RESERSE SUPPLY CHAIN: BÍ QUYẾT THỰC TIỄN CHO QUY TRÌNH THU HỒI SẢN PHẨM



  • Dù công ty bạn có quy mô lớn và có cả chuỗi cung ứng rộng khắp trên toàn cầu như Samsung thì việc thu hồi sản phẩm Note7 vào cuối năm 2016 vừa qua với số tiền 360,8 tỷ đồng (chỉ tính ở thị trường Việt Nam) hay sản phẩm Samurai của Coca-cola vào tháng 7 năm 2016 vừa qua đã cho thấy rằng: Việc thu hồi sản phẩm trong Chuỗi cung ứng luôn là một thách thức lớn.

    ———————————————

    Nhu cầu tiêu dùng luôn luôn biến động cùng tình trạng số lượng các công ty mới gia nhập ngày càng tăng đòi hỏi bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải vạch ra một kế hoạch để tồn tại. Thông thường, các doanh nghiệp đều có số tồn kho hàng hóa nhất định để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Nhưng chẳng hạn, nếu sản phẩm bị thu hồi hay tiêu hủy doanh nghiệp sẽ phải đối phó với tổn thất đó ra sao?

    Dưới đây là một số đề xuất hữu ích từ trang Cerasis.com sẽ giúp bạn rút ngắn quá trình xử lý hàng hoá cũng như nâng cao giá trị chuỗi cung ứng của mình để phòng ngừa những rủi ro phát sinh trong trong tình huống trên.

    Thế nào là một chuỗi cung ứng ngược hiệu quả?

    Vì giai đoạn sản xuất sản phẩm chỉ chiếm một công đoạn nhỏ nên phần lớn doanh nghiệp có xu hướng đầu tư nhiều thời gian xây dựng một phương pháp vận hành chuỗi cung ứng một cách hiệu quả nhất. Tuy lợi ích mang lại từ việc tích hợp công nghệ mới vào sản phẩm được công nhận rộng rãi, song, số lượng các loại sản phẩm không áp dụng công nghệ vẫn sẽ tồn đọng hoặc trở thành hàng tồn kho…., lúc này, doanh nghiệp không những tốn chi phí lưu kho mà còn gây thất thoát về tài chính. Thông thường, doanh nghiệp đã có một danh sách dài các vấn đề đang chờ để giải quyết, song, áp lực đè nặng hơn lên cho họ khi hàng hóa dư thừa có khả năng mang lại rủi ro cao. Tuy nhiên, nếu áp dụng công nghệ, những vấn đề tưởng chừng sẽ gây thiệt hại có thể chuyển thành nguồn thu cho doanh nghiệp.

    Các quy trình xử lý hay thậm chí vận đơn (Bill of Lading) đều nên được tạo bởi ứng dụng công nghệ
    Triển khai hoạt động gom hàng nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng: thực hiện gom hàng từ nhiều đơn đổi trả vào cùng một lô hàng sẽ giúp giảm chi phí và rút ngắn thời gian xử lý các yêu cầu của khách hàng
    Kiểm soát chặt chẽ hơn: Tất cả tài liệu đều phải được lưu trữ và cho phép truy cập vào mọi lúc, giúp bạn tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng
    Kiểm soát thành công của bạn

    KPIHãy quan sát thật kĩ từ trước. Thành công không đến một cách dễ dàng nếu quản lý doanh nghiệp mà không thiết lập giải pháp chuỗi cung ứng ngược từ trước. Một quy trình làm việc hiệu quả là yếu tố cốt lõi khi quản lý hoạt động của mộtchuỗi cung ứng ngược, vì việc theo dõi các Chỉ số Hiệu suất (hay KPI) chỉ đơn thuần giúp công ty dự đoán doanh thu của mình trong tương lai.

    Với những mô tả hợp lí về sản phẩm cùng hệ thống quản lý đẳng cấp thế giới, nhân viên của bạn sẽ dễ dàng theo dõi và giám sát lượng sản phẩm dư thừa. Sử dụng dữ liệu từ KPI cũng như mọi kế hoạch được bố trí từ trước giúp hệ thống chuỗi cung ứng ngược vận hành một cách tối ưu. Bằng cách này, việc bán sản phẩm cũ không còn là rủi ro mỗi khi tiến hành tiếp thị sản phẩm mới, vì tiếp thị sản phẩm dư thừa trực tuyến có nguy cơ khiến doanh nghiệp thua lỗ cao dù đã áp dụng đầy đủ các thực tiễn trong kinh doanh. Tất nhiên, nếu chỉ dựa vào phương pháp xử lý hàng hóa lỗi thời với kỹ thuật tiếp thị không mang hướng đột phá , lợi nhuận sẽ chịu hảnh hưởng đáng kể. Một mẹo tuyệt vời để giải quyết lượng hàng trực tuyến dư thừa chính là phối hợp cùng một nhà cung cấp và tạo điểm tương tác khi khách hàng có nhu cầu mua loại hàng này.

