Phân biệt "thuế suất thông thường", "thuế suất ưu đãi" và "thuế suất ưu đãi đặc biệt"



  • Khi hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà thuộc những mặt hàng phải chịu thuế thì sẽ bị áp 1 trong 3 mức thuế suất. Và trong biểu thuế xuất nhập khẩu các bạn cũng sẽ thấy 3 loại thuế suất này:

    Thuế suất thông thường;
    Thuế suất ưu đãi;
    Thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt.
    Ba mức thuế suất này sẽ có chỉ số khác nhau, Đa phần số tiền thuế phải nộp cho hàng chịu thuế với mức thuế suất thông thường > thuế suất ưu đãi > thuế ưu đãi đặc biệt (Có một số mặt hàng mức thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt còn cao hơn thuế suất ưu đãi). Mức thuế suất càng cao thì càng phải đóng thuế nhiều.
    Vậy khi nào thì được áp mức thuế suất mà làm cho số tiền thuế phải nộp sẽ ít đi? Cần phân biệt 3 loại thuế suất này như sau:

    Mức thuế suất thông thường: dành cho việc nhập khẩu từ các nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam - MFN: Cái này bạn không cần tìm các quốc gia đó (vì đa phần toàn tên lạ thôi), các bạn chỉ cần loại trừ từ các quốc gia được hưởng mức thuế suất ưu đãi bên dưới là được.
    Mức thuế suất ưu đãi: Dành cho nhập khẩu từ nước có MFN với Việt Nam, Hiện nay đã có gần 180 nước có MFN với Việt Nam nên đa số hàng nhập về đều được hưởng mức thuế suất này (Bạn có thể tra cứu danh sách các nước có MFN ở công văn: 8678/TCHQ-TXNK ngày 09/09/2016)
    Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt: Dành cho việc nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với nhau. Ví dụ như: ACFTA, ATIGA, AKFTA, AJCEP, VJEPA.... Vì thế sẽ có những nước vừa được hưởng mức thuế suất ưu đãi vừa được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu có C/O phù hợp: như Form E, Form D, Form AK, AJ.... việc chon lựa mức áp dụng nào thì đa phần là tùy doanh nghiệp.
    Tùy vào hoàn cảnh thực tế lô hàng mà chọn mức thuế suất cho phù hợp


Hãy đăng nhập để trả lời