Navigation

    DDVT

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups
    1. Home
    2. Marketing
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups

    Marketing

    @Marketing

    2
    Reputation
    27
    Posts
    1
    Profile views
    0
    Followers
    0
    Following
    Joined Last Online

    Marketing Follow

    Best posts made by Marketing

    • 5 Chiến thuật Marketing hiệu quả

      Trong những năm gần đây cụm từ startup (khởi nghiệp) xuất hiện ngày một nhiều trên môi trường internet. Bắt tay startup không hề đơn giản, nó tiêu tốn tiền, thời gian, công sức. Nó yêu cầu bạn dồn tâm huyết, phát huy sáng tạo, đam mê và tất nhiên trách nhiệm vô cùng lớn. Trong môi trường internet, khởi nghiệp bên cạnh bạn có sản phẩm, có dịch vụ thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là tạo một website cho doanh nghiệp của mình. Sau đó thực hiện các chiến lược marketing để quảng bá doanh nghiệp trên internet. Dưới đây là 5 chiến thuật marketing cần thiết khi bạn bắt đầu khởi nghiệp online.

      1. Thiết kế website chuyên nghiệp
      Khi bắt đầu startup, chúng ta có vô vàn khó khăn, có vô vàn những điều cần làm và tất nhiên chúng ta cần cân nhắc ngân sách cho mọi việc. Tuy nhiên, bạn đừng nên quá tiết kiệm mà không đầu tư cho website của mình chuyên nghiệp. Trong mắt của người dùng, giao diện website là mọi thứ họ thấy về bạn, về doanh nghiệp của bạn. Website là bộ mặt, là sản phẩm và cả danh tiếng của công ty.

      Bạn đang tự đặt câu hỏi " Giao diện website có phải là một chiến thuật của marketing hay không?".Tất nhiên, câu trả lời sẽ là " có".

      Hãy thử tưởng tượng, bạn thực hiện một kế hoạch marketing để quảng bá sản phẩm, tuy nhiên, khi khách hàng tiềm năng truy cập vào website của bạn và nhận thấy hình ảnh sản phẩm không rõ ràng, bố cục lộn xộn, font chữ khó đọc. Kết quả là họ sẽ rời bỏ site với một cảm nhận không tốt về doanh nghiệp bạn. Những đánh giá ban đầu của người dùng sẽ vô cùng quan trọng. Nếu bạn tạo ấn tượng tốt từ ban đầu thì việc chuyển đổi từ người truy cập sang khách hàng sẽ đơn giản hơn. Nhưng nếu ban đầu bạn đã làm họ thất vọng, thì sau này để lấy lại niềm tin sẽ cần mất nhiều thời gian và công sức hơn.

      Square và Airbnb là hai ví dụ về một website có thiết kế bắt mắt và rõ ràng.

      2. Kết nối cộng đồng
      Ngày nay, startup không chỉ một chiều như những năm trước đây. Social networks ngày càng phát triển, kết nối và gắn kết cộng đồng. Đây sẽ là nơi bạn đưa doanh nghiệp giới thiệu tới nhiều người, là nơi kết nối bạn với khách hàng, là nơi giúp bạn tìm thấy những người cùng chuyên môn, hoặc cũng có khi là đối thủ.
      Đảm bảo doanh nghiệp của bạn được kết nối với 4 mạng xã hội lớn nhất : Facebook, Twitter, LinkedIn, Google+.
      Bạn cũng có thể kết nối với một số nền tảng khác ít phổ biến hơn nhưng lại mang lại nhiều lợi ích cho một doanh nghiệp mới bắt tay vào khởi nghiệp.

      • AngelList –Mạng xã hội cho những nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp

      • MidsizeInsider – Giành cho những công ty quy mô vừa cải thiện hoạt động hiệu quả.

      • Spiceworks – Khởi nghiệp ngành IT

      • YouNoodle – Tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp.

      Khi bắt tay khởi nghiệp online, điều quan trọng là càng nhiều người biết tới bạn, bạn càng xây dựng được mạng lưới cộng đồng mạnh thì hình ảnh của công ty càng được nâng cao. Hãy sẵn sàng để đưa doanh nghiệp kết nối và thu hút sự quan tâm với cộng đồng.

      3. Nội dung chất lượng

      Nếu cách đây 2 năm, để online startup thành công, bạn sẽ quan tâm tới SEO. SEO giúp đưa doanh nghiệp của bạn đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm, tăng traffic... Còn bây giờ, muốn startup thành công, bạn cần content marketing, bạn cần cung cấp nội dung hữu ích cho người dùng.
      Doanh nghiệp cần tạo ra nội dung liên quan tới sản phẩm, dịch vụ, tập trung vào những điều mà khách hàng mong muốn tìm hiểu. Từ đó thu hút, giữ chân khách hàng.
      Hãy lấy ví dụ từ Moz.com. Đây là một công cụ hỗ trợ SEO, giúp đưa ra các chỉ số SEO cho website, từ đó bạn sẽ có kế hoạch để cải thiện website của mình. Moz còn xây dựng một blog với sự đóng góp nội dung của nhiều chuyên gia, người dùng về các lĩnh vực SEO, content marketing, digital marketing...Cách làm này đã giúp Moz xây dựng một cộng đồng đông đảo, thu hút và giữ chân người dùng.
      Ở đó có hàng triệu lý do một doanh nghiệp khởi nghiệp trên internet thất bại và một lý trong số đó liên quan tới nội dung. Một doanh nghiệp thiếu nội dung, không có gì để thu hút khách hàng. Vẫn biết sản phẩm là linh hồn của doanh nghiệp, nhưng trên môi trừơng online, có vô vàn doanh nghiệp khác cũng cùng kinh doanh mặt hàng, dịch vụ như bạn, cái khác là bạn cung cấp những nội dung hữu ích cho khách hàng, giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, sử dụng đúng sản phẩm, giải quyết những điều mà người dùng đang cần. Nếu doanh nghiệp không có gì để nói, họ sẽ dần mất đi nhiệt huyết trong chính doanh nghiệp và nhiệt huyết của khách hàng đối với doanh nghiệp.
      Tạo nội dung hữu ích, làm mới nội dung đó là cách giúp online startup không bị thất bại nhanh chóng và chạm gần hơn với các bước thành công tiếp theo.

      4. Phản hồi email và những câu hỏi trên mạng xã hội kịp thời
      Doanh nghiệp trả lời những câu hỏi, thắc mắc của khách hàng càng nhanh, càng tốt thì càng nâng cao uy tín, tin cậy với khách hàng. Vậy những doanh nghiệp startup hãy nên áp dụng thủ thuật marketing này một cách triệt để. Phản hồi nhanh cũng gián tiếp phản ánh niềm đam mê, nhiệt huyết của doanh nghiệp.
      Khởi nghiệp tức là bạn bắt đầu mọi thứ từ số 0. Hãy ưu tiên khách hàng, giúp họ thấy bạn đang đem lại giá trị, đang phục vụ cho họ. Từ đó, dần dần xây dựng danh tiếng cho công ty. Ngày nay, mạng xã hội phát triển vô cùng nhanh và nó vượt ra ngoài sự kiểm soát của bạn. Chỉ cần một đánh giá không tốt của khách hàng trên mạng xã hội, thì rất có thể bạn sẽ không bao giờ lấy lại được danh tiếng.
      Dưới đây là một nghiên cứu về việc thời gian mà người dùng mong muốn doanh nghiệp phản hồi.

      Nếu doanh nghiệp đưa ra câu trả lời, phản hổi khách hàng trong khoảng thời gian từ 0-2 giờ, sẽ đem lại những lợi ích sau:
      – 34% mua thêm sản phẩm của doanh nghiệp.
      – 43% khuyến khích bạn bè, gia đình sử dụng sản phẩm.
      – 38% mong muốn nhận những quảng cáo về sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi.
      – 42% sẵn sàng quảng cáo doanh nghiệp trên các mạng xã hội.
      Trong trường hợp doanh nghiệp không trả lời kịp thời thì sẽ đem tới cho khách hàng cảm nhận không tốt về doanh nghiệp đồng thời họ cũng không muốn quay lại sử dụng sản phẩm.

      5. Tận dụng danh tiếng cá nhân

      Bạn là một người có uy tín trong cộng đồng mạng? Bạn thường xuyên được follow bởi rất nhiều người? Đây là dấu hiệu tốt để khởi nghiệp của bạn phát triển xa hơn. Uy tín, danh tiếng của bạn sẽ là một công cụ marketing để đẩy mạnh thương hiệu doanh nghiệp của bạn. Tất nhiên, đôi lúc chúng ta cũng khó có thể phân định rõ ràng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp, đó là quan hệ cộng sinh và bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Cũng giống như khi người ta nhắc tới Microsoft thì nhớ ngay tới Bill Gates và ngược lại.
      Do đó, hãy xây dựng một thương hiệu cá nhân thật uy tín, đó chính là cơ hội để các đối tác chú ý tới bạn khi bạn mở doanh nghiệp riêng.

      Lời kết
      Con đường khởi nghiệp online không hề trải hoa hồng. Sẽ có những vấp ngã, những sóng gió và những mất mát. Nếu bạn đã sử dụng đúng các phương pháp marketing nhưng vẫn chưa đem lại kết quả thì 5 bước trên sẽ giúp ích doanh nghiệp.

      posted in Marketing Logistics và Chuỗi cung ứng
      Marketing
      Marketing
    • Xây dựng chiến lược Marketing online cần lưu ý những gi?

      Có rất nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần xây dựng một website thật hoành tráng là họ đã và đang tiếp thị trực tuyến cho doanh nghiệp của mình. Họ thường trông cậy vào một thiết kế đẹp và mua quảng cáo tìm kiếm Google Adwords là xem như đã có một giải pháp internet hiệu quả.

      Với sự bùng nổ của các mạng xã hội, xu hướng tiếp thị trực tuyến đang dần thay đổi từ tiếp thị hiển thị đơn thuần sang các hình thức có khả năng tương tác với khách hàng nhiều hơn.

      Trong hai năm gần đây tiếp thị trực tuyến ( marketing online ) phát triển nở rộ ở Việt Nam, các doanh nghiệp đã nhận thức được đây là một kênh marketing mới và có nhiều ưu điểm so với marketing truyền thống, ngân sách và nhân sự đầu tư cho tiếp thị trực tuyến của các doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể.

      Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có được một chiến lược bài bản để khai thác thế mạnh của online marketing. Nhiều công ty dành khoản ngân sách tốn kém để thiết kế website nhưng không biết website của mình có bao nhiêu người truy cập, website mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty như thế nào, hay có công ty chỉ đăng một banner quảng cáo đắt đỏ trên báo điện tử nhưng lại không biết banner đó mang về cho công ty bao nhiêu khách hàng, bao nhiêu người truy cập website…

      Những lưu ý để chọn được chiến lược marketing trực tuyến hợp lý:

      • Hãy phát triển một hệ thống những giải pháp marketing hợp lý mà bạn thích và có khả năng tiến hành tốt đẹp.

      • Hãy bám lấy một vài chiến lược nhất định để bạn có thể là chuyên gia với những chiến lược đó.

      • Hãy thử hầu hết mọi thứ, bao gồm những phương pháp mới nhất dường như có vẻ có tiềm năng, nhưng đừng từ bỏ những phương pháp đã được thử nghiệm vẫn đang có hiệu quả.

      • Nếu bạn tìm ra những giải pháp marketing mà bạn thích và có thể sử dụng hiệu quả, hãy thêm chúng vào chiến lược marketing dài hạn của bạn và sử dụng liên tục đến khi bạn thật sự thành thạo.
        Hãy đi theo những bước này, kiên nhẫn và tập trung, bạn sẽ thành công trong việc tìm ra con đường chiến lược vượt qua khu rừng rậm marketing trực tuyến.

      Chiến lược marketing online cần chú ý những vấn đề gì?

      Dưới đây là một vài câu hỏi đặt ra cho chủ doanh nghiệp trước khi bắt đầu một kế hoạch marketing online:

      1. Tôi sẽ thu hút lưu lượng truy cập vào website từ nguồn nào?
      2. Làm sao để khách truy cập trở thành khách hàng thực sự?
      3. Tôi có cần một blog không?
      4. Tôi có cần một hệ thống quản trị nội dung?
      5. Truyền thông mạng xã hội là gì?
      6. Làm sao website của tôi xuất hiện ở trang nhất Google?
      7. Tôi nên quảng cáo website của tôi ở đâu?
      8. Tôi cần gửi những gì trong email marketing?
      9. Làm thế nào để tôi xây dựng được một thương hiệu tốt?

      Với mỗi câu hỏi này, có rất nhiều cách trả lời khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Bạn hãy cố gắng nghiền ngẫm và ít nhất là trả lời một cách đầy đủ các câu hỏi đó, xây dựng cho mình một kế hoạch hành động cụ thể trước khi quyết định công việc kinh doanh online của mình?

      Tất cả những vấn đề trên sẽ tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại trong việc kinh doanh trên internet.

      Quy trình xây dựng chiến lược Online Marketing tổng thể của doanh nghiệp:
      1.Phân tích (hiện trạng, thị trường, đối thủ cạnh tranh…)

      2.Lập chiến lược, mục tiêu truyền thông

      3. Định vị sản phẩm, dịch vụ

      4.Xây dựng thông điệp truyền thông

      5.Xây dựng website, microsite, trang thông tin trực tuyến

      6.Lựa chọn các kênh của Online Marketing để triển khai chiến lược

      · Marketing qua công cụ tìm kiếm (SEM): SEO, PPC

      · Marketing trên các trang danh bạ, cổng thông tin, trang đánh giá dịch vụ sản phẩm…

      · Email Marketing: xây dựng database, thiết kế thông điệp, gửi thông điệp và đánh giá hiệu quả

      · Marketing qua mạng xã hội: Xây dựng các trang blog, diễn đàn, Facebook Fanpage, Youtube Channel…

      · PR Online: Sử dụng hình thức PR trực tiếp và gián tiếp thông qua các thông cáo báo chí, bài viết PR…

      · Quảng cáo trực tuyến, quảng cáo hiển thị, xây dựng mạng liên kết

      · Quảng cáo tin nhắn SMS

      7. Phân bổ ngân sách và thời gian triển khai
      8. Đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch, bao gồm các KPI đánh giá mức độ thành công của chiến lược
      Từ sơ đồ trên có thể thấy quá trình xây dựng website của doanh nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược Online Marketing. Tuy nhiên để xây dựng được 1 website tốt cần hoàn thiện các khâu chuẩn bị như Phân tích, Định vị, và chuẩn bị Nội dung. Một số tiêu chí đánh giá website tốt và tối ưu:

      · Nội dung phong phú, độc đáo (rich & unique)

      · Ngôn ngữ lập trình theo chuẩn, cấu trúc logic, đơn giản, rõ ràng

      · Thiết kế thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm

      · Mang dấu ấn theo nhận diện của thương hiệu

      · Thời gian khách hàng ở lại website và số trang được mở

      · Tỷ lệ người truy cập mới, tỷ lệ thoát trang (bounce rate…)

      · Tỷ lệ chuyển đổi cao (conversion rate)

      posted in Marketing Logistics và Chuỗi cung ứng
      Marketing
      Marketing

    Latest posts made by Marketing

    • 5 Chiến thuật Marketing hiệu quả

      Trong những năm gần đây cụm từ startup (khởi nghiệp) xuất hiện ngày một nhiều trên môi trường internet. Bắt tay startup không hề đơn giản, nó tiêu tốn tiền, thời gian, công sức. Nó yêu cầu bạn dồn tâm huyết, phát huy sáng tạo, đam mê và tất nhiên trách nhiệm vô cùng lớn. Trong môi trường internet, khởi nghiệp bên cạnh bạn có sản phẩm, có dịch vụ thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là tạo một website cho doanh nghiệp của mình. Sau đó thực hiện các chiến lược marketing để quảng bá doanh nghiệp trên internet. Dưới đây là 5 chiến thuật marketing cần thiết khi bạn bắt đầu khởi nghiệp online.

