Skip to content
  • Categories
  • Recent
  • Tags
  • Popular
  • Users
  • Groups
Skins
  • Light
  • Cerulean
  • Cosmo
  • Flatly
  • Journal
  • Litera
  • Lumen
  • Lux
  • Materia
  • Minty
  • Morph
  • Pulse
  • Sandstone
  • Simplex
  • Sketchy
  • Spacelab
  • United
  • Yeti
  • Zephyr
  • Dark
  • Cyborg
  • Darkly
  • Quartz
  • Slate
  • Solar
  • Superhero
  • Vapor

  • Default (No Skin)
  • No Skin
Collapse

DDVT

DNTHD

DNTH

@DNTH
About
Posts
62
Topics
62
Shares
0
Groups
0
Followers
0
Following
0

Posts

Recent Best Controversial

  • TPHCM hướng tới trở thành trung tâm sản xuất, đổi mới sáng tạo, logistics của khu vực
    DNTHD DNTH

    Tại tọa đàm "Động lực phát triển công nghiệp TPHCM - Từ tiềm năng đến hành động" diễn ra ngày 17/7 tại TPHCM, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp đã cùng hiến kế để công nghiệp TPHCM trong giai đoạn phát triển mới, thực sự trở thành trụ cột tăng trưởng bền vững trong bối cảnh địa giới hành chính mở rộng.

    Phân vai rõ ràng, phát huy lợi thế từng khu vực
    Theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, TPHCM sau hợp nhất vẫn giữ vị thế dẫn dắt công nghiệp cả nước. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, muốn phát triển bền vững, không thể tiếp tục phát triển theo chiều rộng mà phải tái cấu trúc và phân vai rõ ràng giữa các vùng để tối ưu hóa chuỗi giá trị.

    Cụ thể, TPHCM cũ nên giữ vai trò là "bộ não" vùng công nghiệp - nơi tập trung các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), tài chính, kiểm định chất lượng và điều phối sản xuất. Khu vực Bình Dương (cũ), Đồng Nai là cực sản xuất công nghệ cao, trong khi khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu (cũ) đảm nhận vai trò đầu mối xuất nhập khẩu và năng lượng. Tây Ninh được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp thực phẩm, chế biến nông sản kết nối ĐBSCL.

    Đồng quan điểm trên, TS. Huỳnh Thanh Điền, Giảng viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, gọi mô hình này là "trục lõi chuỗi giá trị công nghiệp" TPHCM, với khả năng dẫn dắt từ thiết kế, R&D đến sản xuất, logistics và xuất khẩu. Đây là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, có thể lan tỏa đến cả vùng Đông và Tây Nam Bộ.

    Trong khi đó, TS. Trần Du Lịch cho rằng TPHCM cần đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong 5 năm tới. Để đạt được điều đó, công nghiệp Thành phố không thể tiếp tục tăng trưởng theo chiều ngang, dựa vào lao động giá rẻ bởi nguồn nhân lực giá rẻ đang ngày càng khan hiếm.

    Do đó, TPHCM phải chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Đồng thời, TPHCM cũng cần đánh giá lại từng ngành, nhóm ngành công nghiệp hiện nay dựa trên tỉ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Đặc biệt, cần tính toán năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) của từng ngành để xác định rõ đâu là yếu tố đóng góp vào năng suất chung.

    TS. Trần Du Lịch cũng cho rằng, TPHCM cần điều chỉnh quy hoạch dựa trên lợi thế từng vùng, gắn với quy hoạch tổng thể vùng Nam Bộ. Đây là việc cấp bách, cần thực hiện ngay.

    Công nghiệp hiện đại, đổi mới sáng tạo phải là trụ cột dẫn dắt "siêu đô thị"
    Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Lộc Hà nhấn mạnh: Công nghiệp hiện đại, đổi mới sáng tạo phải là trụ cột dẫn dắt siêu đô thị TPHCM với 14 triệu dân bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

    Việc hợp nhất Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu với TPHCM đã mở ra một thực thể kinh tế, hành chính mới với quy mô vượt trội: Diện tích hơn 6.770 km², dân số 14 triệu người, tập trung gần 50% doanh nghiệp tư nhân của cả nước. Đây không chỉ là "không gian vật lý" mở rộng, mà là cơ hội vàng để TPHCM định hình lại vai trò đầu tàu, trở thành cực tăng trưởng hàng đầu của cả nước và vươn tầm khu vực.

    Tuy nhiên, ông Lộc cũng chỉ rõ thách thức khi tỉ trọng công nghiệp trong GRDP đang có xu hướng giảm, nhiều ngành công nghiệp còn phụ thuộc vào lao động giá rẻ, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp. Để "biến tiềm năng thành hành động", lãnh đạo UBND TPHCM yêu cầu các sở, ngành ngay sau buổi tọa đàm phải bắt tay triển khai nhiều nhiệm vụ.

    Theo đó, Sở Công Thương đề xuất điều chỉnh quy hoạch công nghiệp theo hướng ưu tiên công nghiệp công nghệ cao, nền tảng, chuyển đổi số, xanh, thông minh, tập trung vào cơ khí, hóa chất, điện tử, vi mạch bán dẫn, đường sắt cao tốc…

    Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Lộc Hà giao Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, kết nối viện, trường, doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ. Sở Tài chính nghiên cứu cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm và công nghệ mới. Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao sát với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

    Đối với Ban quản lý các Khu chế xuất - Khu công nghiệp cần đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, phát triển mô hình khu công nghiệp xanh, thông minh gắn với logistics vùng. Ngoài ra, các viện nghiên cứu, trường đại học được khuyến khích tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm, đào tạo và phản biện chính sách.

    Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Lộc Hà cũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động đổi mới công nghệ, đầu tư vào công nghiệp xanh, nâng cao năng suất và tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn về môi trường, lao động.

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • Mỹ thu gần 90 tỷ USD từ thuế quan trong nửa đầu năm 2025
    DNTHD DNTH

    Doanh thu từ thuế quan của Mỹ đã tăng vọt lên 87,2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025, theo số liệu từ chính phủ, đạt quy mô đủ lớn để khiến việc cắt giảm hoặc bãi bỏ thuế trở thành một quyết định chính trị khó khăn – ngay cả dưới thời một tổng thống mới.

    Kể từ khi Tổng thống Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan “tương hỗ” vào tháng 4, doanh thu từ thuế đã bùng nổ, với riêng tháng 6 ghi nhận 26,6 tỷ USD – cao gấp 4 lần mức trung bình thông thường, theo Bộ Tài chính Mỹ.

    Tính đến cuối tháng 6, mức thuế “tương hỗ” cố định 10% đã mang lại hơn 17,7 tỷ USD, trong khi các loại thuế chuyên biệt theo ngành – như đối với ô tô – đóng góp hơn 10,7 tỷ USD, theo phân tích của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ.

    Phòng Nghiên cứu Ngân sách thuộc Đại học Yale ước tính, mức thuế quan hiệu dụng trung bình của Mỹ hiện đạt 20,6% – cao nhất kể từ năm 1910. Các mức thuế tương hỗ mới, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy doanh thu tăng mạnh.

