Skip to content
  • Categories
  • Recent
  • Tags
  • Popular
  • Users
  • Groups
Skins
  • Light
  • Cerulean
  • Cosmo
  • Flatly
  • Journal
  • Litera
  • Lumen
  • Lux
  • Materia
  • Minty
  • Morph
  • Pulse
  • Sandstone
  • Simplex
  • Sketchy
  • Spacelab
  • United
  • Yeti
  • Zephyr
  • Dark
  • Cyborg
  • Darkly
  • Quartz
  • Slate
  • Solar
  • Superhero
  • Vapor

  • Default (No Skin)
  • No Skin
Collapse

DDVT

VHL logisticsV

VHL logistics

@VHL logistics
About
Posts
15
Topics
15
Shares
0
Groups
0
Followers
0
Following
0

Posts

Recent Best Controversial

  • Transfix ứng dụng AI định giá dịch vụ vận tải
    VHL logisticsV VHL logistics

    MỹTransfix ứng dụng AI tự động hóa quy trình định giá, đấu thầu và đặt dịch vụ vận tải, giúp nhà môi giới tiết kiệm thời gian, giảm sai sót và tăng hiệu quả vận hành.

    Transfix, nền tảng công nghệ logistics hàng đầu tại Mỹ, vừa ra mắt hai tính năng mới là Smart Uploads và Routing Guide, tích hợp trực tiếp trong hệ thống Transfix Solutions Console. Các công cụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) này được thiết kế nhằm loại bỏ các điểm nghẽn thủ công trong quy trình quản lý RFP và đặt dịch vụ vận chuyển, từ đó giúp các nhà môi giới vận tải định giá thông minh hơn, phản hồi nhanh hơn và thực hiện đơn hàng hiệu quả hơn trong bối cảnh thị trường đầy biến động.

    Trong đó, RFP (Request for Proposal - Yêu cầu chào giá), là tài liệu do các chủ hàng gửi đến để mời các nhà vận chuyển hoặc môi giới logistics báo giá cho một lô hàng hoặc chuỗi dịch vụ vận tải cụ thể. Quản lý RFP là một phần quan trọng nhưng thường tốn nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót trong quy trình mua dịch vụ vận chuyển.
    82274d6c-52c9-4d69-8dfa-aefb9e1c20c9-image.png

    Các công cụ AI giúp loại bỏ tính thủ công, tối ưu quản lý RFP, định giá thông minh, phản hồi nhanh và thực hiện đơn hàng hiệu quả trong thị trường vận tải biến động. Ảnh: Arshadul AdobeStock

    Ông Jonathan Salama, CEO kiêm đồng sáng lập Transfix, cho biết các nhà môi giới vận tải từ lâu đã phải xử lý hàng loạt định dạng RFP không thống nhất từ một phía và hệ thống đối tác vận chuyển phân mảnh từ phía còn lại. "Với Smart Uploads và Routing Guide, chúng tôi đang hiện đại hóa toàn bộ chu trình định giá và mua dịch vụ, từ lúc tiếp nhận đến khi thực thi, bằng cách kết hợp tự động hóa với dữ liệu thông minh. Đây là bước tiến lớn để xây dựng hệ thống quản lý báo giá đầu tiên trong ngành logistics", ông nói.

    Điểm nổi bật của tính năng Smart Uploads là tự động chuyển đổi các file RFP từ phía chủ hàng, thường ở dạng bảng tính với định dạng không cố định, thành dữ liệu cấu trúc rõ ràng. AI sẽ nhận diện các trường thông tin quan trọng, cảnh báo các điểm chưa rõ ràng, đồng thời vẫn giữ nguyên tệp gốc để đảm bảo tính truy xuất. Nhờ đó, các nhà môi giới tiết kiệm được hàng giờ đồng hồ xử lý file thủ công và giảm thiểu đáng kể sai sót. Smart Uploads còn hỗ trợ lập bản đồ AI tức thì, hiển thị lỗi rõ ràng, tăng tốc độ phản hồi và cải thiện độ chính xác.

    Tính năng Routing Guide lại giúp các nhà môi giới tận dụng dữ liệu định giá để gán đơn hàng cho các đối tác vận chuyển chất lượng cao một cách ổn định. Dựa trên dữ liệu lịch sử, công cụ này hỗ trợ xây dựng mạng lưới đối tác tin cậy, tự động hóa các chuyến hàng định kỳ và giảm thiểu rủi ro gian lận. Đồng thời, người dùng có thể thiết lập biên lợi nhuận và ưu tiên giá theo từng ngày hoặc từng tuyến vận chuyển. Lợi ích nổi bật của Routing Guide bao gồm: củng cố quan hệ hợp tác, tăng tốc độ thực thi đơn hàng, giảm rủi ro gian lận và cải thiện các chỉ số hiệu quả hoạt động (KPIs).

    Ngoài ra, trong tương lai, Transfix dự kiến ra mắt tính năng Smart Downloads cho phép xuất kết quả báo giá theo đúng định dạng ban đầu của chủ hàng, hoàn thiện quy trình khép kín của RFP một cách liền mạch.

    Công nghệ, AI, Blockchain, Machine Learning

  • Hải Phòng đang trở thành trung tâm logistics trọng điểm cả nước
    VHL logisticsV VHL logistics

    Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định vai trò chiến lược của TP Hải Phòng khi đang trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp và logistics trọng điểm của cả nước.

    Quan điểm này được Chủ tịch nước Lương Cường nêu khi phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Hải Phòng 2025, trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị ABAC 3, ngày 15/7.

    Chủ tịch nước đánh giá cao tinh thần chủ động hội nhập, cam kết cải thiện môi trường đầu tư của thành phố. "Hải Phòng đang trỗi dậy như một trung tâm kinh tế, công nghiệp và logistics trọng điểm của phía bắc và cả nước", ông đánh giá.

    Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 786 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 20 quốc gia thương mại lớn nhất toàn cầu. Trong đó, Hải Phòng là cửa ngõ xuất khẩu lớn nhất miền Bắc, đóng vai trò then chốt trong mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Trong bối cảnh địa chính trị và công nghệ biến động, Chủ tịch nước nhấn mạnh khả năng thích ứng và kiến tạo là yếu tố sống còn, và Hải Phòng là nơi hội tụ các yếu tố này với hệ sinh thái cảng biển, công nghiệp và đô thị thông minh. Ông cho rằng những dự án này giúp nâng cao năng lực thông quan, tạo ra hàng chục nghìn việc làm, và khẳng định vai trò của thành phố như một cực tăng trưởng chiến lược.

    Theo ông, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết cho phép thí điểm khu thương mại tự do đầu tiên tại miền Bắc là "đường băng thể chế" để Hải Phòng bứt phá trở thành trung tâm kinh tế năng động, sáng tạo hàng đầu khu vực. Ông kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở trao đổi cơ hội đầu tư, mà cùng "kiến tạo giá trị, lan tỏa tri thức, hướng tới một châu Á – Thái Bình Dương cởi mở, bao trùm và kiên cường".

    837d231d-bd56-4eea-9384-fefa99fce2ec-image.png
    Cụm cảng nước sâu Lạch Huyện ở đặc khu Cát Hải, TP Hải Phòng. Ảnh: Lê Tân

    Tại hội nghị, TP Hải Phòng trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, biên bản ghi nhớ hợp tác với tổng số vốn hơn 15,5 tỷ USD. Trong đó có dự án hạ tầng công nghiệp ở Tân Trào, Ngũ Phúc, Thủy Nguyên, Trấn Dương - Hòa Bình và cụm dự án cảng Lạch Huyện (bến số 9 đến 12), cùng dự án FDI công nghệ cao và tăng trưởng xanh.

    Tuần lễ Hội nghị ABAC 3 năm nay quy tụ hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp và tập đoàn lớn đến từ 21 nền kinh tế APEC. Nhiều đoàn doanh nghiệp quốc tế đã khảo sát thực tế tại các khu công nghiệp và cảng biển của Hải Phòng.

    Đại diện các nhà đầu tư như Tập đoàn Trakmotive (Mỹ), hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc, châu Âu... đều bày tỏ mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu tư tại Hải Phòng. Lãnh đạo thành phố cho biết sẽ xây dựng chính quyền kiến tạo, lấy sự thuận tiện và hài lòng của doanh nghiệp làm thước đo, nhằm tạo mọi điều kiện kinh doanh, môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư.