      1. Thiết kế website chuyên nghiệp
      Khi bắt đầu startup, chúng ta có vô vàn khó khăn, có vô vàn những điều cần làm và tất nhiên chúng ta cần cân nhắc ngân sách cho mọi việc. Tuy nhiên, bạn đừng nên quá tiết kiệm mà không đầu tư cho website của mình chuyên nghiệp. Trong mắt của người dùng, giao diện website là mọi thứ họ thấy về bạn, về doanh nghiệp của bạn. Website là bộ mặt, là sản phẩm và cả danh tiếng của công ty.

      Bạn đang tự đặt câu hỏi " Giao diện website có phải là một chiến thuật của marketing hay không?".Tất nhiên, câu trả lời sẽ là " có".

      Hãy thử tưởng tượng, bạn thực hiện một kế hoạch marketing để quảng bá sản phẩm, tuy nhiên, khi khách hàng tiềm năng truy cập vào website của bạn và nhận thấy hình ảnh sản phẩm không rõ ràng, bố cục lộn xộn, font chữ khó đọc. Kết quả là họ sẽ rời bỏ site với một cảm nhận không tốt về doanh nghiệp bạn. Những đánh giá ban đầu của người dùng sẽ vô cùng quan trọng. Nếu bạn tạo ấn tượng tốt từ ban đầu thì việc chuyển đổi từ người truy cập sang khách hàng sẽ đơn giản hơn. Nhưng nếu ban đầu bạn đã làm họ thất vọng, thì sau này để lấy lại niềm tin sẽ cần mất nhiều thời gian và công sức hơn.

      Square và Airbnb là hai ví dụ về một website có thiết kế bắt mắt và rõ ràng.

      2. Kết nối cộng đồng
      Ngày nay, startup không chỉ một chiều như những năm trước đây. Social networks ngày càng phát triển, kết nối và gắn kết cộng đồng. Đây sẽ là nơi bạn đưa doanh nghiệp giới thiệu tới nhiều người, là nơi kết nối bạn với khách hàng, là nơi giúp bạn tìm thấy những người cùng chuyên môn, hoặc cũng có khi là đối thủ.
      Đảm bảo doanh nghiệp của bạn được kết nối với 4 mạng xã hội lớn nhất : Facebook, Twitter, LinkedIn, Google+.
      Bạn cũng có thể kết nối với một số nền tảng khác ít phổ biến hơn nhưng lại mang lại nhiều lợi ích cho một doanh nghiệp mới bắt tay vào khởi nghiệp.

      • AngelList –Mạng xã hội cho những nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp

      • MidsizeInsider – Giành cho những công ty quy mô vừa cải thiện hoạt động hiệu quả.

      • Spiceworks – Khởi nghiệp ngành IT

      • YouNoodle – Tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp.

      Khi bắt tay khởi nghiệp online, điều quan trọng là càng nhiều người biết tới bạn, bạn càng xây dựng được mạng lưới cộng đồng mạnh thì hình ảnh của công ty càng được nâng cao. Hãy sẵn sàng để đưa doanh nghiệp kết nối và thu hút sự quan tâm với cộng đồng.

      3. Nội dung chất lượng

      Nếu cách đây 2 năm, để online startup thành công, bạn sẽ quan tâm tới SEO. SEO giúp đưa doanh nghiệp của bạn đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm, tăng traffic... Còn bây giờ, muốn startup thành công, bạn cần content marketing, bạn cần cung cấp nội dung hữu ích cho người dùng.
      Doanh nghiệp cần tạo ra nội dung liên quan tới sản phẩm, dịch vụ, tập trung vào những điều mà khách hàng mong muốn tìm hiểu. Từ đó thu hút, giữ chân khách hàng.
      Hãy lấy ví dụ từ Moz.com. Đây là một công cụ hỗ trợ SEO, giúp đưa ra các chỉ số SEO cho website, từ đó bạn sẽ có kế hoạch để cải thiện website của mình. Moz còn xây dựng một blog với sự đóng góp nội dung của nhiều chuyên gia, người dùng về các lĩnh vực SEO, content marketing, digital marketing...Cách làm này đã giúp Moz xây dựng một cộng đồng đông đảo, thu hút và giữ chân người dùng.
      Ở đó có hàng triệu lý do một doanh nghiệp khởi nghiệp trên internet thất bại và một lý trong số đó liên quan tới nội dung. Một doanh nghiệp thiếu nội dung, không có gì để thu hút khách hàng. Vẫn biết sản phẩm là linh hồn của doanh nghiệp, nhưng trên môi trừơng online, có vô vàn doanh nghiệp khác cũng cùng kinh doanh mặt hàng, dịch vụ như bạn, cái khác là bạn cung cấp những nội dung hữu ích cho khách hàng, giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, sử dụng đúng sản phẩm, giải quyết những điều mà người dùng đang cần. Nếu doanh nghiệp không có gì để nói, họ sẽ dần mất đi nhiệt huyết trong chính doanh nghiệp và nhiệt huyết của khách hàng đối với doanh nghiệp.
      Tạo nội dung hữu ích, làm mới nội dung đó là cách giúp online startup không bị thất bại nhanh chóng và chạm gần hơn với các bước thành công tiếp theo.

      4. Phản hồi email và những câu hỏi trên mạng xã hội kịp thời
      Doanh nghiệp trả lời những câu hỏi, thắc mắc của khách hàng càng nhanh, càng tốt thì càng nâng cao uy tín, tin cậy với khách hàng. Vậy những doanh nghiệp startup hãy nên áp dụng thủ thuật marketing này một cách triệt để. Phản hồi nhanh cũng gián tiếp phản ánh niềm đam mê, nhiệt huyết của doanh nghiệp.
      Khởi nghiệp tức là bạn bắt đầu mọi thứ từ số 0. Hãy ưu tiên khách hàng, giúp họ thấy bạn đang đem lại giá trị, đang phục vụ cho họ. Từ đó, dần dần xây dựng danh tiếng cho công ty. Ngày nay, mạng xã hội phát triển vô cùng nhanh và nó vượt ra ngoài sự kiểm soát của bạn. Chỉ cần một đánh giá không tốt của khách hàng trên mạng xã hội, thì rất có thể bạn sẽ không bao giờ lấy lại được danh tiếng.
      Dưới đây là một nghiên cứu về việc thời gian mà người dùng mong muốn doanh nghiệp phản hồi.

      Nếu doanh nghiệp đưa ra câu trả lời, phản hổi khách hàng trong khoảng thời gian từ 0-2 giờ, sẽ đem lại những lợi ích sau:
      – 34% mua thêm sản phẩm của doanh nghiệp.
      – 43% khuyến khích bạn bè, gia đình sử dụng sản phẩm.
      – 38% mong muốn nhận những quảng cáo về sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi.
      – 42% sẵn sàng quảng cáo doanh nghiệp trên các mạng xã hội.
      Trong trường hợp doanh nghiệp không trả lời kịp thời thì sẽ đem tới cho khách hàng cảm nhận không tốt về doanh nghiệp đồng thời họ cũng không muốn quay lại sử dụng sản phẩm.

      5. Tận dụng danh tiếng cá nhân

      Bạn là một người có uy tín trong cộng đồng mạng? Bạn thường xuyên được follow bởi rất nhiều người? Đây là dấu hiệu tốt để khởi nghiệp của bạn phát triển xa hơn. Uy tín, danh tiếng của bạn sẽ là một công cụ marketing để đẩy mạnh thương hiệu doanh nghiệp của bạn. Tất nhiên, đôi lúc chúng ta cũng khó có thể phân định rõ ràng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp, đó là quan hệ cộng sinh và bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Cũng giống như khi người ta nhắc tới Microsoft thì nhớ ngay tới Bill Gates và ngược lại.
      Do đó, hãy xây dựng một thương hiệu cá nhân thật uy tín, đó chính là cơ hội để các đối tác chú ý tới bạn khi bạn mở doanh nghiệp riêng.

      Lời kết
      Con đường khởi nghiệp online không hề trải hoa hồng. Sẽ có những vấp ngã, những sóng gió và những mất mát. Nếu bạn đã sử dụng đúng các phương pháp marketing nhưng vẫn chưa đem lại kết quả thì 5 bước trên sẽ giúp ích doanh nghiệp.

      posted in Marketing Logistics và Chuỗi cung ứng
      Marketing
      Marketing
    • Xây dựng chiến lược Marketing online cần lưu ý những gi?

      Có rất nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần xây dựng một website thật hoành tráng là họ đã và đang tiếp thị trực tuyến cho doanh nghiệp của mình. Họ thường trông cậy vào một thiết kế đẹp và mua quảng cáo tìm kiếm Google Adwords là xem như đã có một giải pháp internet hiệu quả.

      Với sự bùng nổ của các mạng xã hội, xu hướng tiếp thị trực tuyến đang dần thay đổi từ tiếp thị hiển thị đơn thuần sang các hình thức có khả năng tương tác với khách hàng nhiều hơn.

      Trong hai năm gần đây tiếp thị trực tuyến ( marketing online ) phát triển nở rộ ở Việt Nam, các doanh nghiệp đã nhận thức được đây là một kênh marketing mới và có nhiều ưu điểm so với marketing truyền thống, ngân sách và nhân sự đầu tư cho tiếp thị trực tuyến của các doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể.

      Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có được một chiến lược bài bản để khai thác thế mạnh của online marketing. Nhiều công ty dành khoản ngân sách tốn kém để thiết kế website nhưng không biết website của mình có bao nhiêu người truy cập, website mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty như thế nào, hay có công ty chỉ đăng một banner quảng cáo đắt đỏ trên báo điện tử nhưng lại không biết banner đó mang về cho công ty bao nhiêu khách hàng, bao nhiêu người truy cập website…

      Những lưu ý để chọn được chiến lược marketing trực tuyến hợp lý:

      • Hãy phát triển một hệ thống những giải pháp marketing hợp lý mà bạn thích và có khả năng tiến hành tốt đẹp.

      • Hãy bám lấy một vài chiến lược nhất định để bạn có thể là chuyên gia với những chiến lược đó.

      • Hãy thử hầu hết mọi thứ, bao gồm những phương pháp mới nhất dường như có vẻ có tiềm năng, nhưng đừng từ bỏ những phương pháp đã được thử nghiệm vẫn đang có hiệu quả.

      • Nếu bạn tìm ra những giải pháp marketing mà bạn thích và có thể sử dụng hiệu quả, hãy thêm chúng vào chiến lược marketing dài hạn của bạn và sử dụng liên tục đến khi bạn thật sự thành thạo.
        Hãy đi theo những bước này, kiên nhẫn và tập trung, bạn sẽ thành công trong việc tìm ra con đường chiến lược vượt qua khu rừng rậm marketing trực tuyến.

      Chiến lược marketing online cần chú ý những vấn đề gì?

      Dưới đây là một vài câu hỏi đặt ra cho chủ doanh nghiệp trước khi bắt đầu một kế hoạch marketing online:

      1. Tôi sẽ thu hút lưu lượng truy cập vào website từ nguồn nào?
      2. Làm sao để khách truy cập trở thành khách hàng thực sự?
      3. Tôi có cần một blog không?
      4. Tôi có cần một hệ thống quản trị nội dung?
      5. Truyền thông mạng xã hội là gì?
      6. Làm sao website của tôi xuất hiện ở trang nhất Google?
      7. Tôi nên quảng cáo website của tôi ở đâu?
      8. Tôi cần gửi những gì trong email marketing?
      9. Làm thế nào để tôi xây dựng được một thương hiệu tốt?

      Với mỗi câu hỏi này, có rất nhiều cách trả lời khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Bạn hãy cố gắng nghiền ngẫm và ít nhất là trả lời một cách đầy đủ các câu hỏi đó, xây dựng cho mình một kế hoạch hành động cụ thể trước khi quyết định công việc kinh doanh online của mình?

      Tất cả những vấn đề trên sẽ tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại trong việc kinh doanh trên internet.

      Quy trình xây dựng chiến lược Online Marketing tổng thể của doanh nghiệp:
      1.Phân tích (hiện trạng, thị trường, đối thủ cạnh tranh…)

      2.Lập chiến lược, mục tiêu truyền thông

      3. Định vị sản phẩm, dịch vụ

      4.Xây dựng thông điệp truyền thông

      5.Xây dựng website, microsite, trang thông tin trực tuyến

      6.Lựa chọn các kênh của Online Marketing để triển khai chiến lược

      · Marketing qua công cụ tìm kiếm (SEM): SEO, PPC

      · Marketing trên các trang danh bạ, cổng thông tin, trang đánh giá dịch vụ sản phẩm…

      · Email Marketing: xây dựng database, thiết kế thông điệp, gửi thông điệp và đánh giá hiệu quả

      · Marketing qua mạng xã hội: Xây dựng các trang blog, diễn đàn, Facebook Fanpage, Youtube Channel…

      · PR Online: Sử dụng hình thức PR trực tiếp và gián tiếp thông qua các thông cáo báo chí, bài viết PR…

      · Quảng cáo trực tuyến, quảng cáo hiển thị, xây dựng mạng liên kết

      · Quảng cáo tin nhắn SMS

      7. Phân bổ ngân sách và thời gian triển khai
      8. Đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch, bao gồm các KPI đánh giá mức độ thành công của chiến lược
      Từ sơ đồ trên có thể thấy quá trình xây dựng website của doanh nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược Online Marketing. Tuy nhiên để xây dựng được 1 website tốt cần hoàn thiện các khâu chuẩn bị như Phân tích, Định vị, và chuẩn bị Nội dung. Một số tiêu chí đánh giá website tốt và tối ưu:

      · Nội dung phong phú, độc đáo (rich & unique)

      · Ngôn ngữ lập trình theo chuẩn, cấu trúc logic, đơn giản, rõ ràng

      · Thiết kế thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm

      · Mang dấu ấn theo nhận diện của thương hiệu

      · Thời gian khách hàng ở lại website và số trang được mở

      · Tỷ lệ người truy cập mới, tỷ lệ thoát trang (bounce rate…)

      · Tỷ lệ chuyển đổi cao (conversion rate)

      posted in Marketing Logistics và Chuỗi cung ứng
      Marketing
      Marketing
    • TẠI SAO MỌI DOANH NGHIỆP ĐỀU CẦN PHÂN TÍCH PESTLE

      Mỗi doanh nghiệp đều gặp phải các yếu tố xuất phát từ cả bên trong và bên ngoài có thể tạo ra tác động tích cực hoặc tiêu cực đến nó. Một mặt, những yếu tố này có thể thúc đẩy sự phát triển của công ty; mặt khác, một số yếu tố có thể khiến công ty gặp phải rất nhiều rắc rối. Do đó, việc nhận thức được các yếu tố này không nên chỉ là một lựa chọn có thể có, mà là một điều hết sức cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp.

      Mặc dù các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến một doanh nghiệp có thể được kiểm soát ở một mức độ nào đó, hầu hết các lực lượng bên ngoài không thể cùng lúc được kiểm soát hoặc phòng tránh. Nhưng, chuẩn bị trước kiến ​​thức về chúng có thể giúp doanh nghiệp tránh né hoặc giảm thiểu tác động mà các yếu tố đó có thể gây ra.

