Quản lý các lô hàng tươi sống



  • Với tuổi thọ hạn chế của sản phẩm, việc giao hàng đúng hạn ngày càng trở nên quan trọng. Những hàng hóa này phải được vận chuyển nhanh chóng thông qua chuỗi cung ứng, bởi vì bất cứ sự chậm trễ nào của quá trình cũng có thể làm hỏng sản phẩm và mất đi doanh thu.

    Eden Prairie, Gary York, Bob Biesterfeld, Mark Pertersen, các nhà quản lý của C.H Robinson - đơn vị cung cấp dịch vụ logistics theo hợp đồng tại tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, đã đưa ra lời khuyên cho việc quản lý lô hàng tươi sống như sau:

    1.Xây dựng quy trình vận hành đã được tiêu chuẩn hóa bằng hồ sơ tài liệu.

    Hàng hóa sẽ được bảo quản an toàn và đảm bảo chất lượng hơn trong quá trình vận chuyển khi các hãng vận tải đã biết được yêu cầu và đặc điểm của hàng hóa từ chủ hàng hoặc cơ sở nhận hàng; sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại về hàng hóa, chi phí chất dỡ hàng hóa và lỗi sai trong quá trình xử lý hàng hóa bị loại.

    2.Tạo ra lượng hàng tồn kho của hãng vận tải.

    Quá trình xác định nhiều hãng và chế độ vận tải để giao sản phẩm tươi sống giúp cho các chủ hàng có được sự linh hoạt trong việc định giá và gia tăng chất lượng vận tải, mà điều này hữu ích khi chi phí đầu vào ngày càng gia tăng. Các lựa chọn điển hình như vận tải đa phương thức hoặc vận tải theo toa hàng sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn các lô hàng được giao thẳng bằng xe tải.

    3.Giúp hàng hoá trong kho luôn luân chuyển.

    Khi đề cập đến sản xuất, việc có được một mạng lưới giao hàng đúng hẹn sẽ tạo nên khả năng đặt hàng ngày hôm nay và giao hàng vào sáng hôm sau, đảm bảo cho khách hàng có những sự lựa chọn tươi mới nhất và tránh được những rủi ro, thiệt hại hàng hóa số lượng lớn.

    4.Thực hiện đúng hẹn.

    Chủ hàng, người gửi hàng và người nhận hàng nên tạo ra các cuộc gặp gỡ, cuộc họp với các nhà vận chuyển để ngăn chặn những đơn hàng tồn đọng tại bến tàu, chưa xử lý tốt và giảm thiểu nguy cơ hư hỏng thực phẩm.

    5.Xây dựng một nền tảng vận tải có đủ khả năng đáp ứng.

    Hiện đại hóa về công nghệ cùng các hiệp định thương mại đa dạng và quy trình giám sát trong nền công nghiệp vận tải làm cho nó trở thành một yếu tố quyết định mà các nhà cung ứng cần phải cung cấp khả năng: hiển thị toàn diện tới hàng hóa của bạn, duy trì độ an toàn về tải trọng, và đảm bảo dây chuyền làm lạnh được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình vận tải. An toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc là hai trong những thách thức quan trọng nhất mà nền công nghiệp sản xuất phải đối mặt. Chứng thực được cơ sở vận tải của bạn thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của ngành là ưu tiên hàng đầu mà bạn phải thực hiện.

    6.Hãy trở thành một chủ hàng có sức hút.

    Quy trình kiểm tra bên trong của xe moóc để đảm bảo chúng sạch, khô và không có mùi khó chịu chỉ là bước khởi đầu. Hãy đảm bảo rằng hãng vận tải biết được thủ tục hoạt động tiêu chuẩn của công ty bạn, và bộ phận vận chuyển của công ty xác nhận nhiệt độ vận chuyển thích hợp và phù hợp với số lượng của hóa đơn vận tải. Cung cấp một phòng điều khiển để tối đa hóa thời gian chết và theo kịp pháp luật về các vấn đề như giờ phục vụ. Những thay đổi trong luật có thể tác động tới việc một phương tiện chuyên chở có thể di chuyển bao xa trong một ngày, và điều này đòi hỏi bạn điều chỉnh chế độ mạng lưới hiện tại, đồng thời cũng tác động tới chi phí.

    7.Tìm kiếm đơn vị phù hợp nhất.

    Chủ lô hàng chấp nhận làm việc chăm chỉ để tạo ra một chuỗi cung ứng có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh của họ, thế nhưng họ cũng cần phải đảm bảo rằng mình đang hợp tác với hãng vận tải hiểu rõ và đáp ứng những nhu cầu này với mức giá hợp lý. Đôi khi bạn phải chi trả nhiều hơn để có được dịch vụ mà mình mong muốn.

    8.Hãy giám sát nhiệt độ.

    Chủ lô hàng giám sát nhiệt độ tại nhà kho và đảm bảo phương tiện của họ có nhiệt độ chính xác trước khi chất hàng. Thế nhưng hàng hóa trên phương tiện lại trở thành trách nhiệm của hãng vận tải khi phương tiện rời khỏi đó. Hãy đảm bảo rằng hãng vận tải của bạn có những công cụ, công nghệ và thủ tục chính xác để giám sát, báo cáo và điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

    9.Thu hồi lại sản phẩm đã vận chuyển đi.

    Điều mà không ai mong muốn chính là đối mặt với một đợt thu hồi sản phẩm đã tải đi, thế nhưng nếu bạn đã chuẩn bị trước công nghệ để thu hồi sản phẩm về trang trại hay kho bãi một cách nhanh chóng, bạn sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí.

    10.Đối phó với các vấn đề một cách kịp thời.

    Chủ lô hàng có quyền được làm theo quy trình thích hợp và kiểm tra, thế nhưng họ cần phải nhanh chóng xử lý các sản phẩm bị loại trừ/từ chối.

    (Theo: Inboundlogistics)