Quản lý kho bãi trong logistics



  • Quản lý kho bãi bao gồm những hoạt động gì?
    Kho bãi là “trạm trung chuyển” của chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, sẽ có nhiều hoạt động khác nhau diễn ra trong đó. Dưới đây là các hoạt động phổ biến nhất trong quy trình quản lý kho logistics.

    1. Nhận hàng (Receiving)
      Trước khi bất kỳ hoạt động nào khác có thể diễn ra, doanh nghiệp cần đưa hàng tồn kho vào kho của mình.

    Nhân viên kho cần nhận hàng tồn kho hoặc hàng hóa từ xe tải và đảm bảo chúng đã được gửi đúng số lượng. Họ cũng phải kiểm tra kỹ tình trạng, chất lượng của hàng hóa và ghi nhận vào hệ thống.

    cc699675-81be-4771-8f21-da477ad1af75-image.png

    1. Cất hàng (Put-away)
      Khi hàng tồn kho đã được nhận, nó cần phải được chuyển đi đâu đó. Cất hàng là quá trình vận chuyển hàng tồn kho từ khu vực nhận hàng đến khu vực lưu trữ chính xác.

    2. Lưu trữ hàng tồn kho (Inventory storage)
      Doanh nghiệp sẽ luôn cần lưu trữ hàng tồn kho trong kho của mình ít nhất một thời gian ngắn trước khi có đơn đặt hàng.

    Có một số cách sắp xếp khác nhau đối với việc lưu trữ kho như First Expired First Out (hết hạn trước, xuất trước), First In First Out ( nhập trước, xuất trước), Last in First Out (vào sau ra trước),… Để tối ưu hóa việc quản lý hàng tồn kho, doanh nghiệp nên thử nghiệm trước khi tìm ra phương pháp lưu trữ tốt nhất dựa trên chủng loại, khối lượng và sự đa dạng của hàng tồn kho.

    1. Chọn đơn hàng (Picking)
      Đây là hoạt động chọn lựa và thu thập các mặt hàng cụ thể từ vị trí lưu trữ của chúng trong kho để chuẩn bị cho quá trình đóng gói và vận chuyển.

    2. Đóng gói (Packing)
      Sau khi đơn hàng được chọn, nó sẽ được chuyển cho người chịu trách nhiệm đóng gói. Điều này có nghĩa là đặt các mặt hàng vào hộp hoặc bưu phẩm một cách an toàn, đảm bảo chống sốc, vỡ trong quá trình vận chuyển đồng thời dán nhãn vận chuyển lên đó.

    3. Vận chuyển (Shipping)
      Phối hợp với các đơn vị vận chuyển để đảm bảo hàng hóa được giao đến tay khách hàng một cách an toàn và kịp thời.

    55c48dea-a0e2-44de-9d4a-df7d3be6c6e2-image.png

    Đối với các công ty logistics, doanh nghiệp sẽ cần chuyển hàng cho bộ phận vận chuyển. Sau khi đơn hàng được vận chuyển, hệ thống quản lý kho hàng của có thể tự động gửi thông tin theo hành trình đơn hàng để khách hàng có thể chủ động theo dõi, nhận hàng.

    1. Phân lô/tổ chức kho (Slotting)
      Một số chức năng của kho không phải là một phần của chuỗi cung ứng nhưng vẫn ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu suất của nó chính là tổ chức nhà kho để tối ưu hóa không gian và hiệu quả sử dụng.

    Bằng cách lập kế hoạch bố trí kho hàng cẩn thận và lên chiến lược lưu trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể giảm lỗi khi lấy hàng, mở rộng thêm không gian lưu trữ và thậm chí giảm chi phí vận hành.

    1. Báo cáo (Reporting)
      Thực hiện kiểm kê định kỳ và tạo các báo cáo về hiệu suất, xu hướng và vấn đề trong quản lý kho.

    Quản lý kho bãi là một nghiệp vụ rộng và phức tạp. Việc kết hợp các phương pháp quản lý kho cùng một hệ thống đủ mạnh, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các quy trình, nâng cao hiệu quả quản lý kho và tiết kiệm chi phí. Liên hệ ngay để hỗ trợ và giải quyết mọi vướng mắc


Hãy đăng nhập để trả lời