủ tục logisticcs thông tuyến từ Lào – Viêt Nam - Trung Quốc.
      Chúng tôi nhận làm các dịch vụ logistics tại các cửa khẩu:

      • Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y – Kon Tum
      • Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, La Lay - Quảng Trị
      • Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo - Quảng Bình
      • Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sâp – Sơn La
      • Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang - Điện Biên
      • Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, Tén Tằn – Thanh Hóa
      • Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Lào Cai
      • Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng sơn
      • Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái - Quảng Ninh
      • Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng – Cao Bằng
      • Của khẩu Ma Lù Thàng – Lai Châu
        ……
        Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ xe chạy chuyên tuyến với số lượng xe tốt, lái xe nhiệt tình, chịu khó và đặc biệt là quen cung đường nên thuận lợi cho việc vận chuyển.
        Tiêu chí của chúng tôi: UY TÍN - NHANH - AN TOÀN - GIÁ CẠNH TRANH
        Quí khách vui lòng liên hệ:

      QALogistics JSC.,
      Mobile: 0906966288 Mr.Hải
      Email: haiphi.qal.com.vn
      www.qalogistics.vn /www.qalogistics.com.vn
      Logistics Công nghiệp và Chuỗi cung ứng
      Industry Logistics & Supply Chain
      #vanchuyenhangkhong #airfreight
      #vanchuyenduongbien #seafreight
      #vanchuyendithailan #vanchuyenhangdithailan
      #vanchuyenhangdilao #vanchuyendilao
      #vanchuyenhangdicampuchia #vanchuyendicampuchia

      posted in Dịch vụ logistics khác
      N
      namchee
    • Vận chuyển Việt <=> Lào QAL

      Vận chuyển Việt <=> Lào
      Công ty cổ phần tiếp vận quốc tế Quang Anh (QAL) cung cấp dịch vụ:
      ☞ Dịch vụ vận chuyển Lào - Việt, nhận vận chuyển hàng hoá nguyên xe hoặc hàng lẻ, hàng ghép từ Lào đi Việt Nam và ngược lại.
      ☞ Thực hiện khai báo hải quan tại các cửa khẩu: Xuất kinh doanh, Xuất tái nhập, Xuất phi mậu dịch,…
      ☞ Công ty cổ phần tiếp vận quốc tế Quang Anh là nhà vận chuyển vật tư, thiết bị thường xuyên cho các công trình lớn: Nhà máy thủy điện, nhà máy sx tại Lào…
      ☞ Là đối tác tin cậy của nhiều đơn vị lớn hiện đang có hàng hóa Vận chuyển Việt <=> Lào như: Fuil, ICL, Bộ Quốc Phòng, hàng điện tử,…
      Quí khách vui lòng liên hệ:


      QALogistics JSC.,
      Mobile: 0906966288 Mr.Hải
      Email: haiphi.qal.com.vn
      www.qalogistics.vn /www.qalogistics.com.vn
      Logistics Công nghiệp và Chuỗi cung ứng
      Industry Logistics & Supply Chain
      #vanchuyenhangkhong #airfreight
      #vanchuyenduongbien #seafreight
      #vanchuyendithailan #vanchuyenhangdithailan

      posted in Dịch vụ logistics khác
      N
      namchee