      Đây là lúc phân tích PESTLE trở nên có ích. Nó sẽ giúp bạn hiểu và đánh giá tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn. Với cái nhìn sâu sắc mà nó cung cấp, bạn có thể đưa ra quyết định kinh doanh thông minh và thận trọng trong tương lai.

      Why_-Every_-Business_-Needs-a-PESTLE_-Analysis__Anh_mo_ta.jpg

      PHÂN TÍCH PESTLE LÀ GÌ ?
      Phân tích PESTLE là một kỹ thuật hữu ích thường được sử dụng để kiểm tra và xác định các yếu tố môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn. Những yếu tố này có thể có tác động đến vị trí, tiềm năng và định hướng của công ty bạn ngày hôm nay hoặc trong năm năm tới. Trong cả hai trường hợp, điều cần thiết là có được một cái nhìn rõ ràng về các lực lượng bên ngoài có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng hay suy giảm thị phần của doanh nghiệp của bạn.

      Một phân tích PEST, giống như phân tích SWOT, thường được trình bày dưới dạng lưới bao gồm bốn phần để thể hiện bốn tiêu đề chính (P - Chính trị, E - Kinh tế, S - Xã hội và T - Công nghệ).

      Một phân tích PEST tập trung vào 4 yếu tố chính;

      P - Yếu tố chính trị (Political factors) - Yếu tố chính trị dựa trên tình hình chính trị của đất nước, đặc biệt là tác động của chính trị đối với nền kinh tế của đất nước. Ở đây, sự chú ý sẽ tập trung vào tất cả các chính sách, luật pháp và quy định (chính sách thuế, luật lao động, luật việc làm, luật bảo vệ người tiêu dùng, v.v.) một chính phủ sẽ áp đặt lên doanh nghiệp.

      E - Yếu tố kinh tế (Economical factors) - tập trung vào các yếu tố như lãi suất, chính sách tài khóa, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, v.v. của một quốc gia. Những yếu tố như vậy sẽ quyết định hướng đi của nền kinh tế quốc gia và cách nó có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

      S - Yếu tố xã hội (Social Factors) - Xã hội là một yếu tố bên ngoài sẽ luôn có tác động đến một doanh nghiệp. Nhận thức được các yếu tố xã hội như lối sống cá nhân văn hóa, cấu trúc trong nước, vv sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường cũng như khách hàng của mình.

      T - Yếu tố công nghệ (Technical factors)- Công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh và không doanh nghiệp nào có thể tránh được hoặc tồn tại mà không có nó. Theo dõi chặt chẽ tất cả các yếu tố công nghệ như cải tiến mới, tự động hóa, hoạt động R & D, vv sẽ giúp một doanh nghiệp trở nên hiểu biết về công nghệ và đi trước các đối thủ cạnh tranh.

      PESTLE là một phiên bản phức tạp hơn của PEST. PESTLE bổ sung thêm hai yếu tố vào khung phân tích:

      L - Yếu tố pháp lý (Legal factors) - Doanh nghiệp chịu tác động của mọi thay đổi lập pháp xảy ra trong một quốc gia. Ví dụ, nếu một cơ quan lập pháp thông qua một luật mới có thể ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có kiến ​​thức trước về luật pháp, họ có thể đã tự chuẩn bị để đối mặt với bất kỳ thay đổi nào sẽ xảy ra.

      E - Các yếu tố môi trường (Environmental factors)- Các yếu tố môi trường như thời tiết, vị trí địa lý, khí hậu, vv sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh, nhu cầu của người tiêu dùng và thậm chí quá trình phát triển sản phẩm trong một số ngành.

      LÀM THẾ NÀO DOANH NGHIỆP CÓ THỂ HƯỞNG LỢI TỪ PHÂN TÍCH PEST
      Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng bởi một vài, thậm chí là tất cả các yếu tố trên.

      Những gì một phân tích PEST làm là buộc bạn phải liệt kê các yếu tố này và tập trung chúng ở một nơi, từ đó giúp việc nhìn ra các đặc điểm và sự liên kết giữa các yếu tố một cách dễ dàng hơn.

      Ngoài ra, bạn có thể không nhận thức được hoặc ít nhất là có kiến ​​thức đầy đủ về tất cả các yếu tố. Ví dụ, một chủ doanh nghiệp có thể rất dễ nhầm lẫn giữa các nguồn luật liên quan tới thuế. Vì vậy, bạn có thể mời một người thứ ba như luật sư để hỗ trợ về mảng pháp lý trong phân tích PEST cho bạn.

      Một số trong những yếu tố này cũng có xu hướng thay đổi theo thời gian. Bằng cách duy trì tài liệu phân tích PEST và liên tục cập nhật nó, bạn có thể nhận ra những thay đổi này và tận dụng triệt để các cơ hội phát sinh từ những thay đổi này.

      Sẽ là khôn ngoan khi xem xét lại phân tích PEST của bạn hàng tháng hoặc ít nhất là hàng quý để xác định những thay đổi này. Một khi bạn có thiết lập tài liệu ban đầu, việc sửa đổi sẽ không mất nhiều thời gian và những cơ hội bạn tìm thấy từ chúng có thể mang lại cú hích lớn cho doanh nghiệp của bạn.

      LỢI ÍCH CỦA PESTLE KHI ỨNG DỤNG VÀO THỰC HIỆN PHÂN TÍCH SWOT

      why-every-business-needs-a-pestle-analys_anhminhhoa.jpg
      Mặc dù phân tích SWOT đánh giá cả các yếu tố bên ngoài và bên trong có thể có ảnh hưởng đến một tổ chức, phân tích PESTLE chỉ đánh giá các yếu tố bên ngoài có thể có ảnh hưởng đến bản thân tổ chức và sự tăng trưởng của nó.

      Một phân tích SWOT tương tự như một bản đánh giá về doanh nghiệp hoặc như một bản đề xuất, tập trung vào Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Nguy cơ đối với một tổ chức. Nó cực kỳ hữu ích cho một doanh nghiệp trong việc đưa ra và xây dựng các chiến lược kinh doanh mới, đặc biệt là bằng cách phát huy những điểm mạnh của mình và tận dụng các cơ hội của mình trong khi giảm thiểu các điểm yếu và tránh các mối đe dọa.

      Mặt khác, phân tích PESTLE giúp doanh nghiệp xác định và hiểu các thay đổi và xu hướng (yếu tố bên ngoài) trên thị trường và ngành mà nó thuộc về. Vì vậy, thực hiện phân tích PESTLE trước khi phân tích SWOT có thể cực kỳ hữu ích.

      Phân tích các yếu tố PESTLE sẽ giúp bạn khi xác định và tìm ra các yếu tố SWOT cho doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, liệt kê tất cả các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, pháp lý và môi trường có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn, sẽ giúp bạn xác định các cơ hội và các mối đe dọa cho doanh nghiệp của bạn khá dễ dàng. Do đó, phân tích PESTLE có thể hữu ích trong việc tạo ra một bản phân tích SWOT toàn diện hơn.

      Phân tích PESTLE là một trong những công cụ tốt nhất bạn có thể sử dụng để có được hiểu biết toàn diện về môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động. Vì PESTLE cũng có thể được kết hợp trong phân tích SWOT, cùng với nhau, cả hai phân tích sẽ giúp bạn có được bức tranh hoàn chỉnh về tình hình, tiềm năng và định hướng kinh doanh của bạn.

      NGUỒN : SAGA.VN

      posted in Nhà quản lý
      Marketing
      Marketing
    • GIẢI ĐÁP VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH TỶ ĐÔ: UBER, AMAZON, NETFLIX VÀ CÁC ÔNG LỚN KHÁC.

      Uber, Amazon, Netflix, Airbnb và Tesla đều có một điểm chung: mặc dù đây là những công ty công nghệ mạnh nhất sức mạnh và khả năng tồn tại của các mô hình kinh doanh mới là những yếu tố then chốt thúc đẩy họ đứng đầu ngành công nghiệp.

      Một hình ảnh thương hiệu hấp dẫn có thể thu hút nhiều sự chú ý và khách hàng mới, nhưng nếu không có mô hình kinh doanh hợp lý để kiếm tiền từ sự và giữ chân những khách hàng này, các tiềm năng sẽ không được thúc đẩy thành một doanh nghiệp.

      Nếu bạn cần một sự trợ giúp để tinh chỉnh mô hình kinh doanh của mình, hãy học cách các công ty công nghệ hàng đầu này điều hành mô hình của họ.

      Ví dụ về mô hình kinh doanh trị giá hàng tỷ đô la: Uber, Amazon, Netflix, Airbnb và Tesla

      MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA UBER
      DOANH THU NĂM 2017: 37 TỶ ĐÔ LA
      Vào năm 2009, Uber đã thực hiện sứ mệnh của mình để phá vỡ suy nghĩ rằng taxi là cách duy nhất để đi quanh thành phố. Ngày nay, Uber đạt 15 triệu chuyến đi mỗi ngày - mà không cần sở hữu một chiếc taxi nào.

      Uber đã đạt được thành công lớn của mình một cách nhanh chóng bằng cách tập trung vào tốc độ nhanh chóng, sự tiện lợi và giá dịch vụ hợp lý của mình.Ví dụ: khách hàng có thể đặt chuyến đi với các tài xế gần nhất, xem chính xác giá của họ là bao nhiêu và theo dõi vị trí tài xế thông qua ứng dụng. Tài xế có thể lựa chọn nhận chuyến đi hay không dựa trên điểm số của khách hàng; nếu họ từ chối, thì yêu cầu sẽ được chuyển sang cho tài xế tiếp theo gần khách hàng nhất

      Người dùng cũng có thể hủy các chuyến đi trước hoặc sau khi tài xế của họ đến, nhưng sẽ phải trả một khoản phí nếu hủy chuyến đi hai phút sau khi đặt yêu cầu hoặc nếu họ mất năm phút hoặc lâu hơn để gặp tài xế của họ.

      Uber tính phí khách hàng dựa trên thời gian ước tính,khoảng cách của tuyến đường và nhu cầu đi xe hiện tại trong khu vực, được thanh toán trực tiếp vào thẻ tín dụng của họ. Để thu hút các tài xế mới và giữ lại những người hiện tại, Uber chỉ giữ 20 - 25% giá dịch vụ và cung cấp cho các tài xế của họ phần còn lại.

      Uber cũng tính phí khách hàng mức giá dịch vụ khác nhau tùy thuộc vào loại xe họ muốn đi, như là Economy, Premium, Extra Seats và một số loại khác.

      Nền kinh tế cung cấp thêm dịch vụ đi chung xe với những người có nhu cầu hay một nhóm trong một chiếc xe hơi.
      Premium cung cấp Uber Black, đây là một chuyến đi sang trọng với một tài xế chuyên nghiệp.
      Extra Seats cung cấp các chuyến đi sang trọng cho 6 người với các tài xế chuyên nghiệp trong một chiếc SUV màu đen hoặc Uber XL.
      Và nhiều các dịch vụ khác như taxi địa phương và xe lăn có thể truy cập.
      Một cách khác để Uber kiếm tiền là thông qua giá cả tăng vọt. Trong khoảng thời gian, như những ngày có thời tiết xấu, giờ cao điểm hoặc ngày lễ, họ tính phí nhiều hơn trên mỗi dặm, dựa trên số lượng tài xế có sẵn và yêu cầu đi xe trong khu vực. Đó là một trong những dòng doanh thu tạo ra lợi nhuận cao nhất của họ.

      Họ cũng tận dụng 40 triệu người dùng sử dụng dịch vụ hàng tháng và khả năng hiển thị ứng dụng như một cách khác để kiếm tiền. Các nhà hàng, khách sạn và các doanh nghiệp khác đều có thể quảng cáo trên ứng dụng Uber.

      Các nguồn doanh thu khác của Uber, bao gồm UberEATS, UberFreight, UberElevate và đội ngũ xe tự lái của riêng họ.

      MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA AMAZON
      DOANH THU NĂM 2017: 177,8 TỶ ĐÔ LA
      Với giá trị thị trường 46%, lớn hơn so với Wal-Mart, Target, Best Buy, Macy’s, Nordstrom, Kohl’s, JC Penney và Sears cộng lại, Amazon là một trong những “ông lớn” thành công nhất trên thế giới. Và công ty có thể tin tưởng vào sức khỏe tài chính của mình với trong công cuộc đổi mới liên tục và xâm nhập vào các thị trường khác nhau, điều này giúp công ty đa dạng hóa dòng doanh thu

      Dưới đây là bốn cách Amazon kiếm tiền:

      Bán lẻ (67% doanh thu thuần)

      Phần lớn doanh thu của Amazon, đến từ việc bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng trên trang web của họ. Vì họ đặt hàng số lượng lớn sản phẩm từ các nhà bán buôn, họ có thể thương lượng chi phí rẻ hơn và bán với giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Họ cũng vận chuyển sản phẩm của mình nhanh hơn vì họ có thể lưu trữ hàng tồn kho trong mạng lưới kho của mình. Thậm chí Amazon còn sản xuất và bán các sản phẩm của riêng họ, như Amazon Echo và Alexa.

      Thị trường Amazon (17% doanh thu thuần)

      Amazon Marketplace là một nền tảng cho phép người bán bên thứ ba bán sản phẩm trên trang web của Amazon. Người bán cũng có thể mua dịch vụ có tên Fulfillment By Amazon, nơi lưu trữ, đóng gói và vận chuyển sản phẩm của bạn từ các cơ sở hiện đại bậc nhất thế giới của Amazon.

      Amazon kiếm được hoa hồng từ mỗi người bán bên thứ ba khi họ bán hàng, đây là một khoản tiền lớn vì 51% người bán của họ kiếm được hơn 100.000 đô la một năm trên nền tảng này. Người bán cũng có thể chạy quảng cáo các sản phẩm của họ trên đầu trang kết quả tìm kiếm và trang chủ của Amazon.

      Amazon Web Services cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng điện toán đám mây cho các doanh nghiệp với phí thuê bao hàng năm. Di chuyển dữ liệu của công ty bạn sang điện toán đám mây cho phép khách hàng của bạn truy cập phần mềm trên bất kỳ máy tính nào vào bất kỳ lúc nào thông qua internet, như Netflix.

      Bằng cách trả phí đăng ký mỗi tháng, Amazon Prime cho phép khách hàng truy cập miễn phí vận chuyển hai-ngày đối với tất cả các mặt hàng, vận chuyển miễn phí trong cùng một ngày với các sản phẩm đủ điều kiện, các dịch vụ phát trực tuyến như Amazon Video, Amazon Music và Twitch Prime, không giới hạn lưu trữ ảnh không giới hạn trên Amazon, thư viện Kindle, sách âm thanh và hơn thế nữa.

      MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA NETFLIX
      DOANH THU NĂM 2017: 11,6 TỶ ĐÔ LA

      Nếu bạn làm việc trong ngành phần mềm dịch vụ, mô hình kinh doanh của Netflix có lẽ khá giống với công ty của bạn. Thuê bao của họ trả tiền cho dịch vụ mỗi tháng và có thể hủy đăng ký bất cứ lúc nào. Để giữ được chân khách hàng và tăng trưởng doanh thu nhiều nhất có thể, Netflix cần tập trung vào việc giữ mối quan hệ khách hàng lâu dài và lành mạnh.

      May mắn thay, nhờ vào kho dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu giúp Netflix giữ cho khách hàng của họ hài lòng. Thấu hiểu được tâm lý, hành vi và sở thích của người dùng trên nền tảng cho phép Netflix cá nhân hóa từng trải nghiệm của khách hàng với các đề xuất độc đáo. Nếu nội dung họ mua và tạo ra thực sự cộng hưởng với người đăng ký, họ có thể dự đoán và hiểu khách hàng hơn.

