Navigation

    DDVT

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups
    1. Home
    2. Mai-vlhl
    M
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups

    Mai-vlhl

    @Mai-vlhl

    0
    Reputation
    61
    Posts
    1
    Profile views
    0
    Followers
    0
    Following
    Joined Last Online

    Mai-vlhl Follow

    Best posts made by Mai-vlhl

    This user hasn't posted anything yet.

    Latest posts made by Mai-vlhl

    • Chuẩn hóa mô hình cảng cạn tại Việt Nam

      Thông tư 09/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn quy định chi tiết quy mô, cấu trúc đảm bảo cho một cảng cạn hoạt động hiệu quả, đáp ứng được vai trò là "cánh tay nối dài" của cảng biển (Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2021).
      Quy chuẩn nêu rõ, vị trí, quy mô cảng cạn xây dựng tại Việt Nam phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối trực tiếp với cảng biển.

      Đặc biệt, cảng cạn phải có ít nhất 2 phương thức vận tải tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.

      Diện tích của cảng cạn không được nhỏ hơn 5ha để đảm bảo công suất khai thác thiết kế, diện tích bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức tại cảng.

      Cảng cạn phải được thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng các phân khu đảm bảo các chức năng: nhận/gửi, đóng/dỡ hàng hóa; Gom và choa hàng hóa lẻ đối với hàng có nhiều chủ trong cùng một container; tập kết hàng hóa container và hàng hóa khác để vận chuyển đến cảng biển hoặc một nơi khác theo quy định; Tạm chứa hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) và container; Kiểm tra và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK,…

      Ngoài ra, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cảng cạn cũng quy định chi tiết các yêu cầu về hạng mục công trình, bảo trì và phòng, chống cháy nổ tại cảng cạn.
      chuẩn hóa mô hình cảng cạn tại việt nam
      Việt Nam hiện có 9 cảng cạn và 16 cảng thông quan nội địa nhưng đa số các cảng có quy mô nhỏ và còn hạn chế về kết nối

      Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 9 cảng cạn và 16 cảng thông quan hàng hóa (có chức năng như cảng cạn).

      Trong đó, khu vực phía Bắc có 6 cảng cạn, gồm: ICD Hải Linh; ICD Km3+4 Móng Cái (Quảng Ninh); ICD Tân Cảng Hải Phòng; ICD Đình Vũ - Quảng Bình; ICD Hoàng Thành (Hải Phòng); ICD Long Biên (Hà Nội); ICD Tân Cảng (Hà Nam); ICD Phúc Lộc (Ninh Bình) và 7 cảng thông quan nội địa.

      Khu vực phía Nam có ICD Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai) và 9 điểm thông quan nội địa. Miền Trung chưa có ICD nào.

      Mặc dù được đánh giá là “cánh tay nối dài”, san sẻ áp lực, giúp cảng biển gia tăng tốc độ giải phóng hàng hóa nhưng theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, hiện, các cảng cạn vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng.

      Trong đó, các cảng cạn, cảng thông quan nội địa khu vực phía Bắc quy mô khai thác còn nhỏ (chủ yếu dưới 10ha), đa phần kết nối bằng đường bộ, chỉ có một khu vực kết nối đường sắt (Lào Cai) và một cảng cạn kết nối đường sông (ICD Phúc Lộc).

      Các cảng cạn phía Nam được đánh giá hoạt động hiệu quả hơn khi các cảng cạn, cảng thông quan nội địa đều nằm gần cảng biển (khoảng cách từ 20 - 70km), 7/10 cảng cạn kết nối được đường thủy, phát huy được ưu thế vận tải thủy nội địa (30 - 35%), hỗ trợ tốt cho cảng biển trong việc trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container, giảm sự ùn tắc tại cảng biển và giao thông đô thị TP Hồ Chí Minh.

      Riêng kết nối cảng cạn với đường sắt còn gặp nhiều thách thức do việc triển khai đầu tư các dự án đường sắt chậm chạp, không huy động được nguồn vốn đầu tư.

      Mặt khác, cơ sở pháp lý cho việc kết nối từ cảng cạn vào tuyến đường sắt quốc gia cũng chưa phù hợp. Theo quy định, việc kết nối đường sắt chuyên dùng (bao gồm cả cảng cạn) phải kết nối vào ga trên đường sắt quốc gia, gây tốn kém chi phí khi phải đầu tư đường sắt chuyên dùng.
      VITIC tổng hợp

      posted in Blogs chuyên gia
      M
      Mai-vlhl
    • Khởi động cho thuê cảng biển cửa ngõ Phú Quốc