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • Ba cải tiến ứng dụng AI giao hàng nhanh của Amazon
    VHL logisticsV VHL logistics

    Ba cải tiến AI mới của Amazon mới hứa hẹn mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng, nhân viên và đối tác giao hàng.

    Ba cải tiến bao gồm công nghệ bản đồ thế hệ mới mang tên Wellspring, mô hình dự báo nhu cầu sử dụng AI và các năng lực AI chủ động (agentic AI) dành cho hệ thống robot. Đây là minh chứng cho nỗ lực đầu tư liên tục của đơn vị vào các ứng dụng AI tiên tiến nhằm giải quyết những thách thức thực tế trong chuỗi cung ứng và logistics. Dù vận hành phía sau hậu trường, các công nghệ này sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho người dùng như: xác định vị trí giao hàng chính xác hơn, rút ngắn thời gian giao hàng và đảm bảo sản phẩm luôn sẵn có đúng lúc khách hàng cần.

    4f9a7a49-b278-4886-bb4d-4cc5f7825404-image.png
    Bản đồ công nghệ Wellspring giúp tài xế dễ dàng tìm chính xác địa điểm giao hàng. Ảnh: Amazon

    Wellspring - bản đồ thế hệ mới ứng dụng AI

    Wellspring là sáng kiến nâng cao độ chính xác trong giao hàng, sử dụng AI tạo sinh (generative AI) để tổng hợp dữ liệu từ hàng chục nguồn khác nhau. Trong đó gồm ảnh vệ tinh, mạng lưới đường xá, sơ đồ tòa nhà, hướng dẫn từ khách hàng, dữ liệu từ các lần giao trước và hình ảnh đường phố, nhằm xây dựng hệ thống định vị toàn diện cho hàng triệu địa điểm giao hàng.

    Công nghệ này đặc biệt hữu ích tại các khu vực có địa hình phức tạp như: chung cư nhiều tòa nhà hoặc khu dân cư mới chưa được cập nhật trên các ứng dụng bản đồ thông thường. Nhờ Wellspring, tài xế có thể dễ dàng xác định số căn hộ tương ứng với từng tòa nhà, điểm đỗ xe thuận tiện và vị trí phòng nhận hàng chung, từ đó tăng độ chính xác và tốc độ giao hàng.

    Trong đợt thử nghiệm tại Mỹ từ tháng 10/2024, hệ thống đã lập bản đồ cho hơn 2,8 triệu địa chỉ căn hộ thuộc 14.000 khu phức hợp, đồng thời xác định được điểm đỗ xe tối ưu tại 4 triệu địa chỉ. Các thông tin như vị trí cửa ra vào và phòng nhận thư được xác định thông qua phân tích ảnh xác nhận giao hàng và dữ liệu vị trí. Kết quả này từng mất nhiều năm mới có thể đạt được trước khi có Wellspring.

    3134e513-a452-43fd-8f36-794096908871-image.png
    Bản đồ Wellspring: Hình bên trái là Ttt cả các địa điểm giao hàng, dựa trên lịch sử giao hàng và tọa độ địa lý. Hình bên phải là công nghệ hỗ trợ AI xác định chính xác lối vào, chỗ đậu xe và từng đơn vị riêng lẻ trong một khu chung cư và hiển thị các địa điểm giao hàng chung.
    Bản đồ Wellspring cho biết cả các địa điểm giao hàng, dựa trên lịch sử giao hàng và tọa độ địa lý )bên trái) và công nghệ hỗ trợ AI xác định chính xác lối vào, chỗ đậu xe và từng đơn vị riêng lẻ trong một khu chung cư và hiển thị các địa điểm giao hàng chung (bên phải).

    Mô hình dự báo nhu cầu hỗ trợ bởi AI

    Amazon hiện triển khai một mô hình dự báo mới sử dụng AI nhằm dự đoán chính xác khách hàng sẽ muốn mua gì, ở đâu và vào thời điểm nào, áp dụng cho hàng trăm triệu sản phẩm mỗi ngày.

    Khác với hệ thống cũ vốn chủ yếu dựa vào dữ liệu bán hàng quá khứ, mô hình mới tích hợp thêm dữ liệu theo thời gian thực như: điều kiện thời tiết và lịch nghỉ lễ. Nhờ đó, Amazon có thể bố trí hàng hóa phù hợp đúng nơi, đúng lúc. Ví dụ như kính trượt tuyết ở Colorado mùa đông hay kem chống nắng ở Massachusetts vào mùa hè.

    Mô hình này đã giúp cải thiện 10% độ chính xác dự báo trên toàn quốc cho các sự kiện giảm giá và nâng 20% độ chính xác ở cấp vùng đối với hàng triệu sản phẩm phổ biến. Điều này không chỉ nâng cao hiệu suất vận hành mà còn góp phần giảm thiểu lượng khí thải carbon.

    Các trung tâm vận hành của Amazon tại Mỹ, Canada, Mexico và Brazil hiện triển khai công nghệ này với kế hoạch mở rộng ra các khu vực khác trong thời gian tới.

    cafd371f-2227-45f7-a2b4-fd981204bbb8-image.png
    Proteus, robot di động tự động của Amazon. Ảnh: Amazon

    Agentic AI - bước tiến mới trong tự động hóa robot

    Một nhóm nghiên cứu mới về Agentic AI thuộc Amazon Robotics đang phát triển khung AI tiên tiến, giúp robot trong trung tâm hoàn thiện khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ tự nhiên, suy luận và hành động độc lập. Việc phát triển năng lực Agentic AI hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích như: đảm bảo an toàn hơn cho nhân viên tuyến đầu, tăng tốc độ giao hàng và nâng cao hiệu quả vận hành khi một robot có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau.

    Đây chỉ là một phần trong hàng loạt sáng kiến Amazon đang triển khai nhằm ứng dụng AI vào mọi khía cạnh hoạt động, tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, nhân viên và đối tác trong kỷ nguyên AI đầy chuyển động.

    Hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, kho hàng

  • NT Logistics tối ưu hóa chuỗi cung ứng ngành thực phẩm và đồ uống
    VHL logisticsV VHL logistics

    Mỹ NT Logistics tối ưu hóa chi phí, đảm bảo độ tươi sản phẩm cho doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống bằng giải pháp vận hành riêng, phân tích dữ liệu và công nghệ.

    NT Logistics, nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) có trụ sở tại Texas (Mỹ), đang giúp các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống tầm trung đơn giản hóa quy trình vận chuyển thông qua mô hình vận chuyển tập trung, kết hợp giữa thực thi, phân tích dữ liệu và chiến lược để mang lại hiệu quả vận hành và tối ưu chi phí.

    Trong khi nhiều đơn vị 3PL khác chỉ tập trung vào việc vận chuyển hàng hóa, NT Logistics dành hơn hai thập kỷ để phát triển một chiến lược toàn diện - kết hợp giữa quản lý logistics hằng ngày với hỗ trợ tư vấn, mô hình hóa chi phí phục vụ và phân tích dữ liệu chuyên sâu. Chiến lược này được thúc đẩy bởi NTelligence - nền tảng công nghệ độc quyền của NT, cung cấp bảng điều khiển thời gian thực, được cá nhân hóa theo các chỉ số KPI cụ thể của từng khách hàng.

    "Chúng tôi mang đến sự minh bạch toàn diện trong chi phí và hiệu suất logistics", ông Lynn Gravley, Chủ tịch kiêm CEO của NT Logistics, nhấn mạnh trong thông cáo báo chí. "Điều đó đồng nghĩa khách hàng có thể ra quyết định nhanh chóng và thông minh hơn với cái nhìn rõ ràng về những yếu tố đang làm phát sinh chi phí và cách để giảm thiểu chúng".

    bba9b3c1-2ab8-4fe4-864c-38c33b2392bb-image.png
    Xe tải chuyên dụng của NT Logistics đảm bảo chuỗi cung ứng lạnh hiệu quả và linh hoạt dành cho ngành thực phẩm - đồ uống. Ảnh: Fleet Owner

    Hiệu quả được đo bằng con số

    Cách tiếp cận của NT mang lại những kết quả cụ thể và bền vững trong ngành thực phẩm và đồ uống. Trong một dự án tái cấu trúc mạng lưới gần đây, NT đã giúp một khách hàng giảm 29,6% số chuyến giao hàng; tăng 14,1% trọng lượng mỗi pallet; giảm 11,0% quãng đường vận chuyển; tăng 42% trọng lượng mỗi điểm dừng. Những cải thiện này đạt được thông qua việc phân tích hành vi đặt hàng, xây dựng lại mạng lưới vận chuyển từ đầu và điều chỉnh tần suất giao hàng nhằm vừa giảm chi phí, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ.