      Netflix chỉ có 2 luồng doanh thu là dịch vụ phát trực tuyến và DVD, nhưng họ kiếm được gần 1 tỷ đô la mỗi tháng.

      Để thu hút người đăng ký mới vào các dịch vụ phát trực tuyến của họ, Netflix cho phép khách hàng dùng thử miễn phí một tháng cho bất kỳ gói nào của họ và sau khi kết thúc, họ có thể tiếp tục làm thành viên bằng cách trả tiền cho một trong ba gói:

      Gói cơ bản với giá 7,99 đô la mỗi tháng, cho phép bạn xem Netflix chỉ trên một màn hình
      Gói tiêu chuẩn với giá 10,99 đô la mỗi tháng, cho phép bạn xem Netflix trên hai màn hình đồng thời
      Gói cao cấp với giá $ 13,99, cho phép bạn xem Netflix trên bốn màn hình đồng thời
      Phần lớn doanh thu của Netflix đến từ phát trực tuyến, nhưng họ sẽ không sớm từ bỏ dịch vụ DVD của mình. Nó giúp họ tham gia vào thị trường cho thuê phim, cuối cùng phá hủy Blockbuster và vẫn kiếm được lợi nhuận cho đến ngày hôm nay.

      Dịch vụ DVD và Blu-Ray của Netflix cung cấp miễn phí vận chuyển trong 2 ngày và không tính phí trễ. Bạn có thể đăng ký một trong ba gói:

      Gói khởi động với giá 4,99 đô la mỗi tháng, cho phép bạn xem một đĩa tại một thời điểm với giới hạn hai đĩa mỗi tháng
      Gói tiêu chuẩn với giá 7,99 đô la mỗi tháng, cho phép bạn xem một đĩa cùng một lúc với số lượng đĩa không giới hạn mỗi tháng
      Một kế hoạch hàng đầu với giá 11,99 đô la mỗi tháng, cho phép bạn xem hai đĩa cùng một lúc với số lượng đĩa không giới hạn mỗi tháng
      MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA AIRBNB
      DOANH THU NĂM 2017: 2,6 TỶ ĐÔ LA

      Mô hình Airbnb giống như Uber nhưng về chỗ ở. Họ kết nối hơn 140.000 khách du lịch với chủ nhà tại hơn 190 quốc gia mỗi ngày mà không cần sở hữu một tài sản nào.

      Airbnb nổi tiếng vì họ đã cho chủ nhà cơ hội để điều hành một bên hối hả không phải chịu chi phí điều hành , thu hút khách du lịch với các chuyến thăm xác thực và giá cả phải chăng hơn.

      Du khách có thể đặt phòng tại một nhà chủ địa phương, rẻ hơn nhiều so với khách sạn - hầu hết các chủ nhà đều không phụ thuộc vào Airbnb như nguồn thu nhập chính của họ, giống như một khách sạn. Ở nhà của người bản địa sẽ giúp du khách có trải nghiệm rõ hơn về văn hóa địa phương

      Airbnb cũng có một quy trình đặt chỗ và niêm yết tương đối đơn giản cho chủ nhà và khách. Khi chủ nhà liệt kê chi tiết tài sản của họ như giá cả, tiện nghi và địa điểm trên Airbnb, nền tảng sẽ gửi một nhiếp ảnh gia tự do để chụp ảnh chuyên nghiệp về nhà của họ để đưa vào danh sách của họ.

      Khi khách du lịch tìm kiếm một nơi để ở, họ có thể lọc các thuộc tính theo giá cả, tiện nghi và thành phố. Một khi họ đặt phòng thông qua Airbnb, chủ nhà phải chấp thuận cho khách. Chủ nhà có thể đánh giá tính cách của khách tiềm năng bằng cách xem các đánh giá của họ từ các máy chủ trong quá khứ trên Airbnb và hồ sơ truyền thông xã hội của họ. Các khách và chủ nhà có thể đánh giá và xem xét lẫn nhau sau khi ở lại.

      Mô hình kinh doanh Airbnb là độc nhất bởi vì họ kiếm được doanh thu từ cả chủ nhà và khách của họ. Vì họ cung cấp danh sách miễn phí cho chủ nhà và thành viên miễn phí cho khách của họ, họ thu phí hoa hồng từ chủ nhà và giao dịch miễn phí từ khách. Airbnb tính phí lưu trữ 3% phí cho mỗi lần đặt phòng họ nhận được thông qua nền tảng và tính phí cho khách 5-15% chi phí đặt phòng của họ.

      Họ cũng cung cấp một thuê bao cho tạp chí du lịch của riêng họ, hợp tác với các chủ nhà cung cấp nhà sẵn sàng cho công việc cho khách đi công tác và hợp tác với người dân địa phương dẫn khách qua những trải nghiệm tuyệt vời trong cộng đồng của họ.

      MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA TESLA
      DOANH THU NĂM 2017: 11,7 TỶ ĐÔ LA

      Tesla không giống như bất kỳ công ty xe hơi nào khác. Họ đã thiết kế và giới thiệu những chiếc xe thể thao sang trọng chạy hoàn toàn bằng điện và tham gia vào ngành công nghiệp ô tô với mô hình kinh doanh mới mẻ: phương pháp bán hàng trực tiếp được bổ sung bởi dịch vụ khách hàng vượt trội và mạng lưới sạc điện miễn phí của họ.

      Bán trực tiếp

      Hầu hết các nhà sản xuất ô tô bán xe của họ thông qua các đại lý nhượng quyền, nhưng Tesla muốn cắt giảm người trung gian và tạo ra trải nghiệm mua tốt hơn bằng cách bán xe của họ trong các phòng trưng bày hào nhoáng. Tesla cũng cho phép mọi người tùy chỉnh và mua xe trên trang web của họ.

      Trung tâm dịch vụ

      Tại các trung tâm dịch vụ của Tesla, khách hàng có thể tính phí hoặc bảo dưỡng xe của họ. Và bằng cách xây dựng các trung tâm dịch vụ ở một số khu vực nhất định, họ hy vọng cam kết của họ đối với dịch vụ khách hàng sẽ thu hút sự chú ý của các chủ sở hữu xe hơi sang trọng khác và tạo ra nhiều nhu cầu hơn.

      Công ty xe hơi cũng cung cấp sự giúp đỡ của Tesla Rangers - kỹ thuật viên di động phục vụ khách hàng của họ Xe cộ tại nhà của họ. Họ thậm chí có thể khắc phục sự cố phần mềm ô tô car trực tuyến vì Teslas có thể gửi dữ liệu cho các kỹ thuật viên thông qua internet.

      Trạm sạc điện

      Mạng lưới các trạm sạc Tesla, cho phép khách hàng sạc đầy xe miễn phí chỉ trong 30 phút. Tesla đã xây dựng mạng lưới này và cung cấp tính năng sạc miễn phí vì họ biết sẽ không có ai mua xe của họ nếu những chiếc xe khó sạc đầy. Một lượng lớn các trạm sạc trên khắp đất nước sẽ đẩy nhanh việc chấp nhận xe điện, giống như cách các trạm xăng cho phép áp dụng xe xăng trên toàn thế giới.

      Luồng doanh thu khác

      Tesla cũng bán dịch vụ lắp đặt sạc điện tại nhà, hệ thống lưu trữ năng lượng cho gia đình hoặc doanh nghiệp, tấm pin mặt trời, tấm lợp năng lượng mặt trời, hệ thống truyền động và linh kiện cho các nhà sản xuất ô tô khác và sẽ bắt đầu sản xuất xe bán tải điện vào năm 2019.

      MÔ HÌNH KINH DOANH NÀO PHÙ HỢP VỚI CÔNG TY CỦA BẠN?
      Chọn mô hình kinh doanh phù hợp cho công ty của bạn là rất quan trọng, nhưng bạn nên dành thời gian khi xem xét các lựa chọn của mình. Mặc dù mỗi công ty trong số này kiếm được hàng tỷ đô la doanh thu mỗi năm, tất cả họ đều có mô hình kinh doanh khác nhau.

      Không Có một mô hình kinh doanh là hoàn hảo cho mọi công ty. Nhưng nếu bạn có thể khám phá một số cơ hội chưa được khai thác trong thị trường của mình và thực sự hiểu được nỗi buồn và niềm vui của khách hàng, bạn có thể tìm thấy mô hình kinh doanh hoàn hảo cho công ty của mình.

      NGUỒN : THEO SAGA.VN

      posted in Nhà quản lý
      Marketing
      Marketing
    • Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ chuỗi cung ứng của Mỹ?

      "Trong năm qua, Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ chuỗi cung ứng của Mỹ, khiến Washington dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào Bắc Kinh".

      Tuyên bố trên được Giám đốc An ninh quốc gia tại Dự án Tự do Kinh tế Mỹ, ông Lucas Kunce, đưa ra trên báo The Hill.

      Theo ông Kunce, những doanh nhân làm chứng trong các phiên điều trần quốc hội về thuế quan gần đây đã tiết lộ rằng Mỹ "không thể sản xuất các sản phẩm thiết yếu, bao gồm một số hệ thống vũ khí, nếu không có vài thành phần hoặc nguồn lực từ Trung Quốc".

      "Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ chuỗi cung ứng của chúng ta bằng chiến lược. Nó khiến chúng ta dễ bị tổn thương, ảnh hưởng tới người lao động Mỹ vì chúng ta đang mất đi những kỹ năng và việc làm được trả lương cao" – ông Kunce nói.

      Vị giám đốc này cho biết Trung Quốc nhận ra nền kinh tế Mỹ và các cá nhân kiểm soát nó theo đuổi lợi nhuận. Vì vậy, tất cả những gì Bắc Kinh cần làm là tạo ra lợi nhuận cho các cá nhân đó để sở hữu ngành công nghiệp, trí tuệ, cơ sở sản xuất… của Washington.

      Tuần trước, Mỹ liệt vào danh sách đen 58/103 công ty Trung Quốc là thực thể nước ngoài có dính dáng về quân sự, sau đó hạn chế xuất khẩu, tái xuất khẩu và hoạt động chuyển giao với các công ty này. Bộ Thương mại Mỹ thông báo ngoài 58 công ty Trung Quốc còn có các công ty Nga bị trừng phạt.

      Theo Bộ Thương mại Mỹ, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) sẽ sửa đổi Quy định quản lý xuất khẩu (EAR) bằng cách bổ sung danh sách "Người dùng quân sự cuối (MEU)" mới. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross giải thích hành động này giúp thiết lập quy trình mới để chỉ định người dùng quân sự cuối trong danh sách MEU, qua đó hỗ trợ các nhà xuất khẩu sàng lọc khách hàng của mình.

      Ông Ross nói thêm Bộ Thương mại Mỹ nhận ra tầm quan trọng của việc tận dụng quan hệ đối tác và các công ty toàn cầu để chống lại nỗ lực chuyển hướng công nghệ của Mỹ cho các chương trình quân sự gây bất ổn của Trung Quốc và Nga.

      Theo Phạm Nghĩa

      Người Lao Động

      posted in Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu
      Marketing
      Marketing
    • Báo cáo thực trạng ngành logistics thế giới: chuẩn bị cho những chuyển đổi lớn (CSCMP)

      Sự bùng nổ của thương mại điện tử (e-commerce) và phân phối đa kênh (omni channel) đã đặt những yếu tố phát sinh chi phí truyền thống trong logistics sang một bên và nhường vị trí trung tâm cho người tiêu dùng khi nói đến vấn đề chi phí, dịch vụ và chất lượng. Chúng ta có thể thấy rõ được sự chuyển đổi này qua báo cáo “Tình hình hoạt động logistics” mà Smartlog sẽ giới thiệu sau đây.

      Đây là báo cáo hàng năm được thực hiện bởi Hiệp hội các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP) trong suốt 27 năm qua, góp phần đóng không nhỏ vào việc đánh giá tầm ảnh hưởng của logistics lên nền kinh tế Mỹ. Năm nay là lần đầu tiên báo cáo được viết bởi công ty tư vấn A.T.Kearney và như mọi năm được phát hành bởi công ty tư vấn Penske Logistics. Báo cáo mang đến cái nhìn tổng quan về những xu hướng của ngành logistics, số liệu thống kê tổng chi phí logistics của Mỹ trong năm trước đó, đồng thời đánh giá hiệu năng hoạt động của ngành logistics. Nghiên cứu này cũng đánh giá các xu hướng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến chi phí logistics như thế nào và mang đến cho người đọc một kho dồi dào các dữ liệu thực tế và dự báo.

      Theo báo cáo này, tỷ lệ phần trăm của chi phí logistics trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP), mức tồn kho, giá cước vận tải, tăng trưởng doanh thu và sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không đang không đổi hoặc giảm xuống, trong khi năng lực vận tải, chi phí tồn kho và sản lượng đối với hàng bưu kiện và chuyển phát nhanh lại tăng lên. Một số chủ hàng (shippers) đang dần thâu tóm các hãng vận tải và các công ty 3PLs. Ranh giới giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics và các nhà cung cấp công nghệ ngày càng trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết. Và người tiêu dùng ngày càng đóng vai trò quyết định mặt hàng nào được vận chuyển như thế nào, khi nào và ở đâu. Tiêu điểm của báo cáo năm nay là những chuyển đổi trong ngành logistics.

      Một số thay đổi đã được dự kiến trước nhưng một số thì không lường trước được. Có lẽ một số nhà quan sát đã bị ru ngủ bởi báo cáo lạc quan hồi năm ngoái, trong đó ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong sản lượng hàng hóa vận chuyển và dự đoán cũng sẽ tăng như vậy vào năm 2015. Tuy nhiên, các yếu tố kinh tế vĩ mô và một môi trường kinh doanh mà người tiêu dùng đang trở thành trung tâm đã kìm hãm một số xu hướng được tạo nên từ cuối thời kỳ Đại suy thoái.

      Đây là năm đầu tiên báo cáo “Tình hình hoạt động logistics” được viết bởi công ty tư vấn quản lý toàn cầu A.T. Kearney, với dữ liệu đầu vào từ các nhà kinh tế, các nhà phân tích, nhà vận tải, và các chuyên gia khác trong ngành. Báo cáo mới cũng tập hợp nhiều nguồn dữ liệu mới và thay đổi cách tính toán, phân loại thông tin. Ví dụ, các nhà vận tải hiện đang được phân loại theo phân khúc kinh doanh (hàng nguyên chiếc (FTL), hàng lẻ (LTL), và các nhà vận tải tư nhân/chuyên dụng), chứ không phải được phân loại theo “liên tỉnh” (intercity) và “trong thành phố” (intracity) như trước. Nghiên cứu cũng lần đầu tiên tiếp cận hàng bưu kiện một cách riêng biệt, bao gồm cả hàng hóa hàng không (air cargo) và hàng chuyển phát nhanh (air express) và những thay đổi khác.

      Một bức tranh rộng lớn

      Đánh giá các kết quả chính của báo cáo cho ta thấy một câu chuyện chuyển đổi của ngành logistics và một nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ chậm hơn. Tất cả các con số sau đây đều được đề cập trong báo cáo. Có tới $1,4 nghìn tỷ cần chi tiêu để duy trì hệ thống logistics của Mỹ vào năm 2015. (Tất cả các con số tính theo đô la Mỹ.) Con số này tương đương với 7,85% GDP gần $18 nghìn tỷ năm ngoái. Chi phí logistics tăng 2,6% qua các năm, giảm xuống từ con số 4,6% tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) được ghi nhận từ năm 2010 – 2014. Sự tăng trưởng trong thời gian đó có được chủ yếu do tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 5,5% trong tổng chi phí vận tải, thành tố lớn nhất trong tổng chi phí logistics ở Mỹ. Tuy nhiên, chi phí vận tải vào năm 2015 chỉ tăng 1,3% bởi vì phụ phí nhiên liệu giảm (do giá dầu giảm nhanh chóng) khiến doanh thu trong hầu hết các phương thức vận tải giảm xuống, đồng thời tình trạng thừa tải (overcapacity) ở một số phương thức vận tải cũng đã làm giá giảm xuống. (Xem hình 1 để biết thêm chi tiết.)