      78e9a49e-01c0-4765-bb1a-2cf0763e9698-image.png
      Cảng An Thới là cảng biển do Nhà nước đầu tư với tổng chi phí 128 tỷ đồng với công suất thiết kế 280.000 tấn hàng hóa/năm, 440.000 lượt hành khách/năm. Tại thời điểm công trình được đưa vào khai thác (năm 2012), An Thới là cảng đầu mối (cảng chính) và là cảng duy nhất tại Phú Quốc có thể tiếp nhận tàu biển có tải trọng đến 3.000 DWT.
      Trước đó, vào tháng 1/2014, Cục Hàng hải Việt Nam đã cho liên danh nhà đầu tư là Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải Sài Gòn - Công ty cổ phần Hàng hải và Đầu tư phát triển Hiệp Phước (Liên danh TRANACO - HPI) thuê kết cấu hạ tầng cảng An Thới với thời gian thuê từ năm 2014 đến năm 2043. Hai nhà đầu tư này đã lập Công ty cổ phần Đầu tư khai thác cảng biển hàng hải An Thới để thực hiện hợp đồng với Cục Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Hợp đồng, do một số nguyên nhân từ bên thuê, Cục Hàng hải Việt Nam đã đơn phương chấm dứt Hợp đồng nêu trên vào ngày 1/1/2021.

      Cần phải nói thêm rằng, việc cho thuê kết cấu hạ tầng hàng hải đã được Bộ Giao thông - Vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam triển khai khá hiệu quả. Tính từ năm 2004 đến nay, đã có 4 hợp đồng cho thuê kết cấu hạ tầng hàng hải đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được thực hiện, với tổng số tiền cho thuê nộp vào ngân sách nhà nước lên tới 1.480 tỷ đồng.

      “Hợp đồng số 03 cho thuê cảng An Thới bị đơn phương chấm dứt trước thời hạn là do nội bộ liên danh nhà đầu tư có nhiều bất đồng, dẫn đến việc nộp tiền thuê cho Nhà nước không đúng thời hạn. Việc khai thác cảng An Thới theo hình thức cho thuê vẫn đem lại hiệu quả cho Nhà nước”, ông Lưu Quang Lãm, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư khai thác cảng biển hàng hải An Thới khẳng định.

      Theo ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, để tiếp tục lựa chọn bên thuê khai thác cảng An Thới theo quy định tại Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ, Bộ Giao thông - Vận tải đã chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam (đơn vị được giao quản lý tài sản) xây dựng Đề án.

      “Đến nay, hồ sơ Đề án đã hoàn thiện, hợp lệ theo quy định. Việc Bộ Giao thông - Vận tải xin ý kiến Bộ Tài chính - cơ quan quản lý công sản - là thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải”, ông Nhật cho biết.

      Đơn vị nhận thuê chắc chắn sẽ phải có kinh nghiệm và nguồn hàng ổn định

      Theo đề xuất của Cục Hàng hải Việt Nam, toàn bộ kết cấu hạ tầng hàng hải cảng An Thới sẽ tiếp tục cho thuê khai thác trong khoảng 42 năm, tính từ thời điểm ký kết hợp đồng cho thuê (dự kiến từ năm 2021) đến năm 2063 (theo thời gian sử dụng của tài sản).

      Giá khởi điểm để đấu giá cho thuê kết cấu hạ tầng cảng An Thới là khoảng 195 tỷ đồng, được xác định bởi 2 khoản: giá thu cố định trị giá 160 tỷ đồng (giá trị còn lại của tài sản; chi phí phục vụ quản lý, khai thác tài sản hàng năm của bên cho thuê; chi phí lập Đề án, tổ chức đấu giá) và giá thu thay đổi trị giá 35 tỷ đồng, dựa trên doanh thu lợi nhuận khai thác của bên nhận thuê.

      Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, mức giá khởi điểm này là sát với những diễn biến khai thác cảng An Thới trong thời gian vừa qua. Trên thực tế, qua 7 năm cho thuê khai thác cho thấy, sản lượng hàng hóa thông qua cảng chỉ đạt bình quân 17% công suất thiết kế.

      Lý do chính là hàng hóa được vận chuyển đến đảo Phú Quốc chủ yếu là vật liệu xây dựng phục vụ các công trình xây dựng dân dụng, các loại hàng hóa liên quan đến dân sinh. Do nằm ở khu vực phía Nam của đảo, cách xa các dự án, công trình đang thi công, nếu dỡ hàng tại cảng An Thới sẽ mất công đoạn vận chuyển đường bộ khá xa, mà đường lại hẹp, qua khu vực chợ dân sinh, cầu cống nhỏ, trọng tải thấp, không phù hợp để vận chuyển các loại hàng nặng và cồng kềnh.

      “Đó là chưa kể, Phú Quốc hiện có nhiều cảng tạm và cảng thủy nội địa, nằm rải rác gần các công trình thi công quanh đảo, với giá cước rẻ, khá tiện cho việc bốc xếp hàng hóa. Đơn vị nhận thuê chắc chắn sẽ phải có kinh nghiệm và nguồn hàng ổn định”, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam thông tin.
      VITIC tổng hợp

      posted in Kho bãi và trung tâm phân phối
      M
      Mai-vlhl
    • Doanh Nghiệp Thường Ưa Thích Nhân Viên Có Kinh Nghiệm, Nhưng Vị CEO Lại Nghĩ Khác: Không Có Kinh Nghiệm Là Lợi Thế, Đôi Khi Là Lợi Thế Cực Lớn!