    Dữ liệu chi tiết qua nền tảng NTelligence

    Nền tảng NTelligence cho phép các thương hiệu theo dõi chi phí đến từng phần trăm xu tại cấp độ khách hàng, đơn hàng và từng đơn mua hàng (PO). Với mức độ chi tiết này, khách hàng có thể đưa ra các quyết định sáng suốt liên quan đến các khoản phụ phí, mật độ tuyến đường và tối ưu hóa pallet. Nền tảng cũng giám sát hiệu suất giao hàng, giúp doanh nghiệp cân đối giữa chi phí và độ tin cậy của dịch vụ.

    Cách tiếp cận của NT - kết hợp giữa vận chuyển nhiều điểm dừng, xử lý sự cố theo thời gian thực và trách nhiệm dựa trên KPI - được thiết kế riêng cho đặc thù của ngành thực phẩm và đồ uống, nơi độ tươi và thời hạn sử dụng là yếu tố sống còn. Bằng cách rút ngắn thời gian vận chuyển và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, NT góp phần giảm thiểu độ trễ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

    Hợp tác vì tăng trưởng và hiệu quả

    Thay vì sử dụng giải pháp "một cho tất cả", NT tùy chỉnh mô hình vận hành theo những thách thức cụ thể của các thương hiệu thực phẩm và đồ uống đang trên đà phát triển. Chiến lược bao gồm tối ưu hóa cả đầu vào và đầu ra, lập kế hoạch cho các lô hàng toàn tải (TL) và tải một phần (LTL), cùng báo cáo lợi nhuận theo khách hàng, tuyến đường và loại sản phẩm.

    Trong một dự án hợp tác, NT đã hỗ trợ một thương hiệu thực phẩm đông lạnh tự quản lý logistics đầu vào, từ đó giảm chi phí nguyên liệu thô và tiết kiệm hàng trăm nghìn USD mà không làm gián đoạn hoạt động.

    "Mục tiêu của chúng tôi không phải là gia tăng số lượng chuyến hàng mà là xây dựng một mạng lưới vận chuyển thông minh hơn", ông Gravley khẳng định. "Chúng tôi sẵn sàng giảm doanh thu của mình để cắt giảm chi phí cho khách hàng bởi thành công lâu dài của họ mới là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi".

    NT Logistics là công ty cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) có trụ sở tại Texas (Mỹ) với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp này chuyên phục vụ các thương hiệu thực phẩm và đồ uống tầm trung thông qua mô hình vận chuyển tập trung, kết hợp giữa công nghệ, phân tích dữ liệu và tư vấn chiến lược. NT không chỉ đảm nhận vai trò vận hành mà còn đồng hành cùng khách hàng trong việc tối ưu hóa mạng lưới, kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu suất giao hàng. Nền tảng công nghệ NTelligence do công ty phát triển là yếu tố cốt lõi giúp hiện thực hóa các mục tiêu này.

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • Các hãng giao hàng Thái Lan chuyển hướng sang thị trường mới
    VHL logisticsV VHL logistics

    Thái Lan Một số doanh nghiệp giao hàng nhanh đang tìm kiếm khách hàng cao cấp và đầu tư công nghệ thay vì phụ thuộc vào thương mại điện tử.

    Trước áp lực cạnh tranh về giá trong lĩnh vực giao hàng, các doanh nghiệp chuyển hướng sang cung cấp dịch vụ cao cấp, có giá trị gia tăng như vận chuyển trái cây tươi, thú cưng và thiết bị y tế. Đồng thời, các đơn vị cũng đẩy mạnh đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống tự động hóa để cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả vận hành.

    Cơ quan quản lý Thái Lan cũng đang xây dựng các quy định mới để giám sát ngành bưu chính và thương mại điện tử với mục tiêu đảm bảo lợi ích lớn hơn cho người tiêu dùng. Ước tính, thị trường giao hàng nhanh tại Thái Lan có giá trị khoảng 117 tỷ Baht trong năm 2024, dựa trên doanh thu của 6 doanh nghiệp lớn.

    Cuộc đua trái cây

    Theo ông Stephen Bao, Giám đốc vận hành KEX, KEX Express - công ty giao nhận bưu kiện hàng đầu tại Thái Lan, đã được Tập đoàn S.F. Holding (Trung Quốc) mua lại, giúp doanh nghiệp này tích hợp công nghệ tiên tiến và mở rộng hoạt động, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Đông Nam Á.

    Tuy nhiên, từ tháng 11/2024, KEX đã chấm dứt toàn bộ hợp đồng giao hàng với Lazada và Shopee, trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử này cắt giảm phí giao hàng chỉ còn 12 - 14 Baht mỗi đơn, so với mức 18 - 19 Baht trước đó.

    Ông Bao cho biết, SF đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xuất khẩu nông sản Thái Lan, đặc biệt là sang Trung Quốc, thông qua việc tối ưu chuỗi logistics từ nông trại đến người tiêu dùng, giúp nông dân gia tăng lợi nhuận. "Trong tương lai, SF sẽ tận dụng dữ liệu lớn và AI để tối ưu hóa mạng lưới giao hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng", ông nói.

    0a24324c-57d6-4224-ae97-cfe91322be0a-image.png
    Trái cây tươi, vật nuôi và hậu cần y tế là những thị trường ngách mới cho các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng của Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post

    Từ tháng một năm nay, KEX áp dụng chính sách giá mới cho dịch vụ giao hàng, tính phí dựa trên trọng lượng và kích thước thực tế của bưu kiện. Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển trái cây và cây trồng ngày càng tăng, KEX cho phép khách gửi hàng bằng giỏ nhựa có nắp, trọng lượng tối đa 30 kg. Dịch vụ này hướng đến chủ vườn, cửa hàng trái cây và người tiêu dùng, với mức giá từ 40 Baht cho 3 kg trái cây.

    Trong khi đó, Flash Express - công ty logistics và giao hàng thương mại điện tử nổi tiếng tại Thái Lan cũng cung cấp dịch vụ giao trái cây, hỗ trợ lấy hàng tận nơi, không yêu cầu số lượng tối thiểu. Cước phí khởi điểm là 50 Baht cho 2 kg đầu tiên, có thể đặt lịch qua ứng dụng Flash hoặc mang đến các điểm gửi hàng. Flash Express đã trở lại có lãi vào năm 2024, đạt lợi nhuận 940 triệu Baht sau hai năm thua lỗ, nhờ đầu tư vào hạ tầng và hệ thống công nghệ đáp ứng nhu cầu khách hàng.

    Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa

    SPX Express (Thái Lan) tiếp tục củng cố năng lực giao hàng bằng cách ứng dụng AI và tự động hóa vào các khâu dự đoán nhu cầu, lập kế hoạch tuyến đường và phân loại hàng hóa nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ ổn định và linh hoạt hơn trong các giai đoạn cao điểm.

    "Chúng tôi tập trung vào việc cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng, tin cậy trên toàn Thái Lan, mang lại sự tiện lợi và đáng tin cậy cho khách hàng", doanh nghiệp cho biết.

    Ông Kiattichai Pitpreecha, CEO DHL eCommerce khu vực Đông Nam Á, khẳng định công nghệ là khoản đầu tư lớn nhất của DHL những năm gần đây. "Khoản đầu tư này không chỉ nhằm hiện đại hóa mà còn bổ sung các tính năng nâng cao trải nghiệm khách hàng, nâng hiệu quả vận hành và tăng lợi thế cạnh tranh", ông nói.

    Cổng thông tin khách hàng của DHL hiện cung cấp bảng điều khiển đầy đủ về các lô hàng, hiệu suất và xu hướng. Ngoài việc ứng dụng AI cho các quy trình nội bộ, công nghệ còn giúp DHL tăng tốc các khâu giao hàng cuối cùng, giảm lỗi do con người gây ra.

