Navigation

    DDVT

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups
    1. Home
    2. topbrands
    T
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups

    topbrands

    @topbrands

    0
    Reputation
    11
    Posts
    1
    Profile views
    0
    Followers
    0
    Following
    Joined Last Online

    topbrands Follow

    Best posts made by topbrands

    This user hasn't posted anything yet.

    Latest posts made by topbrands

    • CÁCH KIỂM TRA SON CÓ NHIỄM CHÌ HAY KHÔNG

      Hiện nay có 3 cách kiểm tra son có nhiễm chì hay không, đó là check thành phần sản phẩm, sử dụng vàng và nước.

      • Kiểm tra thành phần son môi
        Để hạn chế nguy cơ sử dụng phải son môi bị nhiễm chì độc hại, các nàng hãy nghiên cứu kĩ thành phần của son và bỏ qua những cây son môi có thành phần mineral oil (liquit paraffin, white oil, liquit petroleum),…

      Thành phần an toàn trong son môi nên là những thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên như bơ cacao, bơ hạt mỡ, bơ xoài, sáp ong, dầu jojoba,…

      • Cách thử son có chì bằng vàng
        Thoa son lên tay rồi dùng trang sức bằng vàng hoặc bạc, tiện nhất là dùng nhẫn chà xát lên đường son đó. Nếu phần son không đổi màu hoặc chỉ hơi hơi có màu ghi sẫm là thỏi son đó an toàn còn nếu vệt son chuyển sẫm hoặc đen kịt thì được cho rằng lượng chì trong đó rất cao.

      Thực tế cho thấy rằng, kết quả mà phương pháp này không hoàn toàn đúng tuyệt đối. Bởi các kim loại khác ngoài vàng nếu tiếp xúc với thành phần của son môi như dầu, sáp,…thì cũng làm xuất hiện màu đen như vậy. Vì thế mà không thể khẳng định mọi cây son môi bị nhiễm chì khi thử vàng thì đều chuyển màu đen.

      • Cách thử son có chì bằng nước
        Bên cạnh cách thử son môi bị nhiễm chì hay không bằng vàng thì cách thử chì trong son với nước cũng được các chị em thực hiện khá nhiều. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với son dạng lỏng. Nếu muốn làm với son thỏi các nàng cần lấy một lượng son nhỏ và đun chảy trước khi thử son.

      Nhỏ son môi ở dạng lỏng vào cốc nước sạch, nếu lớp son nổi lên bề mặt nước nghĩa là son không chứa các kim loại nặng, chỉ chứa thành phần dầu hay sáp nhẹ hơn nước còn nếu giọt son chìm dưới đáy thì có thể kết luận là son có chứa lượng chì hay các kim loại nặng có hại.
      XEM THÊM: Top 10 Son không chì được nhiều người dùng nhất hiện nay

      posted in Member Blogs
      T
      topbrands
    • Hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mỳ Tiross và cách vệ sinh sạch sẽ

      Tiross là thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu đến từ Ba Lan, với 10 năm có mặt trên thị trường Việt Nam. Nổi tiếng với các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu, trong đó có sản phẩm máy làm bánh mì nổi tiếng. Bài viết này sẽ hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mì Tiross chi tiết. 1. Những điều cần biết về máy làm bánh mỳ Tiross
      Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu về 2 model Tiross TS820 và TS821 – 2 sản phẩm khá quen thuộc trong nhiều gia đình Việt Nam.

      Thông số kỹ thuật: Máy làm bánh mì Tiross TS820 và TS821 đều có công suất 600W, dung tích 2l, cho ra bánh có khối lượng 700-900gr, thoải mái đáp ứng khẩu phần ăn của một gia đình 2-6 người.

      Tính năng nổi bật: Nếu Tiross TS820 được làm bằng vỏ trắng nhựa cao cấp mang lại vẻ hiện đại thì Tiross TS821 làm bằng inox siêu bền. Cả 2 chiếc máy đều được tích hợp 12 chức năng làm bánh đa dạng: bánh mì thông thường, bánh mì Pháp, bánh ngọt, sandwich, mứt,… với 3 mức tùy chỉnh vàng nhạt-trung bình-đậm tùy theo sở thích. Chế độ hẹn giờ lên đến 13h, giúp bạn hoàn toàn yên tâm cho bữa sáng sẵn sàng ngay sau khi thức giấc. Ngoài ra, máy Tiross cũng có khả năng giữ ấm 1h sau khi nướng đảm bảo bạn luôn có món bánh mì nóng hổi. Ruột nồi chống dính giúp bạn lau chùi dễ dàng
      XEM THÊM: Top 5 Máy làm bánh mì được đánh giá tốt nhất hiện nay

      posted in Member Blogs
      T
      topbrands
    • Đột quỵ: Nguy cơ không chừa một ai

      Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị tắt nghẽn hoặc giảm đột ngột. Đột quỵ để lại nhiều di chứng nặng nề cho cơ thể như mất chức năng vận động, ngôn ngữ, ý thức,… thậm chí là tử vong.