      Tọa đàm "Khởi nghiệp cùng Logistics" tổ chức gần đây tại Hà Nội liên tục được làm nóng bởi những câu hỏi bất ngờ từ phía sinh viên, trong đó có một câu hỏi rất thiết thực dù không còn mới. Câu hỏi ấy đến từ một sinh viên của Đại học Hàng hải Việt Nam, nội dung như sau: Khi ra trường, sinh viên chỉ có kiến thức chứ chưa có kỹ năng, kinh nghiệm va chạm thực tế, vậy đâu là điều các nhà tuyển dụng cần ở sinh viên mới ra trường?
      Để trả lời, ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty Quốc tế Delta, đơn vị lâu năm về logistics cho biết riêng trong lĩnh vực vận tải, từ thời điểm thành lập cho đến hiện tại là khoảng hơn 15 năm, công ty ông đều xác định sẽ tự đào tạo lại.
      Ông nhìn nhận vấn đề nguồn nhân lực cho ngành logistics trong khoảng chục năm tới cũng không khác biệt so với bây giờ, nên các sinh viên không cần quá băn khoăn về việc thiếu kinh nghiệm khi mới ra trường.

      "Chúng tôi không có kỳ vọng sẽ tuyển được người có kỹ năng cần thiết ở trên thị trường lao động, chúng tôi sẽ tự làm".

      "Một trong những slogan tuyển dụng của Delta là không có kinh nghiệm là lợi thế, đôi khi là lợi thế cực lớn", CEO Trần Đức Nghĩa tiết lộ.

      Trên thực tế, theo thông tin tổng hợp từ Vietnamworks, những nghiên cứu về nhân sự cho thấy rằng nhân viên làm việc lâu năm thường tạo ra cho mình một sức ỳ. Trái lại, những sinh viên mới ra trường hoặc những người không có kinh nghiệm lại có thể có những tư duy mới, những ý tưởng sáng tạo và đột phá hơn, từ đó giúp công việc trở nên hiệu quả hơn.

      Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp có những cách làm việc, thủ tục và văn hóa riêng. Một người hoàn toàn không có kinh nghiệm sẽ dễ dàng được đào tạo hơn so với những người đã quen với một môi trường làm việc khác Bởi một trang giấy trắng luôn luôn dễ viết hơn một trang giấy đã nhuốm màu.

      Quan trọng hơn là nhân viên mới sẽ mang theo những năng lượng tích cực, tinh thần phấn khởi, nhiệt tình với công việc mà đôi khi, những người làm việc lâu năm đã đánh mất.

      "Một slogan tuyển dụng nữa của chúng tôi là "buy attitude" (tạm dịch: mua thái độ, PV). Cái chúng tôi tìm kiếm không phải kỹ năng, không phải kiến thức, càng không phải kinh nghiệm mà là tinh thần tiếp cận công việc".

      "Theo quan điểm của tôi, khi người ta muốn làm thì người ta sẽ làm với hơn 50% cơ hội thành công, còn không muốn làm thì cơ hội thất bại đã cầm chắc hơn 50%".

      CEO Delta cho biết từ 15 năm nay, họ luôn xác định phải tìm được thứ mình cần từ những gì có sẵn, vì bản chất thị trường lao động "là như thế, không thể thay đổi được".

      Ở Delta, CEO Trần Đức Nghĩa là 1 trong 4 nhà sáng lập ban đầu. Ngoại trừ một người trong đội ngũ thì những người còn lại, từ cấp phó giám đốc trở xuống đều do ông dạy nghề, từ kỹ năng sử dụng Microsoft Word, Exel, cho đến nghiệp vụ. Thậm chí giám đốc chi nhánh trong TPHCM được ông tuyển dụng từ khi viết luận văn tốt nghiệp về một chủ đề không liên quan là công nghiệp chế biến thực phẩm, đến giờ đang quản lý gần 90 người làm việc khu vực Bình Dương, Đồng Nai.

      "Thực sự tinh thần làm việc quan trọng hơn các thứ khác, tinh thần đi theo cá nhân cả cuộc đời, còn kiến thức kinh nghiệm có thể thay đổi", vị CEO này kết luận.
      Theo Trí Thức Trẻ

      posted in Member Blogs
      M
      Mai-vlhl
    • Xuất nhập khẩu: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế đất nước

      Trong 70 năm hình thành và phát triển của ngành Công Thương, cùng các dấu mốc lịch sử của đất nước, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng cũng như sự đổi mới sáng tạo của nền kinh tế.