    Về phía doanh nghiệp nhà nước, Thailand Post đầu tư một tỷ Baht trong năm 2025 để lắp đặt hệ thống tự động tại 19 trung tâm phân phối trên toàn quốc.

    Mở lối đi riêng

    Ông Dhanant Subhadrabandhu, Chủ tịch Thailand Post, cho biết đơn vị điều chỉnh chiến lược, hướng đến các dịch vụ logistics chuyên biệt nhằm giảm rủi ro từ việc sụt giảm đơn hàng thương mại điện tử - một thị trường đang tăng trưởng chậm lại và ngày càng bị các đơn vị giao hàng giá rẻ chiếm lĩnh, theo

    Nhằm giảm phụ thuộc vào thương mại điện tử, doanh nghiệp hướng đến tập khách hàng mới có mức biến động thấp, ưu tiên dịch vụ giao hàng chuyên biệt như vận chuyển thiết bị y tế cho người và thú cưng. Dù số lượng đơn hàng từ phân khúc này còn khiêm tốn, song tốc độ tăng trưởng cao và ít rủi ro nhờ nguồn khách hàng đa dạng, không phụ thuộc vào một vài nền tảng lớn.

    Thailand Post vừa thành lập bộ phận mới mang tên Healthcare Logistics chuyên cung cấp dịch vụ này. Doanh nghiệp cũng bắt tay với Khoa Thú y thuộc Đại học Chulalongkorn và Bệnh viện Thú y Bangkok để triển khai dịch vụ giao thuốc, vật tư y tế cho thú cưng qua hệ thống EMS. Khách hàng có thể nhận hàng tại nhà sau khi thăm khám trực tiếp hoặc khám online qua hệ thống televet.

    Tối ưu vận hành bằng dữ liệu

    Ông Sutthikead Chantarachairoj, Chủ tịch Hiệp hội Logistech Thái Lan kiêm CEO nền tảng giao hàng Shippop, nhận định các doanh nghiệp đang dần rút khỏi "cuộc chiến giá", nhất là khi thị trường bắt đầu sàng lọc và một số đơn vị cải thiện được hiệu quả kinh doanh.

    Thời điểm cạnh tranh khốc liệt nhất, KEX, Flash và J&T từng hạ giá xuống mức 7 - 9 Baht mỗi đơn hàng.

    Hiện tại, các doanh nghiệp đang chuyển trọng tâm sang mô hình vận hành dựa trên dữ liệu để kiểm soát chi phí và tăng lợi nhuận. Flash đã triển khai chỉ số hiệu suất (KPI) nhằm khuyến khích nhân viên nâng cao năng lực, đồng thời áp dụng công nghệ để giảm thiểu thời gian vận hành. Điều này thể hiện văn hóa làm việc theo hiệu quả, nhân viên cần chịu được áp lực để giúp doanh nghiệp duy trì năng lực cạnh tranh, ông nói.

    "Khác với kênh offline, kênh online không ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về số đơn hàng dù nền kinh tế đang trầm lắng", ông Sutthikead chia sẻ. "Thương mại điện tử đã trở thành xu thế, nhiều nhà bán hàng vẫn kinh doanh tốt, phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, sức mạnh thương hiệu và chiến lược giữ chân khách hàng".

    Theo Priceza, thị trường thương mại điện tử Thái Lan dự kiến đạt 1.070 tỷ Baht trong năm nay, tăng 7% so với năm 2024.

    Thay đổi quy định

    Ngành logistics Thái Lan được dự báo sẽ thay đổi đáng kể khi Bộ Kinh tế và Xã hội số (DES) yêu cầu Thailand Post sửa đổi Đạo luật Bưu chính từ năm 1934, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giám sát công bằng giữa các nhà cung cấp. Dự thảo mới mở rộng phạm vi quản lý đối với toàn bộ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, không chỉ riêng Thailand Post, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và chuẩn mực đồng đều.

    Ông Wisit Wisitsora-at, Tổng thư ký thường trực Bộ DES, cho biết: "Dự thảo đảm bảo không gây gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ".

    Ủy ban Cạnh tranh thương mại Thái Lan cũng đang soạn thảo hướng dẫn mới theo Luật Cạnh tranh thương mại 2017, nhằm xử lý hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh và ràng buộc về dịch vụ giao hàng của các nền tảng thương mại điện tử.

    Theo ông Visanu Vongsinsirikul, Tổng thư ký Ủy ban, quy định mới sẽ buộc các nền tảng số phải cung cấp cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn giao hàng hơn. Dự kiến có hiệu lực từ tháng 9/2025.

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • Logistics và chuỗi cung ứng khác nhau như thế nào?
    VHL logisticsV VHL logistics

    Khi tìm hiểu về thuật ngữ Logistics, nhiều người cho rằng Logistics và chuỗi cung ứng là hai khái niệm giống nhau. Tuy nhiên thực tế, đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.

    Theo đó, chuỗi cung ứng được hiểu là việc hoạch định, quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung, sản xuất, mua bán hàng hóa và các hoạt động quản trị Logistics. Ở mức độ chi tiết thì chuỗi cung ứng bao hàm rộng hơn, gồm nhiều hoạt động khác nhau để có thể vận hành chuỗi cung ứng một cách suôn sẻ.

    Cụ thể, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics, hoạt động sản xuất, hoạt động Marketing – bán hàng, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, công nghệ thông tin và tài chính.

    Trong khi đó, Logistics được hiểu là một phần quan trọng của dịch vụ cung ứng hàng hóa bao gồm nhiều công việc liên quan trực tiếp đến hàng hóa. Các công việc cơ bản trong lĩnh vực này bao gồm: đóng gói, lưu kho, bảo quản, vận chuyển và giao hàng đến người tiêu dùng.

    Như vậy có thể thấy, khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả Logistics ở trong đó. Logistics chỉ là một phần trong chuỗi cung ứng để giúp hoạt động sản xuất – tiêu thụ hàng hóa diễn ra thuận lợi.

    5b368d69-7eaf-4184-9765-2e60571b2753-image.png

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • Các dịch vụ liên quan đến ngành Logistics
    VHL logisticsV VHL logistics

    Ngành logistics đang phát triển một số dịch vụ như sau:

    Dịch vụ bốc xếp hàng hóa
    Dịch vụ kho bãi
    Vận chuyển hàng hóa nội địa
    Hoạt động khai thuê hải quan
    Book cước, thuê tàu vận chuyển hàng hóa
    Hoạt động thông quan nhập khẩu
    Hoạt động giao, nhận hàng tại cảng và giao hàng tận nơi cho người nhận.

    Dịch vụ logistics liên quan đến vận tải đi kèm

    Dịch vụ vận tải hàng hải
    Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa
    Dịch vụ vận tải hàng không
    Dịch vụ vận tải đường sắt
    Dịch vụ vận tải đường bộ
    Dịch vụ vận tải đường ống.

    Các dịch vụ logistics liên quan khác

    Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật
    Dịch vụ bưu chính
    Dịch vụ thương mại bán buôn
    Dịch vụ thương mại bán lẻ
    Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • Logistics tùy chỉnh mở đường tăng tốc cho thương mại điện tử
    VHL logisticsV VHL logistics

    Không chỉ giúp khâu lấy/giao hàng trở nên nhanh chóng, giải pháp logistics tùy chỉnh còn giúp giảm thiểu chi phí, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà bán hàng nhỏ lẻ trên thị trường.

    Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics tại Việt Nam hiện chiếm tới 16,8 - 17% GDP, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu 10,6%. Với SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ), chi phí cao và thiếu giải pháp cá nhân hóa theo quy mô kinh doanh đang là rào cản lớn, khiến không ít doanh nghiệp lúng túng trong xử lý đơn, đặc biệt vào cao điểm bán hàng. Trong bối cảnh đó, những giải pháp logistics tùy chỉnh trở thành đòn bẩy giúp SME tối ưu nguồn lực và tăng trưởng bền vững.

    "Nhiều SME bị 'bỏ sót' trong hệ sinh thái logistics, vì đơn hàng nhỏ lẻ, không ổn định nên không được hưởng dịch vụ tùy chỉnh như các thương hiệu lớn", ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc chiến lược J&T Express Việt Nam chia sẻ.

