Các yếu tố nền tảng cho ngành logistics ASEAN



  • Lời mở đầu:

    ASEAN là thị trường với hơn 600 triệu người tiêu dùng, lực lượng lao động dồi dào, cơ hội đầu tư ngày càng rộng mở và ngành thương mại điện tử đang phát triển. Khu vực này cũng chứng kiến nhu cầu ngày càng tăng về logistics, một mặt phục vụ luân chuyển hàng hóa, mặt khác giải quyết lượng tồn kho công nghiệp và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đang diễn ra rộng khắp trong khu vực.

    Đây là những cơ sở cho sự phát triển phát triển của ngành công nghiệp logistics theo hướng tích hợp nhiều ứng dụng để hỗ trợ các chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp và mở rộng.

    Với chi phí gia tăng ở Trung Quốc, biến động chính trị leo thang khắp thế giới và tăng trưởng toàn cầu chậm hơn, ASEAN đang được nhìn nhận là nơi trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư. Khu vực kinh doanh của ASEAN hiện vẫn chưa bão hòa và chủ yếu gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên và lao động có tay nghề mang lại hiệu quả về mặt chi phí, giúp khu vực này thu hút nhiều công ty trên thế giới đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất, thương mại, kéo theo các nhu cầu về logistics.

    Ví dụ, Thái Lan và Inđônêxia hiện đang nắm giữ các quy trình sản xuất thâm dụng lao động, đặc biệt là cho ngành ô tô và điện tử, do chi phí nhân công thấp hơn so với Trung Quốc. Các chính sách và hiệp định thương mại thuận lợi đã dẫn tới hội nhập khu vực nhiều hơn, giúp tăng trưởng kinh tế và xóa bỏ nhiều rào cản cho sự phát triển của thị trường logistics trong khu vực.
    Khu vực ASEAN đang thu hút rất nhiều sự chú ý trong lĩnh vực logistics toàn cầu. Một số yếu tố nền tảng cho ngành logistics bao gồm:

    1. Tăng trưởng kinh tế mạnh trong những năm gần đây. Hơn nữa, dự báo tăng trưởng GDP trong thập kỷ tiếp theo (từ năm 2013) là 5%/năm - mức tăng trưởng kinh tế ổn định và khả quan. Theo dự báo của Bloomberg, kinh tế ASEAN sẽ tăng trưởng nhanh nhờ xuất khẩu tăng mạnh, nhu cầu tiêu dùng trong nước lớn. Việt Nam và Philippines sẽ là 2 nước dẫn đầu trong ASEAN với tăng trưởng kinh tế dự kiến vượt mức hơn 6%. Các quốc gia nằm trong tốp 6 nước dẫn đầu về kinh tế ASEAN như Indonesia sẽ có mức tăng trưởng khoảng 5,3%. Malaysia và Singapore có mức tăng trưởng ổn định hơn.

    2. Dân số và lực lượng lao động dồi dào
      Là thị trường của hơn 600 triệu người, khu vực này có lực lượng lao động lớn thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ và Trung Quốc. Dân số lớn hơn Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu.

    Tình hình nhân khẩu học của ASEAN tiếp tục thu hút các công ty đa quốc gia (MNCs) đầu tư mạnh vào khu vực. Lực lượng lao động của ASEAN chiếm 67,6% tổng dân số với số lượng lao động có tay nghề ngày càng gia tăng. Ngoài ra, việc tự do hóa dần thị trường lao động cũng tạo động lực cho hoạt động đào tạo nghề, cạnh tranh về tay nghề giữa các lao động của các nước khác nhau trong khu vực, từ đó tạo động lực lớn hơn cho việc nâng cao chất lượng lao động.

    1. Tầng lớp trung lưu tăng lên
      Khu vực có thu nhập trung bình của ASEAN dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 10,9% / năm từ năm 2012 đến năm 2023. Khoảng 84,4% số hộ gia đình sẽ ở khung thu nhập từ 10.000-15.000 USD / năm. Một tỷ lệ cao hơn của nhóm này dự kiến sẽ chuyển sang khung thu nhập từ 15.000-50.000 USD mỗi năm vào năm 2023.

    2. Thuận lợi hóa thương mại

    Khối lượng thương mại của ASEAN dự kiến sẽ tăng 130% và sẽ đạt 5.653 tỷ USD vào năm 2023. Sự mở rộng về khối lượng thương mại sẽ chủ yếu do nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ ở Trung Quốc cũng như Ấn Độ - và các cơ sở tiêu dùng ngày càng tăng đang thúc đẩy thương mại trong khu vực.

    Hơn nữa, những kết tinh của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và các hiệp định thương mại tự do khác đã dẫn đến kết quả là thị trường và cơ sở sản xuất tạo ra khối lượng hàng hóa lớn hơn. AEC cũng giúp luật pháp minh bạch ngày càng trở thành một khuôn khổ pháp lý cho thương mại nội khối ASEAN.

    Bên cạnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Sáng kiến kinh tế Vành đai và Con đường cùng của Trung Quốc cũng được xem là các yếu tố then chốt sẽ góp phần nâng cao tính gắn kết trong khu vực, cũng như thúc đẩy tăng trưởng trong những năm tới.

    1. Mạng lưới hàng hải
      Với vị trí địa lý của các quốc gia ASEAN, các tuyến đường vận chuyển chất lượng giữ vai trò quan trọng để đạt được một mạng lưới chuỗi cung ứng có hiệu quả. Bản đồ vận chuyển toàn cầu thay đổi đòi hỏi khu vực này phải có các cảng lớn hơn với khả năng nâng cao chất lượng hàng hóa.

    Trong số các nước ASEAN-6 (Brunei, Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Singapore và Thái Lan), hệ thống cảng ở Singapore hiện đứng đầu cả về quy mô và chất lượng dịch vụ xử lý hàng hoá. Tiếp sau là các cảng ở Malaysia và Thái Lan với mức độ tự động hóa ngày càng tăng. Các cảng ở Indonesia và Việt Nam những năm gần đây cũng được nâng cấp cải thiện. Theo Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN, 19 cảng ở Inđônêxia sẽ được xây dựng để tạo ra chuỗi cung ứng dịch vụ cảng đồng bộ hơn ở ASEAN

    1. Mạng lưới đường bộ và đường sắt
      Một số quốc gia ASEAN là quần đảo, nên vận tải đường biển vốn giữ vị trí cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên đường sắt và đường bộ cũng có vai trò lớn trong lĩnh vực logistics nói chung. Các khoản đầu tư theo kế hoạch hiện tại trong mạng lưới đường sắt của ASEAN lên tới vài trăm tỷ USD, tạo ra lợi ích cho nền kinh tế có nhiều bán đảo nhất. Ước tính mỗi năm khu vưc này sẽ phải đầu tư 60 tỷ đô la Mỹ hệ thống đường thủy, đường điện, đường sắt, đường bộ và các cơ sở hạ tầng khác trong ASEAN để đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

    2. Vận chuyển bằng đường hàng không
      Kế hoạch đầu tư kết hợp của ASEAN là đầu tư cho vận tải hàng không trong khu vực. Hơn nữa, chính sách mở cửa theo hướng bãi bỏ thuế quan và cho phép các hãng hàng không tự do hoạt động trên thị trường ASEAN đang dẫn đến sự tăng trưởng của các hãng hàng không giá rẻ ở khu vực tư nhân, với khoảng 101.000 kỹ thuật viên và 95.000 phi công vào năm 2034.

    VITIC tổng hợp

    #qalogistics #logisticsasean