      Gắn chính sách với yêu cầu thực tiễn

      Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ở giai đoạn đầu, khi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trong bối cảnh đất nước chia cắt, vừa sản xuất vừa chiến đấu, các hoạt động xuất khẩu không diễn ra nhiều, các hoạt động ngoại thương chủ yếu là nhập khẩu. Trong các hoạt động nhập khẩu, việc dùng ngoại tệ của Nhà nước để trao đổi, mua bán hàng hóa rất ít. Nhập khẩu thực chất là sự tiếp nhận viện trợ từ các nước bên ngoài, chủ yếu với mục đích tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng, duy trì và phát triển sản xuất, phục vụ chiến đấu, chi viện cho miền Nam. Giai đoạn này, hoạt động ngoại thương đã đóng góp được một phần trong việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước. Năm 1955, hoạt động xuất khẩu chỉ được thực hiện bó hẹp với thị trường 10 nước, đến 1969 đã tăng lên 30 nước.

      Sau giải phóng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng là dấu mốc quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy quản lý, điều hành. Ngay từ những năm đầu thực hiện “đổi mới” và “mở cửa, nghị quyết của Đại hội Đảng đã thể hiện “xuất khẩu là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm này (1986-1990), đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại”. Các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển xuất khẩu được thể hiện và cụ thể hóa tại các Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa qua từng thời kỳ.

      Cụ thể, Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, đã xác định: tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu, tăng tốc xuất khẩu trên mọi lĩnh vực; tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu; góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

      Năm 2006, để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới, nhất là chuẩn bị gia nhập WTO, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 phê duyệt Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu tổng quát: phát triển xuất khẩu với tốc độ cao và bền vững. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỉ trọng hàng xuất khẩu thô. Kiềm chế mức nhập siêu hợp lý, thông qua thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh để bảo đảm nhu cầu trong nước, tiến tới cân bằng xuất khẩu-nhập khẩu vào những năm đầu sau năm 2010.

      Giai đoạn 2006 đến nay là giai đoạn Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng với sự kiện quan trọng là Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Vì thế, tiếp nối các chính sách và chiến lược ngoại thương của những giai đoạn trước, trong giai đoạn này, chúng ta có định hướng là tiếp tục khai thác lợi thế tương đối của Việt Nam cộng với những cơ hội của hội nhập để khai thác tối đa các thị trường xuất khẩu, phát triển các thị trường mới. Đặc biệt, việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi các chính sách ngoại thương cũng như các công cụ, biện pháp được áp dụng phải phù hợp với những quy định của WTO và những cam kết của Việt Nam. Vì vậy, một trong các chức năng của chính sách ngoại thương là thực hiện các cam kết hội nhập của Việt Nam.

      Ngoài ra, một định hướng quan trọng của chính sách ngoại thương, đó là xuất khẩu phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỉ trọng hàng xuất khẩu thô.

      Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn mới, ngày 28 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2471/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó đã đề ra định hướng chung như sau: Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu; Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

      Một số kết quả tiêu biểu:

      Năm năm gần đây có thể nói là giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều biến động. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp, xuất nhập khẩu của nước ta đạt được những kết quả hết sức tích cực.

      Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chính thức vượt mốc 500 tỷ USD trong năm 2019 và đạt trên 545 tỷ USD trong năm 2020. Xuất khẩu ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về quy mô, từ 176,6 tỷ USD năm 2016 lên 282,7 tỷ USD năm 2020. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 11,9%/năm, cao hơn mục tiêu 10% do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đề ra.

      Quá trình hội nhập cũng được khai thác hiệu quả, gắn tăng trưởng xuất khẩu với kiểm soát có hiệu quả hoạt động nhập khẩu giúp cán cân thương mại chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. Theo Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, mục tiêu cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm từ 1,77 tỷ USD năm 2016, 2,1 tỷ USD năm 2017, 6,8 tỷ USD năm 2018, 10,9 tỷ USD năm 2019. Năm 2020, tiếp tục ghi nhận xuất siêu kỷ lục trên 19 tỷ USD.

      Đáng chú ý, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến tăng từ 80,3% kim ngạch xuất khẩu năm 2016 lên mức 85,1% năm 2019 và 85,2% trong năm 2020. Trong khi đó, tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản giảm từ 2% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016 xuống còn 1% năm 2020. Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD tăng dần, từ 28 mặt hàng năm 2016 lên 31 mặt hàng năm 2020.

      Đặc biệt, việc khai thác các Hiệp định thương mại tự do cũng đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần phát triển xuất khẩu nhanh và bền vững, giảm dần phụ thuộc vào một hay một vài thị trường. Tổng kim ngạch xuất khẩu sử dụng các loại C/O ưu đãi theo FTA trung bình đạt 32% -34%/năm. Kết quả này phản ánh doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang dần nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan tại các thị trường có FTA với Việt Nam. Hiệp định EVFTA dù mới được đưa vào thực thi từ tháng 8 năm 2020 nhưng đã có những tín hiệu tích cực trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

      Tính từ ngày 01 tháng 8 đến ngày 04 tháng 4 năm 2021, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp hơn 127,296 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 4,78 tỷ USD đi 27 nước EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 3.585 lô hàng với trị giá hơn 10,88 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA. Các mặt hàng được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, hàng dệt may, nông sản, sản phẩm từ ngũ cốc, hàng điện tử,... Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp.