    Trước đó, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ước tính rằng các khoản thuế bổ sung có thể giúp giảm thâm hụt ngân sách liên bang khoảng 2.800 tỷ USD trong giai đoạn tài khóa 2025–2035. Con số này tương đương 4% trong tổng số 67.500 tỷ USD doanh thu thuế và các nguồn thu khác mà CBO dự báo cho giai đoạn 2026–2035.

    Theo Ngân hàng Thế giới, thuế quan chiếm 2,8% tổng thu ngân sách của Mỹ trong năm 2023. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Anh chỉ là 0,7%, Pháp là 0,006% và Trung Quốc là 2,7%.

    Giới chuyên gia lo ngại rằng, các khoản thu này đang dần trở thành nguồn thu ngân sách cố định, khiến việc bãi bỏ hay giảm thuế ngày càng trở nên khó khăn.

    CBO dự báo, trong giai đoạn 2026 – 2035, Mỹ sẽ thu được 36.800 tỷ USD từ thuế thu nhập cá nhân, 22.000 tỷ USD từ thuế an sinh xã hội và 4.700 tỷ USD từ thuế doanh nghiệp. Vệc loại bỏ khoản thuế bổ sung 2.800 tỷ USD sẽ tương đương với việc cắt giảm 2/3 thuế suất thuế doanh nghiệp.

    Nguồn tham khảo: Nikkei Asia

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • Hà Nội "chốt" thời gian khởi công 2 tuyến đường sắt trên cao
    DNTHD DNTH

    Hà Nội yêu cầu đảm bảo tiến độ khởi công tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào ngày 10/10 và tuyến số 5 Văn Cao - Hòa Lạc vào ngày 19/12.
    Bên cạnh đẩy nhanh các tuyến đường sắt, Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ 6 cầu lớn qua sông Hồng gồm Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát, Ngọc Hồi, Trần Hưng Đạo, Vân Phúc.

    Nguồn: Dân Trí

    Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

  • Hà Tĩnh muốn xây khu thương mại tự do tại Vũng Áng
    DNTHD DNTH

    Khu thương mại tự do Vũng Áng được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm logistics quốc tế, phục vụ cả thị trường Đông Dương.

    Mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức cuộc họp chuyên đề nhằm thảo luận và định hướng xây dựng Khu thương mại tự do (Free Trade Zone – FTZ) tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Đề án sẽ được trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước ngày 10/8/2025.

    Khác với các khu công nghiệp hoặc khu kinh tế truyền thống, FTZ được thiết kế như một không gian thể chế đặc biệt – nơi áp dụng cơ chế ưu đãi vượt trội về thuế quan, hải quan, đầu tư, tài chính, lao động và đất đai. Mô hình FTZ cho phép thí điểm cơ chế “chính quyền phục vụ – doanh nghiệp dẫn dắt”, hướng tới mục tiêu tạo môi trường đầu tư minh bạch, hiệu quả, linh hoạt và tích hợp quốc tế.

    Về địa lý, Vũng Áng là điểm kết nối trực tiếp với hành lang kinh tế Đông – Tây, nơi tập trung hàng hóa xuất nhập khẩu của miền Trung, Lào và Đông Bắc Thái Lan. Hệ thống cảng nước sâu Sơn Dương – Vũng Áng hiện có thể đón tàu trên 50.000 DWT, và đang được quy hoạch nâng cấp thành trung tâm trung chuyển quốc tế. Bên cạnh đó là không gian quy hoạch rộng trên 22.000 ha của Khu kinh tế Vũng Áng, với đầy đủ hạ tầng điện, nước, đường bộ, đường sắt và logistics.

    Theo TS. Hà Huy Ngọc (Viện Kinh tế Việt Nam), với vị trí địa kinh tế đặc biệt, nếu được trao quyền về thể chế, FTZ Vũng Áng hoàn toàn có thể trở thành trung tâm logistics quốc tế, phục vụ cả thị trường Đông Dương.

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • [THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI MỸ - INDONESIA: MỨC THUẾ 19% NHƯNG PHẢI MUA KHOẢNG 35 TỶ USD HÀNG HÓA MỸ]
    DNTHD DNTH

    TT Donald Trump viết trên tài khoản cá nhân của mình trên mạng xã hội Truth Social hôm nay về thỏa thuận thương mại vừa đạt được với Indonesia (nhưng không nói rõ chi tiết) như sau:

    "Sáng nay, tôi đã hoàn tất một Thỏa thuận quan trọng với Cộng hòa Indonesia sau cuộc trao đổi với Tổng thống Prabowo Subianto – một nhà lãnh đạo được đánh giá rất cao.

    Thỏa thuận mang tính lịch sử này lần đầu tiên trong lịch sử mở TOÀN BỘ THỊ TRƯỜNG của Indonesia cho Mỹ. Theo Thỏa thuận, Indonesia cam kết mua 15 tỷ USD năng lượng từ Mỹ, 4,5 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp của Mỹ và 50 máy bay Boeing, trong đó có nhiều chiếc thuộc dòng 777. Lần đầu tiên, các chủ trang trại, nông dân và ngư dân của chúng ta sẽ được TIẾP CẬN TOÀN DIỆN thị trường Indonesia với hơn 280 triệu dân.

    Ngoài ra, Indonesia sẽ trả cho Mỹ mức thuế 19% đối với tất cả hàng hóa mà họ xuất khẩu sang chúng ta, trong khi hàng hóa của Mỹ xuất sang Indonesia sẽ HOÀN TOÀN MIỄN THUẾ và KHÔNG CÓ RÀO CẢN PHI THUẾ. Nếu có bất kỳ hành vi trung chuyển nào từ quốc gia có mức thuế cao hơn, mức thuế đó sẽ được cộng thêm vào thuế mà Indonesia đang trả.

    Xin cảm ơn Nhân dân Indonesia vì tình hữu nghị và cam kết cân bằng thâm hụt thương mại của chúng ta. Chúng tôi sẽ tiếp tục MANG LẠI THÀNH QUẢ cho Nhân dân Mỹ và Nhân dân Indonesia!"

    Cre: Hoang Anh Tuan

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • CÚ SỐC CHÍNH TRỊ MANG TÊN THUẾ QUAN
    DNTHD DNTH

    Ngày 14 tháng 7 năm 2025, Tổng thống Donald Trump công bố một tuyên bố bất ngờ nhưng đầy tính toán: nếu Nga không đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine trong vòng 50 ngày, tức trước ngày 2 tháng 9, thì Mỹ sẽ áp dụng mức thuế nhập khẩu 100% đối với tất cả các quốc gia và thực thể có giao thương đáng kể với Nga – đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Tuyên bố không chỉ nhằm vào Trung Quốc, Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ – những nước đang tiếp tục nhập khẩu dầu khí từ Nga – mà còn nhắm cả vào các tập đoàn năng lượng châu Âu, nếu không tuân thủ chủ trương cắt đứt hoàn toàn hợp tác kinh tế với Moscow.