      20160826tale_of_transition_ex1.jpg
      <Hình 1:Cơ cấu chi phí logistics phuc vụ cho thương mại tại Mỹ>

      Ngoài chi phí vận tải, tổng chi phí logistics còn bao gồm: “chi phí vận hành tồn kho (inventory carrying costs)” (trong đó gồm có chi phí tài chính (financial cost), lưu trữ (storage cost), và hoạt động khác); “các hoạt động hỗ trợ của nhà vận tải” (carriers’ support activities) mà trong đó bao gồm nhiều loại dịch vụ hơn so với “chi phí liên quan đến chủ hàng” (shipper-related costs) theo báo cáo hồi năm ngoái; và “chi phí quản lý hành chính của chủ hàng” (shippers’ administrative costs), phản ánh tiền lương và các gói lợi ích của nghề nghiệp trong ngành logistics như sản xuất, bán lẻ và các ngành công nghiệp bán buôn cũng như các chi phí công nghệ thông tin liên quan đến logistics (về cơ bản đó là chi tiêu hàng năm cho phần mềm quản lý chuỗi cung ứng ở Mỹ).

      Như thường lệ, điểm được đề cập nhiều nhất trong báo cáo chính là chi phí logistics chiếm bao nhiêu phầm trăm GDP. Năm 2015, con số này chỉ thấp hơn năm trước có 0,06%. Điều này cho thấy rằng hệ thống vận hành của logistics chỉ hiệu quả hơn một chút so với năm trước đó. (Xem số liệu chi tiết ở hình 2)

      20160826tale_of_transition_ex2.jpg
      <Hình 2: Phần trăm chi phí logistics trong GDP danh nghĩa của Mỹ qua các năm>

      Vào đầu những năm 1980, rất lâu trước khi các chuyên gia có thể hoàn toàn cảm nhận được tác động của việc bãi bỏ quy định giao thông vận tải, thì chi phí logistics chiếm khoảng 15% GDP. Người ta đã bỏ quên một nhân tố quan trọng đó là sự gia tăng đáng kể trong hiệu năng của giao thông vận tải và logistics trong 35 năm qua khi xét đến sự thành công của nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ đó.

      Ngành vận tải: những điểm lên xuống

      Theo báo cáo, doanh thu vận tải năm 2015 tính theo từng phương thức có sự khác nhau đáng kể. Doanh thu xe tải chỉ tăng 3% do tình trạng thừa tải làm giá giảm xuống. Giá đầu năm khởi điểm không được khả quan và giảm xuống dần đến cuối năm. Chẳng hạn, báo cáo cho thấy giá thời vụ đã giảm 15% từ đầu tháng 1 năm 2015 đến cùng kỳ năm 2016. Đáp lại, các hãng vận tải tăng hiệu quả hoạt động và cắt giảm đơn các đặt hàng thiết bị. Tuy nhiên báo cáo cũng cảnh báo rằng thị trường năng lượng có thể cải thiện tình hình, tình trạng thừa tải có thể chững lại và không đổi, những hạn chế khác, như tình trạng liên tục thiếu tài xế, có thể khiến giá cước tăng lên trong một tương lai không xa.

      Trong buổi hội thảo sau khi báo cáo được công bố vào tháng Sáu, ông Marc Althen, chủ tịch của Penske Logistics, dự đoán rằng sự thừa tải trong phân khúc vận tải đường bộ sẽ không giảm đáng kể cho đến “ít nhất là quý đầu tiên và nhiều khả năng nửa cuối năm 2017”. Theo ước tính của ông, hiện tại có khoảng 80.000 xe tải dư thừa trên đường ở Hoa Kỳ và Canada.

      Báo cáo cho biết dịch vụ môi giới xe tải và đội xe chuyên dụng đang phát triển mạnh trong môi trường hiện tại. Cũng trong báo cáo, công ty C.H.Robinson cho hay rằng trong quý đầu tiên của năm 2016, họ đã nhận được số thư mời thầu (Request for proposal – RFP) gấp 2 lần so với con số mà họ thường có. Những phương thức vận tải đang lên khác bao gồm vận chuyển hàng lẻ (less than truckload – LTL), bưu kiện và chuyển phát nhanh. Doanh thu LTL và bưu kiện tăng lần lượt là 8% và 7% nhờ nhu cầu đối với các giao dịch liên quan đến thương mại điện tử (e-commerce) tăng lên. Giá cước LTL nhìn chung ổn định, mặc dù một số nhà vận tải lớn cho biết doanh thu và lượng hàng của họ suy giảm, những công khác, đặc biệt là những công ty hoạt động mạnh mẽ trong thương mại điện tử và bán lẻ chứng kiến sự ổn định hoặc tăng trưởng nhẹ.

      Thương mại điện tử B2C (business-to-consumer) đã thúc đẩy nhu cầu trong thị trường hàng bưu kiện đường bộ vào năm 2015. Cũng vào năm ngoái, hai trong số các công ty lớn nhất là FedEx và UPS đã báo cáo doanh thu tăng vọt lần lượt là 9% và 3% đối với dịch vụ bưu kiện đường bộ. Xu hướng này cũng đem lại lợi ích cho dịch vụ bưu điện Mỹ qua việc tăng 14% sản lượng trong năm 2015. Tuy nhiên, các lô hàng thương mại điện tử thường có doanh thu ít hơn và đi kèm với chi phí xử lý cao hơn khiến các công ty vận tải phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và phải mua lại các nhà cung cấp dịch vụ chuyên biệt để giảm chi phí và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến thương mại điện tử.

      Cùng một lúc, các nhà vận tải và các công ty 3PL có thể có khả năng phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh mới không ngờ tới đó chính là khách hàng của chính mình. Việc Amazon đột phá vào lĩnh vực vận tải hàng không và đường bộ phù hợp với câu chuyện “chuyển đổi Logistics”. Ông Ronald M. Marotta phó chủ tịch quốc tế của Yusen Logistics phát buổi trong buổi hội thảo rằng trong khi nhiều người thấy bối rối, sự cạnh tranh ngày càng cao có thể mang lại một điểm sáng. “Thẳng thắn mà nói, Amazon [gia nhập vào vận tải] sẽ thúc đẩy tất cả chúng ta tiến nhanh hơn ở khía cạnh cung cấp dịch vụ, giao hàng đáng tin cậy hơn và nhanh chóng hơn, và phục vụ khách hàng theo cách mà họ muốn chúng tôi phục vụ họ”, ông nói.

      Doanh thu đối với các phương thức vận tải nhạy cảm với năng lượng như bằng đường sắt hoặc đường ống dẫn thì có sự giảm mạnh. Vận tải đa phương thức đã thống lĩnh nhiều năm, đến nay doanh thu chỉ tăng có 2%, mặc dù sản lượng không có biến chuyển, bởi vì giá cước xa tải đã khiến cho vận tải đường bộ trở nên hấp dẫn hơn đối với những người gửi hàng.

      Cả vận tải đường hàng không và đường thủy (bao gồm nhập khẩu, xuất khẩu, và thủy nội địa) đều có doanh thu tăng 2,1%. Tình trạng thừa tải tồn tại ở cả hai phương thức vận chuyển này. Việc chuyển đổi sang máy bay thân rộng của cả vận tải hàng hóa và hành khách đã khiến giá giảm mạnh. Trong khi đó, thậm chí ngay cả khi sản lượng có tăng một chút, vận chuyển container quốc tế vẫn phải chống chọi với mức giá cước xuyên Thái Bình Dương thấp kỷ lục. Các hãng tàu tiếp tục tăng thêm lực chuyên chở ở mức độ nhanh hơn so với tăng sản lượng. Nhiều vụ sáp nhập giữa các hãng tàu lớn và tổ chức lại các thỏa thuận chung tàu (vessel sharing) có thể giúp mọi thứ trong tầm kiểm soát.

      Theo các chuyên gia của báo cáo, sự khác biệt trong doanh thu của từng phương thức vận tải báo hiệu một sự thay đổi lâu dài. Một sự thay đổi sâu sắc trong thói quen mua sắm hiện nay đã đặt người tiêu dùng Mỹ vào vị trí “tay lái” khi bàn về tác động đến chi phí vận tải Hoa Kỳ, chứ không phải là công nghiệp dự phòng truyền thống như năng lượng. Sự chuyển đổi này có thể là vĩnh viễn, các tác giả cho biết.

      Bản báo cáo cũng xem xét đến điều kiện thị trường cho các dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế và dịch vụ 3PLs. Cả hai đóng vai trò quan trọng trong luồng hàng hoá: A.T. Kearney ước tính rằng các công ty giao nhận quốc tế chiếm khoảng 90% năng lực vận tải hàng không và 50% năng lực vận tải đường biển trên toàn thế giới. Về phía thị trường nội địa, báo cáo cho biết công ty Armstrong & Associates ước tính rằng dịch vụ 3PLs chiếm khoảng 11% trong tổng chi tiêu logistics của Mỹ trong năm 2015. Triển vọng cho cả hai khu cực là cực kỳ sáng sủa: giao nhận quốc tế dự kiến sẽ tăng khoảng 6% mỗi năm đến năm 2018, và thị trường 3PL trong nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng hàng năm khoảng 7% trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên chính nhu cầu đầu tư vào công nghệ hiện đại cho chuỗi cung ứng ngày càng tăng trong một thị trường cạnh tranh hơn bao giờ hết mới là nhân tố có thể xác định ai sẽ phát triển mạnh và ai sẽ bị tụt lại phía sau.

      Chi phí của hoạt động lưu kho đang tăng lên

      Đà thuận lợi của vận hành tồn kho với chi phí thấp mà các doanh nghiệp của Mỹ đã được tận hưởng trong những năm gần đây đến nẵm 2015 sắp không còn nữa; và nếu “chi phí tài chính” tăng lên thì chi phí vận hành rất có khả năng sẽ là một thách thức đau đầu hơn đối với doanh nghiệp. Theo báo cáo, chi phí vận hành tồn kho năm 2015 tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, do sự gia tăng 7.4% của “chi phí tài chính”. Chi phí tài chính được tính bằng cách lấy giá trị của hàng tồn kho của một công ty nhân với chi phí trung bình của vốn đã vay để đầu tư cho tồn kho.

      “Chi phí lưu trữ”, bao gồm trong tổng chi phí tồn kho, tăng 2,5% trong năm qua. Chi phí mà báo cáo phân loại là “yếu tố khác”, bao gồm tồn kho quá hạn, bảo hiểm, co rút (inventory shrinkage*) và chi phí xử lý, tăng 5,1% trong năm qua.

      Tỉ lệ tồn kho so với doanh số (inventory-to-sale ratio) của toàn quốc (là tỉ lệ trong đó ngành bán lẻ đo lường trị giá hàng tồn kho so với doanh số bán ra cuối cùng) đã tăng lên đều đặn trong nhiều năm, dẫn đến tồn kho kéo dài. Mặc dù các tác giả của báo cáo có quan ngại về mức độ hàng tồn kho tăng cao và chi phí đi vay cao hơn, nhưng họ không dự báo một sự suy thoái chung. Thay vào đó, họ nói những xu hướng hiện tại, đáng chú ý là sự suy giảm đáng kể trong tăng trưởng hàng tồn kho năm ngoái, cho thấy một có sự “điều chỉnh” trong vấn đề tồn kho.

      Rick Gabrielson, phó chủ tịch công ty vận tải Lowe’s, cho biết trong buổi hội thảo rằng ông hy vọng sự phát triển của thương mại điện tử (e-commerce) và phân phối đa kênh (omni channel) sẽ tác động đến việc khai thác hàng tồn kho. Ông dự đoán rằng tồn kho sẽ được tập hợp lại nhiều hơn tại ít địa điểm hơn, và rằng các công ty sẽ phải dựa vào máy móc hóa và công nghệ nhiều hơn để có thể phản hồi thị trường và giao hàng nhanh hơn. Ông nói: “Tôi không cho rằng thương mại điện tử đòi hỏi hoặc nhất thiết phải dẫn đến tồn kho nhiều. Đó là vấn đề đặt tồn kho ở đâu. Tuy nhiên, một số thị trường, ông nói thêm, sẽ vẫn cần nhiều nhà kho hơn để đáp ứng các yêu cầu dịch vụ.

      Chuẩn bị cho sự “đột phá”

      Hệ thống logistics ngày nay của Mỹ là khá vững chắc, báo cáo cho biết. Dịch vụ nói chung luôn có sẵn khi cần bất cứ lúc nào và bất kỳ cách này, còn giá cả thì ưu ái cho người gửi hàng. Tuy nhiên, các tác giả cũng cảnh báo rằng cơ sở hạ tầng không phù hợp và nhu cầu ngày càng tăng đối với dịch vụ giao hàng gấp đến tận nhà sẽ là một thử thách đối một hệ thống không được thiết kế phù hợp cho thương mại điện tử. Báo cáo cũng dự đoán rằng những công nghệ đột phá (disruptive technologies), chẳng hạn như Internet of Things, analytics (phân tích dữ liệu), robotics, và in ấn 3D, cùng với những chướng ngại trong vận hành (operational constraints) như quy định/luật lệ, tình trạng thiếu tài xế và cơ sở hạ tầng ách tắc, sẽ mang lại một kỷ nguyên mới cho lĩnh vực logistics.

      Báo cáo kết luận bốn “lực lượng đột phá” sẽ định hình chi phí và năng suất của hệ thống logistics tại Mỹ trong tương lai. Chúng gồm có:

      Việc áp dụng công nghệ: sẽ tạo ra hiệu năng trong kết nối hệ thống chuỗi cung ứng, năng suất lao động và máy móc, xe tải
      Các chướng ngại trong vận hành: sẽ ảnh hưởng đến phạm vi, quy mô, độ phủ sóng, và năng lực để vận hành các hoạt động vận tải và logistics
      Các xu hướng kinh tế vĩ mô: sẽ quyết định luồng thương mại và hàng hóa mới
      Đòi hỏi của người tiêu dùng: sẽ thúc đẩy năng lực các nhà vận tải và các công ty 3PLs
      Tất cả các lực lượng trên đã được nhắc đến nhiều trong một thời gian. Tuy nhiên, khi chúng trở nên chín muồi và phổ biến rộng khắp, chúng sẽ quy tụ lại với nhau. Áp dụng 4 lực lượng này vào xu hướng thương mại điện tử mà người tiêu dùng đang đóng vai trò là “tay lái”, và chúng ta sẽ thấy rõ rằng một kỷ nguyên đầy thách thức và hoàn toàn khác đang đón chờ logistics ở phía trước.

      —–

      • Inventory shrinkage: thuật ngữ được sử dụng trong quản lý tồn kho, dùng để chỉ lượng sản phẩm mất đi giữa thời điểm sản xuất hoặc đặt hàng từ nhà sản xuất với thời điểm bán hàng, từ “co rút” thể hiện sự chênh lệch trong lợi nhuận của nhà bán lẻ. Nếu lượng “co rút” lớn, nghĩa là lợi nhuận giảm xuống. Điều này đồng nghĩa chi phí sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu của nhà bán lẻ.)

      —–

      Smartlog tổng hợp từ bài “STATE OF LOGISTICS REPORT: A tale of transition” được viết bởi Mark Solomon and Toby Gooley, đăng trên supplychainquarterly, tháng 09/2016

      posted in Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu
      Marketing
      Marketing
    • Chuỗi cung ứng – 10 thực tiễn tốt nhất bạn nên làm ngay bay giờ

      Nếu bạn muốn trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực của mình, hãy học theo làm của những công ty đang dẫn đầu thị trường và áp dụng 10 thực tiễn tốt nhất của họ vào hoạt động của tổ chức bạn.
      Trong môi trường kinh tế hiện nay, tiếp tục làm những điều bạn đã và đang làm – ngay cả khi bạn làm rất tốt – cũng không còn được chấp nhận nữa. Dưới áp lực của việc thỏa mãn chi phí, trong khi phải tạo ra kết quả yêu cầu bất chấp những hoàn cảnh đầy thách thức, bạn (và nhiều nhà quản lý chuỗi cung ứng khác) bắt buộc phải thay đổi chứ không còn đơn giản là cải thiện hoạt động của mình không thôi. Điều đó có nghĩa là bạn nên đón nhận các triết lý, phương pháp và quy trình mà sẽ giúp cho tổ chức của bạn trở thành doanh nghiệp hàng đầu.

      Vậy điều gì làm cho một tổ chức chuỗi cung ứng trở thành hàng đầu? Câu trả lời sẽ khác nhau đối với mỗi công ty, nhưng có một số thực tiễn mà nhiều công ty hàng đầu đang áp dụng. Bài báo này sẽ nêu ra 10 thực tiễn quan trọng mà các chuyên gia từ Supply Chain Quarterly đã quan sát được thông qua công việc của họ, đó là tư vấn chuỗi cung ứng cho khách hàng ở nhiều nơi và trong nhiều ngành công nghiệp.

      Cần lưu ý rằng ở đây không cố vạch ra một lộ trình chính xác để đạt được mức độ mong muốn của một chuỗi cung ứng hoàn thiện và sự xuất sắc trong tổ chức của bạn. Ngoài ra, trình tự của 10 thực hành tốt này không chỉ ra mức độ ưu tiên hoặc đề xuất một mức độ quan trọng cao hơn hay thấp hơn. Tuy nhiên, chúng đem lại cách tiếp cận có hệ thống để đo lường hiệu quả trong việc xây dựng một tổ chức chuỗi cung ứng tốt nhất.

      Một số thực tiễn có thể đơn giản, dễ hiểu và quen thuộc. Nhưng một số khác có thể còn khá mới đối với công ty của bạn. Hãy thực hiện tất cả và bạn sẽ có một nền tảng vững chắc cho một chuỗi cung ứng hoàn hảo của mình.

      1. Thành lập hội đồng quản trị chuỗi cung ứng
        Mục đích của hội đồng quản lý là chỉ đạo và giúp điều chỉnh chiến lược chuỗi cung ứng sao cho hòa hợp với chiến lược chung của công ty. Thành viên của hội đồng nên bao gồm các nhà lãnh đạo của tổ chức chuỗi cung ứng cũng như các giám đốc điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý đơn vị kinh doanh và các nhà lãnh đạo công ty có ảnh hưởng khác. Hội đồng nên tổ chức các cuộc họp định kỳ. Nhưng ngay cả khi không có điều đó, sự tồn tại đơn thuần của nó sẽ chỉ ra rằng quản lý chuỗi cung ứng có sự xác nhận và cam kết của lãnh đạo cấp cao.

      Chúng ta thường thấy các tổ chức chuỗi cung ứng tranh đấu cho sự công nhận vì mục tiêu và chiến lược của họ khác với mục tiêu và chiến lược của công ty. Một hội đồng quản trị chuỗi cung ứng có thể ngăn ngừa điều đó xảy ra bằng cách cung cấp sự xác nhận liên tục và nhất quán rằng chiến lược chuỗi cung ứng liên quan trực tiếp đến chiến lược của công ty.

      Hội đồng cũng có thể giúp loại bỏ các rào cản đối với sự thành công của tổ chức. Mỗi công ty đều có những rào cản như vậy – thường do các cá nhân hoặc tổ chức không nhìn thấy hoặc không chấp nhận giá trị mà chuỗi cung ứng được quản lí tốt mang lại. Bằng cách giải quyết những rào cản này, các thành viên của hội đồng giúp đảm bảo rằng tổ chức chuỗi cung ứng được tạo cơ hội để thực hiện tiềm năng của nó. Khi ban lãnh đạo hoàn toàn chấp nhận tổ chức chuỗi cung ứng, những người có quyền lợi liên quan chủ chốt sẽ sẵn sàng làm việc và hỗ trợ các nỗ lực và sáng kiến của chuỗi cung ứng.

      Cuối cùng, hội đồng cung cấp một diễn đàn hiệu quả cho việc trao đổi giữa các phòng ban chức năng. Hội đồng quản trị tích cực tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo đơn vị kinh doanh cung cấp cho lãnh đạo quản trị chuỗi cung ứng thông tin về chiến lược và dự án trong tương lai.

      1. Sắp xếp và phân bổ hợp lý nhân viên trong tổ chức chuỗi cung ứng
        Có thể rất khó để tổ chức chuỗi cung ứng theo cách mà sẽ tối đa hóa hiệu quả của nó và mang lại lợi ích tương xứng cho công ty. Một số công ty hoạt động tốt bằng cách đưa các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng tài giỏi vào các đơn vị kinh doanh khác nhau. Đối với những công ty khác, vận hành tập trung là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nhiều công ty tiên tiến mà chúng tôi đã hợp tác đã áp dụng phương pháp kết hợp giữa chiến lược tập trung để đạt được sự đồng thuận với việc thực hiện phân quyền để cải thiện dịch vụ.

      Một xu hướng mới nổi khác còn có việc đưa các chức năng thu mua, logistics, quản lý hợp đồng và lập kế hoạch dự báo / yêu cầu và các chức năng quản lý tương tự dưới sự chỉ đạo của chuỗi cung ứng. Cách tiếp cận này, được mô tả trong Figure 1, có lẽ không phù hợp với tất cả các công ty, nhưng nó đưa ra ý tưởng tư duy hiện tại về quản lý chuỗi cung ứng và cơ cấu báo cáo.

      10 best practices you should be doing now_Figure 1
      Bất kể bạn áp dụng cấu trúc nào, việc tổ chức nhân viên chuỗi cung ứng một cách hợp lý là điều cần thiết cho sự thành công. Dĩ nhiên, nâng cao kỹ năng và kiến thức quản lý chuỗi cung ứng của nhân viên luôn được ưu tiên. Nhưng các vị lãnh đạo hàng đầu thường tập trung nhiều hơn vào chiến lược và ít quan tâm đến năng lực về mặt giao dịch. Vì vậy, khi các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng tham gia vào đội ngũ quản lý của công ty, họ phải có các đặc tính bổ sung. Các công ty hàng đầu thuê các nhà quản lý chuỗi cung ứng có kỹ năng giao tiếp và quản lý mối quan hệ tốt (cả nội bộ và bên ngoài), khả năng suy nghĩ chiến lược và tập trung vào việc tạo ra giá trị.

      1. Sử dụng công nghệ
        Quá nhiều công ty khi chọn phần mềm họ hy vọng sẽ giúp họ hiệu quả hơn và thế là họ cơ cấu luồng công việc và quy trình sao cho phù hợp với công nghệ đã chọn. Thay vì thế, họ nên xem xét lại các quy trình cần cải tiến và sau đó chỉ chọn công nghệ đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của quy trình đó. Điều đó có vẻ như hiển nhiên, nhưng tôi đã thấy khá nhiều công ty đầu tiên mua công nghệ, rồi sau đó mới xác định những thứ đó.

      Có lẽ đó là lý do ở nhiều công ty, tổ chức chuỗi cung ứng dường như “nuôi hệ thống” (chẳng hạn như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – ERP – Enterprise Resource Planning) bằng thông tin, và họ gặp khó khăn khi tìm kiếm dữ liệu cần thiết để đưa ra chiến lược và quyết định kinh doanh .

      Tuy nhiên, ở các công ty hang đầu, các nhà quản lý hiểu rằng “hệ thống” sẽ giúp họ quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn. Họ tìm ra cách sử dụng công nghệ để tạo ra các thông tin có ích mà không cần phải thực hiện nhiều công việc khác nhau để trích xuất và xem dữ liệu. Họ nhận thấy tầm quan trọng của một quá trình mua- thanh toán hiệu quả và đã thông qua các chiến lược và cơ chế để có được những lợi ích tốt nhất từ công nghệ.

      1. Thiết lập mối liên kết với các nhà cung ứng chủ chốt
        Các công ty hàng đầu làm việc chặt chẽ với các nhà cung ứng sau khi thỏa thuận được ký kết. Ngày nay, điều này được gọi là “quản lý mối quan hệ nhà cung cấp – SRM – Supplier Relationship Management”. Nhưng điều đó nói lên rằng giao tiếp chỉ có một chiều (bảo nhà cung cấp nên làm thế nào). Giao tiếp hai chiều thì hiệu quả hơn, đòi hỏi cả người mua và người bán phải cùng nhau quản lý mối quan hệ. Một thuật ngữ thích hợp hơn cho thực tiễn này có thể là “quản lý liên minh – alliance management”, trong đó đại diện của cả hai bên cùng làm việc để nâng cao mối quan hệ giữa người mua / nhà cung ứng.

      Bốn mục tiêu chính của chương trình quản lý liên kết hiệu quả với các nhà cung ứng chủ chốt bao gồm:

      1. Cung cấp một cơ chế đảm bảo rằng mối quan hệ được giữ lành mạnh và năng động
      2. Tạo ra một nền tảng (platform) để giải quyết vấn đề
      3. Xây dựng các mục tiêu cải tiến liên tục với mục tiêu đạt được giá trị cho cả hai bên
      4. Đảm bảo đạt được các mục tiêu đo lường hiệu quả

      Với chương trình quản lý hợp tác đúng đắn, bạn sẽ có thể sử dụng tài năng từ nguồn cung của mình để tạo ra giá trị bền vững trong khi không ngừng cải tiến.

      1. Tham gia vào hoạt động thu mua cộng tác, chiến lược
        Thu mua chiến lược (Strategic sourcing) là nền tảng của quản lý chuỗi cung ứng thành công. Nhưng sáng kiến thu mua chiến lược, cộng tác còn mang lại kết quả tốt hơn nữa.

      Thay vì xem xét chiến lược thu mua chỉ là vấn đề của bộ phận thu mua, các tổ chức hàng đầu đã thu hút các “khách hàng” nội bộ tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định. Quan trọng hơn, họ thu thập thông tin phản hồi và thông tin về mục tiêu và chiến lược của họ từ những “khách hàng” này, bao gồm các lĩnh vực như tài chính kế toán, kỹ thuật, vận hành, bảo trì, an toàn / sức khoẻ / môi trường và đảm bảo chất lượng- bất kỳ đơn vị hoặc chức năng kinh doanh nội bộ nào đóng góp vào sự thành công của sáng kiến này. Cách tiếp cận này không chỉ đảm bảo tính sẵn có của nguồn cung mà còn làm giảm chi phí, quy trình hợp lý và đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh hơn của khách hàng.

      1. Tập trung vào tổng chi phí sở hữu (TCO-total cost of ownership) chứ không phải giá cả
        Một lợi ích của thu mua chiến lược là nó chuyển trọng tâm từ việc chỉ nhìn vào giá mua để hiểu được tổng chi phí sở hữu hoặc tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ. Đối với các lĩnh vực chi tiêu đáng kể, đội ngũ thu mua tại các công ty hàng đầu sẽ không áp dụng một thực tiễn cũ kỹ của việc nhận rất nhiều gói thầu và chọn một nhà cung cấp chỉ đơn giản do giá cả. Thay vào đó, họ xem xét nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tổng chi phí sở hữu – TCO. Điều này hợp lý khi bạn cân nhắc chi phí hàng hóa chiếm từ 25-40% tổng chi phí cho hầu hết các sản phẩm và dịch vụ. Phần còn lại (và phần lớn) của tổng chi phí bao gồm chi phí vận hành, đào tạo, bảo trì, lưu kho, môi trường, chất lượng và chi phí vận chuyển cũng như chi phí để thu hồi giá trị sản phẩm sau này.

      Xác định tổng chi phí sở hữu đòi hỏi phải xem xét toàn bộ quy trình thu mua và tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, điều đó chỉ có thể xảy ra khi có sự hợp tác và đầu vào từ cả người mua và người bán. Tuy nhiên, các tổ chức hàng đầu không dừng lại ở đó. Họ cũng yêu cầu các nhà cung ứng và người có quyền lợi liên quan trả lời câu hỏi quan trọng sau: “Làm thế nào chúng ta có thể làm việc cùng nhau để giảm tổng chi phí sở hữu?”

      Thiết lập tư duy “tổng chi phí sở hữu” là mục tiêu mà tổ chức quản lý cung ứng cần phải nắm lấy và duy trì trong toàn bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, sẽ không dễ dàng thuyết phục lãnh đạo công ty thực sự ưu tiên giá trị hơn giá cả. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, hầu hết các giám đốc điều hành đều tập trung vào việc cắt giảm chi phí, điều họ mong đợi sẽ làm giảm giá thành.

      1. Đưa vấn đề hợp đồng dưới sự quản lý của chuỗi cung ứng
        Đội ngũ thu mua và đấu thầu thường thương lượng được những khoản tiết kiệm tiềm năng đáng kể trong quá trình tìm nguồn cung ứng nhưng không bao giờ hoàn toàn hiện thực hóa những khoản tiết kiệm đó. Có nhiều lí do khác nhau, nhưng thường bao gồm việc không thông báo điều khoản hợp đồng cho các tổ chức bị ảnh hưởng và không theo dõi việc tuân thủ hợp đồng.

      Trên thực tế, tất cả các hợp đồng thực hiện đều được cho vào ngăn kéo và bị lãng quên. Đây không phải là cường điệu; cách đây vài năm, công ty nghiên cứu Aberdeen Group đã hỏi các nhà quản lý nguồn cung ứng câu hỏi sau trong một cuộc khảo sát: “Bạn quản lý các hợp đồng của công ty bạn như thế nào?” Câu trả lời của họ thật đáng ngạc nhiên. Khoảng 2/3 những người được hỏi cho biết: “Chúng tôi thậm chí còn không tìm ra được hợp đồng, chứ đừng nói đến quản lý chúng.”

      Nhiều công ty đang chuyển trách nhiệm quản lý hợp đồng đến tổ chức chuỗi cung ứng thay vì để nó cho bộ phận mua hàng, hợp pháp, tài chính hay vận hành. Một lợi ích của sự thay đổi này là đảm bảo các hợp đồng được thu thập và duy trì tập trung một khu. Việc chuyển dời chức năng quản lý hợp đồng sang cho tổ chức chuỗi cung ứng cũng cho phép lãnh đạo chuỗi cung ứng có thể sử dụng hiệu quả hơn chi tiêu của công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, nơi có cơ hội giảm chi phí và giảm thiểu rủi ro.

