Navigation

    DDVT

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups
    1. Home
    2. Thư Trang
    T
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups

    Thư Trang

    @Thư Trang

    1
    Reputation
    11
    Posts
    1
    Profile views
    0
    Followers
    0
    Following
    Joined Last Online

    Thư Trang Follow

    Best posts made by Thư Trang

    • MUỐN TĂNG ĐƯỜNG CHÍNH NGẠCH PHẢI TUÂN THỦ LUẬT CHƠI

      6e74c5a3-87db-42fc-9b35-1147099588fc-image.png

      Trung Quốc chấn hưng nền nông nghiệp và nâng tiêu chuẩn nông sản nhập khẩu nên muốn bán hàng, chúng ta phải tuân thủ.
      Không quy hoạch, nông sản vẫn còn tình trạng ế thừa
      Trong Đại hội Đảng lần thứ 18 của Trung Quốc (TQ) có đặt ra các vấn đề liên quan đến thương mại và xuất nhập khẩu nông sản. Phía bạn xác định chất lượng nông sản nhập khẩu phải đảm bảo dinh dưỡng, quyền lợi của người tiêu dùng TQ. Do đó, các tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản đều được nâng lên với tất cả thị trường trên thế giới, trong đó có Việt Nam (VN).
      TQ cũng xác định tiếp tục chấn hưng nền nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật để đảm bảo kinh tế nông nghiệp phát triển, đảm bảo đời sống nông dân…
      Tất cả điều này ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu nông sản của VN.
      Trước nay, nông sản VN vẫn coi thị trường TQ là dễ tính, bán qua tiểu ngạch nhưng gần đây TQ đã hạn chế tối đa nhập khẩu tiểu ngạch, tiến tới chấm dứt tiểu ngạch vì xuất khẩu chính ngạch mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nông sản thực phẩm cho người tiêu dùng, bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp TQ…
      Đợt ùn ứ nghiêm trọng với nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc năm 2021 phản ánh vấn đề cơ bản của nông sản VN. Đó là chất lượng, tổ chức sản xuất, đàm phán mở cửa thị trường với TQ và yếu tố nữa là thị trường TQ dễ thay đổi, hay thay đổi. Chúng ta không thể nói thị trường TQ khó tính, đó chỉ là sự bao biện về khuyết điểm của mình. Khi đã chấp nhận luật chơi, anh muốn bán hàng thì phải tuân thủ.
      Thời gian tới, thị trường TQ vẫn là thị trường chiến lược của nông sản VN nhưng để đáp ứng được thị trường này, vấn đề chiến lược lâu dài là chúng ta phải quy hoạch được vùng nguyên liệu sản xuất. Vùng sản xuất đó ứng với một thị trường hoặc một cụm thị trường.
      Nghĩa là phải có nghiên cứu bài bản về thị trường TQ xem thị trường này thế nào, thói quen người tiêu dùng ra sao, sự thay đổi của thói quen này trong một vài năm tới ra sao. Từ đó có kế hoạch về đầu tư, công nghệ chế biến. Với các thị trường khác cũng tương tự như vậy.
      Nếu không quy hoạch được, nông sản vẫn còn tình trạng ế thừa và khi thị trường có sự thay đổi thì chúng ta không trở tay kịp.
      Cần chủ động siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch
      Để tránh tình trạng năm nào cũng xảy ra ùn ứ nông sản trên cửa khẩu thì VN cần chủ động kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch. Nếu không làm thì không giải quyết được bài toán này vì chỉ kêu gọi, doanh nghiệp vì cái lợi trước mắt sẽ không nghe theo.
