Cập nhật theo chính sách mới nhất – ngày 9/4/2025
Tổng thống Trump vừa tuyên bố tạm hoãn áp thuế với 75 quốc gia trong 90 ngày, tuy nhiên, mức thuế với hàng Trung Quốc đã bị đẩy lên 125% và có hiệu lực ngay lập tức. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt dù chưa bị áp mức thuế cao nhưng hoàn toàn có thể bị “vạ lây” nếu không chứng minh được rõ ràng xuất xứ hàng hóa là “Made in Vietnam”.
Hiện nay có 3 rủi ro phổ biến khiến hàng hóa Việt Nam dễ bị nghi ngờ né thuế. Thứ nhất là việc gia công sơ sài – hàng hóa thực chất sản xuất từ Trung Quốc, chỉ đưa qua Việt Nam để gia công nhẹ rồi dán nhãn "Made in Vietnam", không tạo ra giá trị gia tăng thực sự. Đây là điều khiến hải quan Mỹ rất cảnh giác. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp sử dụng invoice từ nước thứ ba (như Singapore), nhưng lại không khai rõ tính chất giao dịch khiến dễ bị hiểu lầm hoặc kiểm tra sâu. Cuối cùng, những ngành hàng “nhạy cảm” từng bị điều tra trước đây như thép, gỗ, dệt may, điện tử… càng cần cẩn trọng vì luôn nằm trong diện soi xét kỹ.
Vậy giải pháp là gì?
Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ xuất xứ thật kỹ lưỡng – chỉ self-declare thôi là chưa đủ. Mọi khâu từ nguyên liệu, gia công, tỷ lệ nội địa hóa… đều nên có chứng từ cụ thể đi kèm. Đồng thời, cần hiểu và sử dụng đúng loại C/O theo từng thị trường. Riêng với Mỹ, dù không yêu cầu C/O ưu đãi, nhưng bộ chứng từ chứng minh nguồn gốc vẫn phải hợp lý và rõ ràng. Ngoài ra, doanh nghiệp nên tối ưu tuyến vận, có thể chọn các cảng chuyển tải ít bị kiểm tra sâu như Singapore, Busan... hoặc chia nhỏ lô hàng để giảm thiểu rủi ro bị giữ hàng toàn bộ khi có vấn đề phát sinh.
不喜欢吃猫的鱼
Posts
-
C/O & CÁCH TRÁNH RỦI RO KHI BỊ ÁP THUẾ ĐỐI ỨNG TỪ MỸ -
CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA VÀ ĐIỀU GÌ ĐANG VÀ SẼ ĐỊNH HÌNH GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN???1️⃣Phí nhắm vào tàu do Trung Quốc đóng
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã công bố đề xuất áp dụng mức phí 1 triệu USD mỗi lần cho một tàu khi tàu Trung Quốc khai thác vào cảng Hoa Kỳ. Các nhà phân tích cảnh báo rằng điều này có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại các cảng của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, CMA CGM được cho là đã đặt hàng 12 tàu container, mỗi tàu có sức chứa 18.000 TEU, trị giá khoảng 2,6 tỷ USD từ nhà máy đóng tàu Jiangnan của Trung Quốc.
2️⃣ Cổ phần cảng kênh đào Panama
CK Hutchison Holdings, một công ty logistics có trụ sở tại Hồng Kông, có kế hoạch bán 90% cổ phần của Panama Ports Company cho BlackRock trong một thỏa thuận trị giá gần 23 tỷ đô la, trong bối cảnh Hoa Kỳ gây áp lực nhằm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Kênh đào Panama. Việc mua bán diễn ra sau những nỗ lực ngoại giao gần đây của các quan chức Hoa Kỳ, mặc dù nhiều người ở Panama coi đây là phản ứng trước áp lực chính trị chứ không phải là một giao dịch hoàn toàn mang tính thương mại.
3️⃣ Thuế, thuế, thuế
Hoa Kỳ áp dụng mức thuế mới 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, đồng thời tăng gấp đôi mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc lên 20%, khiến cả ba nước phải có biện pháp trả đũa ngay lập tức. Đáp lại, Canada và Mexico đã công bố mức thuế riêng đối với hàng hóa Hoa Kỳ, trong khi Trung Quốc áp dụng mức thuế lên tới 15% đối với hàng nông sản xuất khẩu của Hoa Kỳ.