      Theo thống kê, cứ 100 người bị đột quỵ thì có khoảng 10 đến 20 người chết, khoảng 25 người nằm liệt giường hoặc luôn cần người chăm sóc, chỉ 20 người khoẻ mạnh lại hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn, còn lại là những người có hồi phục nhưng vẫn yếu hoặc liệt một phần. Còn theo một nghiên cứu khác của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, cứ 4 phút trôi qua, lại có một người chết vì đột quỵ. Riêng tại Việt Nam, tỉ lệ đột quỵ đã tăng lên đáng kể khi mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca mắc mới và 11.000 ca tử vong.

      Phân loại đột quỵ
      Nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não chủ yếu là do tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu não. Tuy nhiên, đột quỵ không đồng nghĩa với cái chết đội ngột, mà tùy vào từng loại nguyên nhân sẽ có các loại đột quỵ khác nhau:

      – Cơn thiếu máu não thoáng qua : Mạch máu não bị tắc nhưng lại nhanh chóng được thông nên não không bị chết, các chức năng được khôi phục trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, đây là một cảnh tỉnh báo rằng các cơn đột quỵ mức độ nặng hơn có thể xảy ra.

      – Nhồi máu não – thiếu máu não: Mạch máu não bị tắc kéo dài và không thể tự phục hồi, có thể do có cục máu đông (huyết khối) hoặc các mảng xơ vữa trong mạch máu.

      – Xuất huyết não gây chảy máu ở trong não: Mạch máu trong não bị vỡ, khiến máu không đi nuôi não mà chảy tràn ra, chèn ép vào các phần khác khiến não bị tổn thương.

      Ngoài ra, tai biến mạch máu não cũng có thể gây ra bởi một số nguyên nhân hiếm gặp hơn như: dị dạng mạch máu não, thoái hóa thành mạch máu não, u não, bệnh máu khó đông…

      XEM THÊM: 6 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần

      Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

      Đột quỵ nếu càng để lâu thì càng não và chức năng của não càng khó hồi phục. Việc nhận biết được một số triệu chứng của tai biến mạch máu não để có thể nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ sẽ giúp chúng ta gia tăng khả năng điều trị khỏi bệnh:

      – Khó phát âm (nói đớ) hoặc thậm chí không thể nói được.

      – Tê tay, tê chân, méo miệng

      – Nhìn mờ một bên mắt

      – Đi lại khó khăn

      – Nhức đầu, nôn ói hoặc co giật

      posted in Member Blogs
      T
      topbrands
    • Những tác hại của bệnh máu nhiễm mỡ

      Máu nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, chế độ ăn uống không hợp lý, thừa chất, ít vận động là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì, mỡ máu cao. Rối loạn mỡ máu hay máu nhiễm mỡ nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe:

      1. Bệnh đái tháo đường

      Máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, nhất là với trường hợp có nguy cơ huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và đường huyết cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường..

      2. Bệnh viêm tụy

      Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi máu nhiễm mỡ, do hàm lượng triglyceride rất cao có thể gây sưng tuyến tụy, gây ra những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.

      3. Bệnh tim mạch

      Chỉ số cholesterol xấu, triglyceride tăng cao cùng với các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết không những với các bệnh lý về cao huyết áp, tiểu đường, viêm tụy mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với hệ tim mạch. Vì vậy để có một trái tim khỏe mạnh, việc trước tiên là hãy ngăn ngừa bệnh máu nhiễm mỡ.

      4. Bệnh cao huyết áp
      Máu nhiễm mỡ gây nên xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông làm cản trở đường lưu thông của máu. Khi đó, áp suất máu tăng lên và làm tăng nguy cơ bệnh cao huyết áp. Như vậy lượng mỡ trong máu càng cao đồng nghĩa với bệnh lý tăng huyết áp càng dễ xảy ra và ngược lại.

