Skip to content
  • Categories
  • Recent
  • Tags
  • Popular
  • Users
  • Groups
Skins
  • Light
  • Cerulean
  • Cosmo
  • Flatly
  • Journal
  • Litera
  • Lumen
  • Lux
  • Materia
  • Minty
  • Morph
  • Pulse
  • Sandstone
  • Simplex
  • Sketchy
  • Spacelab
  • United
  • Yeti
  • Zephyr
  • Dark
  • Cyborg
  • Darkly
  • Quartz
  • Slate
  • Solar
  • Superhero
  • Vapor

  • Default (No Skin)
  • No Skin
Collapse

DDVT

DFFD

DFF

@DFF
About
Posts
26
Topics
25
Shares
0
Groups
0
Followers
0
Following
0

Posts

Recent Best Controversial

  • Châu Âu tiếp tục "delay" thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ
    DFFD DFF

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết Liên minh Châu Âu (EU) sẽ tiếp tục hoãn áp thuế trả đũa Mỹ, nhằm tạo điều kiện cho việc đàm phán một thỏa thuận thương mại.

    "Chúng tôi sẽ hoãn đến ngày 1/8. Trong thời gian đó, EU vẫn chuẩn bị phương án trả đũa", bà nói trong cuộc họp báo ngày 13/7. Dù vậy, lãnh đạo EC khẳng định ưu tiên của EU vẫn là một giải pháp đạt được thông qua đàm phán.

    Bà cũng khẳng định: "Rất ít nền kinh tế trên thế giới có độ mở và hoạt động thương mại công bằng như EU".

    Động thái mới nhất từ phía châu Âu diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi thư báo thuế cho khối này vào ngày 12/7. Theo đó, kể từ ngày 1/8, hàng hóa có xuất xứ châu Âu nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị đánh thuế 30%, cao hơn mức 20% được ông Trump công bố hôm 2/4.
    Ngoài việc đàm phán, EU vẫn đang soạn thảo biện pháp trả đũa nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thêm thuế. Hôm 13/7, bà von der Leyen cho biết khối này "đang thảo luận danh sách trả đũa thứ hai" và đồng thời tìm cách đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại, trong đó có đàm phán một hiệp định thương mại "lớn và quan trọng" với Indonesia gần đây.

    Trước đó, vào đầu tháng 4, EU từng thông báo tạm hoãn kế hoạch áp thuế trả đũa đối với 21 tỷ euro (tương đương 25 tỷ USD) hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ trong vòng 90 ngày.

    Hiện nay, EU là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Trong năm 2024, tổng kim ngạch thương mại giữa hai bên đạt khoảng 1.680 tỷ euro (1.980 tỷ USD). Trong đó, EU ghi nhận thặng dư 198 tỷ euro về hàng hóa, nhưng lại thâm hụt khoảng 148 tỷ euro về dịch vụ — tức thặng dư thương mại khoảng 50 tỷ euro so với Mỹ.

    Tổng thống Trump từ lâu đã bày tỏ lo ngại về cán cân thương mại không cân bằng giữa Mỹ và EU. Ông nhiều lần cho rằng EU đang lợi dụng Mỹ và đánh giá khối này là "khó đàm phán"./.

    Nguồn tham khảo: CNN

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật

  • Bamboo Airways có tân Chủ tịch HĐQT
    DFFD DFF

    Theo thông tin từ CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways), HĐQT công ty đã thống nhất bầu ông Phạm Ngọc Vịnh làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028.

    Ông Vịnh sẽ thay thế vai trò của ông Phan Đình Tuệ - người đã có đơn xin từ nhiệm sau hơn 1 năm nắm giữ chiếc "ghế" quyền lực nhất trong HĐQT công ty.

    Sinh năm 1970, ông Phạm Ngọc Vịnh tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự và Đại học Thương mại Hà Nội.

    Vị này có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, đã và đang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cấp cao tại nhiều doanh nghiệp. Trước khi tham gia vào HĐQT Bamboo Airways, ông Vịnh đã đồng hành với Bamboo Airways trong vai trò là cố vấn HĐQT.

    Với quyết định bổ nhiệm nêu trên, HĐQT Bamboo Airways nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 5 thành viên, gồm Chủ tịch Phạm Ngọc Vịnh, Phó chủ tịch thường trực Lê Thái Sâm, Phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Trọng và hai thành viên là các ông Vương Công Đức, Lê Bá Nguyên.

    Bamboo Airways cho biết việc hoàn tất bộ máy HĐQT là bước đi quan trọng trong tiếp nối hành trình tái cấu trúc toàn diện hãng để tăng năng lực điều hành, sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới.

    Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao, hãng bay đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, qua đó đạt được một số kết quả tích cực.

    Cụ thể, Bamboo Airways cơ bản đã hoàn thành trên 80% mục tiêu đặt ra về cơ cấu lại đội tàu bay, mạng lưới đường bay, nhân sự, hoạt động phục vụ mặt đất. Chi phí hoạt động khai thác cũng được hãng tiết giảm, mức lỗ từ hoạt động khai thác được cải thiện đáng kể so với kế hoạch được HĐQT thông qua

    Sang đến nửa đầu năm nay, tình hình hoạt động của hãng đã ghi nhận những chuyển biến tích cực. Đáng chú ý, theo ban lãnh đạo Bamboo Airways, hãng bay này sắp tiệm cận với điểm hòa vốn trong vận hành vào năm 2025 như kế hoạch, qua đó tạo tiền đề để công ty có lãi thời gian tới.

    Ngoài ra, Bamboo Airways đã tích cực gặp gỡ, trao đổi và làm việc với nhiều đối tác tài chính, nhà đầu tư trong và ngoài nước để bổ sung nguồn lực tài chính cho giai đoạn tiếp theo.

    Song song với đó, hãng cũng chuẩn bị các phương án kế hoạch chiến lược 5 năm 2025-2030 để làm việc với các công ty tư vấn, các nhà đầu tư chiến lược.

    Hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, kho hàng

  • Phó Thống đốc: NHNN sẽ tiếp tục triển khai lộ trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ "room" tín dụng
    DFFD DFF

    Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, diễn ra sáng 9/7.

    Theo đó, tại hội nghị, ông Đào Minh Tú cho biết, nhà điều hành thời gian qua đã chủ động, linh hoạt sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

    Cụ thể, lãi suất điều hành tiếp tục duy trì ở mức thấp, góp phần định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn. Tính đến ngày 10/6/2025, lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản vay mới của các ngân hàng thương mại ở mức 6,3%/năm – giảm 0,6 điểm % so với cuối năm 2024.

    Với điều hành tín dụng, ngay từ cuối năm 2024, NHNN thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động triển khai thực hiện

    Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục triển khai lộ trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD.

    Về điều hành tỷ giá, NHNN triển khai chính sách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, góp phần hấp thụ các cú sốc bên ngoài và giảm áp lực lên thị trường ngoại tệ. Các công cụ tiền tệ cũng được phối hợp nhịp nhàng để ổn định tỷ giá trong bối cảnh biến động quốc tế.

    Trong lĩnh vực quản lý thị trường vàng, cơ quan này tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước.

    Đồng thời, NHNN hiện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo trình tự rút gọn sau khi đã được Thủ tướng chấp thuận về chủ trương./.

    Công nghệ, AI, Blockchain, Machine Learning

  • Chi phí tàu biển và kiểm tra kỹ thuật: Áp lực hiện hữu với xuất khẩu nông sản Việt
    DFFD DFF

    Tạp chí điện tử DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU NÔNG THÔN
    Điện thoại: 024.6657.6928

    Hotline: 0988.009.916

    Email: tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

    Chi phí tàu biển và kiểm tra kỹ thuật: Áp lực hiện hữu với xuất khẩu nông sản Việt
    05:37 | 09/07/2025

    DNTH: Giá cước vận tải tăng mạnh, rào cản thương mại ngày càng siết chặt, đồng nội tệ nhiều nước mất giá và áp lực về tiêu chuẩn kỹ thuật tại thị trường nhập khẩu đang khiến doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam phải gồng mình thích nghi. Không chỉ đối phó trước mắt, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải cơ cấu lại toàn bộ chuỗi cung ứng nếu muốn tiếp tục xuất khẩu.