      Thanh long cũng nằm trong danh mục nông sản được xuất chính ngạch sang TQ nhưng doanh nghiệp cứ xuất tiểu ngạch. Vì sao? Vì phụ thuộc vào đối tác mua hàng bên TQ và đa số đối tác mua hàng bên TQ đều muốn nhận hàng theo hình thức tiểu ngạch để họ được hưởng chính sách ưu đãi, giảm thuế của nước họ.
      Không phải cứ đụng chuyện là kêu đàm phán, giải cứu
      Cây ăn trái nói chung và thanh long nói riêng, khoảng một năm trước phía TQ đã cảnh báo VN nên xuất khẩu bằng đường chính ngạch. Trong khoảng bốn tháng trở lại đây, tần suất cảnh báo càng nhiều hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp VN bỏ qua, vẫn xuất khẩu tiểu ngạch.
      Trong bối cảnh ùn ứ nông sản tại cửa khẩu hiện nay, TQ vẫn nhập khẩu hàng nông sản qua đường chính ngạch bình thường nếu không có vấn đề về dịch bệnh.
      Không chỉ vấn đề dịch COVID-19, tới đây, khi TQ kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với nông sản VN thì rất gay go.
      Chúng ta nằm ngay cạnh thị trường đông dân nhất thế giới, giàu có và nông sản VN muốn xuất khẩu sang đây phải đáp ứng yêu cầu thị trường này đặt ra chứ không phải đáp ứng nhu cầu của mình. Như việc xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, chúng ta cũng phải đáp ứng yêu cầu của các thị trường này, phải đàm phán mới được xuất khẩu vào. Không phải khi đụng chuyện là kêu các bộ, ngành đàm phán, giải cứu.
      TQ là thị trường xuất khẩu rất lớn của VN nên doanh nghiệp cần tập trung khai thác tốt hơn. Hiện tổng sản lượng nông sản của VN xuất vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc của tất cả doanh nghiệp cộng lại cũng chỉ bằng hai ngày xuất vào thị trường TQ.
      Chín loại trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
      Theo ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trước đây TQ là thị trường dễ tính nhưng từ ngày 1-1-2019 thì họ yêu cầu phải có mã số vùng trồng, mã số nhà đóng gói với các loại quả được xuất chính ngạch sang TQ. Họ kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là hình thức biên mậu, tiểu ngạch.
      Hiện nông sản VN mới có chín loại trái cây được phép xuất khẩu chính ngạch sang TQ gồm xoài, nhãn, chuối, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít, thanh long, măng cụt.
      Sản phẩm thạch đen mới được ký nghị định thư vào tháng 12-2020. Các mặt hàng sầu riêng, khoai lang đang tiếp tục đàm phán.
      Thời gian đàm phán đối với các sản phẩm kéo dài và chịu sự tác động của dịch COVID-19 khiến chuyên gia không thể sang VN để kiểm tra vùng trồng.
      Về quản lý mã số vùng trồng, tính đến nay mới cấp được 1.991 mã số vùng trồng (55,4%) cho các loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch vào TQ . Đối với các thị trường khó tính, do có chuyên gia kiểm dịch thực vật của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… ở tại VN nên mọi vi phạm xảy ra đều được chúng ta xử lý triệt để. Hàng hóa nông sản của chúng ta xuất khẩu sang các thị trường khó tính rất ít vi phạm.
      Riêng thị trường TQ thì vi phạm quy định rất nhiều, như vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật ở phía TQ, vi phạm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi phạm hồ sơ kèm theo lô hàng. Thậm chí còn có tình trạng mạo danh mã số vùng trồng, sử dụng không đúng mã số để xuất khẩu làm ảnh hưởng đến uy tín của hàng VN.


      Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ:
      QALogistics JSC.,
      --- Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp ---
      📍 Địa chỉ: P12a04, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      🌐 Website: www.qalogistics.vn
      📧 Email: saleslog@qalogistics.vn
      ☎️ Tel/Zalo: 0962.970.866 - Ms. Trang

      posted in Vận chuyển FCL/LCL/OT/FR ( đường biển
      T
      Thư Trang

    Latest posts made by Thư Trang

    • NEWS: CÁC CỬA KHẨU, LỐI MỞ TẠI MÓNG CÁI (QUẢNG NINH) THÔNG QUAN TRỞ LẠI

      Sau nhiều nỗ lực của cả hai bên, ngày 10/1, các cửa khẩu, lối mở tại TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã chính thức thông quan trở lại sau gần 20 ngày tạm dừng.
      Phía Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã thống nhất đồng bộ các phương án phòng chống dịch, thực hiện test PCR đối với toàn bộ người trong khu vực cửa khẩu và thống nhất phương án đổi lái xe ngay tại khu vực trung chuyển hàng hóa, không để người của mỗi bên di chuyển vào nội địa.
      Bên cạnh đó, TP. Móng Cái cũng thành lập các tổ liên ngành để sắp xếp, điều hành phương tiện vào khu vực cửa khẩu. Với những mặt hàng hoa quả bị hỏng thời gian qua, TP Móng Cái sẽ hỗ trợ hoàn toàn kinh phí tiêu hủy, đảm bảo vệ sinh môi trường. Trước đó, trong thời gian tạm dừng thông quan, TP. Móng Cái cùng ngành Công Thương Quảng Ninh và các đơn vị liên quan đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như vận động các doanh nghiệp, chủ bến bãi giảm phí lưu kho…Đồng thời, tích cực hội đàm, trao đổi với thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) để thống nhất các phương án phù hợp nhằm đẩy nhanh thời gian thông quan trở lại.

      493431c4-bb3a-437e-9308-52e66bf4d3ae-image.png
      Các cửa khẩu, lối mở tại Móng Cái đã chính thức thông quan trở lại từ ngày 10/1

      Hiện TP. Móng Cái cũng đang khẩn trương triển khai lắp đặt hệ thống sấy tự động hoa quả công nghệ hiện đại để phục vụ lâu dài cho việc xuất khẩu nông sản sấy.
      Theo lãnh đạo TP. Móng Cái, hiện bên cửa khẩu Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh nên tiến độ thông quan vẫn bị ảnh hưởng. TP. Móng Cái vẫn đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hàng tồn đọng. Các doanh nghiệp cũng nên xem xét kỹ khi đưa hàng đến các cửa khẩu, lối mở Móng Cái để tránh ùn tắc, lưu lại lâu ngày gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
      Tính đến 16h30 ngày 10/1/2021 đã có 292 phương tiện thông quan qua các cửa khẩu, lối mở tại TP.Móng Cái. Riêng tại cửa khẩu Bắc Luân II, tổng số lượt phương tiện thông quan đạt 150 xe trong đó xuất khẩu 40 xe, nhập khẩu 110 xe (chủ yếu là hàng tạp hóa, linh kiện điện tử). Còn tại lối mở Km 3+4 Hải Yên đã có 142 xe thông quan, trong đó xuất khẩu 87 xe (chủ yếu hàng hoa quả, hải sản tươi sống và tinh bột sắn) và nhập khẩu 55 xe.
      Nguồn: congthuong.vn

      posted in Kiến thức logistics
      T
      Thư Trang
    • THỦ TỤC NHẬP KHẨU CÀ PHÊ

      26a14bab-bdab-4b34-b2c7-e9660b3a66aa-image.png
      Cà phê là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Hai giống cà phê được trồng phổ biến nhất là cà phê chè, và cà phê vối. Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, chế biến và phơi khô. Hạt cà phê khô sẽ được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu thị hiếu. Hạt cà phê sau khi rang sẽ được đem đi xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Vậy tại sao Việt Nam cần phải nhập khẩu cà phê? Thủ tục hải quan nhập khẩu cafe như thế nào?
      Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới song cà phê Việt Nam chủ yếu xuất thô, chưa mang lại chuỗi giá trị, chưa xứng tầm với vị thế. Nguyên tắc các chuỗi thực phẩm, đồ uống nước ngoài vào Việt Nam trước tiên phải kiểm soát chặt vấn đề an toàn thực phẩm nên thời gian đầu thường nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài vào sử dụng. Đối với cà phê, ngoài yếu tố an toàn thực phẩm còn có khẩu vị, công thức… nên việc sử dụng cà phê nhập khẩu mà không mua cà phê trong nước là hết sức bình thường Việc nhập khẩu cà phê cũng là bình thường vì nhiều nước xuất khẩu cà phê trên thế giới cũng nhập khẩu cà phê để chế biến, tiêu thụ.

