Kế hoạch logistics 2020 của Trung Quốc



  • Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch lập một hệ thống logistics mới để đưa vào hoạt động năm 2020. Tại thời điểm đó, các chuyên gia dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngành này sẽ là 8% và chiếm 7,5% GDP của quốc gia, đồng thời chi phí logistics cũng sẽ giảm 16% cùng với số GDP đó.
    So sánh các dữ liệu được đưa ra từ Liên đoàn Logistics và Giao dịch Trung Quốc (CFLP), có thể thấy rõ tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hơn 20% trung bình hàng năm trong thập kỉ qua và tốc độ phát triển logistics lại chậm hơn so với tất cả các ngành của nền kinh tế. Tổng giá trị hàng hóa tăng 8,6% so với năm ngoái vào quý đầu. Kế hoạch này nhằm tập trung vào việc tìm cách tăng trưởng chậm rãi và bền vững hơn.

    Việc cắt giảm chi phí sẽ được thực hiện bằng cách thiết lập một "thị trường logistics quốc gia mở, cạnh tranh và có trật tự", tập trung vào việc khuyến khích sáp nhập và mua lại cùng các hình thức hợp tác khác. Chính phủ cũng sẽ nỗ lực để hỗ trợ mạng lưới cơ sở hạ tầng logistics, bao gồm một hệ thống tích hợp vận tải, hành lang vận tải toàn diện và các trung tâm vận chuyển đa phương thức để phục vụ tốt hơn.

    Có 7 biện pháp đề ra trong kế hoạch 6 năm phát triển dịch vụ logistics, tất cả đều được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện tổng thể trong ngành logistics ô tô.

    Theo Gopal R, Phó giám đốc thực hành về vận tải và logistics tại Công ty phân tích Frost & Sullivan, những lợi ích của ngành logistics ô tô cho quốc gia rất đa dạng, bao gồm phát triển các dịch vụ logistics thứ 3 (3PL) và logistics hiện đại, cùng việc cải thiện chuỗi cung ứng dựa trên một nền tảng thông tin vững chắc hơn.

    Sự phát triển của các công ty 3PL có thể thấy qua việc đẩy mạnh sát nhập những công ty logistics để hình thành những đơn vị lớn hơn. Quá trình đó đã được tiến hành như đã được đề cập đầu năm nay tại Hội nghị Logistics Ô tô Trung Quốc tại Bắc Kinh.

    "Ngành công nghiệp logistics đang trong giai đoạn chuyển đổi và nâng cấp cùng một số công ty nổi bật hơn do lượng tài sản và chất lượng dịch vụ của họ". Dai Dingyi, Phó chủ tịch của CFLP cho biết. "Chúng tôi đang thấy các công ty liên kết và hợp tác với nhau để thực hiện nhiều dịch vụ hơn”.

    Những đề xuất xuất hiện nhiều nhất là giảm lệ phí đường và kết hợp tốt hơn giữa các phương thức vận tải, bao gồm đường sắt, cảng cũng như các nhà quản lý vận chuyển và kho bãi. Gopal cho biết: “Mục tiêu phát triển của công nghệ logistics trong ngành ô tô và cải thiện dịch vụ logistics theo tiêu chuẩn quốc tế này được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện tổng thể ngành logistics ô tô”.
    Kế hoạch 7 điểm

    Kế hoạch toàn diện cho dịch vụ logistics Trung Quốc sẽ tập trung vào nâng cao trình độ chuyên môn trên toàn ngành công nghiệp, nghiên cứu chuyên sâu về gia công và phát triển 3PL. Kế hoạch cũng kêu gọi việc kích thích đổi mới và mở rộng dịch vụ.

    Để cải thiện dòng chảy thông tin, kế hoạch mới kêu gọi việc tận dụng GPS, điện toán đám mây và các hệ thống thông tin tiên tiến có thể giải quyết lượng "dữ liệu lớn", trong đó đề cập đến các bộ dữ liệu lớn và phức tạp mà khó có thể xử lý bằng các ứng dụng truyền thống.

    Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu nhiều hơn và áp dụng rộng rãi những công nghệ chủ chốt, cũng như tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề vận chuyển. Điều này rất quan trọng cho việc phát triển, mở rộng những cơ sở sản xuất hiện đang tiến hành ở các nước phương Tây. Chính phủ đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc thành lập những chốt vận chuyển, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển giữa các vùng trong và ngoài nước. Theo Frost & Sullivan, hiện đang có những chốt đường vận chuyển đang được xây dựng giữa những khu vực trọng yếu nhằm hỗ trợ cho việc chuyển vận như Silk Road Economic Zone, Maritime Silk Road, Yangtze River Economic.

    Khái quát hơn, Chính phủ đã công bố việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng vòng quanh Trung Quốc bao gồm hệ thống giao thông đường sắt, sân bay, hệ thống giao thông đường bộ, phi trường trung tâm và bến cảng. Theo tờ báo Xinhua, về mặt phát triển những bến cảng, Hội đồng Quốc gia đã chấp thuộc bản dự thảo kế hoạch nhằm nâng cấp gấp đôi diện tích của bến cảng Tianjin. Như vậy, sức chứa của bến cảng này sẽ nâng lên hơn 70 chỗ đỗ tàu. Chiều dài của bến cảng cũng sẽ được mở rộng gấp đôi hiện tại lên đến 148km.

    Những phát triển trên cũng bao gồm việc phát triển hệ thống chuyển vận khu vực giáp ranh và hành lang biên giới.

    Trong các đề xuất, việc tích hợp tốt hơn những phương thức vận chuyển, bao gồm đường sắt và đường biển cũng được đưa vào thảo luận.

    Cuối cùng là việc tái nhấn mạnh về những cân nhắc vấn đề môi trường, bao gồm việc tái chế, và cung cấp thêm nhiều tài nguyên cho hệ thống đường sắt và đường thủy cũng như bảo tồn nguồn năng lượng.

    Vấn đề tìm kiếm sự liên kết giữa những nhà máy sản xuất truyền thống cũng như những cơ hội phát triển mới từ thị trường thương mại điện tử cũng nằm trong bản kế hoạch. Ở Trung Quốc, thị trường thương mại điện tử nắm một vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống vận chuyển.

    Tất cả điều này phụ thuộc vào sự phát triển trong vấn đề đầu tư tài sản, không chỉ trên phương diện cơ sở hạ tầng, nhưng còn phụ thuộc vào những nhu cầu thiết bị nội địa cũng như vận tải hải ngoại vòng quanh đất nước. Những vấn đề tồn đọng về trang thiết bị vận chuyển hiện tại đã lý giải cho việc gia tăng nhu cầu trong thị trường chuyển vận tại Trung Quốc.

    Gopal nói rằng: “Tính trên tổng sản lượng nội địa, bản kế hoạch phát triển hệ thống vận chuyển đề cập đến những ưu tư của Chính phủ trong vấn đề tăng mạnh giá cả vận chuyển. Dựa vào bản kế hoạch phát triển hệ thống vận chuyển, người ta ước tính chi phí vận chuyển (tính trên tổng sản lượng nội địa) sẽ tăng 16% trong năm 2020”.

    #qalogistics #logisticstrungquoc