    Giá cước tàu biển container 40 feet đã tăng hơn 180% so với cùng kỳ năm trước, chạm ngưỡng 5.000–7.000 USD. Vina T&T công bố chi phí logistics chiếm đến 30% doanh thu xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp không đủ nguồn lực phải chọn cách xuất nội địa hoặc chịu lỗ khi xuất khẩu tuyến dài.

    Tỷ giá USD biến động, đồng Nhân dân tệ mất giá thêm 7% từ đầu năm ảnh hưởng đến khả năng đàm phán giá. EU đã trả lại ba lô hàng thanh long đầu năm 2025 do phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp vừa phát đi thông cáo cảnh báo doanh nghiệp kiểm soát nghiêm chất lượng để tránh bị trả lại hàng với tổn thất lớn.

    Theo VASEP, chi phí logistics cao và kiểm tra dư lượng khiến áp lực đè lên vai doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều đơn vị không đủ nguồn lực để đáp ứng yêu cầu quốc tế. Thực trạng này bắt buộc doanh nghiệp phải đầu tư vào vùng trồng kiểm soát, kho lạnh và hệ thống truy xuất gốc, nếu không sẽ khó giữ được thị trường xuất khẩu.

    Tài chính logistics dnth vasep

  • UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
    DFFD DFF

    Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9%.
    uob.jpeg
    Báo cáo mới phát hành của United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay thêm 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, lên 6,9%. Ngân hàng Singapore này điều chỉnh dự báo sau khi GDP quý II tăng trưởng vượt kỳ vọng và kết quả đàm phán thuế quan thuận lợi.

    Theo Cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng quý II đạt 7,96%, vượt xa dự báo của Bloomberg là 6,85% và của UOB là 6,1%. Tính chung nửa đầu năm, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,52%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2011.

    UOB đánh giá tăng trưởng vượt trội 6 tháng qua phần lớn nhờ xuất khẩu được thúc đẩy trước thời hạn Mỹ áp thuế đối ứng, tăng mạnh 14% so với cùng kỳ. Sau những thông tin tích cực về kết quả đàm phán thương mại của Việt Nam và Mỹ mới đây, nhà băng này nhận định "giai đoạn căng thẳng nhất đã qua" và dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cả năm 2025 ở mức vừa phải.

    Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng trên 8%. Hôm 4/7, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đánh giá trong bối cảnh quốc tế có nhiều bất ổn, song kinh tế Việt Nam vẫn "lội ngược dòng, đạt kết quả tích cực". Theo ông, mục tiêu tăng trưởng tối thiểu 8% trong 6 tháng cuối năm là khả thi.

    UOB cho rằng việc lạm phát vẫn dưới mục tiêu chính thức 4,5% trong nửa đầu năm 2025 và kết quả tăng trưởng tích cực của nền kinh tế nói chung giúp giảm áp lực nới lỏng chính sách.

    Do vậy, họ dự báo Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,5%. Cùng với đó, tỷ giá USD/VND quý III có thể ở mức 26.400 đồng và phục hồi lên 26.200 đồng trong 3 tháng cuối năm./.

    Nguồn: VnExpress

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật uob bloomberg dff

  • Lãnh đạo NHNN nêu lý do tiền đồng mất giá dù USD yếu đi
    DFFD DFF

    Mặt bằng lãi suất VND thấp giúp các tổ chức tín dụng có chi phí vốn rẻ hơn, nhưng chênh lệch lãi suất giữa VND và USD âm, khiến USD trở nên hấp dẫn hơn. Điều này làm biến động cung cầu ngoại tệ và thúc đẩy hành vi nắm giữ USD của các tổ chức tài chính, theo lãnh đạo NHNN.

    Thông tin trên được ông Phạm Chí Quang – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ nêu tại họp báo kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sáng 8/7.

    Ông Quang cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, chính sách của Mỹ thay đổi nhanh chóng, bao gồm chính sách thuế quan, tài khóa và tiền tệ, khiến chỉ số USD Index (DXY) có thời điểm giảm hơn 10%. Trong khi nhiều đồng tiền khác phục hồi mạnh, VND vẫn ghi nhận mức giảm khoảng 2,7 – 2,8% so với USD.

    Theo ông Quang, nguyên nhân chủ yếu đến từ định hướng điều hành chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng.

    “Để duy trì sức mạnh đồng tiền thì phải duy trì lãi suất, tức giá của đồng tiền đó. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN thời gian qua đã chủ động giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Quang nói.

    Lãnh đạo NHNN cho biết, năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, và các năm sau còn cao hơn. Trong bối cảnh đó, NHNN đã điều hành giảm mạnh lãi suất cho vay, giúp mặt bằng lãi suất giảm thêm 0,6 điểm % kể từ đầu năm, nối dài chuỗi giảm lãi suất từ năm 2022 đến nay.

    Tuy nhiên, theo ông Quang, để duy trì mức lãi suất thấp, nền kinh tế phải chấp nhận một số đánh đổi, trong đó có tỷ giá.

    “Mặt bằng lãi suất VND thấp giúp các tổ chức tín dụng có chi phí vốn rẻ hơn, nhưng chênh lệch lãi suất giữa VND và USD âm, khiến USD trở nên hấp dẫn hơn”, ông Quang phân tích. Điều này làm biến động cung cầu ngoại tệ và thúc đẩy hành vi nắm giữ USD của các tổ chức tài chính.

    Dự báo về các yếu tố tác động tỷ giá thời gian tới, ông Quang nhận định chính sách thuế quan của Mỹ và chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là hai biến số lớn.

    Theo ông Quang, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, đặc biệt với thị trường Mỹ. Vì vậy, mọi thay đổi trong chính sách thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng không chỉ đến thương mại song phương mà còn tới các đối tác có chuỗi cung ứng liên kết với Việt Nam, từ đó tác động đến tỷ giá và lãi suất trong nước.

    Về phía Fed, ông Quang lưu ý cơ quan này liên tục trì hoãn việc giảm lãi suất dù từng khẳng định sẽ cắt giảm hai lần trong năm. “Sự khó lường trong định hướng của Fed tạo ra biến động lớn với xu hướng và sự ổn định của lãi suất, tỷ giá tại Việt Nam”, ông nhấn mạnh.

    Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cũng cảnh báo, dù kinh tế phục hồi nhất định, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn lớn. Do đó, yếu tố bền vững trong tăng trưởng là vấn đề đáng lưu tâm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dư địa điều hành chính sách tiền tệ, bao gồm cả tỷ giá và lãi suất./.

    Tài chính logistics

  • Bamboo Airways bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT, tiến gần điểm hòa vốn trong năm 2025
    DFFD DFF

    Đại hội đồng cổ đông thường niên (AGM) 2025 diễn ra hôm 5/7 của CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã thông qua việc bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT là ông Phạm Ngọc Vịnh và ông Vương Công Đức

    Ông Phạm Ngọc Vịnh sinh năm 1970, tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự và Đại học Thương mại Hà Nội.

    Vị này có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, đã và đang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cấp cao tại nhiều doanh nghiệp. Trước khi tham gia vào HĐQT Bamboo Airways, ông Vịnh đã đồng hành với Bamboo Airways trong vai trò là cố vấn HĐQT.

    Trong khi đó, ông Vương Công Đức có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực luật, tài chính, ngân hàng. Tân Thành viên HĐQT của Bamboo Airways từng có thời gian du học chuyên ngành Luật tại Tashkent (Liên Xô cũ) và tốt nghiệp Đại học Luật TP HCM.

    Ông Đức từng đảm nhiệm các chức vụ quản lý, điều hành cấp cao tại nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính như, Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty Dịch vụ Du lịch Quốc tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu… và hiện là thành viên HĐQT Sacombank.

    Như vậy, HĐQT Bamboo Airways nhiệm kỳ 2023 - 2028 sẽ bao gồm 5 thành viên là ông Phạm Ngọc Vịnh, ông Vương Công Đức, ông Lê Thái Sâm, ông Nguyễn Ngọc Trọng và ông Lê Bá Nguyên.

    Công ty cho biết sẽ tổ chức họp phiên sớm nhất để bầu tân Chủ tịch HĐQT.

    Ở hướng ngược lại, AGM 2025 của hãng bay này cũng thống nhất việc miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT là ông Phan Đình Tuệ và bà Lê Thị Trúc Quỳnh. Trong đó, bà Quỳnh vẫn giữ vị trí Phó tổng giám đốc Bamboo Airways.