    Thực tế tại các hộ kinh doanh nhỏ cho thấy nhu cầu rất cụ thể. Chủ thương hiệu cây cảnh Non garden & More cho biết: "Nếu đơn tăng bất ngờ, chỉ cần giao trễ vài đơn là mất khách trung thành". Đây cũng là vấn đề chung mà nhiều SME đang đối mặt. Chị Trần Thị Mai, chủ một thương hiệu thời trang online tại Hà Nội chia sẻ: "Khách mua là muốn nhận ngay, nếu không đáp ứng được thì họ hủy đơn luôn". Vì lý do này, nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ đang "khát" một giải pháp giao hàng linh động, có thể tùy biến theo từng khung giờ.

    Trước nhu cầu này, các doanh nghiệp logistics như J&T Express đang đẩy mạnh cá nhân hóa dịch vụ, từ xây dựng hệ thống API kết nối sàn thương mại điện tử, theo dõi hành trình đơn hàng theo thời gian thực đến điều phối nhân sự linh hoạt theo khung giờ. Nhờ vậy, SME có thể kiểm soát tốt đơn hàng, hạn chế sai sót và tiết kiệm chi phí vận hành.

    Một số thương hiệu nội địa đã ghi nhận kết quả tích cực như LocknLock Việt Nam tăng tốc xử lý đơn và nâng tỷ lệ giao hàng đúng hạn lên đến 99% sau khi áp dụng giải pháp tùy chỉnh của J&T. Một thương hiệu mỹ phẩm tại TP.HCM cho biết duy trì tỷ lệ giao đúng hạn ngay cả khi lượng đơn tăng gấp ba nhờ được hỗ trợ lấy hàng theo khung giờ…

    Hiện nay, xu hướng cá nhân hóa trong dịch vụ chuyển phát chặng cuối không còn là lựa chọn mà đã trở thành điều kiện tất yếu để tồn tại, nhất là với SME - lực lượng đang giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thương mại điện tử. Việc các doanh nghiệp logistics chuyển mình theo hướng tùy chỉnh sẽ không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh mới, mà còn góp phần thúc đẩy thị trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

    "Chúng tôi sẽ nâng cấp hệ sinh thái công nghệ, mở rộng các phương thức giao hàng mới như giao trong ngày, giao giờ chốt đơn và cung cấp thêm công cụ quản trị vận hành. Mục tiêu không chỉ là vận chuyển hàng hóa mà trở thành đối tác phát triển bền vững của doanh nghiệp nhỏ trong nền kinh tế số", đại diện J&T nhấn mạnh.

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • Quy định mới trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa có hiệu lực từ 1/7, người dân cần nắm rõ
    VHL logisticsV VHL logistics

    Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 870/QĐ-BXD ngày 19/6 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa, đăng kiểm theo quy định về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

    Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7. Các công bố trước đây về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa, đăng kiểm có liên quan hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

    Theo Quyết định số 870, các chủ cảng, bến có nhu cầu gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa cần nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, Bộ Xây dựng sẽ gia hạn đối với cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

    Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam sẽ gia hạn đối với cảng thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, cảng thủy nội địa có vùng nước, vùng đất vừa trên đường thủy nội địa quốc gia vừa trên đường thủy nội địa địa phương.

    Ngoài ra, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam còn có thẩm quyền với cảng thủy nội địa trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa quốc gia, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng và các trường hợp khác do Bộ Xây dựng quyết định.

    Sở Xây dựng có thẩm quyền gia hạn đối với cảng thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, cảng thủy nội địa trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng và các trường hợp khác do Bộ Xây dựng quyết định.

    UBND cấp xã gia hạn bến thủy nội địa và bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa có văn bản gia hạn hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.

    Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng các hình thức phù hợp khác để thực hiện thủ tục hành chính. Phí Thẩm tra, thẩm định là 100.000 đồng/lần.

    Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu công bố đóng cảng, bến thủy nội địa nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tương tự như gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa. Người dân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hình thức phù hợp khác để được giải quyết. Việc thực hiện thủ tục hành chính này không phát sinh phí, lệ phí. Thời hạn giải quyết là trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    Hàng hải ( Hãng tàu, cảng biển, vận chuyển đường biển )

  • Doanh thu ngành đường sắt tăng trưởng mạnh
    VHL logisticsV VHL logistics

    Doanh thu ngành đường sắt tăng trưởng mạnh

    Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), 6 tháng đầu năm 2025, doanh thu toàn Tổng công ty đạt hơn 5.040 tỷ đồng, tăng 8,7%.

    Dù lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 208 tỷ đồng, giảm 23,8% so với cùng kỳ, nhưng đã vượt 72,6% kế hoạch năm.

    Riêng Công ty Mẹ ghi nhận doanh thu hơn 1.421 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ điều hành giao thông vận tải và dịch vụ sức kéo đạt 1.285 tỷ đồng. Doanh thu từ các hoạt động khác đạt gần 136 tỷ đồng.

    Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

  • Quy trình quản lý chất lượng và đánh giá nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng
    VHL logisticsV VHL logistics

    I. Quy trình quản lý chất lượng nhà cung cấp

    1.Xác định yêu cầu chất lượng
    Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng đầu vào (vật liệu, linh kiện, bán thành phẩm…).

    Yêu cầu chứng chỉ: ISO 9001, ISO 14001, RoHS, CE, FDA…

    Thống nhất thông số kỹ thuật, quy trình kiểm tra với nhà cung cấp.

    2.Lựa chọn và đánh giá sơ bộ nhà cung cấp
    Thu thập hồ sơ năng lực, báo cáo kiểm toán, lịch sử hoạt động.

    Kiểm tra khả năng sản xuất, công nghệ, tài chính, tuân thủ pháp lý.

    Chấm điểm sơ bộ theo thang tiêu chuẩn (ví dụ: chất lượng – giá – thời gian – dịch vụ – rủi ro).

    3.Thử nghiệm và kiểm định mẫu
    Yêu cầu gửi mẫu sản phẩm → kiểm tra theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

    Có thể tổ chức kiểm tra tại chỗ hoặc phòng lab bên thứ ba.

    4.Ký kết hợp đồng chất lượng
    Thỏa thuận các điều khoản chất lượng: mức độ lỗi cho phép, cơ chế phản hồi, xử lý khiếu nại.

    Đính kèm SLA (Service Level Agreement) và KPI chất lượng.

    II. Quy trình đánh giá và giám sát nhà cung cấp định kỳ

    1.Thiết lập bộ tiêu chí đánh giá nhà cung cấp
    Các tiêu chí đánh giá thường gồm:

    Tiêu chí Trọng số (ví dụ) Nội dung
    Chất lượng sản phẩm 35% Tỷ lệ lỗi, phản hồi khách hàng
    Giao hàng đúng hạn 25% OTIF (On Time In Full)
    Giá cả & chi phí 15% Giá so với thị trường
    Dịch vụ và phản ứng 15% Phản hồi khi có sự cố
    Tuân thủ và cải tiến 10% ISO, ESG, audit…

    2.Đánh giá thực tế tại hiện trường (on-site audit)
    Định kỳ (thường 6 tháng – 1 năm/lần).

    Kiểm tra quy trình sản xuất, lưu kho, kiểm soát chất lượng, môi trường làm việc…

    3.Chấm điểm & phân loại nhà cung cấp
    Loại A (chiến lược): hiệu suất cao, hợp tác lâu dài.

    Loại B (chấp nhận): cần cải thiện một số tiêu chí.

    Loại C (rủi ro): cân nhắc thay thế nếu không cải thiện.

    4.Theo dõi và cải tiến
    Gửi báo cáo đánh giá + khuyến nghị cải tiến.

    Thiết lập chương trình CAPA (Corrective and Preventive Action).

    Theo dõi tiến độ cải tiến trong kỳ tiếp theo.

    III. Sử dụng công cụ hỗ trợ

    Phần mềm SRM (Supplier Relationship Management): Quản lý dữ liệu, lịch sử và đánh giá nhà cung cấp.

    BI Dashboard (Power BI, Tableau): Trực quan hóa dữ liệu KPI và báo cáo đánh giá.

    Hệ thống ERP (SAP, Oracle, Odoo...): Kết nối đánh giá nhà cung cấp với đơn hàng, tồn kho, tài chính.