      Nhờ đó, hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập được vào nhiều thị trường đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc... Năm 2020, có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó, 5 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 8 thị trường trên 5 tỷ USD.

      Nhờ những nỗ lực từ phía cả khu vực công và cộng đồng doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu trơng thời gian qua đã có những kết quả rực rỡ. Xuất khẩu góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, cải kiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, tạo hiệu ứng lan toả thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động và tạo động lực đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

      Bộ Công Thương

      posted in Tài liệu học tập sinh viên
      M
      Mai-vlhl
    • EU thay đổi cách tiếp cận kiểm soát thực phẩm hỗn hợp nhập khẩu

      Quy định mới (EU) 2020/2236 của EU thay đổi cách tiếp cận kiểm soát thực phẩm hỗn hợp nhập khẩu từ bên ngoài vào EU và sẽ có hiệu lực từ ngày 21/4/2021.

      Trước đây, EU quy định thực phẩm hỗn hợp có chứa trên 50% thành phần từ sản phẩm có nguồn gốc động vật thì áp dụng kiểm soát như thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các loại thực phẩm hỗn hợp có chứa thành phần thực phẩm có nguồn gốc động vật nhỏ hơn 50% thì áp dụng như các quy định thực phẩm hỗn hợp có nguồn gốc thực vật.

      Tất cả các sản phẩm tổng hợp có chứa sản phẩm động vật như sữa, trứng, thịt, thủy sản… phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc giấy tự xác nhận của nhà sản xuất bổ sung, các sản phẩm từ sữa phải có chứng nhận xử lý nhiệt. Các thành phần có nguồn gốc động vật (trừ gelatin và collagen) được sử dụng để sản xuất một sản phẩm tổng hợp phải có nguồn gốc từ nước thứ ba với một kế hoạch kiểm soát dư lượng đã được phê duyệt cho các thành phần cụ thể. EU đã đưa ra mẫu giấy chứng nhận y tế theo mẫu đối với các sản phẩm tổng hợp nhập khẩu, được thực hiện từ năm 2012. Các yêu cầu chứng nhận hiện tại đối với sản phẩm hỗn hợp sẽ tiếp tục được áp dụng cho đến ngày 21/4/2021.
      Theo qui định mới của EU, sau ngày 21/4/2021, yêu cầu nhập cảnh sẽ không còn dựa trên tỷ lệ phần trăm của các thành phần có nguồn gốc từ động vật mà dựa trên sức khỏe động vật hoặc nguy cơ sức khỏe cộng đồng liên kết với chính các sản phẩm tổng hợp đó.
      Bộ Công Thương

      posted in Member Blogs
      M
      Mai-vlhl
    • Ban hành Danh mục các mặt hàng nhập khẩu thực hiện kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương

      Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, Bộ Công Thương đã tập trung nghiên cứu, rà soát để đơn giản hóa một số thủ tục, cắt giảm mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành (KTCN).

      Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1182/QĐ-BCT thay thế Quyết định số 1325A/QĐ-BCT ngày 20/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành (KTCN) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. So với Quyết định 1325A/QĐ-BCT, Quyết định số 1182/QĐ-BCT có nhiều điểm mới.

      Giữ nguyên Danh mục các mặt hàng KTCN về chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2, về hiệu suất năng lượng

      Về cơ bản, Quyết định số 1182/QĐ-BCT vẫn giữ nguyên 2 Danh mục các mặt hàng KTCN gồm: Danh mục các mặt hàng KTCN về chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2 và Danh mục các mặt hàng KTCN về hiệu suất năng lượng.

      Trong đó, các sản phẩm hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29/11/2019 của Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

      Các mặt hàng được kiểm tra hiệu suất năng lượng theo Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18/5/2018 và Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

      Bãi bỏ Danh mục các mặt hàng KTCN về chất lượng, sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh

      Quyết định số 1182/QĐ-BTC đã bỏ toàn bộ Danh mục các mặt hàng KTCN về chất lượng, sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh quy định tại Phụ lục 2 (ban hành kèm theo Quyết định số 1325A/QĐ-BCT).

      Việc cắt giảm Danh mục mặt hàng KTCN về chất lượng, sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp không phải nộp bản đăng ký/ kết quả kiểm tra có xác nhận của cơ quan kiểm tra hàng hóa để thông quan hàng hóa.

      Bãi bỏ một số dòng hàng tại Danh mục các mặt hàng KTCN về an toàn thực phẩm

      Về cơ bản, Quyết định số 1182/QĐ-BCT vẫn giữ nguyên các dòng hàng thuộc Danh mục các mặt hàng KTCN về an toàn thực phẩm tại Quyết định số 1325A/QĐ-BCT. Tuy nhiên, tại Quyết định số 1182/QĐ-BCT đã bãi bỏ nhiều dòng hàng phải KTCN. Cụ thể:

      Tại Danh mục sản phẩm sữa chế biến, Quyết định số 1182/QĐ-BCT đã bãi bỏ mặt hàng “Các chế phẩm thực phẩm làm từ sản phẩm thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.04 có chưa từ 5% trở lên nhưng không quá 10% trọng lượng là ca cao đã khử toàn bộ chất béo, được chế biến đặc biệt cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, chưa đóng gói để bán lẻ” (HS 1806.90.40) và “Các chế phẩm phù hợp dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, đã đóng gói để bán lẻ” (HS 1901.10) ra khỏi Danh mục sản phẩm sữa chế biến phải KTCN về an toàn thực phẩm. Sau khi thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Công Thương đã quyết định cắt giảm các mã hàng trên khỏi danh mục KTCN về an toàn thực phẩm.

      Đồng thời, Quyết định số 1182/QĐ-BTC đã bãi bỏ hơn 140 dòng hàng tại Danh mục sản phẩm nước giải khát, rượu bia, cồn và đồ uống có cồn; bãi bỏ hơn 90 dòng hàng tại Danh mục sản phẩm dầu thực vật và các sản phẩm chế biến từ dầu thực vật; bãi bỏ hơn 50 dòng hàng tại Danh mục sản phẩm bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo.

      Việc bãi bỏ các hàng hóa thuộc các danh mục trên phù hợp với phương án cắt giảm thủ tục, danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định số 2314/QĐ-BCT ngày 31/7/2019 của Bộ Công Thương.

      Việc ban hành Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 06/4/2021 của Bộ Công Thương đã thể hiện quyết tâm của Bộ Công Thương trong việc cắt giảm thủ tục KTCN, từng bước tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.

      Quyết định số 1182/QĐ-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/4/2021.
      Bộ Công thương

      posted in Blogs chuyên gia
      M
      Mai-vlhl
    • Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030

      Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu cụ thể của Chiến lược là tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 7 - 8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến năm 2030, tỷ trọng của khu vực dịch vụ chiếm khoảng 50% GDP.
      Trong thời kỳ 2030 - 2050, khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng khoảng 60% GDP.

      Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ
      Định hướng chung của Chiến lược là đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
      Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, logistics, thương mại, du lịch... Duy trì tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP.
      Tập trung phát triển một số ngành, sản phẩm dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh như: phân phối, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, logistics, giáo dục đào tạo, y tế,... Đồng thời, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có năng lực cạnh tranh tầm khu vực và quốc tế.

      Tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần được ưu tiên bố trí cho việc phát triển, củng cố, nâng cấp, hiện đại hóa có trọng điểm kết cấu hạ tầng quan trọng như: giao thông, cảng hàng không, cảng biển, viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng.

      Mở cửa thị trường dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ; khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong tương lai.

      Định hướng phát triển theo vùng lãnh thổ
      Chiến lược cũng đề ra định hướng phát triển khu vực dịch vụ theo vùng lãnh thổ. Cụ thể, với vùng đồng bằng, tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ ưu tiên và các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội. Hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ... Tăng cường tính kết nối của các trung tâm dịch vụ lớn và trung tâm dịch vụ trên các tuyến hành lang kinh tế khu vực như: Hành lang mới về thương mại đường bộ, đường biển quốc tế (từ thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc tới Singapore; hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang kinh tế phía Nam...).

      Vùng trung du miền núi phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa để phát huy giá trị các tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử, đặc thù văn hóa các dân tộc của vùng. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở các địa điểm có điều kiện khí hậu phù hợp. Chú trọng phát triển hạ tầng, khai thác các lợi thế về kinh tế cửa khẩu để phát triển các ngành dịch vụ phân phối, du lịch.

      Vùng biển, ven biển và hải đảo phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có tiềm năng, lợi thế và giá trị gia tăng cao gắn với vị trí địa lý như du lịch, vận tải biển, logistics, dịch vụ liên quan đến khai thác dầu khí, dịch vụ hậu cần nghề cá. Phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ cao trong đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành các cảng biển, hệ thống giao thông kết nối cảng biển, các khu du lịch biển chất lượng cao, mang tầm quốc gia và khu vực. Hình thành các trung tâm logistics lớn tại Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ. Gắn phát triển ngành dịch vụ ở vùng biển, ven biển và hải đảo với bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải. Phát triển mạnh mẽ dịch vụ nghề cá và phát triển hạ tầng dịch vụ cho các đảo, nhất là các đảo có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
      Văn phòng Chính phủ

      posted in Blogs chuyên gia
      M
      Mai-vlhl
    • Vận tải biển đi châu Âu biến động thế nào sau sự cố kênh đào Suez?

      Nhiều doanh nghiệp lo ngại, giá cước vận tải container chặng Việt Nam - châu Âu sẽ tiếp tục biến động sau sự cố tàu mắc cạn tại kênh đào Suez.
      Liên quan đến giá cước vận chuyển hàng hóa đi châu Âu sau sự cố tàu Ever Given mắc kẹt tại kênh đào Suez, ông Phạm Trung Tuyến, nhân viên kinh doanh Công ty CP nông sản NatyFood cho biết, thời điểm hiện tại, giá cước hàng container chặng Việt Nam - châu Âu vẫn chưa có biến động lớn, thậm chí còn thấp hơn thời điểm cuối năm 2020, đầu năm 2021.
      Cụ thể, nếu cách đây khoảng 4 tháng, cước vận chuyển container đi châu Âu lên đến 8.000 - 10.000/container 40 feet, hiện mức giá này giảm còn 7.000 - 8.000/container.