    Sắp tiệm cận với điểm hòa vốn
    Tại Đại hội, đại diện Bamboo Airways biết hãng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, qua đó đạt được một số kết quả tích cực.

    Cụ thể, Bamboo Airways cơ bản đã hoàn thành trên 80% mục tiêu đặt ra về cơ cấu lại đội tàu bay, mạng lưới đường bay, nhân sự, hoạt động phục vụ mặt đất. Chi phí hoạt động khai thác cũng được hãng tiết giảm, mức lỗ từ hoạt động khai thác được cải thiện đáng kể so với kế hoạch được HĐQT thông qua

    Sang đến nửa đầu năm nay, tình hình hoạt động của hãng đã ghi nhận những chuyển biến tích cực. Đáng chú ý, theo ban lãnh đạo Bamboo Airways, hãng bay này sắp tiệm cận với điểm hòa vốn trong vận hành vào năm 2025 như kế hoạch, qua đó tạo tiền đề để công ty có lãi thời gian tới.

    Ngoài ra, Bamboo Airways đã tích cực gặp gỡ, trao đổi và làm việc với nhiều đối tác tài chính, nhà đầu tư trong và ngoài nước để bổ sung nguồn lực tài chính cho giai đoạn tiếp theo.

    Song song với đó, hãng cũng chuẩn bị các phương án kế hoạch chiến lược 5 năm 2025-2030 để làm việc với các công ty tư vấn, các nhà đầu tư chiến lược.

    Hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, kho hàng

  • Kinh Bắc (KBC) được duyệt thêm khu công nghiệp 11.500 tỷ đồng ở Thái Nguyên
    DFFD DFF

    @DFF said in Kinh Bắc (KBC) được duyệt thêm khu công nghiệp 11.500 tỷ đồng ở Thái Nguyên:

    Kinh Bắc (KBC) được duyệt thêm khu công nghiệp 11.500 tỷ đồng ở Thái Nguyên
    Doanh nghiệp của ông Đặng Thành Tâm đang liên tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư, với hàng loạt dự án quy mô khủng tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.

    Mới nhất, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp Phú Bình với tổng vốn đầu tư 11.492 tỷ đồng và quy mô 675 ha.

    KCN Phú Bình tọa lạc tại khu vực Đông Nam tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn ba xã sau sáp nhập: Phú Bình, Kha Sơn và Tân Thành.

    Dự án được quy hoạch là khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, định hướng thu hút đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, tự động hóa, công nghiệp hỗ trợ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

    Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tiến độ thực hiện trong vòng 60 tháng kể từ ngày được Nhà nước giao đất.
    Kinh Bắc (KBC) được duyệt thêm khu công nghiệp 11.500 tỷ đồng ở Thái Nguyên
    Doanh nghiệp của ông Đặng Thành Tâm đang liên tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư, với hàng loạt dự án quy mô khủng tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.

    Mới nhất, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp Phú Bình với tổng vốn đầu tư 11.492 tỷ đồng và quy mô 675 ha.

    KCN Phú Bình tọa lạc tại khu vực Đông Nam tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn ba xã sau sáp nhập: Phú Bình, Kha Sơn và Tân Thành.

    Dự án được quy hoạch là khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, định hướng thu hút đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, tự động hóa, công nghiệp hỗ trợ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

    Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tiến độ thực hiện trong vòng 60 tháng kể từ ngày được Nhà nước giao đất.

    Phối cảnh tổng thể Khu công nghiệp Phú Bình (Thái Nguyên) với quy mô 675 ha (Nguồn: Kinh Bắc)

    Trước đó ít ngày, Kinh Bắc cũng được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Giang (Hải Dương) với quy mô khoảng 147,9ha, tổng mức đầu tư là 1.755 tỷ đồng.

    Theo quyết định của UBND tỉnh Hải Dương, Khu công nghiệp Bình Giang thuộc địa bàn các xã Thái Minh, Nhân Quyền, Thái Hòa, Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương có thời hạn hoạt động là 50 năm. Thời hạn thực hiện Dự án trong vòng 30 tháng kể từ ngày nhận Quyết định chủ trương đầu tư.

    Ngoài ra, KBC vừa qua cũng đã khởi công dự án đầu tư dự án Khu đô thị, nghỉ dưỡng & sân golf Khoái Châu (Trump International Hưng Yên) rộng 888,5 ha, tổng vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD.

    Theo quy hoạch, dự án bao gồm hệ thống sân golf VIP 54 hố, khu nghỉ dưỡng, biệt thự cao cấp, quần thể đô thị hiện đại và các tiện ích theo tiêu chuẩn quốc tế.

    Cơ hội kinh doanh, giới thiệu dịch vụ, sales và marketing dff mxh dff

  • Kinh Bắc (KBC) được duyệt thêm khu công nghiệp 11.500 tỷ đồng ở Thái Nguyên
    DFFD DFF

    Kinh Bắc (KBC) được duyệt thêm khu công nghiệp 11.500 tỷ đồng ở Thái Nguyên
    Doanh nghiệp của ông Đặng Thành Tâm đang liên tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư, với hàng loạt dự án quy mô khủng tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.

    Mới nhất, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp Phú Bình với tổng vốn đầu tư 11.492 tỷ đồng và quy mô 675 ha.

    KCN Phú Bình tọa lạc tại khu vực Đông Nam tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn ba xã sau sáp nhập: Phú Bình, Kha Sơn và Tân Thành.

    Dự án được quy hoạch là khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, định hướng thu hút đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, tự động hóa, công nghiệp hỗ trợ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

    Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư, với tiến độ thực hiện trong vòng 60 tháng kể từ ngày được Nhà nước giao đất.

    Trước đó ít ngày, Kinh Bắc cũng được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Giang (Hải Dương) với quy mô khoảng 147,9ha, tổng mức đầu tư là 1.755 tỷ đồng.

    Theo quyết định của UBND tỉnh Hải Dương, Khu công nghiệp Bình Giang thuộc địa bàn các xã Thái Minh, Nhân Quyền, Thái Hòa, Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương có thời hạn hoạt động là 50 năm. Thời hạn thực hiện Dự án trong vòng 30 tháng kể từ ngày nhận Quyết định chủ trương đầu tư.

    Ngoài ra, KBC vừa qua cũng đã khởi công dự án đầu tư dự án Khu đô thị, nghỉ dưỡng & sân golf Khoái Châu (Trump International Hưng Yên) rộng 888,5 ha, tổng vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD.

    Theo quy hoạch, dự án bao gồm hệ thống sân golf VIP 54 hố, khu nghỉ dưỡng, biệt thự cao cấp, quần thể đô thị hiện đại và các tiện ích theo tiêu chuẩn quốc tế.

    Cơ hội kinh doanh, giới thiệu dịch vụ, sales và marketing dff mxh dff

  • Hãng sản xuất máy bay thương mại lớn thứ 3 thế giới muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam
    DFFD DFF

    Lãnh đạo tập đoàn Embraer bày tỏ mong muốn được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để doanh nghiệp hợp tác lâu dài với các đối tác tại nước ta, qua đó đóng góp vào tiến trình đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Brazil.
    emb.jpeg
    Đề xuất trên được ông Jose Serrador Neto - Phó Chủ tịch toàn cầu của Tập đoàn Embraer - nêu tại buổi tiếp kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil.

    Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh và đánh giá cao các sản phẩm tàu bay thương mại thế hệ mới của Embraer có thể là giải pháp giúp các hãng hàng không Việt Nam vừa phát triển đội tàu bay bền vững, vừa giúp nâng cao hiệu quả khai thác, vừa đảm bảo an toàn bay.

    Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Embraer nghiên cứu, tiếp tục trao đổi với các đối tác Việt Nam như Vietnam Airlines, Vietjet, Viettel… để tiến tới các hoạt động hợp tác cụ thể, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

    Trong đó, việc mở đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và Brazil được ưu tiên triển khai; đồng thời thúc đẩy phát triển hệ sinh thái hàng không vũ trụ tại Việt Nam, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, xây dựng trung tâm bảo dưỡng máy bay và đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ mạng lưới đối tác, khách hàng của Embraer tại khu vực ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương.

    Bên cạnh đó, Embraer cũng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hiện diện tại thị trường Nam Mỹ.