    IV.Lợi ích của quy trình này

    Đảm bảo chất lượng ổn định → giảm chi phí sửa lỗi và rủi ro sản xuất.

    Tối ưu hóa mối quan hệ và lựa chọn đối tác cung ứng phù hợp.

    Hỗ trợ ra quyết định chiến lược về tìm kiếm, giữ hay thay đổi nhà cung cấp.

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • Tình hình thương mại biển giữa các quốc gia
    VHL logisticsV VHL logistics

    1.Khối lượng và xu hướng tăng trưởng
    Năm 2023, thương mại hàng hải toàn cầu đạt khoảng 12,3 tỷ tấn, tăng 2,4% so với năm trước, với dự báo khả quan—tăng khoảng 2% trong 2024 và duy trì trung bình 2,4%/năm đến 2029
    sdgpulse.unctad.org

    unctad.org

    safety4sea.com

    Đại đa số hàng hóa quốc tế—hơn 80–90%—được vận chuyển bằng đường biển .

    2.Nguy cơ và gián đoạn cảng/choke‑points
    Hải trình Biển Đỏ – Kênh đào Suez: Từ cuối 2023 đến đầu 2024, do lo ngại từ các cuộc tấn công của Houthi, lượng tàu container qua Kênh đào Suez giảm đến ~90%, buộc nhiều chuyến chạy vòng Cape of Good Hope, kéo dài thêm khoảng 10 ngày mỗi chuyến, tăng chi phí nhiên liệu ~1 triệu USD/voyage
    en.wikipedia.org

    en.wikipedia.org

    csis.org

    Kênh đào Panama: Hạn hán làm giảm mức nước; lưu lượng tàu giảm ~30%, gây tắc nghẽn và surcharge cao
    reddit.com

    Eo biển Hormuz: Chiếm ~20% dầu và khí LNG xuất khẩu toàn cầu, hiện chịu áp lực cao từ căng thẳng Iran–Mỹ; tàu chuyển hướng, bảo hiểm tăng đáng kể .

    3.Chi phí vận chuyển và lạm phát
    Rủi ro địa chính trị cộng thêm phí bảo hiểm chiến tranh đã làm chỉ số phí vận tải Shanghai Containerized Freight Index (SCFI) tăng gấp đôi, tạo áp lực lên giá tiêu dùng, dự báo đóng góp ~0,6 điểm phần trăm vào lạm phát toàn cầu vào 2025
    unctad.org

    Chi phí nhiên liệu tăng và tuyến dài thêm làm gánh nặng lên các nền kinh tế còn ở mức thấp so với năm 2022 nhưng vẫn đáng lo .

    4.Sự thay đổi trong quy mô và cấu trúc đội tàu
    Do các chuỗi cung ứng thay đổi, shipowner đang thích nghi, giảm firm_order các tàu siêu lớn (>17 000 TEU), chọn tàu trung cấp 12 000–17 000 TEU — phù hợp hơn với tính linh hoạt, chi phí và quy định môi trường
    ft.com

    Các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn dẫn đầu đóng tàu (chiếm 95%), Việt Nam ghi nhận tăng kết nối cảng—tăng ~199% từ 2006 đến gần đây
    unctad.org

    5.Rủi ro an ninh, môi trường và bền vững
    Hải tặc, tấn công mạng và mất container: Hoạt động hải tặc ở Biển Đỏ, hacker tấn công hệ thống như Maersk, GPS spoofing gia tăng… ảnh hưởng đến bảo mật chuỗi cung ứng
    arxiv.org

    Mất container gây ô nhiễm biển, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học .

    Xu hướng decarbonisation: IMO đặt mục tiêu giảm 40% cường độ khí thải từ tàu vào 2030 và đạt net‑zero vào 2050, thúc đẩy nhiên liệu mới như ammonia xanh, hydrogen… nhưng quá trình chuyển đổi vẫn chậm
    en.wikipedia.org

    6.Kết nối khu vực và tuyến đường mới
    Khu vực châu Á dẫn đầu về kết nối cảng biển, đóng vai trò chủ chốt trong thương mại toàn cầu
    sdgpulse.unctad.org
    unctad.org
    gcaptain.com

    Các tuyến mới như Hành lang Chennai–Vladivostok giữa Ấn Độ và Nga đã chính thức vận hành từ cuối 2024, rút ngắn gần một nửa thời gian vận chuyển hàng hóa
    en.wikipedia.org

    Hàng hải ( Hãng tàu, cảng biển, vận chuyển đường biển )

  • Ứng dụng của công nghệ Blockchain trong quản lý dữ liệu Logistics
    VHL logisticsV VHL logistics

    Công nghệ Blockchain đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, và logistics là một trong những lĩnh vực có thể hưởng lợi rất lớn từ công nghệ này. Blockchain, với khả năng cung cấp hệ thống lưu trữ dữ liệu minh bạch, an toàn và không thể thay đổi, có thể giải quyết nhiều vấn đề trong việc quản lý dữ liệu logistics, từ việc theo dõi hàng hóa đến xác minh thông tin về các giao dịch.

    Dưới đây là những ứng dụng chính của công nghệ Blockchain trong quản lý dữ liệu Logistics:

    1.Cải thiện sự minh bạch và theo dõi hàng hóa
    Giám sát quá trình vận chuyển: Blockchain cung cấp một sổ cái phân tán nơi mỗi giao dịch hoặc sự kiện liên quan đến hàng hóa (như khi hàng được đóng gói, chuyển giao giữa các kho, lên tàu, v.v.) đều được ghi lại và xác nhận. Điều này giúp tất cả các bên liên quan có thể theo dõi và truy xuất thông tin về trạng thái của hàng hóa ở mọi thời điểm.

    Truy xuất nguồn gốc: Blockchain giúp các công ty và khách hàng xác định nguồn gốc của hàng hóa một cách chính xác, từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến điểm bán. Điều này rất quan trọng đối với các sản phẩm yêu cầu chứng minh nguồn gốc rõ ràng như thực phẩm, dược phẩm, hoặc hàng hóa có giá trị cao.

    2.Xác thực và bảo mật dữ liệu
    Chống giả mạo thông tin: Blockchain sử dụng cơ chế mã hóa và tính bất biến (immutability) của các khối dữ liệu, giúp ngăn chặn việc giả mạo thông tin. Mọi thay đổi trong dữ liệu sẽ được ghi nhận và có thể truy vết, do đó giảm thiểu rủi ro gian lận và đảm bảo dữ liệu trong hệ thống luôn chính xác.

    Quản lý hợp đồng thông minh (Smart Contracts): Hợp đồng thông minh trên blockchain có thể tự động thực hiện khi các điều kiện trong hợp đồng được đáp ứng (ví dụ: thanh toán tự động khi hàng hóa được giao). Điều này không chỉ giúp giảm thiểu sai sót mà còn nâng cao tính bảo mật và minh bạch của giao dịch.

    3.Tối ưu hóa chuỗi cung ứng
    Đảm bảo tính liên kết giữa các đối tác: Trong chuỗi cung ứng, các bên thường cần phối hợp với nhiều đối tác khác nhau. Blockchain giúp kết nối các bên liên quan (nhà cung cấp, nhà sản xuất, đơn vị vận chuyển, nhà phân phối) thông qua một hệ thống dữ liệu chia sẻ duy nhất. Điều này làm giảm sự phụ thuộc vào hệ thống trung gian và đảm bảo tính nhất quán trong quản lý chuỗi cung ứng.

    Giảm thiểu rủi ro và sự gián đoạn: Blockchain cho phép tất cả các giao dịch và quá trình trong chuỗi cung ứng được ghi lại trong thời gian thực. Điều này giúp phát hiện kịp thời các vấn đề như lỗi hệ thống, chậm trễ trong vận chuyển hoặc sự cố liên quan đến hàng hóa.

    4.Giảm thiểu chi phí và thủ tục hành chính
    Tự động hóa thủ tục hành chính: Blockchain có thể giúp tự động hóa và tối giản các thủ tục như thanh toán, chứng từ giao hàng, bảo hiểm và các chứng chỉ khác. Khi các giao dịch được ghi lại trên blockchain, các bên liên quan không cần phải thao tác thủ công với các chứng từ giấy tờ, từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian.