    Tuyên bố này không xuất hiện trong khoảng trống chính trị, mà nằm trong một chuỗi toan tính chiến lược dày đặc. Trên bình diện nội bộ, ông Trump đang củng cố vị thế lãnh đạo tuyệt đối trong đảng Cộng hoà sau khi giành lại Nhà Trắng trong cuộc bầu cử đầu năm 2025. Dù không thể tái cử thêm lần nữa, ông vẫn đóng vai trò là người định hình chính sách, dẫn dắt chương trình nghị sự, và đặc biệt là người “chọn người kế nhiệm”. Thời điểm tuyên bố được đưa ra – ngay trước thềm bầu cử giữa kỳ năm 2026 – là đòn bẩy nhằm củng cố liên minh chính trị trong nước, kêu gọi tài trợ từ giới công nghiệp quân sự, và gây tiếng vang trong khối cử tri dân tuý cánh hữu.

    Trên bình diện quốc tế, đây là cách để Mỹ tạo áp lực kép: vừa trừng phạt trực tiếp Nga, vừa cô lập các quốc gia lớn vẫn duy trì quan hệ thương mại với Moscow. Mục tiêu chiến lược là làm “nghẽn mạch tài chính” Nga từ cả hướng Đông và Tây, khiến điện Kremlin không thể tiếp tục tài trợ cho chiến tranh. Đồng thời, đây cũng là bước đi nhằm tái cấu trúc trật tự kinh tế toàn cầu, buộc các nước phải lựa chọn – hoặc gắn bó với hệ thống do Mỹ dẫn dắt, hoặc tự xây dựng một thế giới thay thế với nhiều rủi ro và không gian pháp lý mờ nhạt.

    PHẢN ỨNG CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC

    Câu hỏi đặt ra là: liệu Trung Quốc, Ấn Độ hay Nga có vì sợ bị Mỹ trừng phạt mà thay đổi chính sách? Câu trả lời là: không đơn giản.

    Với Trung Quốc, việc từ bỏ Nga là điều gần như không thể. Bắc Kinh không chỉ coi Moscow là nguồn cung năng lượng ổn định, mà còn là đối trọng địa chính trị mang tính sống còn trong cuộc đối đầu dài hạn với phương Tây. Dù vậy, Trung Quốc sẽ không chọn con đường đối đầu trực diện. Thay vì phản ứng bằng lời nói cứng rắn hay trả đũa thuế ngay lập tức, Bắc Kinh sẽ phản ứng thông minh hơn: chia nhỏ luồng nhập khẩu, sử dụng các công ty trung gian, và chuyển toàn bộ thanh toán sang đồng nhân dân tệ. Trung Quốc không sợ Mỹ, nhưng họ hiểu rằng phản ứng thiếu kiểm soát có thể tạo ra cớ để Mỹ áp thêm các lệnh cấm công nghệ hoặc kiểm soát tài chính. Do đó, sự đáp trả của Trung Quốc sẽ đến âm thầm, lâu dài, và có tính cấu trúc – như việc đẩy nhanh phi đô la hóa, tăng cường hợp tác BRICS, và mở rộng sáng kiến Vành đai – Con đường.

    Với Ấn Độ, tình thế cũng không kém phần nhạy cảm. Delhi theo đuổi chính sách độc lập chiến lược, và đã từ chối trừng phạt Nga kể từ năm 2022 đến nay. Dầu thô từ Nga hiện chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nhập khẩu năng lượng của Ấn Độ, trong khi các hệ thống vũ khí và hậu cần quân sự vẫn gắn liền với nền tảng công nghiệp quốc phòng của Nga. Chính phủ Modi sẽ không từ bỏ lợi ích chiến lược đó chỉ vì áp lực từ Mỹ. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng sẽ không phản ứng ồn ào. Họ có thể giảm công khai các hợp đồng năng lượng với Nga, chuyển một phần giao dịch qua UAE hoặc Kazakhstan, hoặc đơn giản là dùng các cơ chế thanh toán ngoài hệ thống SWIFT. Cùng lúc, Delhi có thể tung ra các biện pháp thuế trả đũa chọn lọc lên hàng hóa Mỹ – như đã từng làm trong tranh chấp hạnh nhân, sắt thép – nhưng không phá vỡ quan hệ.

    Còn đối với Nga, sự đe dọa của Mỹ về trừng phạt thứ cấp không phải điều mới mẻ. Moscow từ lâu đã thích ứng với trạng thái bị cô lập phương Tây. Kể từ sau năm 2022, Nga đã định hình lại toàn bộ nền kinh tế xoay quanh mô hình “tự chủ chiến lược”, kết hợp xuất khẩu năng lượng sang châu Á, kiểm soát nội bộ tài chính, và hợp tác song phương với các quốc gia thân thiện. Do đó, nếu tuyên bố của ông Trump được thực thi, Nga sẽ tiếp tục lùi sâu hơn vào liên minh phương Đông. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là: nếu các thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ bị ép giảm nhập khẩu hoặc che giấu luồng tiền quá mức, dòng thu ngân sách từ dầu – khí của Nga sẽ gặp trở ngại nghiêm trọng. Trong tình thế đó, Nga không chắc sẽ ngừng chiến hoàn toàn, nhưng có thể chủ động đưa ra đề xuất “ngừng bắn kỹ thuật” hoặc đóng băng xung đột trên thực địa, nhằm tranh thủ thời gian củng cố lực lượng và giảm áp lực quốc tế.

    KỶ NGUYÊN CƯỠNG CHẾ TOÀN CẦU ĐÃ BẮT ĐẦU

    Tuyên bố ngày 14/07/2025 của Donald Trump không chỉ đơn thuần là đòn thuế quan – mà là dấu hiệu của một chiến lược sâu hơn: sử dụng thương mại như vũ khí địa chính trị, tạo ra hệ thống kiểm soát toàn cầu mới dựa trên quyền lực cưỡng chế của Mỹ.

    Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga không sợ Mỹ theo nghĩa truyền thống, nhưng cũng không dại gì đẩy mình vào thế đối đầu công khai. Thay vào đó, họ sẽ ứng xử chiến lược: né tránh, thích nghi, phản ứng có chọn lọc. Thế giới sẽ không bị chia hai một cách rõ rệt như thời Chiến tranh Lạnh, mà sẽ bị đẩy vào trạng thái “chia lớp”: nơi các dòng giao thương được giấu kín, các liên minh trở nên linh hoạt, và hệ sinh thái thanh toán – năng lượng – công nghệ được phân mảnh theo hướng “thoát Mỹ” nhưng không chống Mỹ.

    Nếu tuyên bố này được thực thi, nó sẽ mở ra một giai đoạn mới: nơi trật tự quốc tế không còn dựa trên các hiệp định thương mại tự do, mà dựa trên các “hàng rào có điều kiện”. Sự lựa chọn không còn là giữa chiến tranh và hòa bình, mà là giữa phụ thuộc hay tự chủ, giữa mở cửa có điều kiện hay khép kín có kiểm soát.