    Tiếp lời Thủ tướng, ông Jose Serrador Neto và các cộng sự của Embraer đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tạo điều kiện để Embraer hợp tác lâu dài với các đối tác Việt Nam.

    Ngoài ra, lãnh đạo Embraer nhấn mạnh tập đoàn sẽ tích cực đóng góp vào tiến trình đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại tự do, hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Brazil và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - MERCOSUR như đề nghị của Thủ tướng

    Hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, kho hàng embraer hàng không

  • Xuất khẩu gạo tăng, nhưng giá giảm
    DFFD DFF

    Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 43,4%. Bờ Biển Ngà và Gana là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 10,7% và 10,5%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines giảm 17,4%, thị trường Bờ Biển Ngà tăng 88,6%, thị trường Gana tăng 61,4%. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất ở thị trường Bangladesh với mức tăng 293,2 lần và giảm mạnh nhất ở thị trường Malaysia với mức giảm 54,7%.

    A
    A
    A
    Xuất khẩu gạo tăng, nhưng giá giảm
    09:18 | 07/07/2025

    DNTH: Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu gạo 4,9 triệu tấn với 2,54 tỷ USD, tăng 7,6% về khối lượng nhưng giảm 12,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng ước đạt 517,5 USD/tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2024.

    Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 43,4%. Bờ Biển Ngà và Gana là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 10,7% và 10,5%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines giảm 17,4%, thị trường Bờ Biển Ngà tăng 88,6%, thị trường Gana tăng 61,4%. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất ở thị trường Bangladesh với mức tăng 293,2 lần và giảm mạnh nhất ở thị trường Malaysia với mức giảm 54,7%.

    Đồng bằng Sông Cửu Long: Lúa hè thu “chới với” đầu ra | Báo Dân tộc và Phát triển

    Thu hoạch lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ảnh minh họa)

    Theo Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, tuần qua, giá lúa khô loại IR 50404 ở Cần Thơ là 7.900 đồng/kg, Vĩnh Long duy trì ở mức 6.600 đồng/kg; Đồng Tháp là 6.600 đồng/kg...

    Với OM 18, tại Cần Thơ là 7.400 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; Đồng Tháp là 7.000 đồng/kg,…

    Với lúa Jasmine, tại Cần Thơ là 8.400 đồng/kg; Đồng Tháp là 7.000 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg. ST 25 tại Cần Thơ vẫn là 9.500 đồng/kg…

    Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang, giá một số loại lúa tươi được thương lái thu mua như: lúa IR 50404 ở mức từ 5.500 - 5.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa OM 380 từ 5.600 - 5.800 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; giá lúa OM 5451 dao động mốc 5.900 - 6.000 đồng/kg…

    Với mặt hàng gạo trên thị trường bán lẻ tại An Giang, gạo thường có giá từ 14.500 -15.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài từ 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Jasmine từ 16.000 - 18.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 21.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 17.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg…

    Giá gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 8.100 - 8.200 đồng/kg, gạo thành phẩm IR 504 từ 9.500 - 9.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 từ 7.850 - 7.900 đồng/kg; gạo thành phẩm OM 380 dao động ở mức 8.800 - 9.000 đồng/kg.

    Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 7.250 - 10.000 đồng/kg. Giá cám khô ở mức 9.000 - 10.000 đồng/kg.

    Về xuất khẩu, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 382 USD/tấn hôm 3/7, giảm nhẹ so với mức 383 USD/tấn của tuần trước.

    Trong khi đó, giá gạo Thái Lan sụt giảm do áp lực của đồng baht mạnh lên và nhu cầu yếu. Còn giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ duy trì ổn định do nhu cầu ảm đạm và nguồn cung dồi dào.

    Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức 380 USD/tấn, giảm so với mức từ 385 - 390 USD/tấn được niêm yết vào tuần trước. Một nhà giao dịch cho biết giá gạo giảm do đồng baht mạnh lên, trong khi nhu cầu rất ít.

    Tình hình nguồn cung không thay đổi khi các nhà giao dịch dự kiến sẽ có thêm nguồn cung đổ vào thị trường vào khoảng tháng 8/2025.

    Trong khi đó, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 382 - 387 USD/tấn, không đổi so với tuần trước. Giá gạo trắng 5% tấm được báo giá trong khoảng 375 - 381 USD/tấn.

    Một nhà giao dịch tại New Delhi cho biết nhu cầu vẫn còn yếu, các khách hàng chỉ đang mua cầm chừng vì họ biết nguồn cung tại các nước xuất khẩu đang rất dồi dào.

    Tính đến ngày 1/6, lượng gạo dự trữ của Ấn Độ, bao gồm cả lúa chưa xay xát, đã đạt mức kỷ lục 59,5 triệu tấn, vượt xa mục tiêu 13,5 triệu tấn mà chính phủ đặt ra cho ngày 1/7.

    Trong một diễn biến khác, mặc dù lượng gạo dự trữ dồi dào, song giá gạo nội địa tại Bangladesh vẫn ở mức cao, gây áp lực lên các hộ gia đình vốn đã phải vật lộn với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.

    Các nhà giao dịch và quan sát thị trường cho biết, mặc dù không có tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngay lập tức song những yếu tố như chuỗi cung ứng kém hiệu quả, chi phí sản xuất cao và tình trạng thao túng thị trường đã khiến giá cả duy trì ở mức cao.

    Về thị trường nông sản Mỹ, giá ngô và đậu tương của Mỹ đã tăng nhẹ trong phiên ngày 3/7, chủ yếu do hoạt động mua bù thiếu (short covering) trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài của Mỹ. Một yếu tố khác cũng được thị trường quan tâm là bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại bang nông nghiệp Iowa vào cuối ngày 3/7.

    Mua bù thiếu hay còn gọi là mua trả, mua bù, mua lấp trống. Mua bù thiếu là việc mua lại chứng khoán/tài sản đã vay để đóng các vị thế bán đang mở nhằm thu lại một khoản lãi hoặc lỗ. Mua bù thiếu đòi hỏi nhà giao dịch phải mua lại cùng một loại chứng khoán/tài sản đã được bán khống ban đầu do quá trình này liên quan đến việc vay mượn chứng khoán và bán trên thị trường. Quá trình này được các nhà giao dịch sử dụng lệnh mua lại để trả (buy to cover). Mua bù thiếu là qui trình cần thiết để đóng một vị thế bán đang mở. Việc sở hữu vị thế bán có thể đem lại lợi nhuận nếu được mua lại ở mức giá thấp hơn so với giao dịch ban đầu và sẽ tạo ra khoản lỗ nếu nó được mua lại ở mức giá cao hơn giá ban đầu.

    Trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá đậu tương giao tháng 8/2025 chốt phiên tăng 2 xu, lên mức 10,5550 USD/bushel. Giá đậu tương giao tháng 11/2025 tăng 1,25 xu lên 10,4925 USD/bushel.

    Giá ngô giao tháng 9/2025 tăng 2,25 xu lên 4,2025 USD/bushel. Trong khi đó, giá ngô giao tháng 12/2025 tăng 3,50 xu lên 4,37 USD/bushel. Còn giá lúa mỳ giao tháng 9/2025 giảm 7,25 xu xuống 5,5675 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).

    Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế bởi nguồn cung dồi dào từ Nam Mỹ và triển vọng thu hoạch khả quan tại Mỹ trong bối cảnh thời tiết nhìn chung thuận lợi trên khắp vùng Trung Tây.

    Giá lúa mỳ kỳ hạn giảm sau hai ngày tăng giá liên tiếp, do tiến độ thu hoạch lúa mỳ vụ Đông đang được đẩy nhanh tại Mỹ và vụ mùa bội thu ở khu vực Biển Đen và Tây Âu.

    Các nhà giao dịch đã tiến hành chốt lời trước khi thị trường đóng cửa nghỉ lễ vào ngày 4/7 để phòng ngừa rủi ro biến động từ triển vọng thời tiết cuối tuần.

    Đến nay, thời tiết đầu vụ tại Mỹ chưa phải là một rủi ro lớn đối với cây trồng. Cây ngô đang bước vào giai đoạn thụ phấn quan trọng, và các dự báo về những cơn mưa rải rác đã giúp giảm bớt lo ngại về các vùng khô hạn cục bộ tại một số khu vực của vùng Trung Tây.