      5. Tai biến mạch máu não
      Nguyên nhân chính là do cholesterol xấu và triglyceride tăng cao gây xơ vữa động mạch và làm ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não. Vì vậy, đối với bệnh nhân máu nhiễm mỡ, nguy cơ bị tai biến mạch máu não sẽ cao hơn rất nhiều lần so với người khỏe mạnh.

      6. Suy giảm chức năng gan
      Máu nhiễm mỡ làm cho triglyceride tăng cao cùng với việc tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, đây là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về gan và trực tiếp làm suy giảm chức năng gan.

      7. Đau, tê chân

      Khi có quá nhiều mỡ máu, sẽ tạo nên lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân sẽ dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này gây cảm giác đau và tê chân, đặc biệt là khi lúc đi bộ, ngoài ra, bệnh cũng làm tăng khả năng nhiễm trùng ở chân, bàn chân.

      XEM THÊM: Chế độ ăn cho người mỡ máu cao: Nên và không nên

      posted in Member Blogs
      T
      topbrands
    • Ai dễ mắc máu nhiễm mỡ?

      Hậu quả trực tiếp của rối loạn chuyển hóa lipid máu là biến chứng mạch máu gây xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu còn liên quan đến nhiều các rối loạn chuyển hóa khác.

      Bệnh tim mạch
      Tăng cholesterol trong máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglyceride cùng gia tăng thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gây thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim. Có đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa.

      Cholesterol trong máu cao sẽ lắng đọng ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn, tạo nên những mảng xơ vữa, làm hẹp và tắc mạch máu. Ngoài ra, thành mạch cũng trở nên xơ cứng, nội mô thô nhám, dễ hình thành cục máu đông. Các nghiên cứu nhận thấy, người có lượng cholesterol trong máu cao có tỉ lệ mắc bệnh mạch vành (mạch máu nuôi tim) cao gấp 2 - 3 lần so với người bình thường. LDL trong máu cao tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch và dễ gây biến chứng. Ngược lại, HDL trong máu cao thì tỉ lệ xơ vữa động mạch thấp. Nếu làm giảm 1mg/dL LDL thì giảm được 2% tỉ lệ tử vong. Nếu mức HDL tăng 1%, thì sự nguy hiểm của bệnh tim mạch giảm 2 - 3%.

      Các dấu hiệu cảnh báo biến cố tim mạch:

      • Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực: cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau... kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ.

      • Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác: có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.

      • Khó thở: có thể kèm hoặc không kèm với tức ngực.

      • Các dấu hiệu khác: vã mồ hôi, buồn nôn hay đau đầu...

      • Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau: có thể gặp như mệt lả, khó thở, buồn nôn, nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm...

      Có đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa.

      Cao huyết áp
      Tăng mỡ máu gây nên các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi làm tăng sức đề kháng lên lòng mạch máu. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như: tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể... dẫn đến cao huyết áp.

      Bên cạnh đó, tăng mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm cao huyết áp. Bản thân cao huyết áp lại làm tổn thương nội mô mạch máu, các LDL dư thừa trong máu bị oxy hóa dễ dàng xâm nhập và làm nặng hơn tình trạng xơ vữa. Cao huyết áp dễ dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, suy thận, tổn thương động mạch mắt gây mù lòa, tai biến mạch máu não...

      Đột quỵ
      Rối loạn chuyển hóa lipid máu, đặc biệt ở người tăng cholesterol, khiến cho tinh thể cholesterol dễ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Ở giai đoạn nặng hơn, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não (nhồi máu não). Rối loạn mỡ máu cùng với sự tổn thương nội mạc mạch máu do gốc tự do gây ra càng làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch máu não. Thống kê cho thấy, khoảng 93% bệnh nhân đột quỵ não có rối loạn mỡ máu.

      XEM THÊM: Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

      posted in Member Blogs
      T
      topbrands
    • Chỉ số mỡ máu Triglyceride và biến chứng nguy hiểm cần lưu ý

      Chỉ số mỡ máu Triglyceride là một trong số những chỉ số xét nghiệm của xét nghiệm bộ mỡ máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ chỉ số Triglyceride là gì và vai trò của chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể và xét nghiệm chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong việc chẩn đoán bệnh. Bài viết dưới đây 1 phần sẽ giúp giải đáp chi tiết về chỉ số máu Triglycerides và cách phòng ngừa để chỉ số Triglyceride không tăng cao trong máu.

      1. Chỉ số Triglyceride là gì?
      Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.

      Triglycerides chứa 3 axit béo. Sau khi được đưa vào cơ thể, Triglyceride sẽ được đưa đến phần ruột non sau đó phân tách ra và kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng.

      Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan và tế bào mỡ. Nếu cơ thể tích tụ Triglyceride quá lớn sẽ khiến chỉ số mỡ máu Triglyceride cao và gây hại cho cơ thể. Triglyceride bám vào các thành mạch gây nên các mảng mỡ bám trên động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Chỉ số mỡ máu Triglyceride cao cảnh báo nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ...

      2. Giá trị của chỉ số mỡ máu Triglyceride
      Người bệnh có thể xác định chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể thông qua xét nghiệm máu. Theo kết luận của Hội tim mạch Hoa Kỳ, chỉ số máu Triglyceride là cao, thấp hay bình thường được đánh giá theo 4 mức sau:

      Chỉ số Triglyceride bình thường: dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L).
      Chỉ số Triglyceride ở mức ranh giới cao: 150 - 199 mg/dL (1.7 - 2 mmol/L).
      Chỉ số Triglyceride cao: 200 - 499 mg/dL (2 - 6 mmol/L).
      Chỉ số Triglyceride rất cao: trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/L).

      Kiểm soát chỉ số mỡ máu Triglyceride tốt bằng cách nào?
      Chỉ số máu Triglyceride cao là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, cần duy trì chỉ số Triglycerides thấp hoặc ở ngưỡng bình thường. Dưới đây là những phương pháp giúp điều chỉnh chỉ số Triglyceride cao bạn cần lưu ý:

      Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Mỗi tuần nên tập thể dục ít nhất 5 ngày để gia tăng nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể.
      Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo có hại như: đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cá loại thịt có màu đỏ, mỡ động vật, thịt hun khói...
      Hạn chế những loại thức ăn có lượng đường cao.
      Nên sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu...
      Ăn nhiều cá nhất là những loại có chứa nhiều omega - 3 như cá hồi, cá thu, cá hồi...
      Tránh xa rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn.
      Không hút thuốc lá.
      Nếu đang mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp cần khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
      XEM THÊM: lChỉ số mỡ máu Triglyceride và cách kiểm soát hiệu quả
      ](https://jes.edu.vn/chi-so-mo-mau-triglyceride)
      alt text

      posted in Member Blogs
      T
      topbrands
    • Rối loạn lipid máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

      Triệu chứng bệnh Rối loạn lipid máu
      Các triệu chứng rối loạn lipid máu thường biểu hiện âm thầm không rõ rệt. Các triệu chứng thường gặp:

      Các dấu hiệu bất thường trong cơ thể: Vã mồ hôi, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, thở ngắn, dốc..
      Xuất hiện các nốt ban vàng dưới da, không đau, không ngứa.
      Xuất hiện các triệu chứng về tim mạch: đau thắt ngực, cảm giác đau tức, nặng ngực, cảm giác bị bóp nghẹt, đau lan ra 2 cánh tay và sau lưng. Một số người bệnh có biểu hiện của bệnh mạch máu ngoại vi như đầu ngón tay, ngón chân hay tê bì, đau buốt.
      Xuất hiện một số triệu chứng của tiêu hóa: Ăn uống đầy bụng, ậm ạch khó tiêu do gan, tụy bị ảnh hưởng bởi lipid máu tăng cao trong thời gian dài.
      Bệnh rối loạn lipid máu thường gặp trong bệnh cảnh rối loạn chuyển hóa nói chung nên có thể gặp ở những bệnh nhân có đái tháo đường từ trước.
      Các biện pháp chẩn đoán bệnh Rối loạn lipid máu
      Khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh cần đi khám để có biện pháp điều trị cần thiết.

      Biện pháp chẩn đoán rối loạn lipid máu quan trọng là xét nghiệm sinh hóa: Định lượng các thành phần mỡ máu (Cholesterol, Triglycerid, HDL-Cholesterol và LDL-Cholesterol) giúp cho bác sĩ nhận định tình trạng của người bệnh, phân loại và có phương pháp điều trị phù hợp.

      Các biện pháp điều trị bệnh Rối loạn lipid máu
      Điều trị rối loạn lipid máu ở trẻ em: Điều trị chủ yếu bằng chế độ ăn uống và luyện tập. Chỉ dùng thuốc trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa có tính chất gia đình hoặc do gen. Việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
      Điều trị rối loạn chuyển hóa ở một số bệnh: Với bệnh nhân đái tháo đường ưu tiên sử dụng biện pháp thay đổi lối sống kết hợp với dùng thuốc. Với các bệnh lý suy thận hay gan mật cần phối hợp điều trị bệnh nguyên và điều trị rối loạn lipid kèm theo.