    ⸻————————

    Cre: Nguyen Duc Chi

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • ACV sắp chia cổ tức khủng, tăng vốn điều lệ lên 35.800 tỷ đồng
    DNTHD DNTH

    HĐQT Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (Mã CK: ACV) vừa thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế tại ngày 31/12/2023.
    acv-15777798267361500412320-crop-15785422530631770818453.jpg
    Theo đó, ACV sẽ phát hành 1,4 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 64,58%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 64,58 cổ phiếu mới. Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của ACV sẽ tăng từ 21.771 tỷ đồng lên hơn 35.830 tỷ đồng.

    Kết thúc quý 1/2025, ACV ghi nhận doanh thu hơn 6.368 tỷ đồng, tăng 12% so vời cùng kỳ năm trước. Trừ giá vốn, lợi nhuận gộp công ty đạt hơn 4.337 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với quý đầu năm 2024.

    Trong kỳ, chi phí tài chính tăng mạnh, chủ yếu do phát sinh chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối kỳ gần 227 tỷ đồng. Kết quả, ACV ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 3.014 tỷ đồng, tăng khoảng 6% so với quý 1/2024./.

    Tài chính logistics acv logistics tài chính chứng khoán

  • Mở rộng thị trường mới để xuất khẩu hạt điều
    DNTHD DNTH

    Để đạt mục tiêu trên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho rằng cần xúc tiến quyết liệt việc mở thị trường mới, điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu, hướng đến thị trường tiềm năng có nhu cầu cao nhưng thị phần còn thấp như Trung Đông (UAE, Saudi Arabia).

    Xuất khẩu hạt điều vào EU tăng trưởng tốt những năm gần đây và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Khó khăn trong việc tiếp cận thị trường này là có nhiều quy định về sản phẩm phải sản xuất bền vững, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, quy định không gây mất rừng trong sản xuất hạt điều. Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm chế biến từ các loại hạt, ngũ cốc tăng cao nên có khả năng gia tăng thị phần xuất khẩu nhóm sản phẩm này, giúp bù đắp một phần sản lượng điều xuất sang Mỹ.

    Một điểm sáng cho ngành hàng hạt điều là giá điều thô đang giảm, từ 1.450 USD/tấn xuống còn 1.350 USD/tấn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị cho các mùa lễ, Tết cuối năm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua điều thô khi giá còn cao, dẫn đến áp lực chi phí. Dù vậy, nhu cầu tiêu thụ hạt điều thường tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm, mang lại kỳ vọng thị trường sẽ khởi sắc.

    Hiệp hội Điều Việt Nam dự báo, trong giai đoạn 2022 - 2027, thị trường hạt điều toàn cầu sẽ tăng trưởng bình quân 4,6%. Trên thế giới, xu hướng ăn vặt lành mạnh ngày càng tăng, nên người tiêu dùng chú trọng vào các loại hạt bổ dưỡng và có những thành phần ích lợi cho sức khỏe. Do đó, nhu cầu tiêu thụ hạt điều được dự báo cũng tăng lên, tạo cơ hội để ngành điều Việt Nam bứt phá.

    Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tích cực triển khai việc minh bạch nguồn gốc sản phẩm, truy xuất dữ liệu số, đầu tư vào chế biến sâu và xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành điều.

    Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2025 đạt 346.800 tấn với 2,36 tỷ USD, giảm 2,7% về khối lượng nhưng tăng 20,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ giá xuất khẩu tăng, bù đắp cho sự sụt giảm về sản lượng.

    Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 6805,4 USD/tấn, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trung Quốc, Mỹ và Hà Lan là 3 thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 22%, 21,6% và 8,4%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2025 sang thị trường Trung Quốc tăng 41,2%, thị trường Mỹ tăng 0,1%, thị trường Hà Lan tăng 22,4%.

    Xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ gặp khó do nhà nhập khẩu chờ chính sách thuế rõ ràng hơn từ chính quyền Tổng thống Trump. Trong khi đó thị trường Trung Quốc lại ghi nhận mức tăng mạnh.

    Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu kỷ lục 730.000 tấn hạt điều, đạt kim ngạch 4,37 tỷ USD, tăng 20,2% so với năm 2023. Với vị thế là nước xuất khẩu hạt điều nhân số 1 thế giới, Việt Nam tiếp tục tận dụng lợi thế chế biến sâu và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường.

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • EU RÚT “BAZOOKA THƯƠNG MẠI” THẾ GIỚI CHÍNH THỨC BƯỚC VÀO CUỘC CHIẾN TIỀN TỆ NGẦM?
    DNTHD DNTH

    Trump nổ phát súng đầu tiên: thuế 30% lên toàn bộ hàng hóa từ EU & Mexico.

    EU không im lặng.
    Ngay lập tức, họ phản ứng bằng cách… kích hoạt công cụ Anti-Coercion thứ mà giới tài chính gọi là “BAZOOKA THƯƠNG MẠI”!

    Công cụ này cho phép EU:
    🔺 Áp thuế ngược lên hàng Mỹ (ước tính 95 tỷ USD)
    🔺 Siết điều kiện cho các công ty Mỹ đầu tư tại châu Âu
    🔺 Tước quyền tiếp cận hợp đồng công vụ, chuỗi cung ứng quốc phòng & y tế
    🔺 Và đặc biệt: mở cánh cửa tái cấu trúc dòng thương mại lách khỏi ảnh hưởng của đồng USD

    Thị trường toàn cầu có thể sắp… chao đảo
    Trump không chỉ đánh thuế ông đang gài bẫy thương mại để hút thanh khoản toàn cầu về Mỹ, ép các nước chơi trên sân USD.

    EU thì phản đòn không phải để “cãi nhau cho vui” mà là để giữ vị thế lãnh đạo luật chơi kinh tế toàn cầu.

    Và chúng ta những người đang giữ tài sản chính là người… bị cuốn vào giữa cơn địa chấn đó.

    Alex không chỉ nhìn đây là “tin tức quốc tế”.
    Alex nhìn thấy một cuộc chia lại thế giới đầu tư đang được bắt đầu bằng vỏ bọc “chính sách thuế”.

    Lúc này vị thế quyết định sinh tồn:

    🔻 Người không hiểu: hoảng loạn, bán tháo, chạy trốn.
    🔺 Người hiểu đúng: âm thầm gom vàng, rút khỏi cổ phiếu công nghiệp, chuẩn bị vị thế trú ẩn.

    Hôm nay bạn thấy vàng tăng.
    Ngày mai bạn sẽ thấy Bitcoin “không liên quan” cũng tăng.
    Và một ngày nào đó, stablecoin đô la sẽ là mục tiêu tiếp theo.
    Tóm lại
    📌 Trump không dừng lại.
    📌 EU không thỏa hiệp dễ.
    📌 Và tiền không bao giờ đứng yên giữa hai đầu đại bác.

    Nếu bạn thấy bài viết này giúp bạn NGỘ RA điều gì đó về cách tiền vận hành
    Hãy chia sẻ bài viết cho những người bạn quan tâm vì rất ít người hiểu sự thật sau lớp tin tức.

    Và đừng quên follow Alex vì khi thị trường hỗn loạn, Alex không cho bạn “tin tức”… Alex cho bạn vũ khí tư duy để bảo vệ dòng tiền.

