Thợ mộc Tử Khánh



  • Thợ mộc Tử Khánh
    Khi được giao cho làm một việc hiện nay, ta phải tham khảo đủ các ý kiến, ngoài ra cùng với ngã kiến của mình mà tạo ra một sản phẩm, một bài hát, một kế hoạch, một chương trình với đầy đủ các "yếu tố" pha trộn của những người tham gia đóng góp. Và kết quả đó thật là tạp.

    Trong phần “Đạt Sinh” cuốn Nam Hoa Kinh có kể về một câu chuyện về người thợ mộc tên Tử Khánh. Đây là một người thợ mộc nước Lỗ, tên gọi là Tử Khánh, người này chuyên môn làm Tương (một loại nhạc cụ cổ xưa) cho triều đình. Tử Khánh làm một cái Tương lớn, hai bên có hai cột trụ làm giá đỡ. Cột trụ bên trên có điêu khắc hình các mãnh thú, có khi còn khắc hình con hổ lên trên Tương.

    Trình độ làm Tương của Tử Khánh đạt đến trình độ nào? Chính là khiến người xem nhìn thấy những hình khắc trên đó tinh xảo tới mức không nói thành lời, như thể không phải do con người làm ra mà là do hóa phép mà thành. Những hình thú trên đó nhìn sống động như thật, điều này khiến cho danh tiếng của Tử Khánh đồn xa, rồi một ngày tới tai Lỗ hầu, cho nên Lỗ hầu cho triệu kiến Tử Khánh vào cung, hỏi Tử Khánh có bí quyết gì để làm ra được những nhạc cụ tinh xảo như vậy?

    Tử Khánh rất khiêm tốn đáp: “Thảo dân không có bí quyết gì cả, chỉ là khi chuẩn bị làm, thảo dân không giám làm phí tổn một chút sức lực nào của mình cả mà thành tâm trai giới. Mục đích của việc trai giới là giúp cho bản thân thanh tịnh, nội tâm an định, tất cả đều tĩnh lại mà làm”.

    “Trong quá trình trai giới, tới ngày thứ ba, thảo dân có thể quên đi khánh tước, lợi lộc (quên đi tất cả các lợi lộc mà mình nhận được sau khi hoàn thành công việc) tất cả những thứ này đều buông bỏ đi. Cũng có nghĩa là, đến ngày thứ ba, thảo dân đã không còn màng đến được mất. Sang ngày thứ năm, thảo dân có thể quên đi danh lợi, không màng thiên hạ nói gì về mình, xấu đẹp ra sao, mọi người nói thảo dân làm tốt cũng được, làm xấu cũng chẳng sao, tất cả mọi thứ danh lợi, được mất đối với thảo dân khi đó đều không còn nữa”.

    “Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ, cần tiếp tục trai giới đến ngày thứ 7, thảo dân có thể quên đi chính bản thân mình là người có hình thể tứ chi. Đây cũng có nghĩa là nói, sang đến ngày thứ bảy, thảo dân đạt được cảnh giới quên đi chính bản thân mình. Lúc này, thảo dân đã quên đi rằng mình là người đang làm việc cho triều đình. Mọi người đều biết, làm việc cho triều đình là một việc rất lo sợ, nếu như có tạp niệm thì sẽ làm không tốt.

    Lúc này, thảo dân đã nhập vào cảnh giới siêu phàm thoát tục, thân thanh, tâm tĩnh để đi tìm cây gỗ thích hợp nhất. Khi nhìn cây gỗ là thảo dân có thể nhìn luôn được ra hình dạng của Tương. Sau tìm được cây gỗ, kế đó thảo dân đốn cây gỗ này mang về rồi gia công, bây giờ thì nó hình thành như mọi người thấy hiện nay. Đây là bí quyết của thảo dân”.

    Đây chính là nói, làm người mà muốn thành công, muốn đạt đến cảnh giới tối cao trong công việc thì chính là cần phải quên đi, tất cả danh lợi, được mất thế gian mà làm. Chỉ khi một người dùng thân, tâm thanh tịnh, khí đó trí huệ mới khai mở, hiệu quả mới đạt được đến cảnh giới tốt nhất.

    Học Trang Tử chính là học Buông bỏ. Tùy Kỳ Tự Nhiên