      Điều trị bằng điều chỉnh lối sống: Tập thể dục, cải thiện chế độ ăn uống ít dầu mỡ, ăn ít nội tạng động vật, trứng lộn, hải sản, đồng thời sử dụng hạn chế bia rượu, làm việc khoa học giúp điều trị rối loạn lipid máu.

      Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị. Vì các thuốc điều trị rối loạn lipid máu có thể gây tăng men gan, tiêu cơ vân. Do đó khi bị rối loạn chuyển hóa, người bệnh cần đi khám bệnh thường xuyên, làm xét nghiệm sinh hóa máu để kiểm tra các chỉ số lipid máu và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Khi dùng thuốc cũng phải được theo dõi thường xuyên và tái khám định kỳ. Bệnh nhân không nên bỏ theo dõi lipid máu khi đã được chẩn đoán rối loạn lipid máu. Vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu để mỡ máu tăng cao trong thời gian dài không kiểm soát. Trong đó có những bệnh cực kỳ nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, viêm tụy cấp là hậu quả của tăng lipid máu.
      XEM THÊM: Các biểu hiện của bệnh rối loạn mỡ máu

      alt text

      posted in Member Blogs
      T
      topbrands
    • Rối loạn lipid máu và nguy cơ bệnh tim mạch

      Lipid máu, cholesterol là gì?

      Lipid máu hay còn được gọi nôm na là “mỡ máu”, là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Trong thực tế, lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là cholesterol.

      Các bạn đừng nghĩ là cholesterol là xấu, bởi nó là một chất quan trọng có mặt ở nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể cũng như trong các hormon của cơ thể, giúp cho cơ thể phát triển và hoạt động bình thường khỏe mạnh.

      Có hai loại cholesterol chính là loại “tốt” và loại “xấu”. Chúng ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại này và hiểu biết về nồng độ của chúng trong máu của bạn như thế nào là tối ưu. Nếu loại xấu tăng nhiều quá hoặc mất cân đối giữa hai loại là nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não... Cholesterol có từ hai nguồn: do cơ thể bạn tổng hợp và từ thức ăn. Nguồn từ cơ thể (tổng hợp từ gan và các cơ quan khác) chiếm khoảng 75% tổng số lượng cholestrol trong máu của bạn, còn lại từ nguồn thức ăn. Hiện nay, cholesterol chỉ thấy ở trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật.
      Bên cạnh đó, một thành phần khác của lipid máu cần được quan tâm là triglycerid.

      Các loại thành phần chính của lipid máu bao gồm:

      LDL – Cholesterol (loại xấu)
      Đây là thành phần được coi là “xấu” của cholesterol, khi lượng LDL này tăng nhiều trong máu dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu hoặc có thể vỡ ra đột ngột gây tắc cấp mạch máu dẫn đến những bệnh nguy hiểm như Nhồi Máu Cơ Tim hoặc Tai Biến Mạch Não. LDL cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị. LDL tăng có thể liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, các thói quen có hại như hút thuốc lá/lười vận động hoặc liên quan các bệnh lí khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…

      HDL - Cholesterol (loại tốt)
      Loại này chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng số cholesterol trong máu của bạn. HDL - cholesterol được cho là loại tốt bởi vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu và do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những nguy cơ làm giảm HDL là hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động... Do vậy, để làm tăng HDL, bạn cần bỏ thuốc lá, giữ cân nặng hợp lí, tăng cường tập thể dục…

      Triglycerides
      Triglyceride cũng là một dạng mỡ trong cơ thể bạn. Tăng triglycerides thường gặp ở những người béo phì/thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu... Những người có triglycerides trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và giảm HDL (tốt). Hiện nay, các nhà khoa học cho thấy việc tăng triglyceride trong máu cũng có thể liên quan đến các biến cố tim mạch.

      Hình ảnh minh họa cholesterol máu: Cholesterol toàn phần (total) sẽ bao gồm LDL; HDL cholesterol và Triglycerid. LDL là loại “mỡ xấu” gây lắng đọng cholesterol vào thành mạch, trong khi HDL là “mỡ tốt” vận chuyển cholesterol khỏi máu và thành mạch.

      Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam, năm 2010, tất cả những người lớn trên 20 tuổi nên được xét nghiệm 5 năm một lần các thành phần cơ bản của lipid máu bao gồm: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglycerides. Các xét nghiệm nên được làm khi đói (cách bữa ăn trước ít nhất 12 giờ, bao gồm cả đồ uống có năng lượng).
      XEM THÊM: 5 cách điều trị mỡ máu cao an toàn và hiệu quả
      alt text

      posted in Member Blogs
      T
      topbrands
    • Nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ nhẹ

      Nguyên nhân và nguy cơ
      Tăng huyết áp (cao huyết áp) là nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ nhỏ. Cao huyết áp cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ thực sự, vì vậy nên một cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị đột quỵ thực sự trong tương lai. Kiểm soát huyết áp rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ trong tương lai.

      Nguyên nhân phổ biến và các nguy cơ khác bao gồm:

      Máu đông
      Mạch máu bị phá hủy
      Mạch máu trong hoặc xung quanh não bị hẹp
      Bệnh tiểu đường
      Nồng độ choresterol cao
      Di truyền.
      Theo AHA, bệnh nhân trên 65 tuổi có nguy cơ tử vong do đột quỵ sau khi bị thiếu máu tạm thời.
      Đột quỵ nhẹ là gì?
      Đột quỵ nhẹ, hay còn gọi đột quỵ nhỏ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, là tình trạng máu ngưng chảy tới não trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, đột quỵ nhẹ không giết chết các tế bào não như cơn đột quỵ thực sự. Đột quỵ nhẹ cũng gây ra các triệu chứng giống như đột quỵ và là một dấu hiệu cảnh báo những cơn đột quỵ thật sự có thể xảy ra trong tương lai.
      Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), thiếu máu não thoáng qua làm giảm 20% tuổi thọ của bạn. Và bạn cần phải được điều trị ngay lập tức để ngăn chặn những cơn đột quỵ thật sự có thể xảy ra trong tương lai.

      XEM THÊM: Các triệu chứng đột quỵ nhẹ

      posted in Tài liệu học tập sinh viên
      T
      topbrands
    • Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị nhồi máu não

      **Các biện pháp điều trị bệnh Nhồi máu não
      Các nguyên tắc điều trị nhồi máu não gồm có:

      Điều trị tiêu huyết khối: là điều trị đặc hiệu của nhồi máu não nhưng để áp dụng được thì bệnh nhân cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn xét nghiệm và thời gian, trong đó thời gian kể từ khi khởi phát phải không quá 3 giờ

      Sử dụng aspirin và các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác: được sử dụng ở tất cả các trường hợp đột quỵ nhồi máu não ngoại trừ bệnh nhân bị dị ứng hoặc không dung nạp aspirin hoặc đang cân nhắc dùng thuốc tiêu huyết khối. Heparin và các thuốc chống đông khác chỉ được chỉ định điều trị trong trường hợp nhồi máu não có rung nhĩ, bệnh van tim hoặc ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu

      Điều trị thuốc hạ huyết áp: tăng huyết áp là nguy cơ chính của đột quỵ não nên điều trị hạ huyết áp là cần thiết đối với cả bệnh nhân tăng huyết áp chưa đột quỵ và bệnh nhân đã có nhồi máu não

      Điều trị đái tháo đường trong đột quỵ não: bệnh nhân nhồi máu não có bệnh kèm đái tháo đường được khuyến cáo điều trị để mức đường huyết về bình thường và HbA1c dưới 7%

      Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não cần lưu ý những biện pháp sau:

      Giữ vệ sinh cá nhân cho người bệnh: vệ sinh của người nhồi máu não bị liệt sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc, người bị liệt không tự chủ về việc đại tiểu tiện nên dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu. Người chăm sóc cần vệ sinh cẩn thận và lau khô cho bệnh nhân sau khi đại tiểu tiện để tránh viêm nhiễm

      Đề phòng loét da do nằm lâu: loét thường gặp ở những chỗ tỳ đè nhiều như vùng cùng cụt, hai gót chân, bả vai, lưng, mông. Cần cho bệnh nhân nằm đệm hơi hoặc đệm nước, nghiêng trở mỗi 2 giờ và xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị tỳ đè nhiều

      Đề phòng biến chứng về hô hấp: các bệnh lý về đường hô hấp do nằm lâu và ít vận động như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở do ứ đọng đờm dãi cũng có thể xảy ra, do đó cần cho bệnh nhân ngồi dậy, vỗ rung vùng lưng hằng ngày để bệnh nhân dễ khạc đờm dãi hơn
      XEM THÊM: Các triệu chứng của nhồi máu não mà bạn cần biết

      posted in Tài liệu học tập sinh viên
      T
      topbrands