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • Mỹ đánh thuế 30% hàng hóa EU: Nước nào “tổn thương” nặng nhất?
    DNTHD DNTH

    Quyết định áp thuế 30% với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến Ireland, Đức, Pháp và Italy trở thành những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đặc biệt trong các lĩnh vực dược phẩm, ôtô, rượu vang và hàng xa xỉ.
    thue my.jpg
    Theo giới phân tích, do cấu trúc thương mại khác nhau giữa các nước thành viên EU với Mỹ, mức thuế mới sẽ gây ra tác động không đồng đều. Trong đó, Ireland và Đức được đánh giá là hai nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Ireland hiện là nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ, đạt 86,7 tỷ USD, chủ yếu nhờ ngành dược phẩm. Các “ông lớn” như Pfizer, Eli Lilly và Johnson & Johnson đều đặt trụ sở tại Dublin để hưởng mức thuế doanh nghiệp ưu đãi chỉ 15%, thấp hơn so với mức 21% tại Mỹ.

    Các công ty này thường đăng ký bằng sáng chế tại Ireland, sau đó bán sản phẩm vào thị trường Mỹ – nơi giá thuốc cao hơn so với phần lớn các quốc gia khác.

    Ngoài ra, Ireland cũng là “đại bản doanh” tại châu Âu của hàng loạt tập đoàn công nghệ Mỹ như Apple, Google và Meta, nhờ chính sách thuế hấp dẫn.

    Trong khi đó, với thặng dư thương mại 84,8 tỷ USD với Mỹ, Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu các mặt hàng như ôtô, hóa chất, máy móc và thép. Riêng thị trường Mỹ hiện chiếm tới 23% doanh thu của Mercedes-Benz.

    Sau Ireland và Đức, Pháp và Italy là hai quốc gia tiếp theo trong danh sách bị ảnh hưởng nặng từ mức thuế mới.

    Pháp có mức thặng dư thương mại với Mỹ khoảng 44 tỷ USD, với các ngành dễ tổn thương gồm hàng không, thực phẩm, rượu vang và hàng xa xỉ. Theo giới chuyên gia, ngành rượu vang và rượu mạnh của Pháp sẽ đối mặt với “thảm họa”.

    Tập đoàn hàng xa xỉ LVMH, sở hữu nhiều thương hiệu đình đám, hiện tạo ra tới 25% doanh thu tại Mỹ. Bên cạnh đó, ngành hàng không vũ trụ, đặc biệt là Airbus, chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của Pháp sang Mỹ.

    Italy có mức thặng dư thương mại thấp hơn – 16,4 tỷ USD, nhưng vẫn đối mặt với những tác động rõ rệt, đặc biệt ở lĩnh vực thực phẩm và ôtô.

    Theo Hiệp hội Nông nghiệp Coldiretti, mức thuế mới có thể khiến các nhà sản xuất thực phẩm Italy và người tiêu dùng Mỹ thiệt hại khoảng 2,3 tỷ USD.

    Ngoài ra, liên doanh Stellantis (sở hữu các thương hiệu như Fiat và Peugeot) đã hoãn công bố dự báo doanh thu năm do lo ngại bất ổn từ căng thẳng thương mại.

    Các đòn thuế quan liên tiếp của Mỹ đang khiến các đối tác truyền thống “choáng váng”, trong đó có EU – khu vực vốn kỳ vọng khôi phục đàm phán một hiệp định thương mại toàn diện với Mỹ sau nhiều năm đình trệ.

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen chỉ trích mức thuế mới là hành động đơn phương gây tổn hại quan hệ song phương, nhưng khẳng định EU vẫn mong muốn hợp tác để hai bên có thể tiến tới một thỏa thuận thương mại cân bằng trong thời gian tới./.

    Nguồn tham khảo: TTXVN

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật usa tax thuế đối ứng

  • 🚄 ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TỐC ĐỘ CAO CỦA VINGROUP – BƯỚC ĐI MẠNH MẼ VÀ DŨNG CẢM CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
    DNTHD DNTH

    Trong khi nhiều quốc gia phát triển phải mất từ 6–8 năm để hoàn thiện một tuyến đường sắt cao tốc với suất đầu tư trung bình 33–60 triệu USD/km, thì Vingroup – một tập đoàn tư nhân Việt Nam – đã công bố dự án Tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao Tân Phú – Cần Giờ với tổng vốn 4 tỷ USD, chỉ trong 3 năm hoàn thành, và đặc biệt với suất đầu tư lên đến 84,3 triệu USD/km – cao nhất trong bảng so sánh toàn cầu. 🔥

    💡 Có thể ai đó sẽ hoài nghi: "Sao lại đắt thế?"
    Nhưng nếu nhìn sâu hơn, ta thấy được:

    ✅ Sự chủ động và tốc độ triển khai – 3 năm cho một công trình trọng điểm là điều đáng nể!
    ✅ Tư duy đầu tư vào tương lai, không ngại khó – hạ tầng là nền móng cho kinh tế phát triển vượt bậc.
    ✅ Dám đặt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, không chạy theo rẻ, mà chọn nhanh – bền – đẹp – hiện đại!
    ✅ Doanh nghiệp tư nhân Việt đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng quốc gia, chứng minh tầm nhìn chiến lược dài hạn.

    📌 Đây không đơn thuần là một tuyến tàu điện – mà là lời tuyên ngôn của một Việt Nam mới: DÁM NGHĨ, DÁM LÀM, DÁM DẪN ĐẦU!
    Tôi tự hào khi thấy doanh nghiệp Việt bước vào "cuộc chơi lớn", và tôi tin rằng:
    🇻🇳 Chúng ta không thua kém ai cả, nếu chúng ta dám đầu tư và đi đến cùng.

    💬 Bạn nghĩ gì về dự án này?
    Bạn chọn tốc độ – hay chọn chờ đợi?
    Bạn chọn phát triển – hay chọn đứng yên?

    Cùng chia sẻ góc nhìn của bạn nhé! 💬👇

    Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

  • Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở “chiến dịch” tuyển quân rầm rộ cho siêu dự án đường sắt cao tốc
    DNTHD DNTH

    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đang đẩy mạnh chiến lược phát triển dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam thông qua Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed, được thành lập tháng 5/2025 với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng. Ông Vượng sở hữu 51% cổ phần, đóng góp 3.060 tỷ đồng, đồng thời chuyển nhượng hơn 135,6 triệu cổ phiếu VIC, trị giá khoảng 12.750 tỷ đồng, để tăng tiềm lực tài chính cho VinSpeed. Công ty tập trung vào xây dựng công trình đường sắt, sản xuất đầu máy, toa xe, và đã đề xuất đầu tư dự án đường sắt cao tốc trị giá 61,35 tỷ USD, dự kiến khởi công ngày 19/8/2025, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám.
    Để chuẩn bị cho dự án, VinSpeed đang rầm rộ tuyển dụng nhân sự chất lượng cao, từ kỹ sư, chuyên gia hạ tầng đến quản lý dự án, nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng. Động thái này thể hiện tham vọng lớn của ông Vượng trong việc đưa Việt Nam tiến tới hiện đại hóa hạ tầng giao thông, cạnh tranh với các đối thủ như THACO, đồng thời khẳng định vị thế của Vingroup trên trường quốc tế.

