VIỆT NAM – THỊ TRƯỜNG CỬA HÀNG TIỆN LỢI “MÀU MỠ” NHẤT TẠI CHÂU Á



  • Chính thức mở rộng tại Việt Nam ngày 15/6, 7-Eleven đánh dấu cột mốc quan trọng tại thị trường bán lẻ nước ta. Theo số liệu mới được công bố bởi tổ chức nghiên cứu thực phẩm quốc tế IGD, Việt Nam được dự báo sẽ là thị trường tiện lợi phát triển nhanh nhất ở châu Á vào năm 2021.

    Châu Á là thị trường thực phẩm lớn nhất thế giới với tỷ lệ tăng trưởng đến 6,3%, đạt 4,8 nghìn tỷ đô la Mỹ vào trong vòng 4 năm tới: tương đương với châu Âu và Bắc Mỹ kết hợp. Đối với thị trường cho kênh cửa hàng tiện lợi, IGD dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm ở Việt Nam sẽ cao hơn hai lần (37,4%), theo sau là Philippines (24,2%) và Indonesia (15,8%) (chỉ số dựa trên hiệu suất hoạt động của các “ông lớn” cửa hàng tiện lợi hàng đầu trong mỗi thị trường)
    Nick Miles, Giám đốc IGD tại Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nói rằng: “Các thị trường bán lẻ ở ba quốc gia trên đang dần chuyển biến từ thương mại truyền thống sang hiện đại, dưới sự ảnh hưởng của một số yếu tố: nền kinh tế phát triển tích cực; GDP bình quân đầu người tăng trưởng; thị trường mở khuyến khích đầu tư nước ngoài nhiều hơn và thói quen mua sắm thay đổi”
    Ngoài ra, nhờ quá trình đô thị hóa, lượng dân số trẻ và mức thu nhập tăng cao khiến cửa hàng tiện lợi trở thành thị trường tiềm năng nhất trong số tất cả các kênh buôn bán lẻ ở Châu Á.

    Nick Miles cho biết thêm: “Tại Việt Nam, các cửa hàng tiện lợi không những trở thành điểm đến phổ biến cho người tiêu dùng trẻ tuổi để mua sắm, mà còn là địa điểm thư giãn với hệ thống điều hòa, sản phẩm chất lượng cao ngăn nắp cùng khu vực chỗ ngồi tiện nghi, cũng như cung cấp Wi-Fi miễn phí. Bên cạnh, việc cấp giấy phép cho loại kinh doanh này cũng dễ dàng hơn. Chỉ với khu vực có diện tích dưới 500 mét vuông, các nhà bán lẻ có thể mở rộng thị phần của mình. “
    Theo IGD, với đặc điểm tương đồng nhau, Việt Nam, Philippines và Indonesia là 3 “miếng banh ngon” khiến cho các “ông lớn” trong ngành công nghiệp cửa hàng tiện lợi chú ý. Sau đây là những lí do khiến 3 quốc gia sở hữu chỉ số IGD “cao ngất” trong vòng 4 năm sau:
    Mở rộng cửa hàng: Nguyên nhân chủ yếu là sự gia tăng số lượng cửa hàng. Ví dụ: số cửa hàng bán lẻ do 5 nhà bán lẻ hàng đầu của Philipin điều hành đã tăng hơn gấp đôi trong 5 năm qua và các nhà bán lẻ đang dần chuyển trọng tâm của họ từ khu vực thủ đô sang các tỉnh thành khác.
    Nhà bán lẻ địa phương lại có một chỗ đứng vững chắc hơn: Thị trường của cửa hàng tiện lợi tại châu Á thường được các nhà bán lẻ Nhật chiếm lĩnh. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của kẻ không lồ Nhật Bản bị can thiệp do sự hợp tác tại thị trường nội địa. Và điều đáng chú ý nhất chính là sự trỗi dậy của các nhà cung cấp trong nước như VinMart tại Việt Nam và SM Retail ở Philippines.
    Sự xuất hiện của các loại hình siêu thị: Ngoài định dạng cửa hàng tiện lợi hiện đại, Indomaret – Indonesia và Dairy Farm của Wellcome – Philipin đã phát triển mô hình siêu thị thành công, phục vụ tối đa đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Các siêu thị nhỏ này thường có diện tích từ 50 – 300m2 tại các khu dân cư, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, tạp hoá và thức ăn chế biến sẵn

    Nick Miles có ý kiến rằng: “Trên tất cả các thị trường trọng điểm của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, chúng tôi hy vọng các nhà bán lẻ và nhà sản xuất sẽ tăng cường đầu tư vào các chuỗi cửa hàng thuận lợi của mình, tận dụng tối đa những lợi ích từ thị phần “màu mỡ” này. “
    Dự báo tăng trưởng thị trường cho cửa hàng tiện lợi thuận lợi của châu Á theo quốc gia 2017-2021
    Việt Nam – 37,4%
    Philipines – 24,2%
    Indonesia – 15,8%
    Malaysia – 10,5%
    Ấn Độ – 10,3%
    Hàn Quốc – 8,4%
    Trung Quốc – 7,1%
    Thái Lan – 6,6%
    Nhật Bản – 5,5%

    Theo igd.com