    Chuyển giao tài sản hiệu quả: Blockchain có thể được sử dụng để chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa (ví dụ: container, phương tiện vận chuyển) thông qua các giao dịch token hóa, giúp giảm thiểu các chi phí liên quan đến việc quản lý tài sản vật lý.

    5.Tăng cường hiệu quả trong xử lý thanh toán
    Thanh toán xuyên biên giới nhanh chóng: Blockchain có thể giúp rút ngắn thời gian thanh toán quốc tế, giảm thiểu chi phí chuyển tiền, đặc biệt là trong các giao dịch xuyên biên giới, do loại bỏ các ngân hàng trung gian hoặc hệ thống thanh toán truyền thống.

    Chứng từ thanh toán và hóa đơn: Các hợp đồng và hóa đơn có thể được quản lý thông qua blockchain, nơi các chứng từ được tạo ra, xác thực và lưu trữ một cách an toàn. Điều này giúp giảm thiểu việc mất mát hoặc giả mạo tài liệu, đồng thời tối ưu hóa các quy trình thanh toán.

    6.Quản lý bảo hiểm logistics
    Quản lý hợp đồng bảo hiểm thông minh: Hợp đồng bảo hiểm trong logistics có thể được tự động hóa với sự trợ giúp của blockchain. Khi hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát, blockchain có thể kích hoạt hợp đồng bảo hiểm mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba, giúp giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.

    Quản lý rủi ro: Blockchain giúp các bên liên quan theo dõi và chia sẻ dữ liệu liên quan đến hàng hóa một cách chính xác và an toàn. Điều này giúp các công ty bảo hiểm và các nhà cung cấp dịch vụ vận tải đánh giá rủi ro chính xác hơn và tính toán bảo hiểm hiệu quả hơn.

    7.Cải thiện quy trình chứng nhận và kiểm tra chất lượng
    Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Blockchain có thể được sử dụng để lưu trữ thông tin về quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng, và bảo trì của các sản phẩm. Khi hàng hóa đi qua các điểm kiểm tra khác nhau trong chuỗi cung ứng, các dữ liệu này sẽ được ghi lại và lưu trữ trên blockchain, giúp dễ dàng truy vết quá trình kiểm tra chất lượng.

    Giảm thiểu lỗi trong kiểm tra và kiểm định: Việc lưu trữ các báo cáo kiểm tra và chứng chỉ kiểm định trên blockchain giúp giảm thiểu sai sót và tăng độ tin cậy trong việc xác nhận chất lượng hàng hóa.

    8.Giảm thiểu sự gian lận và tăng cường sự tin cậy
    Ngăn chặn giả mạo tài liệu: Các tài liệu liên quan đến vận chuyển, hóa đơn, chứng từ có thể bị giả mạo hoặc chỉnh sửa. Blockchain cung cấp một nền tảng an toàn giúp mọi thông tin đều được bảo vệ và không thể thay đổi mà không có sự đồng thuận từ các bên liên quan.

    Xây dựng niềm tin giữa các đối tác: Vì tất cả các giao dịch trên blockchain đều được ghi lại và xác minh công khai, các bên liên quan trong chuỗi cung ứng có thể dễ dàng xác minh các thông tin và giao dịch, tăng cường sự tin tưởng trong mối quan hệ hợp tác.

    9.Tối ưu hóa quy trình phân phối
    Quản lý lưu thông hàng hóa: Blockchain giúp ghi lại quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa từ các điểm sản xuất đến điểm tiêu thụ, giúp các công ty vận tải tối ưu hóa tuyến đường, giảm thiểu chi phí nhiên liệu và tăng hiệu quả vận hành.

    Tự động hóa các quy trình xuất nhập khẩu: Với blockchain, các giấy tờ xuất nhập khẩu, như chứng từ hải quan và vận đơn, có thể được tự động hóa và lưu trữ trên blockchain, giảm thiểu các sai sót và tăng tốc quá trình thông quan.

    Công nghệ, AI, Blockchain, Machine Learning

  • Tối ưu hóa quy trình lưu trữ và xử lý hàng hóa trong kho bãi
    VHL logisticsV VHL logistics

    1.Phân loại và sắp xếp hàng hóa hợp lý
    Phân loại theo nhóm: Xác định các nhóm hàng hóa dựa trên kích thước, trọng lượng, mức độ tiêu thụ hoặc giá trị. Các sản phẩm có nhu cầu cao nên được đặt ở những vị trí dễ tiếp cận.

    Áp dụng phương pháp FIFO (First In, First Out) hoặc LIFO (Last In, First Out): Phương pháp này giúp đảm bảo hàng hóa không bị lỗi thời hoặc hư hỏng.

    2.Tối ưu hóa không gian lưu trữ
    Tối ưu hóa chiều cao kệ: Sử dụng không gian chiều cao của kho để lưu trữ hàng hóa, đặc biệt là đối với các mặt hàng nhẹ nhưng chiếm diện tích.

    Sử dụng kệ, giá đỡ thông minh: Các hệ thống kệ điều chỉnh hoặc giá đỡ có thể thay đổi độ cao để tối đa hóa không gian lưu trữ.

    Chia kho thành các khu vực riêng biệt: Các khu vực như khu vực hàng hóa có vòng quay nhanh, khu vực hàng hóa ít sử dụng hoặc hàng hóa có giá trị cao cần được phân chia hợp lý.

    3.Áp dụng công nghệ tự động hóa
    Hệ thống quản lý kho (WMS - Warehouse Management System): Sử dụng phần mềm để theo dõi vị trí và trạng thái của hàng hóa, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng tốc độ xử lý đơn hàng.

    Robot và hệ thống tự động: Các robot tự động có thể hỗ trợ trong việc di chuyển hàng hóa, vận chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, giúp giảm thời gian xử lý.

    Drones: Drones có thể được sử dụng để kiểm tra tình trạng kho bãi hoặc thậm chí là giao hàng trong kho.

    4.Cải thiện quy trình tiếp nhận và xuất kho
    Kiểm tra và phân loại khi nhận hàng: Áp dụng quy trình kiểm tra hàng hóa chặt chẽ ngay khi nhập kho để tránh lưu trữ hàng hóa không đúng chất lượng, không đầy đủ.

    Sắp xếp hàng hóa theo mức độ ưu tiên: Hàng hóa cần xuất ra ngay có thể được lưu trữ gần cửa ra vào, giảm thiểu thời gian vận chuyển trong kho.

    5.Tăng cường huấn luyện nhân viên
    Đào tạo nhân viên: Cần có chương trình đào tạo quy trình làm việc trong kho bãi, từ cách sử dụng các thiết bị, công nghệ cho đến các phương pháp sắp xếp hàng hóa.

    Tăng cường kỹ năng sử dụng công nghệ: Nhân viên cần được huấn luyện cách sử dụng các công cụ phần mềm quản lý kho, giúp họ dễ dàng nắm bắt tình trạng hàng hóa và tiến độ công việc.

    6.Dự báo và quản lý hàng tồn kho
    Sử dụng dự báo nhu cầu: Dự báo nhu cầu hàng hóa giúp kho bãi duy trì số lượng hàng hóa phù hợp, tránh tình trạng thiếu hàng hoặc tồn kho quá nhiều.

    Quản lý tồn kho linh hoạt: Áp dụng các phương pháp quản lý tồn kho như Just in Time (JIT) để đảm bảo hàng hóa luôn có sẵn khi cần thiết mà không làm tăng chi phí lưu kho.

    7.Quản lý và bảo trì thiết bị kho bãi
    Bảo dưỡng thiết bị kho: Đảm bảo các thiết bị như xe nâng, băng chuyền, hệ thống ánh sáng, và các công cụ khác luôn trong tình trạng hoạt động tốt để tránh gián đoạn công việc.

    Lên kế hoạch bảo trì định kỳ: Xây dựng lịch bảo trì các thiết bị để ngăn ngừa hỏng hóc và giảm thời gian chết.

    8.Ứng dụng phân tích dữ liệu
    Phân tích hiệu suất kho: Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi và đánh giá hiệu quả của các quy trình lưu trữ và xử lý hàng hóa, từ đó điều chỉnh các chiến lược tối ưu hơn.

    Chỉ số KPI: Xây dựng các chỉ số KPI như thời gian xử lý đơn hàng, tỷ lệ hàng hóa bị lỗi, số lượng đơn hàng giao đúng hạn, và áp dụng để cải thiện hiệu suất công việc.