    #AndyNguyen

    Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

  • TRUNG QUỐC NÓI THUẾ QUAN CỦA MỸ LÀ ‘VÔ TRÁCH NHIỆM KHÔNG ĐƯỢC LÒNG DÂN TQ
    DNTHD DNTH

    "Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết: "Mở cửa mang lại tiến bộ, trong khi đóng cửa dẫn đến lạc hậu,” hãng tin Tân Hoa Xã dẫn lại bình luận ông đưa ra hôm 12/7 về việc Mỹ áp thuế quan cao đối với nhiều quốc gia.

    Ông Vương cho rằng việc áp thuế như vậy là vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), làm gián đoạn hoạt động ổn định của chuỗi sản xuất và cung ứng, đồng thời cản trở sự phục hồi và phát triển của kinh tế thế giới.

    Ông cho rằng động thái áp thuế là “vô trách nhiệm, không được lòng dân tq và không bền vững,” vẫn theo Tân hoa xã.

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • Ngăn mượn danh 'Made in Việt Nam' trung chuyển hàng hóa bất hợp pháp
    DNTHD DNTH

    Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa nhằm thúc đẩy xuất khẩu và ngăn ngừa gian lận thương mại.
    mivn.jpeg
    Dự thảo lần này mở rộng phạm vi điều chỉnh và cập nhật nhiều khái niệm, tiêu chí mới. Điển hình, lần đầu tiên các thuật ngữ như "hàng hóa không thay đổi xuất xứ", "chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng", "vật liệu giống nhau và có thể thay thế cho nhau" được quy định rõ.

    Dự thảo Nghị định cũng phân định giữa hàng hóa “thuần túy” và “không thuần túy”. Hàng hóa thuần túy là hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại một nước, ví dụ như khoáng sản, cây trồng, sản phẩm động vật... Các tiêu chí này được quy định chặt chẽ hơn, đặc biệt là với thủy sản đánh bắt ngoài vùng biển quốc gia. Hàng hóa không thuần túy sẽ phải đáp ứng tiêu chí kỹ thuật, như chuyển đổi mã số HS, tỷ lệ giá trị nội địa.

    Dự thảo bổ sung và chi tiết hóa các quy định về: Tự chứng nhận xuất xứ: Quy định đầy đủ về điều kiện, thủ tục, trách nhiệm và cơ chế kiểm tra đối với thương nhân tự chứng nhận xuất xứ. Điều này nhằm tăng tính chủ động cho doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn khi thực hiện các cam kết Hiệp định thương mại tự do như EVFTA (Việt Nam – EU), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…

    Đặc biệt, C/O giáp lưng (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trong các quốc gia FTA) và hàng hóa không thay đổi xuất xứ là hai khái niệm mới. Điều này phản ánh thực tế hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam, và được quy định rõ các trường hợp được cấp C/O này, nhằm đảm bảo tính liền mạch của chuỗi cung ứng quốc tế mà không làm phát sinh gian lận.

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng thuế đối ứng thuế quan mỹ

  • 📣📣 Hà Nội cấm xe chạy xăng dầu trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026
    DNTHD DNTH

    Thủ tướng yêu cầu Hà Nội triển khai lộ trình cấm phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong khu vực trung tâm từ giữa năm 2026, tiến tới mở rộng vùng phát thải thấp toàn thành phố vào năm 2030.
    Theo Chỉ thị 20 ban hành ngày 12/7 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1.

    Từ ngày 1/1/2028, ngoài cấm mô tô, xe gắn máy chạy xăng dầu, ôtô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng bị hạn chế trong khu vực Vành đai 1 và Vành đai 2; đến năm 2030 áp dụng với toàn bộ phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong phạm vi Vành đai 3.

    Thành phố được giao lập và công bố Đề án vùng phát thải thấp trong quý III/2025. Đến năm 2030, Hà Nội cần phát triển mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức, phủ kín các tuyến chính, kết nối khu vực đông dân cư và các đầu mối lớn. Hệ thống trạm sạc, dịch vụ cho phương tiện năng lượng sạch cũng như các đội xe buýt điện, tàu điện được yêu cầu mở rộng.

    Cùng với đó, thành phố sẽ ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện sạch; tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số và giá trông giữ với xe chạy xăng, dầu trong khu vực trung tâm. Từ quý IV/2025, Hà Nội cũng thí điểm cấm đồ nhựa dùng một lần tại nhà hàng, khách sạn, quán ăn trong Vành đai 1.

    Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

  • Doanh thu & tiền lương
    DNTHD DNTH

    Khá nhiều người cứ hỏi sao doanh thu vận tải tăng nhưng lương người lao động đường sắt không tăng theo tỷ lệ?

    Doanh thu 2025: Hướng tới ~9.4 nghìn tỷ đồng. So với 2024 là 8.5–9.7 nghìn tỷ, 2025 tiếp tục duy trì gia tăng. Đạt chỉ tiêu tăng trưởng: Phù hợp với cam kết tăng 7‑8% mỗi năm trong giai đoạn tái cơ cấu với Chính phủ.

    Nói đến cơ cấu doanh thu của đường sắt gồm có 2 mảng chính, mảng vận tải (bao gồm cả của Ratraco) chiếm trên 50%; mảng hạ tầng trên 3.000 tỷ đồng; còn lại là mảng công nghiệp, các phát sinh do bão, lụt, các nhiệm vụ khẩn cấp.
    Sẽ thấy, lương công nhân hạ tầng khó mà tăng 7-8% được vì bản chất là tiền từ ngân sách, phải ngó ngang, dọc.

    Câu chuyện chỉ còn xoay quanh, lương vận tải, cao hay thấp? Phải khẳng định, ngay trong đội ngũ lao động của Uỷ ban QL Vốn nhà nước (cũ), lương đường sắt đã thấp.
    Ngồi ở ga, nhìn thành toa xe G, tự trọng 18 tấn, chở 30 tấn, rồi nhìn đường bộ, chúng ta tự trả lời.
    Việc chậm đổi mới công nghệ, thiết bị đã đưa đường sắt thuộc nhóm DN hiệu quả kinh doanh thấp so với các DN vận tải trong nước và ĐS khu vực. Nhìn sang TQ, toa xe của họ vận chuyển hơn ta 2,2 lần. Nhìn cái xe tải độ 15 tấn, chở 60 tấn thì mới buồn cả ngày cho đs.

    Năng suất thấp, hiệu quả kinh doanh không cao và dành tỷ lệ lợi nhuận bao nhiêu để tái đầu tư cũng là vấn đề nan giải.
    Để cân đối lương cho NLĐ và chi phí cải tạo toa xe luôn là vấn đề đau đầu các sếp Travico. Có thể thấy, Travico cũng chỉ "rón rén" cải tạo toa xe, bởi còn phải cân cho nồi cơm NLĐ. Không đầu tư toa xe thì khách, chủ hàng kêu sập nguồn, không tăng lương thì anh em kêu.
    Chưa kể, còn phải "đau lòng" để tý lợi nhuận cho báo cáo đẹp, bởi không thể cầm cả đống tài sản, đất đai, vốn lưu động mà không có lợi nhuận, mất ghế ngay.
    Khó khăn hiện nay là do nhiều đời trước, cách đây hàng chục năm, người ta đã "ăn vào tương lai", chìm trong tư duy bao cấp quá lâu. Khi làm ăn có lợi nhuận nhiều, các sếp đs nhà ta thay vì đầu tư chiều sâu đã vung tay quá trán đầu tư tùm lum.

