Skip to content
  • Categories
  • Recent
  • Tags
  • Popular
  • Users
  • Groups
Skins
  • Light
  • Cerulean
  • Cosmo
  • Flatly
  • Journal
  • Litera
  • Lumen
  • Lux
  • Materia
  • Minty
  • Morph
  • Pulse
  • Sandstone
  • Simplex
  • Sketchy
  • Spacelab
  • United
  • Yeti
  • Zephyr
  • Dark
  • Cyborg
  • Darkly
  • Quartz
  • Slate
  • Solar
  • Superhero
  • Vapor

  • Default (No Skin)
  • No Skin
Collapse

DDVT

  1. Cộng đồng logistics và chuỗi cung ứng
  2. Categories
  3. Công nghệ, AI, Blockchain, Machine Learning
  4. Việt Nam lọt top 11 toàn cầu về giao dịch tiền số

Việt Nam lọt top 11 toàn cầu về giao dịch tiền số

Scheduled Pinned Locked Moved Công nghệ, AI, Blockchain, Machine Learning
3 Posts 3 Posters 9 Views
  • Oldest to Newest
  • Newest to Oldest
  • Most Votes
Reply
  • Reply as topic
Log in to reply
This topic has been deleted. Only users with topic management privileges can see it.
  • D Offline
    D Offline
    DFF
    wrote last edited by
    #1

    Việt Nam là một trong những quốc gia có hoạt động tiền mã hóa sôi động nhất thế giới – xếp thứ 11 toàn cầu về giá trị tài sản số nhận được trong giai đoạn từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024, nhưng lại nằm trong nhóm quốc gia chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh, tạo ra khoảng trống lớn về kiểm soát AML/CFT.

    Trong bối cảnh thế giới đang ráo riết thiết lập khung pháp lý để kiểm soát và phát triển thị trường tiền mã hóa, Việt Nam cần bứt tốc hơn nữa trong cuộc đua này.

    Theo báo cáo "The Road to Crypto Regulation" (Tạm dịch: Con đường pháp lý của crypto) do Chainalysis công bố tháng 7/2025, Việt Nam là một trong số ít quốc gia chưa triển khai bất kỳ quy định có hiệu lực nào liên quan đến tài sản số – bao gồm chống rửa tiền, bảo vệ người tiêu dùng hay đảm bảo tính minh bạch thị trường.

    25 thị trường hàng đầu được phân loại theo 3 tiêu chí:

    1️⃣Tính toàn vẹn tài chính (AML/CFT)

    2️⃣Bảo vệ người tiêu dùng

    3️⃣Tính toàn vẹn thị trường

    Việt Nam bị đánh dấu 🔴 cả ba hạng mục, đồng nghĩa với việc chưa có quy định nào đi vào thực thi.

    Trong khi đó, các nước trong khu vực như Indonesia, Hong Kong, hay Singapore đều đã ban hành khung pháp lý khá toàn diện – thậm chí một số nước như Hàn Quốc còn áp dụng các biện pháp bảo hiểm tài sản, giám sát thị trường theo thời gian thực và kiểm soát chặt chẽ các ví lạnh (cold wallet) của sàn giao dịch.

    Theo Chainalysis, Việt Nam chưa áp dụng Khuyến nghị 15 của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) – tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý tài sản ảo và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASPs) nhằm phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT).

    Việt Nam được xếp vào giai đoạn “Phát triển chính sách và lập pháp” – tức là đang hoàn thiện luật nhưng chưa bước sang giai đoạn thực thi, cùng nhóm với Mỹ, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, trên sơ đồ “The Policy Lifecycle” của Chainalysis.

    Đồng nghĩa, các nhà đầu tư trong nước đang đối diện trước rủi ro lừa đảo, thao túng giá, hay mất mát tài sản do vi phạm an ninh mạng.

    Luật mới – kỳ vọng thay đổi cục diện

    Tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi Luật Công nghiệp Công nghệ số được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2025 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026. Lần đầu tiên, luật định nghĩa rõ ràng về tài sản số và trao quyền cho Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn chi tiết.

    Theo đó, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan sẽ:

    ▪️Thiết lập cơ chế cấp phép, quản lý và giám sát hoạt động của VASPs

    ▪️Ban hành chuẩn AML/CFT phù hợp với FATF

    ▪️Chuẩn hóa quy trình KYC, báo cáo giao dịch đáng ngờ, và thực thi Travel Rule

    Việc ban hành khung pháp lý này không chỉ thu hẹp khoảng cách với các chuẩn mực quốc tế, mà còn là bước tiến lớn giúp Việt Nam xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, an toàn, đồng thời tăng cường tính toàn vẹn thị trường.

    Bởi vậy, cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong lĩnh vực tài sản số cần gấp rút chuẩn bị về mặt kỹ thuật và pháp lý.

    Các sàn giao dịch, ví điện tử, nền tảng NFT hay dịch vụ DeFi sẽ phải thích nghi với loạt yêu cầu mới: từ xác minh danh tính người dùng (KYC), kiểm soát dòng tiền (AML), đến báo cáo các giao dịch xuyên biên giới.

    Ở chiều ngược lại, Chính phủ cũng đối mặt thách thức lớn: làm sao để vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong Web3, vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro tài chính, tránh để thị trường bị lợi dụng làm công cụ rửa tiền hoặc lừa đảo.

    Cơ hội trở thành trung tâm Web3 của khu vực đang đến rất gần, Luật Công nghiệp Công nghệ số là điểm khởi đầu quan trọng, nhưng việc triển khai thực thi hiệu quả mới là chìa khóa để bứt phá./.

    1 Reply Last reply
    0
    • TransporterT Offline
      TransporterT Offline
      Transporter
      wrote last edited by
      #2

      Còn tôi thì chưa có 1 đồng tiền số nào trong tay..

      1 Reply Last reply
      0
      • Top XNKT Offline
        Top XNKT Offline
        Top XNK
        wrote last edited by
        #3

        Căn cứ theo Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 hướng dẫn như sau:

        • Khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
        • Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về việc thanh toánkhông dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định: “6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này.”
        • Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về các hành vi bị cấm: “6. Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp”.
          Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.
        1 Reply Last reply
        0
        Reply
        • Reply as topic
        Log in to reply
        • Oldest to Newest
        • Newest to Oldest
        • Most Votes


        • Login

        • Don't have an account? Register

        Powered by NodeBB Contributors
        • First post
          Last post
        0
        • Categories
        • Recent
        • Tags
        • Popular
        • Users
        • Groups