    9.Thiết kế kho bãi hiệu quả
    Lối đi rộng rãi và dễ dàng di chuyển: Đảm bảo kho có lối đi rộng rãi để xe nâng hoặc nhân viên có thể di chuyển linh hoạt, giúp tiết kiệm thời gian.

    Sử dụng các công cụ hỗ trợ như mã vạch hoặc RFID: Áp dụng hệ thống mã vạch hoặc RFID giúp việc nhận diện và theo dõi hàng hóa nhanh chóng và chính xác.

    10.Tối ưu hóa quy trình kiểm tra và đóng gói
    Tự động hóa quy trình đóng gói: Nếu có thể, hãy sử dụng các hệ thống tự động để đóng gói hàng hóa, giúp giảm thiểu thời gian và sai sót.

    Đảm bảo chất lượng đóng gói: Đảm bảo hàng hóa được đóng gói đúng cách để tránh bị hư hại trong quá trình vận chuyển, đồng thời giảm thiểu diện tích chiếm dụng.

    Hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, kho hàng

  • Ứng dụng thương mại điện tử trong ngành hàng không
    VHL logisticsV VHL logistics

    Ứng dụng thương mại điện tử trong ngành hàng không đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng để cải thiện quy trình bán vé, chăm sóc khách hàng, và tối ưu hóa các dịch vụ liên quan. Các hãng hàng không có thể tận dụng các công nghệ thương mại điện tử để không chỉ nâng cao trải nghiệm của hành khách mà còn tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và vận hành. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của thương mại điện tử trong ngành hàng không:

    1.Bán vé và đặt chỗ trực tuyến
    Giải pháp:

    Website và ứng dụng di động: Các hãng hàng không sử dụng các nền tảng bán vé trực tuyến qua website hoặc ứng dụng di động để hành khách có thể dễ dàng tra cứu và đặt vé máy bay. Việc này giúp giảm thiểu chi phí, tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng, và tạo trải nghiệm thuận tiện hơn cho hành khách.

    Tích hợp công cụ tìm kiếm và so sánh giá vé: Các nền tảng này thường có công cụ tìm kiếm mạnh mẽ giúp hành khách so sánh giá vé của các chuyến bay khác nhau, chọn lựa các tùy chọn phù hợp với nhu cầu và ngân sách.

    2.Thanh toán trực tuyến (E-payment)
    Giải pháp:

    Nền tảng thanh toán điện tử: Các hãng hàng không tích hợp các phương thức thanh toán trực tuyến như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử (Momo, PayPal, ZaloPay,…) và các cổng thanh toán quốc tế để giúp khách hàng thanh toán dễ dàng và nhanh chóng.

    Chế độ thanh toán linh hoạt: Cung cấp các tùy chọn thanh toán linh hoạt như trả góp, thanh toán bằng điểm thưởng hoặc thẻ khách hàng thân thiết.

    3.Tối ưu hóa giá vé và chính sách giá động (Dynamic Pricing)
    Giải pháp:

    AI và Big Data: Thương mại điện tử trong ngành hàng không sử dụng các công nghệ AI và phân tích dữ liệu lớn để điều chỉnh giá vé một cách linh hoạt và tối ưu hóa doanh thu. Giá vé có thể thay đổi dựa trên các yếu tố như nhu cầu thị trường, giờ bay, thời gian trước chuyến bay, hoặc thậm chí hành vi của khách hàng.

    Giá vé động: Phương thức giá vé thay đổi theo thời gian và nhu cầu của khách hàng giúp các hãng hàng không tối ưu hóa doanh thu từ các chuyến bay.

    4.Quản lý hành lý trực tuyến
    Giải pháp:

    Theo dõi hành lý bằng công nghệ RFID: Các hãng hàng không có thể sử dụng công nghệ RFID để giúp khách hàng theo dõi hành lý của mình ngay từ khi gửi tại sân bay đến khi nhận lại tại điểm đến. Điều này mang lại sự tiện lợi và giúp giảm thiểu các sự cố mất mát hành lý.

    Quản lý hành lý qua ứng dụng: Hành khách có thể kiểm tra tình trạng hành lý của mình thông qua ứng dụng di động, từ đó tăng cường sự an tâm.

    5.Dịch vụ khách hàng trực tuyến (Customer Support)
    Giải pháp:

    Chatbot AI: Các hãng hàng không có thể triển khai chatbot sử dụng AI để hỗ trợ khách hàng 24/7. Chatbot có thể trả lời các câu hỏi thường gặp như thông tin chuyến bay, chính sách đổi vé, hay tình trạng chuyến bay.

    Hỗ trợ qua mạng xã hội: Các nền tảng thương mại điện tử cũng cho phép hãng hàng không tương tác trực tiếp với khách hàng qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, và Instagram, giúp trả lời thắc mắc, giải quyết khiếu nại nhanh chóng.

    6.Check-in và chọn chỗ ngồi trực tuyến
    Giải pháp:

    Check-in trực tuyến: Khách hàng có thể thực hiện thủ tục check-in trực tuyến qua website hoặc ứng dụng di động, giúp tiết kiệm thời gian và giảm tải cho quầy làm thủ tục tại sân bay.

    Chọn chỗ ngồi: Thương mại điện tử cho phép hành khách chọn chỗ ngồi trên máy bay từ trước, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ bổ sung như nâng cấp ghế hoặc chọn ghế ưu tiên.

    7.Tích hợp dịch vụ bổ sung (Ancillary Services)
    Giải pháp:

    Dịch vụ bổ sung qua nền tảng trực tuyến: Các hãng hàng không có thể cung cấp các dịch vụ bổ sung như mua thêm hành lý, đặt bữa ăn đặc biệt, thuê xe, hoặc đặt khách sạn trực tuyến. Việc tích hợp các dịch vụ này vào hệ thống thương mại điện tử giúp tăng doanh thu cho hãng hàng không và tạo thuận tiện cho hành khách.

    Gói dịch vụ ưu tiên: Cung cấp các gói dịch vụ cao cấp như ưu tiên lên máy bay, lounge sân bay, hoặc nâng cấp hạng vé để hành khách có thể mua thêm dễ dàng thông qua các nền tảng trực tuyến.

    8.Chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Programs)
    Giải pháp:

    Chương trình tích điểm: Thương mại điện tử giúp các hãng hàng không triển khai các chương trình khách hàng thân thiết, nơi hành khách có thể tích điểm khi mua vé, nâng hạng ghế, hoặc sử dụng các dịch vụ khác. Những điểm này có thể được đổi lấy vé miễn phí, nâng cấp hạng ghế, hoặc các ưu đãi khác.

    Quản lý qua ứng dụng di động: Hành khách có thể dễ dàng theo dõi số điểm tích lũy và sử dụng chúng để nhận các phần thưởng trực tiếp qua ứng dụng di động.

    9.Quảng cáo và marketing trực tuyến
    Giải pháp:

    Digital Marketing (Quảng cáo kỹ thuật số): Các hãng hàng không có thể sử dụng quảng cáo qua các kênh như Google Ads, Facebook Ads, hoặc Instagram để quảng bá các chương trình khuyến mãi, giảm giá vé hoặc dịch vụ đặc biệt.

    SEO và SEM: Thương mại điện tử giúp tối ưu hóa trang web của hãng hàng không để nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm (Google), giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy thông tin về vé và các dịch vụ của hãng.

    10.Theo dõi tình trạng chuyến bay và cập nhật thông tin
    Giải pháp:

    Thông báo qua ứng dụng di động: Thương mại điện tử cho phép các hãng hàng không gửi thông báo trực tiếp về tình trạng chuyến bay, thay đổi lịch trình, hay các sự cố về chuyến bay qua ứng dụng di động hoặc email.

    Theo dõi chuyến bay trong thời gian thực: Hành khách có thể theo dõi tình trạng chuyến bay của mình (bao gồm giờ bay, cổng lên máy bay) qua các ứng dụng di động hoặc website của hãng.

    Hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, kho hàng
  • Login

  • Don't have an account? Register

Powered by NodeBB Contributors
  • First post
    Last post
0
  • Categories
  • Recent
  • Tags
  • Popular
  • Users
  • Groups