    Liệu tiền lương công nhân vận tải tương lai có tăng không? Câu trả lời là có, nhưng không thể theo tỷ lệ tăng trưởng vì như đã nói trên biên độ lợi nhuận kinh doanh vận tải thấp.
    Khi sân bay Long Thành đưa vào hoạt động và hệ thống đường bộ cao tốc hoàn thành thì cuộc chiến vận tải còn khốc liệt hơn. Nên hiểu và để tự quyết con đường của mình, để chia sẻ với nhau....

    Cre: An Thanh

    Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

  • THỬ BÀN VỀ VIỆC MỸ TĂNG THUẾ NHÂP KHẨU
    DNTHD DNTH

    Xưa nay, mỗi khi Mỹ ra một chính sách gì lớn về đối ngoại hoặc kinh tế đều là chuyện bàn tán của cả thế giới, có khi làm rung động cả thế giới.
    Việc Tổng thống Mỹ Donal Trump tăng thuế nhập khẩu đang làm cả thế giới khuynh đảo, có nơi phản đối, có nơi đòi đáp trả, có nơi xin đàm phán.
    Ta thử bàn xem sao.

    a. Tại sao Trump tăng thuế?

    1. Xưa nay, nền kinh tế Mỹ là một nền kinh tế mở, thị trường Mỹ là thị trường mở nhất nhì thế giới.
    • Ở những nước có nền kinh tế mở như Mỹ, Singapore, Bắc Âu… thường có cơ chế thoáng và thuế thấp, rất thấp.
    • Mỹ chủ trương mở nền kinh tế, mở thị trường, cho thiên hạ tự do vào đầu tư, buôn bán. Ai vào cũng được miễn hàng hóa cạnh tranh được (trừ những nước bị cấm vận).
      Cả thế giới vào Mỹ, người Mỹ được mua hàng tốt, giá rẻ.
      Nhờ thị trường Mỹ mà nhiều nước như Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Sigapore… và gần đây là Trung Quốc đã giàu lên nhanh chóng. Những năm qua xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ cũng tăng rất nhanh.
    1. Thuế nhập khẩu ở Mỹ chỉ chiếm 2% nguồn thu ngân sách. Thuế nhập khẩu chỉ để làm chính sách. Nguồn thu ngân sách khổng lồ Mỹ chủ yếu từ các loại thuế khác như: Thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế tài sản .v.v…
      Những Tổng thống tiền nhiệm coi việc thuế thấp là bình thường của một nền kinh tế thị trường mở
      Trong thế giới tư bản, cụ thể là trong Hiệp định GAT 47 từ ngày ra đời đến ngày thành lập WTO 1995, có 8 vòng đàm phán giảm thuế nhưng giảm thuế chủ yếu ở các nước Tây Âu, Nhật Bản. Ở đó đã dựng lên một hàng rào thuế quan cao để bảo hộ, không bàn giảm thuế ở Mỹ, vì thuế Mỹ thấp.
      Mặt khác từ những năm 90, các vị Tổng thống tiền nhiệm tích cực cổ vũ Toàn cầu hóa, xua các doanh nghiệp Mỹ đi ra nước ngoài khai thác tài nguyên, khai thác nhân công rẻ để làm giàu cho mình và cho nước Mỹ.

    2. Đến đời Tổng thống Donal Trump thì khác. Trump đã thay đổi chính sách, với Trump: "Nước Mỹ trên hết", Trump thích nhất là các doanh nghiệp Mỹ và nước ngoài đưa tiền vào, tổ chức sản xuất tại Mỹ, nhất là hàng công nghệ cao và các lĩnh vực quan trọng.
      Trump cho rằng để nước ngoài vào Mỹ tự do khai thác thị trường rộng lớn bằng thuế thấp như vậy là bất công, là bất bình đẳng. Trump đòi tăng thuế, tăng tất cả, cả bạn bè, cả đối tác, và chống hàng trung chuyển.
      Việc Trump tăng thuế xuất nhập khẩu đột ngột và cao làm đứt gãy các chuỗi giá trị đã hình thành, làm ảnh hưởng đến toàn cầu hóa, cả nước Mỹ và cả thế giới buộc phải đi vào con đường bảo hộ.
      Với Việt Nam, theo như thỏa thuận, thuế Việt Nam vào thị trường Mỹ là 20% (sẽ cụ thể hóa sau); và 40% với hàng trung chuyển. Hàng Mỹ vào Việt Nam không phải chịu thuế.

    b. Thử bàn về mức thuế 20% mà hàng Việt Nam phải trả.

    • Mức thuế 20% là cao hay là thấp quyết định ở chỗ với mức thuế đó, trên thị trường Mỹ, hàng Việt Nam sẽ chiến thắng hay thất bại trong cạnh tranh. Hy vọng với mức thuế thấp hơn các đối tác cạnh tranh trực tiếp, hàng Việt Nam sẽ chiến thắng (thuế các nước khác 25 - 40% và có thể thấp hơn một ít sau đàm phán với một số nước).
    • Nếu chiến thắng, xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ sẽ tiếp tục tăng, và Mỹ vẫn là thị trường quan trọng nhất, cả khi ta đa dạng hóa, đa phương hóa.
    • Nếu xuất khẩu vào Mỹ tăng, đầu tư Mỹ và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ sớm tăng nhanh, kể cả các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng …

    c. Bàn về 40% thuế hàng trung chuyển

    1. Trước mắt là khó cho các doanh nghiệp, vì lâu nay, cả các doanh nghiệp Việt Nam, cả doanh nghiệp Mỹ đã phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguyên phụ liệu, linh kiện.
      Việt Nam cần nhanh chóng "nội địa hóa" sản xuất đủ các linh kiện, phụ kiện, nguyên liệu đang nhập khẩu.

    2. Việt Nam kiên quyết loại trừ hàng đội lốt "Made in Vietnam" xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác.
      Đã cam kết phải thực hiện. Mỹ sẽ dôn đốc và hỗ trợ Việt Nam và các nước khác thực hiện.

    3. Ta cần một nền thương mại trong sạch, có uy tín trên thị trường thế giới vì Việt Nam là đối tác tin cậy. Nền thương mại trong sạch giúp Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, góp phần tiến tới xây dựng xã hội phát triển.

    d. Bàn về việc bỏ thuế hàng Mỹ nhập vào Việt Nam.

    1. Một quyết định táo bạo mà Việt Nam dám làm, ít ai nghĩ đến

    2. Hàng Mỹ nhập vào Việt Nam sẽ tăng nhanh, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước Việt - Mỹ sẽ lớn.
      Nhập siêu của Mỹ sẽ giảm; nhưng trong trung hạn Mỹ chưa thể lấp đầy nhập siêu vì hàng Mỹ đắt mà sức mua Việt Nam còn có mức độ.

