Cách đọc Tờ khai hải quan nhập khẩu (thông quan)
-
Tờ khai nhập khẩu là một "EM giấy tờ quyền lực" trong làng xuất nhập khẩu – không có nó là hàng công ty vẫn nằm chờ ở cảng, chưa được thông quan, chưa được tính giá thành, chưa được đưa vào sổ sách.
TỜ KHAI NHẬP KHẨU DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?
DÙNG ĐỂ THÔNG QUAN HÀNG HÓA
Đây là giấy khai báo chính thức với Hải quan để xin phép cho hàng được nhập vào Việt Nam.
Không có tờ khai này thì hàng hóa coi như "không hợp pháp" – về nước rồi nhưng vẫn là… “hàng ngoài vòng pháp luật”🧾 LÀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Tờ khai chính là cơ sở ghi nhận hàng về kho, đặc biệt khi công ty theo phương pháp kê khai thuế GTGT.
Kèm theo hóa đơn thương mại, vận đơn, C/O,… tạo thành bộ chứng từ nhập khẩu.CƠ SỞ TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU - THUẾ GTGT
Cơ quan thuế dựa vào tờ khai để xác định trị giá tính thuế, kiểm tra mức thuế đã nộp có đúng chưa.
Kế toán thì dựa vào nó để khấu trừ thuế GTGT (nếu đủ điều kiện).DÙNG ĐỂ HẠCH TOÁN GIÁ VỐN HÀNG NHẬP KHẨU
Tờ khai ghi giá CIF, phí vận chuyển, bảo hiểm, các điều chỉnh → lấy làm giá gốc nhập kho cho hàng hóa.
Cái này cực quan trọng cho công ty sản xuất hoặc thương mại có liên quan đến định mức và giá thành.DÙNG CHO THANH TRA – KIỂM TOÁN – GIẢI TRÌNH
Khi giải trình với cơ quan thuế, tờ khai là một trong những giấy tờ đầu tiên.
Không có hoặc sai thông tin → có thể bị loại chi phí, không cho khấu trừ thuế GTGT.-
Phần đầu – Thông tin chung của tờ khai
Số tờ khai: Mã số duy nhất cho mỗi tờ khai – rất quan trọng để tra cứu.
Mã loại hình: Ví dụ A11 là nhập kinh doanh tiêu dùng.
Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận: Tên chi cục hải quan tiếp nhận hồ sơ.
Ngày đăng ký & Ngày thay đổi đăng ký: Thể hiện quá trình cập nhật tờ khai. -
Thông tin các bên liên quan
Người nhập khẩu: Là doanh nghiệp đứng tên nhập khẩu.
Người ủy thác nhập khẩu: Nếu doanh nghiệp thuê bên khác làm thay.
Người xuất khẩu: Bên bán hàng nước ngoài.
Đại lý hải quan: Nếu có thuê đại lý làm thủ tục. -
Thông tin lô hàng
Số vận đơn: Mã lô hàng được vận chuyển.
Tổng trọng lượng hàng (Gross) và số lượng container: Dễ kiểm tra khi nhập kho.
Địa điểm lưu kho / xếp hàng / giao hàng: Nơi thực tế diễn ra các công đoạn.
Ngày hàng đến: Quan trọng để tính thời gian thông quan, lưu kho. -
Hóa đơn và thanh toán
Số hóa đơn: Số invoice từ nước ngoài.
Phương thức thanh toán: Như chuyển khoản, L/C…
Tổng trị giá hóa đơn, Tổng trị giá tính thuế: Dùng làm căn cứ tính thuế nhập khẩu, VAT… -
Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Dành cho mặt hàng có điều kiện (thực phẩm, hóa chất, dược…). -
Giá tính thuế và các khoản điều chỉnh
Gồm: Phí vận chuyển, Bảo hiểm, các điều chỉnh tăng/giảm.
Được phân bổ theo từng dòng hàng để tính thuế chính xác. -
Thuế và số tiền phải nộp
Các loại thuế gồm:
Thuế NK (thuế nhập khẩu)
Thuế GTGT
Thuế TTĐB (nếu hàng thuộc diện đặc biệt)
Có đầy đủ tổng số tiền thuế phải nộp, đã nộp hay bảo lãnh, theo đồng VND.
-