      Trên chặng Việt Nam đi Anh, giá cước cũng giảm đáng kể. Đại diện Công ty TNHH thủy sản Ngân Huỳnh (Bạc Liêu) cho biết, nếu thời gian đỉnh điểm, giá cước vận chuyển container lên tới 11.000 - 12.000 USD/container 40 feet thì hiện, mức giá này giảm chỉ còn khoảng 6.600 USD/container 40 feet. Mức giá này tuy còn cao nhưng nằm trong khả năng chi trả tài chính của doanh nghiệp để duy trì hoạt động xuất khẩu.

      Theo đại diện Công ty CP NatyFood, thời điểm hiện tại, trường hợp hãng tàu tiếp tục điều chỉnh tăng giá vận chuyển container sẽ khó xảy ra do thời gian qua đã tăng khá cao.

      "Mặc dù vậy, dựa vào sự cố trên kênh đào Suez, các hãng vận tải sẽ có thể lấy lý do để kéo dài thời gian áp dụng mức giá cao như hiện tại. Đồng nghĩa, kỳ vọng giá cước trở về mức 4.000 - 5.000 USD/container 40 feet của doanh nghiệp XNK Việt Nam sẽ chưa thể xảy ra”, vị này nói.

      Cùng với container khô (container vận chuyển hàng khô), giá cước vận chuyển hàng container lạnh cũng giảm đáng kể.

      Đại diện Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải cho biết, hiện, giá cước cho một container lạnh đi châu Âu đang ở mức 4.900 USD/container 40 feet. Trong khi đó, thời điểm đầu năm, mức giá này chạm ngưỡng 8.000 - 9.000 khiến doanh nghiệp vô cùng chật vật trong việc xuất khẩu hàng hóa, đảm bảo thời gian hợp đồng đã ký kết.

      Nhận định về thị trường vận tải thời gian tới, theo đại diện Tổng công ty Hàng hải VN, sau sự cố xảy ra trên kênh đào Suez, tình trạng thiếu container dự báo sẽ còn diễn ra trong ít nhất 3 tháng tới do sau khi kênh đào Suez được khơi thông. Các tàu lớn sẽ dồn dập tới cảng dẫn đến sự quá tải, thời gian tàu vào làm hàng bị kéo dài hơn, tốc độ rút hàng, quay đầu container vì thế chậm hơn.

      “Trong bối cảnh khan hiếm nguồn container rỗng, hãng nước ngoài sẽ ưu tiên những khách hàng quan trọng, có khối lượng hàng vận chuyển số lượng lớn như Trung Quốc. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam lại phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức”, đại diện này chia sẻ.
      VITIC tổng hợp

      posted in Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu
      M
      Mai-vlhl
    • Triển khai các Nghị quyết, Quyết định mới của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ tại Bộ Công Thương

      ba7882be-659e-4a17-8baf-79118da0489e-image.png
      Sáng ngày 12/4/2021, Bộ Công Thương long trọng tổ chức Hội nghị triển khai các Nghị quyết, Quyết định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.

      Tham dự Hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; cùng đại diện Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; các đồng chí Lãnh đạo Bộ, Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.
      Những năm gần đây, nhờ sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, nước ta đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao và đưa nước ta cơ bản hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu với một số ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu và có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ...

      Ngành năng lượng đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho nền kinh tế, hạ tầng lưới điện được đầu tư khá toàn diện. Xuất khẩu đã từng bước khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng của đất nước với đóng góp lớn của quá trình mở cửa hội nhập mạnh mẽ trong thời gian qua với việc đã ký kết 15 FTA, trong đó có các FTA quan trọng như CPTPP, EVFTA…, qua đó đưa nước ta trở thành một trong những nền kinh tế hội nhập toàn diện nhất thế giới. Thương mại nội địa luôn giữ vững được đà tăng trưởng ổn định ở mức cao, qua đó đã cùng với xuất khẩu và đầu tư là trụ đỡ quan trọng để góp phần vào bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam trở thành thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu. Thương mại điện tử đã trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh số hóa nền kinh tế và đang dần trở thành một động lực tăng trưởng mới của ngành…

      Bộ Công Thương cũng là một trong những điểm sáng trong hệ thống các cơ quan Chính phủ trong thời kỳ qua về công tác cải cách thể chế, cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện Chính phủ điện tử…

      Đó là những thành quả có được nhờ tinh thần đoàn kết, nỗ lực của toàn ngành Công Thương; được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao; là tiền đề quan trọng, tạo động lực phát triển ngành Công Thương cho năm 2021 và những năm tiếp theo.