    3. Cuộc cạnh tranh trên thị trường Việt Nam giữa hàng Mỹ với hàng Việt Nam, giữa hàng Mỹ và hàng các nước sẽ gay gắt.

    4. Hàng Việt Nam sẽ nhanh chóng cải tiến, nâng cao chất lượng tiến tới bằng chất lượng hàng Mỹ trên thị trường Việt Nam và trên thị trường thế giới.

    e. Tại sao Mỹ áp thuế hàng Việt Nam thấp hơn các nước?

    1. Do tài đàm phán của TBT Tô Lâm: bám sát, kịp thời, khôn khéo.

    2. Chấp nhận thuế nhập khẩu Mỹ vào Việt Nam bằng 0.

    3. Việt Nam quan hệ tốt với Mỹ

    4. Một người Mỹ lương tâm nói chung, và một Tổng thống Mỹ nói riêng. trong thâm tâm họ nghĩ rằng mình còn nợ Việt Nam một món nợ do 30 năm chiến tranh và cấm vận, để lại quá nhiều đau thương … họ không nỡ làm việc gì hại đến sự phát triển của Việt Nam; vả lại Mỹ đang muốn lôi kéo Việt Nam, ít nhất là để Việt Nam không theo ai chống Mỹ.

    5. Và có thể có thêm lý do khác.

    Nguyễn Đình Lương
    Nguyên Trưởng đoàn đàm phán
    Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • Mỹ áp thuế 35% đối với hàng hóa Canada từ 1/8
    DNTHD DNTH

    Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố áp thuế 35% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada, có hiệu lực từ ngày 1/8, với lý do Ottawa đã đáp trả Washington bằng các mức thuế quan riêng.
    thue my.jpg
    Thay vì hợp tác với Mỹ, Canada lại trả đũa bằng chính sách thuế quan của mình”, ông Trump viết trong một bức thư gửi Thủ tướng Canada Mark Carney, được đăng tải trên mạng xã hội Truth Social.

    Trong thư, ông Trump nêu lý do về fentanyl để biện minh cho mức thuế, và viết: “Nếu Canada hợp tác với tôi để ngăn chặn dòng chảy fentanyl, thì chúng tôi có thể cân nhắc điều chỉnh nội dung trong bức thư này”.

    Ông Trump nói thêm rằng mức thuế 35% này sẽ được áp riêng biệt, không tính gộp với các mức thuế theo từng ngành. Đồng thời, ông cảnh báo mức thuế này có thể còn tăng cao hơn nếu Canada tiếp tục có hành động trả đũa.

    “Nếu vì bất kỳ lý do nào mà các ông quyết định tăng thuế của mình, thì mức tăng đó sẽ được cộng thêm vào mức thuế 35% mà chúng tôi đang áp dụng”, ông Trump viết trong bài đăng.

    Bức thư cũng nhấn mạnh rằng “bất kỳ hàng hóa nào được trung chuyển nhằm né tránh mức thuế cao hơn này sẽ vẫn bị áp mức thuế đó”.

    Ông Trump còn nhấn mạnh rằng mức thuế có thể được nâng lên hoặc giảm xuống, tùy thuộc vào diễn biến mối quan hệ giữa Washington và Ottawa. Ông cũng đề cập rằng Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ phía Canada, không chỉ riêng vấn đề fentanyl.

    “Canada có quá nhiều chính sách thuế quan và phi thuế quan, cùng các rào cản thương mại, gây ra thâm hụt thương mại không thể bền vững đối với Mỹ… Thâm hụt thương mại là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế và, thực chất, là vấn đề an ninh quốc gia của chúng ta!”, ông viết.

    Trước đó, ông Trump từng đe dọa chấm dứt mọi cuộc thảo luận thương mại với Canada sau khi Ottawa từ chối tạm dừng áp dụng thuế dịch vụ kỹ thuật số đối với các công ty công nghệ Mỹ. Canada sau đó đã rút lại kế hoạch áp thuế này nhằm tái khởi động đàm phán với Washington./.

    Nguồn tham khảo: CNBC

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật thuế đối ứng usa tax

  • Bitcoin lập kỷ lục mới
    DNTHD DNTH

    Tiền số đang hưởng lợi khi các rủi ro về thuế quan Mỹ đã được thị trường hấp thụ xong, Bitcoin nhanh chóng tạo đỉnh mới trên 115.000 USD.
    Sau khoảng một tháng dùng dằng dưới 110.000 USD một đơn vị, Bitcoin (BTC) vượt mức kháng cự ngắn hạn trên vào hôm qua 10/7. Trong phiên trước, tiền số lớn nhất thế giới nhiều lần kiểm tra lại mức đỉnh cũ nhưng bất thành do lực bán luôn chờ sẵn.
    download.jpeg
    Đến khoảng 11h25 (giờ Hà Nội), Bitcoin bất ngờ tăng dựng đứng và vượt 112.000 USD một đồng.

    Sang ngày 11/7, biểu đồ gần như dựng đứng. Khoảng 0h30, thị giá đạt 113.500 USD, tăng gần 4% so với 24 giờ trước đó, sau đó tiếp tục đi lên và vượt 115.000 USD (lúc 5h30). Tiền số lập kỷ lục mới, cao hơn mức đỉnh cũ khoảng 1.900 USD.

    Công nghệ, AI, Blockchain, Machine Learning bitcoin tiền điện tử btc

  • Tài sản số, tiền mã hóa được bảo vệ như tài sản thực
    DNTHD DNTH

    Ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Công nghiệp Công nghệ thông tin, đánh giá Luật Công nghiệp công nghệ số giúp 21 triệu người sở hữu tài sản số thoát khỏi vùng xám về pháp lý.
    Tại hội nghị về đầu tư ngày 9/7 ở Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Công nghiệp Công nghệ thông tin - Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết Luật Công nghiệp công nghệ số đánh dấu lần đầu Việt Nam có khung pháp lý cho tài sản số.

    "Luật coi tài sản số là một loại tài sản theo pháp luật dân sự, tức được bảo vệ giống như tài sản thực", ông cho hay.

    Theo Cục trưởng, Việt Nam hiện có khoảng 21 triệu người sở hữu tài sản mã hóa (crypto). Trước đây, hoạt động giao dịch, sở hữu tài sản số chưa có hành lang pháp lý rõ ràng. Luật Công nghiệp công nghệ số, được Quốc hội ban hành trong tháng 6 và có hiệu lực từ 1/1/2026, đưa người sở hữu tài sản mã hóa ra khỏi "vùng xám".

    Theo Luật, tài sản số là tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử. Tài sản mã hóa là tài sản số được tạo, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bằng công nghệ chuỗi khối, công nghệ sổ cái phân tán hoặc công nghệ số khác tương tự.

    Công nghệ, AI, Blockchain, Machine Learning
  • Login

  • Don't have an account? Register

Powered by NodeBB Contributors
  • First post
    Last post
0
  • Categories
  • Recent
  • Tags
  • Popular
  • Users
  • Groups