    Về thị trường cà phê thế giới, giá cà phê giao tháng 9/2025 ở sàn giao dịch London phiên 5/7/2025 tăng 50 USD (tương đương 1,38%) lên mức 3.677 USD/tấn. Giá cà phê robusta giao tháng 11/2025 tăng thêm 46 USD (tương đương 1,29%) lên 3.615 USD/tấn.

    Còn sàn giao dịch New York đóng cửa để nghỉ lễ.

    Theo ông German Bahamon, Chủ tịch Liên đoàn Cà phê Quốc gia Colombia (FNC), sản lượng cà phê của Colombia dự kiến giảm từ 1 - 1,5 triệu bao (loại 60 kg) trong niên vụ 2025 - 2026 do mưa lớn bất thường.

    Ông German Bahamon cho biết, lượng mưa quá mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12, khiến sản lượng năm tới chỉ đạt khoảng 15 triệu bao, giảm so với kỳ vọng.

    Giá cà phê tại Việt Nam đang giao dịch quanh ngưỡng 95.800 - 96.400 đồng/kg.

    Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2024/25 dự kiến đạt 25,8 triệu bao, giảm 1,5 triệu bao so với dự báo ban đầu nhưng vẫn cao hơn mức 24,4 triệu bao của niên vụ trước.

    Trong nửa đầu niên vụ, xuất khẩu đạt 12,15 triệu bao, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, với sự sụt giảm tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Italy, Tây Ban Nha và Đức.

    Nguyên nhân chính là giá cà phê trong nước tăng cao khiến nông dân giữ hàng chờ giá, dẫn đến khan hiếm nguồn cung cho xuất khẩu. Đồng thời, biến động giá khiến các nhà xuất khẩu thận trọng hơn

    Kiến thức logistics và Chuỗi cung ứng

  • Ông Nguyễn Thanh Sơn làm Giám đốc điều hành Vietjet
    DFFD DFF

    HĐQT CTCP Hàng không Vietjet (Mã CK: VJC) vừa thông qua việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Tổng giám đốc – giữ chức Giám đốc điều hành (Managing Director) kể từ ngày 4/7/2025.

    Sinh năm 1971, ông Nguyễn Thanh Sơn có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành hàng không.

    Ông Sơn gia nhập Vietjet từ năm 2011 với chức danh Giám đốc thương mại. Đến tháng 4/2018, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietjet.

    Trước đó, ông Sơn từng công tác tại CTCP Hàng không Pacific Airlines và có gần 1 năm làm việc tại Qatar Airways Company Q.C.S.C.

    Hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, kho hàng

  • Đô la Mỹ suy yếu trên thị trường quốc tế, tỷ giá vì sao vẫn lầm lũi đi lên?
    DFFD DFF

    Quyết định tạm hoãn thuế đối ứng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong vòng 90 ngày sẽ hết hạn vào ngày 9-7-2025. Đây sẽ là tâm điểm của các thị trường trong những ngày tới, có lẽ cũng là lý do khiến tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng chịu áp lực không nhỏ trong những ngày gần đây.

    Ngược pha

    Chỉ số USD Index tiếp tục rớt 2,6% trong tháng 6-2025, đáng dấu tháng thứ 6 giảm liên tiếp, hiện xuống vùng thấp nhất trong ba năm qua tại 96,8 điểm. So với mốc đỉnh cao 110 điểm đầu năm 2025, chỉ số đo lường sức mạnh của đô la Mỹ này đã giảm đến 12%.

    Theo khảo sát gần đây của Diễn đàn các tổ chức tài chính và tiền tệ chính thức (OMFIF), đô la Mỹ đã rơi từ vị trí đồng tiền được ưa chuộng nhất năm ngoái xuống vị trí thứ 7 hiện nay. Một phần ba trong số 75 ngân hàng trung ương được khảo sát (quản lý khoảng 5.000 tỉ đô la Mỹ dự trữ) cho biết sẽ tăng nắm giữ vàng trong 1-2 năm tới, trong khi các nhà đầu tư ngoài nước Mỹ đang dẫn đầu xu hướng thoái vốn khỏi tài sản định giá bằng đô la Mỹ. Trái ngược với đà suy yếu của đô la Mỹ, euro và nhân dân tệ đang nổi lên như những lựa chọn thay thế hàng đầu.

    Bất chấp sự suy yếu của đô la Mỹ trên thị trường quốc tế, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng vẫn lầm lũi đi lên trong thời gian qua. Tỷ giá trung tâm sau khi tăng 141 đồng trong tháng 5, tháng 6 tăng thêm 74 đồng, nâng mức tăng lũy kế trong nửa đầu năm 2025 lên 717 đồng, tương đương tăng 2,95%, hiện ở mức 25.052 đồng/đô la tính đến ngày 30-6-2025. Giá giao dịch đô la Mỹ tại các ngân hàng cũng tăng xấp xỉ 100 đồng trong tháng 6 và tăng 700-750 đồng so với đầu năm, tương đương tăng 2,9%. Trong khi đó, giá đô la Mỹ tự do tăng 150 đồng trong tháng 6 và tăng 680 đồng so với đầu năm, tương đương tăng 2,6%.

    Trước tình hình này, tiền đồng trở nên mất giá mạnh so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác. Cụ thể, theo bảng tính tỷ giá chéo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền đồng đã giảm giá 15-16% so với euro, franc Thụy Sỹ, real Braxin, đồng curon Na Uy, curon Đan Mạch; giảm 12% so với yen Nhật, bảng Anh; giảm 9-10% so với đô la New Zealand, đô la Singapore, ringgit Malaysia, baht Thái, won Hàn Quốc và giảm 5% so với nhân dân tệ Trung Quốc.

    Nguyên nhân

    Đầu tiên, việc Việt Nam có nguy cơ nằm trong nhóm bị Mỹ đánh thuế đối ứng cao nhất đã góp phần gây áp lực lên tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng trong suốt thời gian qua. Dù phía Việt Nam đã tích cực đàm phán để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tốt hơn, nhưng khả năng thuế suất đánh lên hàng hóa Việt Nam vào Mỹ sẽ khó có thể trở lại mức thấp như trước. Điều này không chỉ tác động tiêu cực lên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Điểm tích cực là xu hướng tiền đồng mất giá thời gian qua phần nào hạn chế bớt ảnh hưởng tiêu cực của các hàng rào thuế quan.

    Trong khi nguồn cung ngoại tệ có nguy cơ bị thu hẹp, lực cầu ngoại tệ trong nước vẫn khá lớn. Số liệu cho thấy Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã mua gần 1,9 tỉ đô la Mỹ từ đầu năm đến nay. Theo Công ty Chứng khoán VDSC, việc mua đô la Mỹ liên tục của KBNN khiến trạng thái ngoại tệ của hệ thống giảm đáng kể so với đầu năm, còn khoảng 750 triệu đô la Mỹ tại thời điểm giữa tháng 6-2025. Trong khi đó, nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức cao, khi nhiều doanh nghiệp trong nước tranh thủ nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu trước rủi ro xung đột quân sự và địa chính trị có thể lại làm đứt gãy, tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Chênh lệch lãi suất đô la Mỹ và tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng cũng làm tăng nhu cầu tích trữ đô la Mỹ để thực hiện các hoạt động giao dịch ăn chênh lệch lãi suất. Ngày 23-6-2025, lãi suất qua đêm tiền đồng giảm sâu xuống 1,62%/năm - mức thấp kỷ lục kể từ tháng 3-2024, khiến cho chêch lệch lãi suất đô la Mỹ và tiền đồng kỳ hạn qua đêm giảm về mức tương đương giai đoạn tháng 9-2024. Trước tình thế này, ngày 24-6-2025 nhà điều hành đã phát hành tín phiếu trở lại sau hơn ba tháng tạm dừng.

    Kể từ đó đến nay, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã liên tục tăng trở lại, và phiên ngày 30-6-2025 vừa qua chứng kiến lãi suất qua đêm tăng vọt lên mức 7,6%/năm, tăng 6% chỉ trong vòng một tuần, trong bối cảnh nhu cầu thanh khoản hệ thống thường tăng mạnh vào giai đoạn cuối quí - trước thời điểm chốt báo cáo tài chính của các ngân hàng. Hệ quả là NHNN đã bơm ròng hơn 52.904 tỉ đồng cho hệ thống ngân hàng trong ngày 30-6, sau khi đã đã bơm ròng 39.858 tỉ đồng trong tuần trước, tập trung vào hai phiên ngày 26 và 27-6. Lãi suất tiền đồng liên ngân hàng tăng mạnh giúp thu hẹp chênh lệch lãi suất đô la Mỹ và tiền đồng, góp phần giảm áp lực lên tỷ giá.