      1. Tối ưu hóa tồn kho thuộc sở hữu của công ty
        Suy thoái kinh tế toàn cầu buộc các giám đốc tài chính phải luôn đặt hàng tồn kho trên tầm theo dõi liên tục, và phòng tài chính của họ phải liên tục tìm kiếm những cách mới để cải thiện lợi nhuận và giảm vốn lưu động. Vì vậy các tổ chức chuỗi cung ứng nên thường xuyên xem xét lượng hàng tồn kho của mình và cố gắng giữ chúng ở mức tối ưu.
        Không có gì ngạc nhiên khi các công ty hàng đầu đặt sự chú ý ở mức cao nhất với hàng tồn kho. Chi phí “thực” để giữ hàng tồn kho thường cao hơn so với giả định chung là từ 20-25%. Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây cho thấy chi phí giữ hàng tồn kho có thể chiếm tới 60% chi phí của một mặt hàng được giữ tồn kho trong 12 tháng. Những phát hiện này bao gồm chi phí bảo hiểm, thuế, sự lỗi thời, và phí lưu kho.

      Lập kế hoạch và dự báo kém là nguyên nhân trực tiếp gây ra hàng tồn kho, điều này mất cân đối so với nhu cầu doanh nghiệp. Theo đó, các công ty hàng đầu cũng đang đặt trọng tâm vào việc lập kế hoạch và dự báo nhu cầu như là một điều kiện bổ sung nhằm đảm bảo mức tồn kho tối ưu.

      1. Thiết lập mức kiểm soát phù hợp và giảm thiểu rủi ro
        Các chính sách và thủ tục quản lý chuỗi cung ứng phải tuân theo trình tự và cấu trúc thích hợp, và điều quan trọng là phải thường xuyên (nếu không thể liên tục) xem xét và cập nhật. Chúng cần phải thực tế, dễ hiểu và theo dõi để đảm bảo thực hiện đúng.

      Tuy nhiên, có khả năng tổ chức có thể đi quá xa trong việc thiết lập các chính sách và thủ tục. Đó là lý do tại sao các công ty hàng đầu thế giới lại xem xét chính sách và hệ thống của họ định kỳ để đảm bảo chúng không làm cho sản xuất bị đình trệ. Mục tiêu của họ là hợp lý hóa chúng mà không phải hao tổn khả năng của hệ thống để ngăn chặn trộm cắp, gian lận và các vấn đề khác.

      Giảm thiểu rủi ro đi liền với các chính sách và kiểm soát, và các tổ chức chuỗi cung ứng hàng đầu tích hợp các phương pháp giảm rủi ro vào quá trình ra quyết định tìm nguồn cung ứng của họ. Đây là một vấn đề phức tạp mà chúng ta chỉ có thể đề cập ngắn gọn ở đây, nhưng nói tóm lại, các tổ chức này đang áp dụng các phương pháp vững chắc bao gồm: (1) xác định tất cả các yếu tố rủi ro, (2) xác định xác suất xảy ra rủi ro, ( 3) đánh giá tác động của tỷ giá (ngoại tệ) đối với quyết định tìm nguồn cung ứng nếu rủi ro thực sự xảy ra, và (4) ưu tiên hóa các rủi ro để giám sát và phòng ngừa.

      1. Nghiêm túc xem xét các sáng kiến “xanh” và trách nhiệm xã hội
        Giảm khí thải carbon của chuỗi cung ứng không còn là một thực tế “tốt đẹp nhưng không cần thiết”. Có thể do các quy định liên quan đến môi trường được thành lập ở Hoa Kỳ vào thời điểm nào đó. Nhưng đây là một lý do nữa nói lên nguyên nhân các công ty hàng đầu thực hiện “hành trình xanh”: người mua và người tiêu dùng quan tâm tác động môi trường khi họ chọn nhà cung cấp. Đó là lý do tại sao các tổ chức như Dun & Bradstreet đưa ra các báo cáo đánh giá các công ty “xanh”. Chúng tôi cũng nhận thấy ngày càng nhiều yêu cầu đấu thầu (RFPs) yêu cầu các nhà cung ứng và nhà cung cấp dịch vụ cung cấp thông tin về các sáng kiến xanh của họ.

      Người mua và người tiêu dùng cũng đang xem xét trách nhiệm xã hội khi mua hàng. Trách nhiệm xã hội bao gồm một khuôn khổ các chính sách và các thủ tục của công ty có thể đo lường, qua đó hướng đến các hành vi được thiết kế để mang lại lợi ích cho nơi làm việc, cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Trách nhiệm xã hội đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong các quyết định của tổ chức quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu, không chỉ trong việc thu mua mà còn trong đánh giá rủi ro. Một công ty không có chương trình trách nhiệm xã hội đúng nghĩa sẽ chịu sự chỉ trích của những người lao động và cả người tiêu dùng.

      Mộ lộ trình tương ứng
      10 thực tiễn tốt nhất được mô tả ở trên không đại diện đầy đủ cho danh sách tất cả hành động mà lãnh đạo quản lý chuỗi cung ứng cấp cao phải tham gia. Tuy nhiên, danh sách này cung cấp một số ý tưởng và có lẽ là lộ trình cho tổ chức chuỗi cung ứng đang phấn đấu để được coi là có giá trị và có liên quan đến công ty của nó.

      Ngay cả khi bạn đã triển khai những thực tiễn này rồi, các hiểu biết và ví dụ được cung cấp ở đây sẽ phục vụ như là một cách xác nhận lại các chiến lược hiện tại của bạn. Và nếu bạn không thực hiện tất cả các bước này, thì việc thêm một số vào các bước tiếp theo của bạn cũng sẽ giúp bạn hoàn thành việc chuyển đổi tổ chức của mình thành tổ chức chuỗi cung ứng hàng đầu.

      ——
      Nguồn: Supply Chain Quarterly

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      Marketing
      Marketing
    • XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHUỖI CUNG ỨNG VỮNG CHẮC

      Điều gì làm cho một tổ chức chuỗi cung ứng trở thành hàng đầu? Câu trả lời sẽ khác nhau đối với mỗi công ty, nhưng có một số thực tiễn mà nhiều công ty hàng đầu đang áp dụng. Một số thực tiễn có thể đơn giản, dễ hiểu và quen thuộc. Nhưng một số khác có thể còn khá mới đối với công ty của bạn. Hãy thực hiện tất cả và bạn sẽ có một nền tảng vững chắc cho một chuỗi cung ứng hoàn hảo của mình.

      Các mối đe dọa đối với chuỗi cung ứng của bạn cũng sẽ là mối đe dọa với công ty, sẽ gây ra nhiều mối nguy hại, tai nạn, và nhiều mối đe dọa có chủ ý. Những rủi ro và hậu quả sẽ tăng lên bởi chuỗi cung ứng toàn cầu, vòng đời sản phẩm ngày càng thu hẹp, và thị trường ngày càng biến động và khó lường.

      Không có cách nào chắc chắn để khắc phục tất cả các rủi ro như vậy, đặc biệt khi có những sự kiện xảy ra với tác động cao / xác suất thấp như dịch SARS hoặc bệnh lở mồm long móng hoặc một cuộc tấn công khủng bố lớn, vì việc không có dữ liệu trong quá khứ loại trừ việc sử dụng các công cụ thống kê dự đoán để giúp đảm bảo ngăn chặn những rủi ro đó.

      Nhưng một số tổ chức đối phó tốt hơn nhiều so với những tổ chức khác với cả viễn cảnh sắp tới và biểu hiện của rủi ro không thể chấp nhận được. Họ không có chung một công thức bí mật hoặc thậm chí quy trình tương tự để xử lý rủi ro, nhưng họ có chung một đặc điểm quan trọng: sự kiên cường.

      Khái niệm về sự kiên cường của tổ chức không phải là mới: khả năng của một tổ chức đối đầu thành công với những điều không lường trước luôn luôn là một yếu tố cốt lõi của thành công. Nhưng bởi vì số lượng và loại mối đe dọa có thể làm suy yếu chuỗi cung ứng giờ đây lớn hơn bao giờ hết, sự kiên cường đã có ý nghĩa thậm chí còn quan trọng hơn trong quản lý chuỗi cung ứng. Do đó, các nhà lãnh đạo trong ngành học đã làm việc để hiểu rõ hơn điều gì làm cho một doanh nghiệp cụ thể trở nên kiên cường, và do đó có một khối kiến ​​thức đang phát triển mà các công ty khác sẽ được hưởng lợi.

      Sự kiên cường của chuỗi cung ứng không còn bao hàm chỉ khả năng quản lý rủi ro. Hiện nay được giả định rằng khả năng quản lý rủi ro có nghĩa là được định vị tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh và thậm chí có được lợi thế từ sự gián đoạn.

      Dự án nghiên cứu kéo dài ba năm của tôi tại MIT về sự kiên cường của tổ chức, bao gồm các cuộc phỏng vấn với hàng chục công ty và phân tích hàng trăm sự gián đoạn, phát hiện ra các chủ đề chính trong cách các tổ chức có thể và nên xây dựng sự kiên cường một cách tổng quan về cách thực hiện điều này. Cuốn sách của tôi Doanh nghiệp kiên cường: Khắc phục lỗ hổng cho lợi thế cạnh tranh bao gồm các chủ đề này một cách sâu sắc.

      ĐẠT ĐƯỢC KHẢ NĂNG PHỤC HỒI
      Trong khoa học vật liệu, khả năng phục hồi thể hiện khả năng của vật liệu phục hồi hình dạng ban đầu sau khi bị biến dạng. Trong thế giới doanh nghiệp, khả năng phục hồi đề cập đến khả năng công ty phục hồi sau một sự gián đoạn lớn, điều này bao gồm, ví dụ, tốc độ mà nó trở lại mức hiệu suất bình thường (sản xuất, dịch vụ, tỷ lệ lấp đầy, v.v.).

      Các công ty có thể phát triển khả năng phục hồi theo ba cách chính: tăng sự dư thừa, xây dựng tính linh hoạt và thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Thứ nhất có tiện ích hạn chế; còn lại là thiết yếu.

      SỰ DƯ THỪA
      Về mặt lý thuyết, một doanh nghiệp kiên cường có thể được xây dựng bằng cách tạo ra các khoản dự phòng trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Tổ chức có thể giữ thêm hàng tồn kho, duy trì việc sử dụng công suất thấp, có nhiều nhà cung cấp, v.v. Tuy nhiên, mặc dù dư thừa có thể cung cấp một số phòng thở để tiếp tục hoạt động sau khi bị gián đoạn, điển hình đó là một biện pháp tạm thời và rất tốn kém.

      Một công ty phải trả tiền cho cổ phiếu dư thừa, năng lực và công nhân; hơn nữa, sự dư thừa như vậy có thể dẫn đến các hoạt động cẩu thả, giảm chất lượng và tăng chi phí đáng kể.

      Các chiến lược chuỗi cung ứng được ngưỡng mộ và mô phỏng như Hệ thống sản xuất Toyota, quy trình sản xuất tinh gọn và thực tiễn Six Sigma nhằm tạo ra các doanh nghiệp đủ năng lực, những doanh nghiệp hoạt động với ít hàng tồn kho để cung cấp các sản phẩm chất lượng cao một cách kịp thời. Việc tập trung vào sự dư thừa thực sự ức chế khả năng của một tổ chức để đạt được hiệu quả như vậy.

      TÍNH LINH HOẠT
      Ngược lại, khi một công ty tăng tính linh hoạt của chuỗi cung ứng, nó có thể chịu được sự gián đoạn đáng kể và đáp ứng tốt hơn với biến động của nhu cầu.

      Để đạt được tính linh hoạt tích hợp, một công ty nên thực hiện các hành động sau:

      Áp dụng các quy trình chuẩn hóa. Nắm vững khả năng lưu động sản xuất giữa các nhà máy bằng cách sử dụng các bộ phận có thể hoán đổi và chung trong nhiều sản phẩm, dựa trên các thiết kế và quy trình của nhà máy tương tự và thậm chí giống hệt nhau trên toàn công ty và nhân viên đào tạo chéo. Các bộ phận, cơ sở sản xuất và con người có thể hoán đổi cho phép một công ty phản ứng nhanh với sự gián đoạn bằng cách phân bổ lại các nguồn lực trong tại những nơi có nhu cầu là lớn nhất. Ví dụ là Intel, xây dựng các nhà máy chế tạo chất bán dẫn với bố cục giống hệt nhau cho các máy móc và quy trình sản xuất. Do thiết kế chế tạo tiêu chuẩn, Intel có thể chuyển đổi sản xuất giữa các cơ sở nếu có nhu cầu.
      Sử dụng đồng thời thay vì các quy trình tuần tự. Áp dụng đồng thời thay vì các quy trình tuần tự trong các lĩnh vực quan trọng như phát triển sản phẩm và sản xuất, phân phối sẽ đẩy nhanh giai đoạn phục hồi sau khi bị gián đoạn và mang lại lợi ích tài sản thế chấp trong các phản ứng thị trường được cải thiện. Lucent Technologies đạt được sự đồng thời thông qua một tổ chức chuỗi cung ứng tập trung bao gồm các chức năng khác nhau của công ty, bao gồm kỹ thuật và bán hàng. Bằng cách sắp xếp các hoạt động này với chuỗi cung ứng, công ty có thể xem đồng thời từng khu vực hoạt động và nhanh chóng đánh giá tình trạng của hoạt động trong từng trường hợp nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp.
      Lên kế hoạch hoãn lại. Thiết kế các sản phẩm và quy trình để hoãn tối đa càng nhiều hoạt động và quyết định càng tốt trong chuỗi cung ứng. Giữ sản phẩm ở dạng bán thành công sẽ linh hoạt để chuyển sản phẩm từ thặng dư sang khu vực thâm hụt. Nó cũng tăng tỷ lệ lấp đầy và cải thiện dịch vụ khách hàng mà không làm tăng chi phí vận chuyển hàng tồn kho, bởi vì các sản phẩm có thể được hoàn thành khi có thông tin chính xác hơn về những gì khách hàng muốn có sẵn. Nhà sản xuất và bán lẻ quần áo của Ý Benetton đã thiết kế lại quy trình sản xuất của mình để các sản phẩm được chọn, đặc biệt là những sản phẩm có khả năng thay đổi nhu cầu cực cao được sản xuất dưới dạng các mặt hàng chung, không được hoàn thiện sau đó, khi công ty có được thông tin nhu cầu chính xác hơn.
      Căn chỉnh chiến lược mua hàng với các mối quan hệ nhà cung cấp. Nếu một công ty phụ thuộc vào một nhóm nhỏ các nhà cung cấp chính, công ty phải duy trì mối quan hệ sâu sắc với từng nhà cung cấp. Các nhà cung cấp như vậy rất quan trọng đối với một doanh nghiệp đến nỗi sự thất bại của bất kỳ ai trong số họ có thể gây ra hậu quả thảm khốc cho doanh nghiệp đó. Khi biết rõ từng đối tác thương mại, một công ty có thể giám sát nhóm tốt hơn để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, và dựa vào họ để được giúp đỡ giải quyết các tình huống không lường trước được.
      Mặt khác, nếu một công ty không liên minh chặt chẽ với một nhóm nhỏ các nhà cung cấp, mạng lưới nhà cung cấp của công ty sẽ phải rộng hơn cả nếu có khả năng phục hồi và đáp ứng thị trường. Một công ty có mối quan hệ nông cạn ít hiểu biết về các đối tác thương mại của mình và do đó ít có khả năng được báo trước về các vấn đề cung ứng. Do đó, việc duy trì một mạng lưới lớn các nhà cung cấp ở mức vừa đủ sẽ phân phối rủi ro nếu xảy ra lỗi. Chiến lược không nhất thiết phải đúng; vấn đề là chọn cách tiếp cận phù hợp với mối quan hệ nhà cung cấp của công ty với chiến lược mua sắm của công ty.