    4 Lợi ích cốt lõi của quy trình chuỗi cung ứng ngược

    Cải thiện tình trạng của mặt hàng đổi trả: Chuỗi cung ứng ngược cho phép người dùng tính toán được lượng hàng hóa sẽ được tiêu thụ hoàn toàn hay chỉ một phần. Từ đó, một phần chi phí trong quy trình sản xuất được tiết kiệm được nhờ biết trước thông tin loại sản phẩm nào được tiêu thụ hay loại nào được tái sử dụng trong tương lai.
    Xác định lượng sản phẩm dư thừa và không hiệu quả: Vì quy trình Logistics ngược là một phần của vòng đời sản phẩm, là khu vực trung gian diễn ra quá trình sửa chữa hoặc hoàn thiện những cho mặt hàng vẫn còn giá trị sử dụng được cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc cho người tiêu dùng mới với một chi phí hoàn toàn hợp lý.
    Biết được tình trạng tiêu dùng của khách hàng: Không phải mọi sản phẩm đều có nhu cầu được thay thế và người tiêu dùng thường thắc mắc khoảng thời gian phục hồi sản phẩm của mình. Triển khai các giải pháp mang tính minh bạch giúp bạn tương tác với khách hàng một cách tận tình và chu đáo.
    Xử lý tốt quá trình đổi trả các nguyên liệu: Liệu sản phẩm có được bán dưới dạng nguyên liệu thô hay trong giai đoạn cuối cùng của khâu tái chế? Doanh nghiệp cần hợp tác cùng những nhà cung cấp nội bộ hoặc các 3PLs để khâu thu gom sản phẩm hỏng và khâu tiêu hủy sản phẩm theo cách bền vững và tiết kiệm nhất.

    Xây dựng giá trị tài chính

    Để xây dựng thành công một giá trị tài chính, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước những đánh giá và kiểm tra theo đúng quy chuẩn. Với hệ thống quản lý lượng hàng thừa, công ty có nhiều cơ hội tập trung phát triển các mặt hàng mới và hiện taị hơn, vì lúc này, những sản phẩm mùa trước đã được hệ thống quản lý và tiếp tục bày bán trên thị trường. Hơn nữa, sự kết hợp của hệ thống này và Big data trong quy trình tối đa hóa giá trị sản phẩm thông qua lượng thông tin lớn và chi tiết về lĩnh vực hoạt động của bạn, đã giúp việc chuyển đi lượng hàng tồn một cách dễ dàng. Ngoài ra, cộng tác với nhà thầu phụ chuyên kinh doanh lượng hàng hóa dư thừa khiến việc kinh doanh loại hàng hóa này trở nên thuận lợi hơn nhờ lượng dữ liệu và thông tin lấy từ các đối tác. Qua đó, bạn sẽ tự tìm cho mình một cái nhìn sâu sắc hơn khi cho ra đời một sản phẩm mới hoặc làm thế nào để khiến sản phẩm lỗi thời trở nên phổ biến một lần nữa. Việc đề ra các ý tưởng từ trước là tiền đề để đặt ra những mục tiêu có thể đạt được của doanh nghiệp trong suốt quá trình tiếp thị một sản phẩm bất kì… Đây chính là chất xúc tác thành công cho một doanh nghiệp áp dụng quy trình thu hồi sản phẩm.

    Một ảnh hưởng lớn từ công nghệ trong quá trình đẩy đi lượng hàng tồn kho chính là thị trường trực tuyến- nơi cho phép chúng ta tiếp cận mọi thị trường trên khắp thế giới. Một thị trường trực tuyến được thiết lập có khả năng tiếp cận với số lượng khá lớn khách hàng. tất nhiên, doanh nghiệp sẽ đạt được mức giá trị tối đa nhất từ sản phẩm một khi đã đưa lượng hàng tồn kho vào thị trường này, dù trong quá khứ thực tiễn này lại gây thiệt hại nghiêm trọng. Với lượt giao dịch được ghi nhận sau mỗi lần hoạt động, doanh nghiệp có thể dự đoán được liệu mình sẽ đạt kết quả khả quan hơn trong tương lai khi kinh doanh hàng hóa dư thừa hay không.

    Với những tiến bộ trong công nghệ và kế hoạch marketing cho loại hàng hóa dư thừa được đề cập, thành công sẽ chẳng là thách thức nếu bạn bắt tay xây dựng một chiến lược cho hoạt động chuỗi cung cấp ngược cho doanh nghiệp . Và khi triển khai kế hoạch marketing cho một sản phẩm bất kì trong tương lai, đừng quên rằng, mọi thứ chỉ trở nên ý nghĩa hơn khi và chỉ khi bạn vận dụng những tiến bộ công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình.dụng những tiến bộ công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình.

    Tổng kết

    Áp dụng công nghệ vào Chuỗi cung ứng ngược, những vấn đề tưởng chừng sẽ gây thiệt hại có thể chuyển thành nguồn thu cho doanh nghiệp.
    Thiết lập KPI không chỉ để đánh giá sản phẩm cũ mà còn tiến hành vào cả sản phẩm mới.
    4 Lợi ích cốt lõi của quy trình chuỗi cung ứng ngược
    Xây dựng những đánh giá và kiểm tra theo đúng quy chuẩn để tạo lập giá trị tài chính cho công ty.