      Phát biểu tại Hội nghị triển khai các Nghị quyết, Quyết định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ của Bộ Công Thương, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa vui mừng bày tỏ: “Báo cáo của lãnh đạo Bộ Công Thương vừa trình bày rất vắn tắt nhưng giúp chúng ta hiểu khá sâu sắc về bộ máy tổ chức, những công việc trọng tâm, đặc biệt là tầm nhìn và những nhiệm vụ sắp tới của Bộ Công Thương. Tôi thấy rất phấn khởi về những nền tảng, những thành tựu của ngành Công Thương, của đất nước chúng ta”.

      Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh đến vai trò của ngành Công Thương đối với hệ thống chính trị, quốc phòng an ninh, các hoạt động đối ngoại, văn hóa xã hội, an sinh xã hội… đặc biệt là góp phần vào sự giàu có, phồn vinh của đất nước.

      “Phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự thông suốt các điểm nghẽn để bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện, tạo nền tảng pháp lý quan trọng để chúng ta vừa giữ được độc lập, tự chủ, đồng thời vừa hội nhập sâu sắc.” - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, đồng thời bày tỏ tin tưởng “…Nếu chúng ta làm được điều đó thì chắc chắn rằng 5 năm tới, chúng ta sẽ giành được nhiều thành tựu hơn nữa”.

      Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương gửi lời chúc mừng tân Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và tin tưởng rằng, với sự đoàn kết, trí tuệ, với sự kiên định đổi mới sáng tạo, linh hoạt và lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả, tân Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

      Phát biểu tại Hội nghị, tân Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, qua nghiên cứu, tìm hiểu, tân Bộ trưởng ý thức sâu sắc rằng Bộ Công Thương là Bộ có chuyên môn quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm hầu hết các ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, có rất nhiều lĩnh vực phức tạp, đóng vai trò quyết định sự phát triển của đất nước, đặc biệt của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

      Để vững vàng vượt qua những khó khăn, thách thức phía trước, hoàn thành nhiệm vụ được giao, tân Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: “Điều quan trọng nhất là chúng ta phát huy truyền thống của ngành, phát huy sức mạnh tập thể, phát huy trí tuệ, trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trên từng vị trí công tác được giao; thông qua việc thực hiện các quy chế, quy định, thực hiện chế độ phân cấp, phân quyền; mở rộng mối quan hệ hợp tác, gắn kết với các Ban, Bộ, ngành, Trung ương và địa phương trong cả nước, đối tác nước ngoài; sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước và sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân để chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

      Với trọng trách của tân Bộ trưởng Bộ Công Thương, đồng chí Nguyễn Hồng Diên hứa sẽ toàn tâm toàn ý với công việc, nỗ lực hết mình, khiêm tốn học hỏi, phát huy tinh thần dân chủ, tuân thủ nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước... để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đưa ngành Công Thương ngày càng phát triển, xứng đáng với truyền thống 70 năm không ngừng vươn xa.

      Ngày 08 tháng 4 năm 2021, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 157/2021/NQ-QH14 phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ ( Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV).

      Cùng ngày, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết định số 508/QĐ-CTN về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công Thương.

      Ngày 09 tháng 4 năm 2021, Ban Chấp hành Trung ương cũng đã ban hành Quyết định số 48-QĐNS/TW chỉ định Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đối với đồng chí Nguyễn Hồng Diên.
      Bộ Công Thương

      posted in Blogs chuyên gia
      M
      Mai-vlhl
    • Dịch vụ Thuế và Hải quan

      Chúng tôi am hiểu Luật và các thông lệ tại bản xứ cũng như tại nhiều quốc gia có các đối tác và đại diện.
      Để giảm thiểu các rắc rối cũng như phiền toái trong việc kê khai thuế và Hải quan, chúng tôi đã có hệ thống dữ liệu toàn diện, truy cập nhanh chóng giúp cho việc làm việc với các cơ quan thuế cũng như hải quan được nhanh chóng thuận tiện.

      Dịch vụ khai báo thuế của chúng tôi giúp cho việc thông quan được nhanh chóng thuận lợi, đúng với các mã hàng hóa xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp khách hàng bớt lúng túng và có được các tư vấn hợp lí trong việc tính toán giá thành và các chi phí khác.

      Đội ngũ nhân viên môi giới hải quan và hệ thống đại lý rộng khắp trên toàn thế giới sẽ giúp bạn về các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan. Mục tiêu của chúng tôi là giảm thiểu tối đa các rắc rối và chậm trễ có thể xả đến với bạn.

      Chúng tôi cung cấp dịch vụ khai báo hải quan đối với các lô hàng xuất - nhập khẩu tại nhiều cửa khẩu trên toàn quốc, kết nối với hệ thống khai điện tử ở tất cả các chi cục thuộc các Cục hải quan Hà nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hồ Chí Minh. Chi phí, giá cả hợp lý, dịch vụ nhanh chóng thuận tiện.

      Cung cấp dịch vụ khai báo xuất xứ hàng hóa (C/O), kiểm dịch, khử trùng, mua bảo hiểm hàng hóa v.v..

      posted in Nhà quản lý
      M
      Mai-vlhl