    Dự báo

    Quyết định tạm hoãn thuế đối ứng trong vòng 90 ngày của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ hết hạn vào ngày 9-7-2025. Đây sẽ là tâm điểm của các thị trường trong những ngày tới, có lẽ cũng là lý do khiến tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng trong nước chịu áp lực không nhỏ trong những ngày gần đây. Một thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Mỹ với thuế suất nếu hợp lý - kịch bản đang được kỳ vọng lớn nhất, sẽ phần nào dỡ bỏ những lo ngại cho thị trường ngoại hối.

    Cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tháng 7 này cũng được kỳ vọng sẽ chứng kiến ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản đô la Mỹ, sau hơn nửa năm tạm ngừng vì lo ngại áp lực lạm phát trở lại. Điều này sẽ góp phần thu hẹp chênh lệch lãi suất đô la Mỹ và tiền đồng, dòng vốn quốc tế có thể đảo chiều, góp phần giảm bớt áp lực tỷ giá và hỗ trợ cân đối vĩ mô

    Dù vậy, phần lớn dự báo cho rằng xu hướng đi lên của tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng vẫn sẽ duy trì trong nửa cuối năm 2025, khi cân đối cung - cầu ngoại tệ vẫn sẽ căng thẳng. Công ty Chứng khoán VDSC lưu ý thặng dư thương mại đã giảm dần trong các tháng gần đây, còn dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ dịch chuyển khi câu chuyện thuế quan rõ ràng hơn và áp lực tăng trưởng sẽ dẫn đến việc thúc đẩy tín dụng và đầu tư công; từ đó quan ngại rằng kỳ vọng lạm phát tăng trong tương lai có thể khiến nhu cầu tích trữ đô la Mỹ gia tăng.

    Còn Công ty Chứng khoán VPBankS nhận định dù Fed sẽ cắt giảm lãi suất nhưng tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng vẫn sẽ gặp nhiều áp lực từ những biến động kinh tế - chính trị toàn cầu và những điều chỉnh liên tục trong chính sách thương mại quốc tế. NHNN dù áp dụng chính sách linh hoạt kết hợp can thiệp kịp thời qua các phiên bán ngoại tệ kỳ hạn để ổn định thị trường, nhưng nhu cầu nhập khẩu vào mùa cao điểm, cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chưa thực sự vững chắc và nguy cơ suy yếu cán cân thương mại sẽ khiến tiền đồng khó tránh khỏi sức ép mất giá.

    Trong một diễn biến khác, ông Paulo Medas - Trưởng đoàn Điều IV của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), gần đây nhận định rằng Việt Nam nên kiên định tập trung vào neo giữ kỳ vọng lạm phát. Việc cho phép tỷ giá biến động linh hoạt sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi nền kinh tế điều chỉnh để thích ứng với cú sốc từ bên ngoài. Có thể cân nhắc nới lỏng tiền tệ ở mức độ nào đó trong trường hợp lãi suất toàn cầu giảm như dự kiến và lạm phát giảm.

    Tài chính logistics

  • Ngân hàng lớn nhất UAE sắp phát hành trái phiếu số đầu tiên tại Trung Đông
    DFFD DFF

    Ngân hàng First Abu Dhabi Bank (FAB) – tổ chức tài chính lớn nhất UAE – sắp phát hành trái phiếu kỹ thuật số đầu tiên của khu vực Trung Đông thông qua nền tảng HSBC Orion.

    Trái phiếu trị giá 100 triệu USD, kỳ hạn 3 năm, sẽ được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Abu Dhabi (ADX).

    FAB không phải "tay mơ" trong lĩnh vực blockchain. Ngân hàng này đang phát triển stablecoin gắn với đồng Dirham, là người dùng sớm của nền tảng thanh toán Kinexys của JPMorgan.

    FAB còn tham gia thử nghiệm nhân dân tệ số (e-CNY) của Trung Quốc, và là thành viên dự án CBDC xuyên biên giới mBridge, cùng các ngân hàng trung ương của Trung Quốc, Hong Kong, Saudi Arabia, Thái Lan và UAE.

    Theo ông Abdulla Salem Alnuaimi – CEO của ADX Group, bước đi trên sẽ đặt nền móng cho một hệ sinh thái tài sản token hóa phong phú hơn như trái phiếu xanh, và sản phẩm gắn với bất động sản.

    Sản phẩm này được phát hành qua mạng lưới blockchain tại Hong Kong của HSBC Orion – nền tảng tích hợp sẵn với hệ thống lưu ký chứng khoán CMU và kết nối với các hệ thống thanh toán toàn cầu như Clearstream và Euroclear. Nhà đầu tư toàn cầu có thể mua trái phiếu như bình thường hoặc trực tiếp tham gia HSBC Orion.

    HSBC đóng vai trò điều phối toàn cầu, nhà quản lý phát hành và điều hành sổ lệnh trong giao dịch này. Trong 9 tháng qua, Orion là nền tảng phát hành trái phiếu số tích cực nhất, với ít nhất 7 đợt, bao gồm trái phiếu kho bạc của Luxembourg và trái phiếu số 100 triệu euro của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)./.

    Công nghệ, AI, Blockchain, Machine Learning

  • Việt Nam lọt top 11 toàn cầu về giao dịch tiền số
    DFFD DFF

    Việt Nam là một trong những quốc gia có hoạt động tiền mã hóa sôi động nhất thế giới – xếp thứ 11 toàn cầu về giá trị tài sản số nhận được trong giai đoạn từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024, nhưng lại nằm trong nhóm quốc gia chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh, tạo ra khoảng trống lớn về kiểm soát AML/CFT.

    Trong bối cảnh thế giới đang ráo riết thiết lập khung pháp lý để kiểm soát và phát triển thị trường tiền mã hóa, Việt Nam cần bứt tốc hơn nữa trong cuộc đua này.

    Theo báo cáo "The Road to Crypto Regulation" (Tạm dịch: Con đường pháp lý của crypto) do Chainalysis công bố tháng 7/2025, Việt Nam là một trong số ít quốc gia chưa triển khai bất kỳ quy định có hiệu lực nào liên quan đến tài sản số – bao gồm chống rửa tiền, bảo vệ người tiêu dùng hay đảm bảo tính minh bạch thị trường.

    25 thị trường hàng đầu được phân loại theo 3 tiêu chí:

    1️⃣Tính toàn vẹn tài chính (AML/CFT)

    2️⃣Bảo vệ người tiêu dùng

    3️⃣Tính toàn vẹn thị trường

    Việt Nam bị đánh dấu 🔴 cả ba hạng mục, đồng nghĩa với việc chưa có quy định nào đi vào thực thi.

    Trong khi đó, các nước trong khu vực như Indonesia, Hong Kong, hay Singapore đều đã ban hành khung pháp lý khá toàn diện – thậm chí một số nước như Hàn Quốc còn áp dụng các biện pháp bảo hiểm tài sản, giám sát thị trường theo thời gian thực và kiểm soát chặt chẽ các ví lạnh (cold wallet) của sàn giao dịch.

    Theo Chainalysis, Việt Nam chưa áp dụng Khuyến nghị 15 của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) – tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý tài sản ảo và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASPs) nhằm phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT).

    Việt Nam được xếp vào giai đoạn “Phát triển chính sách và lập pháp” – tức là đang hoàn thiện luật nhưng chưa bước sang giai đoạn thực thi, cùng nhóm với Mỹ, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, trên sơ đồ “The Policy Lifecycle” của Chainalysis.

    Đồng nghĩa, các nhà đầu tư trong nước đang đối diện trước rủi ro lừa đảo, thao túng giá, hay mất mát tài sản do vi phạm an ninh mạng.

    Luật mới – kỳ vọng thay đổi cục diện

    Tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi Luật Công nghiệp Công nghệ số được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2025 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026. Lần đầu tiên, luật định nghĩa rõ ràng về tài sản số và trao quyền cho Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn chi tiết.