      1. Điều kiện đối với cà phê nhập khẩu
        Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
        Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra;
        Phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ;
        Trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
        Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm…;
      2. Tự công bố sản phẩm
        Thực hiện trước khi hàng về. Nhập mẫu về trước thực tế chỉ cần mẫu hàng là có thể làm tự công bố sản phẩm. Khi tiến hành tự công bố sản phẩm, cần nhập mẫu hàng bao gồm cả hàng và bao bì đóng gói, rồi gửi tới các đơn vị được cấp phép để làm kiểm nghiệm. Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, cần nộp hồ sơ tự công bố và chờ kết quả trả lời từ cơ quan có thẩm quyền.
        Hồ sơ tự công bố sản phẩm cà phê bao gồm:
        Bản tự công bố thực phẩm (theo mẫu)
        Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm theo QCVN
        Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
        Mẫu sản phẩm; mẫu nhãn mác sản phẩm; hình ảnh sản phẩm
        Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy chứng nhận sau (nếu có): Chứng nhận GMP; HACCP hoặc giấy chứng nhận tương đương;
        Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ, trong đó có nội dung chứng nhận sản phẩm phù hợp với lứa tuổi hoặc đối tượng sử dụng;
        Bản sao hợp đồng thương mại;
        Quy trình công bố sản phẩm cà phê như sau:
        Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
        Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ
        Trường hợp hồ sơ đầy đủ; hợp lệ theo quy định thì sẽ tiếp nhận và in Biên nhận hồ sơ
        Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ; chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
        Bước 3: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm; Ban Quản lý An toàn thực phẩm có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và đăng tải hồ sơ lên website.
        Bước 4: Doanh nghiệp đăng nhập vào website và tự kiểm tra hồ sơ công bố của mình.
      3. Đăng ký xin giấy phép nhập khẩu
        Hồ sơ cần để điền và scan nộp lên bộ phận một cửa gồm:
        Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề nhập khẩu, kinh doanh cà phê
        Giấy chứng nhận lưu hành tự do
        Bản sao công chứng CA
        Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm
        Nhãn sản phẩm
        Đơn xin cấp phép nhập khẩu
        Khai báo kiểm dịch động vật trên một cửa và nộp hồ sơ kiểm duyệt
      4. Kiểm dịch thực vật cà phê nhập khẩu
        Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu bao gồm:
        Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
        Bản sao chụp hoặc bản sao chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu
        Cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Sau khi hàng hóa đã tập kết đầy đủ tại cảng, cửa khẩu chủ lô hàng thông báo thời gian và địa điểm cụ thể cho chuyên viên kiểm dịch đến kiểm tra trực tiếp lô hàng.

      Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
      5. Thủ tục hải quan nhập khẩu cafe
      Khi đã làm xong những việc ở trên, bạn đã có một bộ hồ sơ hải quan đầy đủ. Gồm:
      Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
      Chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
      Tờ khai hải quan
      Hợp đồng mua bán
      Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp nhất định.
      Phiếu đóng gói
      Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác
      Chứng nhận xuất xứ form AANZ, VJ, VK, AK,… (nếu có)
      6. Thông quan hàng hóa mang về
      Sau khi mở tờ khai thì hẹn bên kiểm dịch động vật ra lấy mẫu. Trong vòng 5 ngày sẽ được cấp chứng thư. Đem chứng thư tới cơ quan hải quan là thông quan hàng hóa.
      Trên đây là nội dung bài viết thủ tục nhập khẩu cà phê. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thủ tục nhập khẩu cà phê, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại/ zalo: 032.656.3718 hoặc qua email: saleslog@qalogistics.vn để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

      posted in Kiến thức logistics
      T
      Thư Trang
    • NEWS: XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NGA: CHƯA KHAI THÁC HẾT TIỀM NĂNG

      Với những ưu đãi về thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á - u (VN- EAEUFTA), hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng có khả năng cạnh tranh cao hơn tại thị trường Nga. Tuy nhiên, thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nga tăng chậm.
      Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 11/2021, XK thủy sản Việt Nam sang Nga đạt gần 150 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. Với những ưu đãi về thuế quan theo VN- EAEUFTA, hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng có khả năng cạnh tranh cao hơn tại thị trường Nga. Tuy nhiên, thị trường này chiếm chưa tới 2% tổng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam.