      Việc giám sát không đầy đủ cơ sở nhà cung cấp của họ gần như khiến Land Rover phải trả giá khi UPF-Thompson, nhà cung cấp khung gầm duy nhất cho các mẫu Discovery, bất ngờ phá sản vào tháng 12 năm 2001. Land Rover hoàn toàn không chuẩn bị và cuối cùng phải trả một số nợ của UPF để đảm bảo nối lại nguồn cung cấp khung gầm. Một mối quan hệ sâu sắc hơn với UPF có thể sẽ cảnh báo Land Rover trước cuộc khủng hoảng.

      THAY ĐỔI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
      Sau một sự gián đoạn, yếu tố phân biệt rõ ràng những công ty phục hồi nhanh chóng và thậm chí có lợi nhuận, từ những người ấp úng là văn hóa doanh nghiệp. Nhìn bề ngoài, Nokia, Toyota, UPS, Dell, Southwest Airlines và Hải quân Hoa Kỳ dường như không có nhiều điểm chung, nhưng các tổ chức kiên cường này có chung một số đặc điểm văn hóa:

      Trao đổi liên tục với mọi nhân viên. Họ giữ cho tất cả nhân viên nhận thức được các mục tiêu chiến lược, các yếu tố chiến thuật và nhịp đập từng ngày và thậm chí từng phút của doanh nghiệp. Nhân viên của Dell có quyền truy cập liên tục vào dữ liệu sản xuất và giao hàng và nhiều thông tin khác. Do đó, khi xảy ra sự gián đoạn, nhân viên biết tình trạng của công ty: bán gì, nguyên liệu thô ở đâu, họ đang cố gắng làm gì trước khi xảy ra gián đoạn, v.v. Họ có thể sử dụng kiến ​​thức đó để đưa ra quyết định tốt hơn khi đối mặt với những điều không lường trước.
      Phân tán quyền lực, để các nhóm và cá nhân được trao quyền thực hiện các hành động cần thiết. Công nhân dây chuyền lắp ráp của Toyota có thể tạm dừng sản xuất bằng cách nhấn nút báo động đặc biệt và các thành viên của phi hành đoàn tàu sân bay Hoa Kỳ có thể ngừng hoạt động chuyến bay nếu họ phát hiện trường hợp khẩn cấp. Trước khi một sự gián đoạn tiềm tàng thậm chí có thể nhìn thấy đối với các nhà quản lý, những người được trao quyền và là những người gần gũi với hành động, có thể thực hiện các biện pháp cần thiết; hơn nữa, họ có thể phản ứng nhanh chóng, tăng cường đáng kể cơ hội ngăn chặn sự gián đoạn sớm.
      Đam mê cho công việc. Các công ty thành công tạo ra cảm giác về những điều tốt đẹp hơn trong nhân viên của họ. Giám đốc điều hành của Southwest Airlines, Herb Kelleher, kể lại câu nói của một trong những người quản lý của mình: Thức Điều quan trọng là lấy thợ nề và khiến anh ta hiểu rằng anh ta xây dựng một ngôi nhà, không chỉ là đặt viên gạch.
      Điều kiện của sự gián đoạn. Các tổ chức linh hoạt và linh hoạt rõ ràng là có điều kiện, là kết quả của sự gián đoạn hoạt động thường xuyên và liên tục, để trở nên sáng tạo và linh hoạt khi đối mặt với sự gián đoạn của HILP. Albert Wright, nói về điều kiện làm việc tại UPS, đã nói rằng sự gián đoạn của Google là rất bình thường. Vì các hoạt động của nó phải chịu thời tiết bất lợi, tắc nghẽn giao thông, tắc đường và nhiều vấn đề khác gây chậm trễ, quá trình phục hồi của công ty được kiểm tra hàng ngày .

      TRÁCH NHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC
      Phần thưởng cho việc xây dựng một tổ chức kiên cường là rất đáng kể. Các doanh nghiệp cứng rắn của người dùng sẽ có thể không chỉ chịu được mọi sự gián đoạn mà còn tăng khả năng cạnh tranh. Sự gián đoạn không lường trước có thể tạo ra sự thiếu hụt không giống với sự tăng vọt của nhu cầu gây ra bởi sự mất cân bằng cung / cầu; Do đó, các doanh nghiệp kiên cường có thể phản ứng với việc thay đổi nhu cầu thị trường trước các đối thủ cạnh tranh.

      NGUỒN : THEO SAGA.VN

      posted in Thiết kế chuỗi cung ứng
      Marketing
      Marketing
    • SỰ SỤP ĐỔ CỦA VIỆC QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

      Chuỗi cung ứng là trung tâm của các hoạt động trong một công ty. Để đưa ra quyết định tốt nhất, người quản lý cần truy cập vào dữ liệu liên quan đến thời gian thực về chuỗi cung ứng của họ, nhưng những hạn chế của những công nghệ đã lỗi thời có thể cản trở mục tiêu của tính minh bạch từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, chúng ta sẽ sớm có thể bỏ lại phía sau những ngày tháng đó. Các công nghệ kỹ thuật số mới có khả năng quản lý chuỗi cung ứng đang hoàn toàn phá vỡ các cách làm việc truyền thống. Trong vòng 5-10 năm, chuỗi cung ứng có thể không còn tồn tại nữa mà sẽ được thay thế bằng một tiện ích có khả năng tự điều chỉnh,vận hành mượt mà, quản lý tối ưu luồng công việc từ đầu đến cuối và đòi hỏi rất ít sự can thiệp của con người.

      Với việc áp dụng nền tảng kỹ thuật số thích hợp, các công ty có thể dễ dàng nắm bắt, phân tích, tích hợp, truy cập và diễn giải dữ liệu chất lượng cao, trong thời gian thực - dữ liệu thúc đẩy quá trình tự động hóa, phân tích dự đoán, trí tuệ nhân tạo và robot - những công nghệ sẽ sớm được đưa vào sử dụng để quản lý chuỗi cung ứng.

      Các công ty hàng đầu đang khám phá các giải pháp mang tính khả thi. Nhiều công ty đã sử dụng robot hoặc trí thông minh nhân tạo để số hoá và tự động hóa các nhiệm vụ, quy trình tốn nhiều công sức, chẳng hạn như mua, lập hóa đơn các khoản phải trả và một số phần của dịch vụ khách hàng. Phân tích dự báo đang giúp các công ty cải thiện dự báo cho nhu cầu trên thị trường để họ có thể giảm thiểu hoặc quản lý tốt hơn sự biến động, tăng hiệu suất sử dụng tài sản và mang lại sự tiện lợi cho khách hàng với chi phí tối ưu.

      Dữ liệu cảm biến về sử dụng và bảo dưỡng máy đang giúp một số nhà sản xuất ước tính tốt hơn thời điểm máy móc sẽ bị hỏng, do đó thời gian ngừng hoạt động được giảm thiểu. Blockchains đang bắt đầu cách mạng hóa cách thức cộng tác của các bên trong mạng lưới cung cấp linh hoạt. Robot đang cải thiện năng suất và lợi nhuận trong các kho bán lẻ và các fulfillment centers (là kho lưu trữ của bên thứ ba nơi các đơn hàng đến được nhận, xử lý và lấp đầy). Máy bay không người lái và xe tự lái sẽ xuất hiện trong tương lai không xa. Công ty khai thác mỏ và kim loại toàn cầu Rio Tinto đang tìm hiểu cách các công nghệ kỹ thuật số có thể tự động hóa hàng loạt hoạt động khai thác tại mỏ cho đến cảng hàng hóa. Sử dụng các con tàu không người lái, máy móc sử dụng robot, máy ảnh, laser và cảm biến theo dõi, công ty sẽ có thể quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ xa - đồng thời cải thiện an toàn và giảm nhu cầu cho người lao động ở các địa điểm xa xôi.

      Một khái niệm quan trọng mà nhiều công ty đang tìm hiểu là “tháp điều khiển kỹ thuật số” - một trung tâm ảo trong việc ra quyết định, có khả năng cung cấp hiển thị theo thời gian thực từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với một số ít các công ty bán lẻ hàng đầu, tháp điều khiển đã trở thành trung tâm đầu não trong hoạt động của họ. Một "tháp" điển hình thực sự là một căn phòng với một nhóm các nhà phân tích dữ liệu làm việc toàn thời gian, 24/7, theo dõi một bức tường có gắn đầy các màn hình có độ phân giải cao. Các màn hình cung cấp thông tin theo thời gian thực và đồ họa 3D trên mỗi bước của chuỗi cung ứng, từ khi đặt hàng đến khi phân phối. Cảnh báo trực quan cảnh báo về thiếu hụt hàng tồn kho hoặc những nút thắt gây tắc nghẽn quy trình trước khi chúng xảy ra để các nhóm trên tuyến đầu có thể điều chỉnh nhanh trước khi các vấn đề tiềm ẩn trở thành vấn đề nghiêm trọng. Dữ liệu thời gian thực, độ chính xác không cần phải bàn cãi, không ngừng tập trung vào khách hàng, quy trình tiến tiến và khả năng phân tích là những công nghệ cốt lõi trong hoạt động của tháp điều khiển thuộc các doanh nghiệp bán lẻ này.

      Các công ty công nghiệp cũng đang nắm bắt mô hình này. Mạng lưới phức tạp của một nhà máy sản xuất sử dụng đến hơn một triệu bộ phận và linh kiện mỗi ngày. Tháp điều khiển gắn cờ các vấn đề tiềm năng có thể phát sinh, tính toán những ảnh hưởng của sự cố và tự động sửa chữa những vấn đề đó bằng các hành động được lập trình trước hoặc gắn cờ cho nhóm phòng chống tình trạng leo thang. Tương tự như vậy, một công ty thép xây dựng một công cụ lập kế hoạch kịch bản tùy chỉnh vào nền tảng tháp điều khiển của mình để làm tăng khả năng hồi đáp và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Công cụ này mô phỏng sự cố lớn và bất ngờ về thiết bị - được gọi là "big hits" - sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và chỉ ra các hành động giải pháp giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất.

      GIẢI QUYẾT CÁC NGỤ Ý
      Đây là một xu hướng rõ ràng: Công nghệ đang thay thế con người trong quản lý chuỗi cung ứng - và làm tốt hơn cả con người. Không khó tưởng tượng một tương lai khi mà các quy trình tự động, quản trị dữ liệu, phân tích nâng cao, cảm biến, rô-bốt, trí thông minh nhân tạo và vòng lặp học tập liên tục sẽ giảm thiểu nhu cầu về người lao động. Và khi việc lập kế hoạch, mua bán, sản xuất, thực hiện đơn hàng và hậu cần phần lớn là tự động, sẽ còn lại những gì cho các chuyên gia chuỗi cung ứng?

      Trong ngắn hạn, giám đốc điều hành chuỗi cung ứng sẽ cần phải chuyển trọng tâm của họ từ việc quản lý những người làm nhiệm vụ chủ yếu là lặp đi lặp lại và giao dịch, để thiết kế và quản lý luồng thông tin cùng nguyên liệu với một nhóm công nhân có chuyên môn cao. Trong tương lai gần, thị trường sẽ rất cần các nhà phân tích chuỗi cung ứng có thể phân tích dữ liệu, cấu trúc và xác nhận các bộ dữ liệu, sử dụng các công cụ và thuật toán kỹ thuật số và dự báo hiệu quả.

      Nhìn xa hơn, các công ty luôn cần các chuyên gia để thiết kế một bộ máy chuỗi cung ứng với cốt lõi là nền tảng công nghệ liền mạch nhằm liên tục hỗ trợ sự thay đổi chiến lược, yêu cầu và ưu tiên thay đổi không ngừng của doanh nghiệp. Để giữ cho động cơ đó hoạt động, một số ít người phải được tuyển chọn hoặc đào tạo về các kỹ năng mới có sự giao thoa giữa các hoạt động vận hành truyền thống và công nghệ tiên tiến. Vì các kỹ năng cần thiết cho những vai trò mới không có sẵn ở thời điểm hiện tại, thách thức lớn nhất đối với các công ty sẽ là tạo ra một tầm nhìn chuỗi cung ứng cho tương lai - và một chiến lược để lấp đầy những vai trò quan trọng này.

      Rõ ràng, sự sụp đổ của quản lý chuỗi cung ứng như chúng ta đã biết thực sự là sắp xảy ra. Các nhà quản lý và công ty làm việc để cập nhật các kỹ năng và quy trình của họ ngày nay sẽ là những người đi đầu và thành công hơn so với người khác trong tương lai.

      NGUỒN : THEO SAGA.VN

      posted in Quản trị chuỗi cung ứng
      Marketing
      Marketing
    • RE: Phân Loại Và Chức Năng Của Vận Đơn Đường Hàng Không (Airway bill ­ AWB)
      1. Nội dung AWB hàng không

      AWB hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA
      (IATA standard form). Một bộ AWB bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản
      chính) và các bản phụ.
      Mỗi bản AWB bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt AWB giống hệt nhau nếu
      không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác nhau, ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở
      phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người chuyên chở phát hành AWB”, còn bản số 4 thì lại ghi là
      “bản số 4, dùng làm biên lai giao hàng”.

      Mặt sau của bản AWB khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở các bản gốc là các quy
      định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.
      Nội dung mặt trước AWB
      Mặt trước của AWB bao gồm các cột mục để trống để người lập AWB điền những thông tin cần
      thiết khi lập AWB. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, những cột mục đó là:
      Số AWB (AWB number)

      Tên và địa chỉ của người phát hành AWB (issuing carriers name and address)
      Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to originals)
      Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (Reference to conditions of contract)
      Người chủ hàng (Shipper)
      Người nhận hàng (Consignee)
      Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
      Tuyến đường (Routine)
      Thông tin thanh toán (Accounting information)
      Tiền tệ (Currency)
      Mã thanh toán cước (Charges codes)
      Cước phí và chi phí (Charges)
      Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)
      Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)
      Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
      Thông tin làm hàng (Handing information)
      Số kiện (Number of pieces)
      Các chi phí khác (Other charges)
      Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
      Cước và chi phí trả sau (Collect)
      Ô ký xác nhận của người gửi hàng ( Shipper of certication box)
      Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of excution box)
      Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination)
      Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in
      destination currency, for carrier of use only).

      Trong bộ AWB gồm nhiều bản, chỉ có ba bản gốc và một số bản copy có những quy định về vận
      chuyển ở mặt sau.
      Mặt hai của AWB hàng không bao gồm hai nội dung chính:

      Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở: Tại mục này, người chuyên chở
      thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi thường trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quá trình chuyên chở, tức là thông báo giới hạn trách nhiệm của mình. Giới han trách nhiêm của người chuyên chở được quy định ở đây là giới hạn được quy định trong các công ước, quy tắc quốc tế hoặc luật quốc gia về hàng không dân dụng.

      Các điều kiện hợp đồng: Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác nhau liên quan đến vận
      chuyển lô hàng được ghi ở mặt trước. Các nội dung đó thường là:

      Các định nghĩa, như định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về công ước Vacsava 1929, định
      nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thoả thuận…
      Thời hạn trách nhiệm chuyên chở của người chuyên chở hàng không
      Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không
      Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không
      Cước phí của hàng hoá chuyên chở
      Trọng lượng tính cước của hàng hoá chuyên chở
      Thời hạn thông báo tổn thất
      Thời hạn khiếu nại người chuyên chở
      Luật áp dụng. Những quy định này thường phù hợp với quy định của các công ước quốc tế về
      hàng không như Công ước Vac sa va 1929 và các nghị định thư sửa đổi công ước như Nghị định
      thư Hague 1955, Nghị định thư Montreal…

      posted in Chứng từ
      Marketing
      Marketing