Skip to content
  • Categories
  • Recent
  • Tags
  • Popular
  • Users
  • Groups
Skins
  • Light
  • Cerulean
  • Cosmo
  • Flatly
  • Journal
  • Litera
  • Lumen
  • Lux
  • Materia
  • Minty
  • Morph
  • Pulse
  • Sandstone
  • Simplex
  • Sketchy
  • Spacelab
  • United
  • Yeti
  • Zephyr
  • Dark
  • Cyborg
  • Darkly
  • Quartz
  • Slate
  • Solar
  • Superhero
  • Vapor

  • Default (No Skin)
  • No Skin
Collapse

DDVT.vn

  1. Home
  2. Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng
  3. C/O & CÁCH TRÁNH RỦI RO KHI BỊ ÁP THUẾ ĐỐI ỨNG TỪ MỸ

C/O & CÁCH TRÁNH RỦI RO KHI BỊ ÁP THUẾ ĐỐI ỨNG TỪ MỸ

Scheduled Pinned Locked Moved Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng
1 Posts 1 Posters 13 Views
  • Oldest to Newest
  • Newest to Oldest
  • Most Votes
Reply
  • Reply as topic
Log in to reply
This topic has been deleted. Only users with topic management privileges can see it.
  • 不 Offline
    不 Offline
    不喜欢吃猫的鱼
    wrote last edited by
    #1

    Cập nhật theo chính sách mới nhất – ngày 9/4/2025
    Tổng thống Trump vừa tuyên bố tạm hoãn áp thuế với 75 quốc gia trong 90 ngày, tuy nhiên, mức thuế với hàng Trung Quốc đã bị đẩy lên 125% và có hiệu lực ngay lập tức. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt dù chưa bị áp mức thuế cao nhưng hoàn toàn có thể bị “vạ lây” nếu không chứng minh được rõ ràng xuất xứ hàng hóa là “Made in Vietnam”.
    Hiện nay có 3 rủi ro phổ biến khiến hàng hóa Việt Nam dễ bị nghi ngờ né thuế. Thứ nhất là việc gia công sơ sài – hàng hóa thực chất sản xuất từ Trung Quốc, chỉ đưa qua Việt Nam để gia công nhẹ rồi dán nhãn "Made in Vietnam", không tạo ra giá trị gia tăng thực sự. Đây là điều khiến hải quan Mỹ rất cảnh giác. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp sử dụng invoice từ nước thứ ba (như Singapore), nhưng lại không khai rõ tính chất giao dịch khiến dễ bị hiểu lầm hoặc kiểm tra sâu. Cuối cùng, những ngành hàng “nhạy cảm” từng bị điều tra trước đây như thép, gỗ, dệt may, điện tử… càng cần cẩn trọng vì luôn nằm trong diện soi xét kỹ.
    Vậy giải pháp là gì?
    Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ xuất xứ thật kỹ lưỡng – chỉ self-declare thôi là chưa đủ. Mọi khâu từ nguyên liệu, gia công, tỷ lệ nội địa hóa… đều nên có chứng từ cụ thể đi kèm. Đồng thời, cần hiểu và sử dụng đúng loại C/O theo từng thị trường. Riêng với Mỹ, dù không yêu cầu C/O ưu đãi, nhưng bộ chứng từ chứng minh nguồn gốc vẫn phải hợp lý và rõ ràng. Ngoài ra, doanh nghiệp nên tối ưu tuyến vận, có thể chọn các cảng chuyển tải ít bị kiểm tra sâu như Singapore, Busan... hoặc chia nhỏ lô hàng để giảm thiểu rủi ro bị giữ hàng toàn bộ khi có vấn đề phát sinh.

    1 Reply Last reply
    0
    Reply
    • Reply as topic
    Log in to reply
    • Oldest to Newest
    • Newest to Oldest
    • Most Votes


    • Login

    • Don't have an account? Register

    Powered by NodeBB Contributors
    • First post
      Last post
    0
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups