Ngành dệt may ra sao giữa căng thẳng Logistics và giải pháp để biến khó khăn thành động lực phát triển ?



  • Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho biết những căng thẳng tại Biển Đỏ thời gian qua đang là nút thắt của ngành dệt may khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu, bởi Biển Đỏ là nơi có tuyến hàng hải quan trọng, nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, hay từ châu Âu đến châu Á.

    Thực tế, căng thẳng tại Biển Đỏ đã làm tăng rủi ro cho dòng chảy thương mại toàn cầu và làm tăng thêm chi phí cho lĩnh vực vận tải biển. Do vậy, ông khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu đến các nước châu Âu thời điểm này cần cân nhắc những chi phí liên quan đến logistics và lường trước thời gian giao hàng có thể chậm hơn 1-3 tuần.

    "Doanh nghiệp nên cân nhắc chọn đơn hàng cũng như thời điểm giao hàng phù hợp", ông Giang chia sẻ.

    Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng nút thắt này chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến thị trường châu Âu, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội ở các thị trường khác. Để không phụ thuộc vào thị trường châu Âu, Chủ tịch Vitas khuyến nghị các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa khách hàng và đa dạng hóa mặt hàng sản xuất vào thị trường toàn cầu.

    Chủ tịch Vitas đánh giá các doanh nghiệp cũng đang làm tốt những chiến lược này. Ông cho biết 2023 là năm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến nhiều thị trường nhất từ trước đến nay, tổng cộng 104 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    “Để đa dạng hóa thành công, các doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu về quản trị số, quản trị xanh, quản trị bền vững và minh bạch. Đồng thời, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, các doanh nghiệp phải chủ động được nguyên vật liệu và thiết bị sản xuất trong nước”, ông Vũ Đức Giang khuyến nghị.
    t-40.png
    Theo ông Giang, các hội chợ quốc tế sẽ là cơ hội để doanh nghiệp giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung, kết nối với những nhà sản xuất nguyên phụ liệu hàng đầu. Hội chợ chuyên ngành SaigonTex & SaigonFabric dự kiến diễn ra ngày 10-13/4 tới đây tại SECC, TP.HCM đã có hơn 1.000 nhà triển lãm trong nước và 20 quốc gia khác đăng ký tham dự.

    Ở góc độ hiệp hội, ông cho rằng đây cũng sẽ là dịp để ngành dệt may Việt Nam kêu gọi đầu tư từ các nhà sản xuất quốc tế, trong đó có cả những nhà sản xuất thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may.

    Dù còn nhiều khó khăn nhưng Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang cho rằng ngành dệt may Việt Nam đang có những lợi thế lớn nhờ 16 hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Đồng thời, ông cho biết thời điểm này, lượng hàng tồn kho trong năm 2023 của các nhà mua hàng đã giảm và sức mua toàn cầu đang có dấu hiệu tăng nhẹ.

    Vậy, các nhóm giải pháp hiện nay. Nghành may mặc cần phải chú trọng, để hướng tới sự phản triển bền vững trước những khó khăn
    Đẩy manh và đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại
    Trong đó, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tạo thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp ngành Dệt May, Da Giầy tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiềm năng; đẩy manh và đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin thị trường thường xuyên, đầy đủ chính xác và kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng thị trường còn nhiều dư địa, tiềm năng. Đa dạng hóa hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm dệt may, da giầy thông qua các nền tảng giải trí, văn hóa xã hội như phim truyền hình, âm nhạc, sự kiện thời trang.

    Xây dựng kế hoạch phát triển các thương hiệu dệt may, da giầy Việt Nam, đưa thương hiệu Việt Nam vào chuỗi bán lẻ toàn cầu; nâng cao năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu và năng lực cạnh tranh; nghiên cứu sở hữu các thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài.

    Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, thanh toán... giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống; xúc tiến việc xây dựng hàng rào kỹ thuật như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu, kiện chống bán phá giá, đánh thuế môi trường... để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

    Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, có chế tài xử lý nghiêm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước, tạo thị trường lành mạnh, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp; có các biện pháp kiểm soát chống gian lận xuất xứ.
    Tăng cường chuyển đổi số
    Các doanh nghiệp sẽ tăng cường chuyển đổi số trong quản lý và các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngành Dệt May và Da Giầy; xây dựng và đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế; tổ chức và phát triển mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu; xây dựng hình ảnh của ngành Dệt May, Da Giầy Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

    Đẩy mạnh phát triển thời trang dệt may, da giầy; khuyến khích thành lập hiệp hội hoặc chi hội về thời trang dệt may, da giầy để tạo môi trường chung cho các nhà thiết kế, các doanh nghiệp dệt may, da giầy; thúc đẩy liên kết thời trang Việt Nam với các hiệp hội thời trang thế giới; triển khai và đẩy mạnh các chương trình kết nối giữa doanh nghiệp có vốn nước ngoài với doanh nghiệp trong nước; giữa tập đoàn, doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vệ tinh,... để tham gia vào chuỗi sản xuất của các hãng dệt may, da giầy toàn cầu, hình thành liên kết xuyên suốt chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên, phụ liệu đến sản phẩm cuối cùng.

    Đồng thời, phát triển đầu tư các dự án sản xuất nguyên liệu tổng hợp dẫn xuất từ dầu mỏ; sản xuất xơ sợi chức năng, xơ sợi nguyên liệu mới, thân thiện môi trường, sợi chi số cao, chất lượng cao; sản xuất dệt, nhuộm, hoàn tất và công nghiệp hỗ trợ
    det_may_1.jpg

    Dù còn nhiều khó khăn nhưng Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang cho rằng ngành dệt may Việt Nam đang có những lợi thế lớn nhờ 16 hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Đồng thời, ông cho biết thời điểm này, lượng hàng tồn kho trong năm 2023 của các nhà mua hàng đã giảm và sức mua toàn cầu đang có dấu hiệu tăng nhẹ.

    Do vậy, trong năm nay, Vitas kỳ vọng toàn ngành dệt may sẽ hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD. Riêng trong 2 tháng đầu năm, toàn ngành đã xuất khẩu được khoảng 6,2 tỷ USD, tăng trên 10% so với cùng kỳ. Ước tính cả quý I năm nay, xuất khẩu dệt may sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD.
    Nguồn: Tổng hợp.

    NGG
    TinXNK
    Logistics
    TTHQ



  • hello. check var


Hãy đăng nhập để trả lời