    Theo đó, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan sẽ:

    ▪️Thiết lập cơ chế cấp phép, quản lý và giám sát hoạt động của VASPs

    ▪️Ban hành chuẩn AML/CFT phù hợp với FATF

    ▪️Chuẩn hóa quy trình KYC, báo cáo giao dịch đáng ngờ, và thực thi Travel Rule

    Việc ban hành khung pháp lý này không chỉ thu hẹp khoảng cách với các chuẩn mực quốc tế, mà còn là bước tiến lớn giúp Việt Nam xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, an toàn, đồng thời tăng cường tính toàn vẹn thị trường.

    Bởi vậy, cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong lĩnh vực tài sản số cần gấp rút chuẩn bị về mặt kỹ thuật và pháp lý.

    Các sàn giao dịch, ví điện tử, nền tảng NFT hay dịch vụ DeFi sẽ phải thích nghi với loạt yêu cầu mới: từ xác minh danh tính người dùng (KYC), kiểm soát dòng tiền (AML), đến báo cáo các giao dịch xuyên biên giới.

    Ở chiều ngược lại, Chính phủ cũng đối mặt thách thức lớn: làm sao để vừa thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong Web3, vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro tài chính, tránh để thị trường bị lợi dụng làm công cụ rửa tiền hoặc lừa đảo.

    Cơ hội trở thành trung tâm Web3 của khu vực đang đến rất gần, Luật Công nghiệp Công nghệ số là điểm khởi đầu quan trọng, nhưng việc triển khai thực thi hiệu quả mới là chìa khóa để bứt phá./.

    Công nghệ, AI, Blockchain, Machine Learning

  • Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu tăng gấp 3 lần
    DFFD DFF

    Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Đỗ Hồng Khanh, Chánh văn phòng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn. Riêng đối với sầu riêng đông lạnh, Việt Nam đã xuất khẩu được 388 lô với sản lượng 14.282 tấn, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2024.

    Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng mạnh một phần cũng là do nhờ chính sách mở cửa thị trường (Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc vào tháng 8/2024). Đồng thời, dưới sự chỉ đạo, định hướng kịp thời của Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các địa phương, việc chế biến sâu, mở rộng thị trường đã phản ánh nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, giảm phụ thuộc vào thị trường sầu riêng tươi và giúp các doanh nghiệp tận dụng cơ hội tốt để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh.

    Ông Đỗ Hồng Khanh cũng chia sẻ, việc Trung Quốc vừa phê duyệt thêm gần 1.000 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, cùng những tín hiệu tốt từ một số thị trường nhập khẩu, song song với việc triển khai đồng bộ, chặt chẽ các giải pháp kỹ thuật, dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi có khả năng phục hồi từ quý III/2025, đặc biệt là vào mùa vụ chính từ tháng 8 đến tháng 10. Tuy nhiên, mức phục hồi vẫn phụ thuộc lớn vào việc doanh nghiệp và nông dân duy trì điều kiện an toàn thực phẩm như đã cam kết. Nếu tình trạng vi phạm vẫn còn tái diễn thì rủi ro xuất khẩu với ngành hàng này vẫn còn rất lớn.

    Ngoài ra, tiềm năng xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sẽ tiếp tục là điểm sáng nhờ tính ổn định, khả năng bảo quản lâu. Hiện nay, cũng đã có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư dây chuyền chế biến và kho lạnh hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn của Trung Quốc và các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU...

    Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng cho rằng, những tháng đầu năm 2025, thị trường xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đối diện với khó khăn khi một số thị trường nhập khẩu tăng cường siết chặt kiểm soát về an toàn thực phẩm, đặc biệt là tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và hóa chất cấm.

    Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chủ động triển khai đồng bộ một loạt các giải pháp. Những tháng gần đây, cùng với sự vào cuộc của các địa phương, doanh nghiệp và người dân, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đang từng bước được phục hồi, dần lấy lại đà tăng trưởng trở lại.

    Để thúc đẩy xuất khẩu, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã mời chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) sang kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu của Việt Nam (dự kiến từ ngày 12 - 17/7/2025).

    Cục cũng yêu cầu các phòng thử nghiệm tăng công suất kiểm tra Cadimi và vàng O. Đến nay, đã có 24 phòng thử nghiệm Cadimi và 14 phòng thử nghiệm vàng O đã được GACC phê duyệt.

    Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng đã hoàn thành dự thảo Thông tư hướng dẫn cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo hướng chặt chẽ, minh bạch và thực tiễn. Hiện đang trong giai đoạn tổng hợp ý kiến, góp ý của các ban, bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, tổ chức cá nhân tham gia chuỗi xuất khẩu và dự kiến sẽ sớm ban hành trong thời gian tới.

    Bộ cũng đang xây dựng Quy trình kiểm soát chất lượng tại cơ sở đóng gói sầu riêng phục vụ xuất khẩu. Hiện đang xin ý kiến lần 2 của các bên liên quan đối với dự thảo quy trình này.

    Nhằm tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, Cục Trồng trọt và Bỏa vệ thực vật đã số hóa toàn bộ dữ liệu mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc trên toàn quốc. Tính đến tháng 6/2025, đã có 1.396 mã số vùng trồng và 188 cơ sở đóng gói sầu riêng được cấp mã số, đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc

    Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

  • Khởi công dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành trong tháng 8/2025
    DFFD DFF

    Dự án mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành dự kiến khởi công vào ngày 19/8 tới, với tổng mức đầu tư hơn 15.337 tỷ đồng. Hiện các thủ tục đầu tư đang được Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) triển khai đồng bộ theo quy trình dự án khẩn cấp.
    Ông Đặng Hoài Nam – Phó Tổng Giám đốc VEC cho biết, ngày 26/6, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, đồng ý đề xuất thực hiện dự án theo thủ tục đối với công trình khẩn cấp để kịp khởi công vào ngày 19/8.

    Thực hiện chỉ đạo này, VEC và Bộ Tài chính đang tiếp tục hoàn thiện các căn cứ pháp lý, làm rõ tính cấp thiết, ý nghĩa kinh tế - xã hội và lộ trình thực hiện dự án. Ngay sau khi được Chính phủ chính thức phê duyệt, VEC sẽ tổ chức khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, đồng thời lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công theo hình thức cuốn chiếu.

    Đến nay, VEC đã lựa chọn xong 3 đơn vị tư vấn thực hiện các phần việc liên quan đến khảo sát, thẩm tra, giám sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi, do Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) chủ trì. Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi đã hoàn thiện và đang chờ thẩm định, dự kiến được phê duyệt trong khoảng thời gian từ 15/7 - 20/7.

    Về thủ tục môi trường, VEC cũng đã gửi hồ sơ tham vấn đánh giá tác động môi trường lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện quy trình thẩm định theo quy định.

    Đại diện VEC khẳng định các bước chuẩn bị đầu tư đang được triển khai song song, cơ bản đáp ứng đúng tiến độ, sẵn sàng cho việc khởi công đúng hẹn vào giữa tháng 8.

    Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

  • Xuất khẩu sầu riêng tiếp tục giảm vì Trung Quốc siết kiểm định
    DFFD DFF

    Xuất khẩu sầu riêng giảm tháng thứ năm liên tiếp do Trung Quốc tăng cường kiểm soát kỹ thuật, khiến doanh nghiệp e ngại ký hợp đồng lớn vì lo ngại chậm thông quan, hàng dễ hư hỏng.

    Theo Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ 2024. Riêng trong tháng 5, xuất khẩu tiếp tục đi xuống, đánh dấu tháng suy giảm thứ năm liên tiếp. Tỷ trọng sầu riêng trong nhóm rau quả xuất khẩu cũng giảm mạnh, từ 35% còn 17%.

    Nguyên nhân chính đến từ thị trường Trung Quốc – nơi tiêu thụ 72% sản lượng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam – giảm mạnh nhập khẩu. Trong 5 tháng, doanh thu từ thị trường này chỉ đạt 278 triệu USD, giảm 67% so với cùng kỳ. Sự lao dốc của mặt hàng chủ lực này kéo tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 5 tháng đầu năm xuống còn 2,3 tỷ USD, giảm 13,5%.

    Theo các doanh nghiệp, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đang gặp nhiều trở ngại do nước này liên tục siết chặt các quy định kỹ thuật, đặc biệt là đối với hóa chất Vàng O – chất bị cấm vì nguy cơ gây ung thư.

    Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết Trung Quốc cũng tăng cường kiểm tra dư lượng kim loại nặng, kiểm dịch thực vật và giám sát chặt mã số vùng trồng, khiến quá trình thông quan thêm phức tạp.

    Trước rủi ro cao, nhiều doanh nghiệp chỉ dám xuất khẩu theo đơn hàng nhỏ lẻ, không ký hợp đồng lớn do lo ngại chậm thông quan sẽ khiến hàng hóa hư hỏng. Một số đơn vị thậm chí tạm dừng xuất khẩu để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục.

    Để khắc phục tình trạng này, ông Nguyên đề xuất thiết lập các phòng xét nghiệm chất cấm mini tại vùng trồng, tương tự mô hình của Thái Lan, nhằm xã hội hóa quy trình kiểm định từ gốc.

    Theo đó, nông dân sẽ được kiểm tra ngay tại địa phương, cấp chứng nhận đạt chuẩn, trước khi hàng tiếp tục qua phòng lab do Trung Quốc công nhận để xét nghiệm lần cuối. "Kiểm soát từ gốc sẽ giúp quá trình thông quan thuận lợi hơn", ông nói.

    Trong khuôn khổ hội đàm ngày 28/5 giữa Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tổng cục trưởng Hải quan Trung Quốc, hai bên đã thống nhất tăng thời gian làm việc và bổ sung nhân lực tại cửa khẩu nhằm giảm tình trạng ùn tắc vào mùa vụ cao điểm.

    Trung Quốc cũng đã cập nhật thêm 829 mã số vùng trồng và 131 cơ sở đóng gói của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sầu riêng. Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, đây là bước tiến kỹ thuật quan trọng, tạo động lực cho doanh nghiệp và nông dân.

    Việt Nam cũng đề xuất ba hướng hợp tác gồm: điều chỉnh chính sách an toàn thực phẩm theo hướng thuận lợi hơn; đẩy nhanh tốc độ thông quan; và phê duyệt thêm các phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn kiểm định Cadimi, Vàng O... Đồng thời, Việt Nam đã gửi báo cáo chứng minh nỗ lực kiểm soát toàn bộ chuỗi từ sản xuất, sơ chế đến xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ thị trường Trung Quốc.

    Hàng không, chuyển phát nhanh, thương mại điện tử, kho hàng

  • Bloomberg "leak" tin đàm phán thuế Việt - Mỹ: 10% cho hàng thuần Việt, hàng khác tối đa hơn 20%
    DFFD DFF

    Sát hạn chót 9/7, Việt Nam – Mỹ được cho là tiến rất gần đến việc thiết lập một khuôn khổ thương mại mới. Bloomberg dẫn nguồn tin cho biết, hàng hóa Việt xuất khẩu sang Mỹ sẽ chịu mức thuế dựa trên tỷ lệ linh kiện có xuất xứ nước ngoài.

    Cụ thể, các mặt hàng có tỷ lệ linh kiện ngoại có thể bị áp thuế đến 20% hoặc cao hơn. Những sản phẩm có tỷ lệ linh kiện nước ngoài thấp hơn sẽ chịu mức thuế thấp hơn một chút. Trong khi đó, sản phẩm “made in Vietnam” toàn phần chỉ chịu mức 10%.

    Tuy nhiên, các điều khoản chi tiết vẫn đang được thương lượng và có thể thay đổi.

    Chính phủ Việt Nam vẫn đang tích cực đàm phán với Mỹ, kêu gọi gỡ bỏ mức thuế quan 46%. Hàng loạt hợp đồng thương mại trị giá hàng tỷ USD cũng đã được ký giữa doanh nghiệp 2 nước.

    Trong thông cáo phát đi vào cuối tuần vừa rồi, Bộ Công thương Việt Nam cho biết đàm phán thương mại Việt - Mỹ "đạt được nhiều tiến bộ, thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán".

    "Tại phiên đàm phán, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán. Cả hai Bộ trưởng Mỹ đánh giá cao thiện chí và nỗ lực của Việt Nam, đồng thời cơ bản thống nhất với các đề xuất được đưa ra, xem đó là cơ sở quan trọng để hai bên tiếp tục thảo luận các công việc cần thiết cho việc thúc đẩy hướng đến việc đạt được thỏa thuận giữa hai nước" - Bộ này cho biết./.

    Tài chính logistics

  • Chủ tịch Powell: Fed có thể đã hạ lãi suất nếu không có thuế quan
    DFFD DFF

    Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng cơ quan này lẽ ra đã có những động thái nhằm nới lỏng chính sách tiền tệ nếu không chịu tác động từ các chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump.

    “Tôi nghĩ là đúng vậy”, ông Powell nói khi được hỏi liệu Fed có hạ lãi suất trong năm nay nếu ông Trump không tăng thuế nhập khẩu.

    “Khi thấy các mức thuế mới, chúng tôi lập tức dừng lại. Hầu hết dự báo lạm phát của Mỹ đều tăng mạnh vì ảnh hưởng từ thuế quan”, ông phát biểu tại Diễn đàn Ngân hàng Trung ương (NHTW) châu Âu ngày 1/7.

    Hiện nay, dù đối mặt với áp lực từ Nhà Trắng, Fed vẫn giữ lãi suất ổn định trong nhiều tháng qua, ở mức 4,25% – 4,5%.

    Dự báo nội bộ của Fed cho thấy khả năng sẽ có hai đợt giảm lãi suất từ nay đến cuối năm 2025. Tuy nhiên, Chủ tịch Jerome Powell nhấn mạnh cơ quan này vẫn đang cân nhắc tình hình.

    Trong khi đó, thị trường đặt cược hơn 76% khả năng Fed sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong kỳ họp sắp tới.

    “Chúng tôi không loại trừ bất kỳ khả năng nào, cũng không đưa ra cam kết trước. Mọi quyết định sẽ phụ thuộc vào diễn biến của nền kinh tế”, ông Powell nói, đồng thời khẳng định lãi suất chỉ được điều chỉnh trong các cuộc họp chính thức của Fed.

    Lập trường thận trọng nhưng cứng rắn của Fed khiến Tổng thống Donald Trump không hài lòng. Tuần trước, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Powell là “kém cỏi” và có “IQ thấp”.

    Khi được hỏi liệu có tiếp tục ở lại Fed sau khi kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch vào năm 2026 hay không, ông Powell đáp: “Tôi chưa có gì để chia sẻ vào lúc này”. Dù vậy, theo CNBC, ông vẫn có thể tiếp tục đảm nhiệm vai trò Thống đốc đến năm 2028.

    Tại diễn đàn vừa qua, Chủ tịch Fed và các lãnh đạo NHTW toàn cầu liên tục đối mặt với những câu hỏi liên quan đến chính sách thuế của ông Trump cũng như sức ép chính trị ngày càng gia tăng.

    Chính sách thuế "lúc siết, lúc nới" của Tổng thống Mỹ đã khiến thị trường toàn cầu nhiều phen chao đảo. Sau khi ban hành loạt thuế cao ngất hồi tháng 4, ông Trump buộc phải lùi bước trước phản ứng dữ dội từ thị trường trong nước. Chỉ số S&P 500 sau đó cũng nhanh chóng hồi phục và thậm chí thiết lập đỉnh mới.

    Dù thị trường Mỹ đang phục hồi, giới đầu tư và các nhà hoạch định chính sách vẫn lo ngại về triển vọng thương mại toàn cầu, cũng như những rủi ro tiềm ẩn đối với tăng trưởng, lợi nhuận doanh nghiệp và sự ổn định tài chính.

    “Điều tôi và Fed luôn hướng đến là một nền kinh tế ổn định về giá cả, tạo ra việc làm và duy trì hệ thống tài chính vững mạnh. Nhưng làm thế nào để đạt được điều đó mới là câu hỏi lớn”, ông Powell chia sẻ.

    Lãnh đạo Fed cũng bày tỏ mong muốn để lại một “di sản” cho người kế nhiệm: một nền kinh tế khỏe mạnh và bền vững./.

    Nguồn tham khảo: CNBC

    Kinh tế vĩ mô, chính sách, pháp luật
  • Login

  • Don't have an account? Register

Powered by NodeBB Contributors
  • First post
    Last post
0
  • Categories
  • Recent
  • Tags
  • Popular
  • Users
  • Groups