      54464302-3757-4371-a1b6-325c2be024cf-image.png
      Ảnh minh họa

      Bà Tô ThịTường Lan - Phó Tổng thư ký VASEP - đánh giá, sau 5 năm triển khai thực hiện VN- EAEUFTA, Liên bang Nga là thị trường được doanh nghiệp (DN) Việt Nam quan tâm nhất, tuy nhiên, số DN được cấp phép XK vào thị trường này còn hạn chế, thủ tục đăng ký phức tạp, thời gian xét duyệt kéo dài..., việc giải trình và khắc phục đối với những lô hàng bị cảnh báo, gỡ bỏ lệnh hạn chế XK của DN vẫn chưa được xử lý kịp thời, gây ảnh hưởng đến quy trình XK của DN. Khó khăn nổi cộm DN phải đối mặt hiện nay là chi phí vận tải, cước vận chuyển tăng từ 12 - 15%; thanh toán bằng đồng USD nên việc tỷ giá giữa đồng Rub và đồng USD không ổn định đã tác động đáng kể đến XK của DN. Đáng chú ý, các hàng rào phi thuế quan như quy định an toàn thực phẩm, kiểm dịch chất lượng của Nga khá chặt chẽ theo quy định riêng của Nga cũng như theo VN- EAEUFTA...
      Để thúc đẩy XK thủy sản vào thị trường Nga, bà Tô Thị Tường Lan kiến nghị, thời gian tới, cần tăng cường trao đổi hợp tác nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thanh toán song phương bằng đồng nội tệ như Nga đang áp dụng với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… Đồng thời, xem xét mở đường vận chuyển liên vận giữa Việt Nam - EAEU bằng đường tàu hỏa để giảm áp lực khi vận chuyển bằng đường tàu biển đang rất khó khăn; Cơ quan Giám sát Kiểm dịch và Thú y Liên bang Nga (FSVPS) xem xét tăng lượng DN thủy sản Việt Nam được XK vào thị trường này. Cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) và FSVPS cần rút ngắn thời gian giải trình lô hàng bị cảnh báo để các DN sớm XK trở lại; xem xét quy trình kiểm soát gần với thông lệ quốc tế…
      Nguồn: congthuong.vn


      Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ:
      QALogistics JSC.,
      --- Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp ---
      📍 Địa chỉ: P12a04, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      🌐 Website: www.qalogistics.vn
      📧 Email: saleslog@qalogistics.vn
      ☎️ Tel/Zalo: 0962.970.866 - Ms. Trang

      posted in Vận chuyển đường biển
      T
      Thư Trang
    • VẬN CHUYỂN MÁY BIẾN ÁP 500KV QUY NHƠN - GIA LAI

      Với kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức chúng tôi đã vận chuyển thành 03 máy biến áp 500KV-600MVA nặng 124 tấn/máy về Trạm 500KV Gia Lai.
      Quang Anh Logistics - nhà vận tải uy tín các mặt hàng siêu trường siêu trọng trên toàn quốc.
      Các mặt hàng chúng tôi thường vận chuyển:
      🔷 Lò hơi
      🔷 Máy CNC: máy ép, máy dập, máy cắt
      🔷 Bồn chứa
      🔷Container siêu trường siêu trọng: Flat rack, open top...
      🔷 Vận tải các loại hàng siêu trường siêu trọng hai chiều bắc nam giá kết hợp
      Chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ vận tải tốt nhất cho quý khách hàng, với giá thành tốt nhất thị trường.


      Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ:
      QALogistics JSC.,
      --- Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp ---
      📍 Địa chỉ: P12a04, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      🌐 Website: www.qalogistics.vn
      📧 Email: saleslog@qalogistics.vn
      ☎️ Tel/Zalo: 0962.970.866 - Ms. Trang

      posted in Dịch vụ logistics khác
      T
      Thư Trang
    • THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA QUA CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

      Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía bắc.
      Thông báo số 08/TB-VPCP ngày 10/1/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp trực tuyến về tình hình xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc nêu: Để thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sớm có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương từ tháng 9/2021 (Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021); tiếp đó, ngày 27/12/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì họp với các bộ, ngành và các địa phương để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía bắc (Thông báo số 350/TB-VPCP).

      58a8741d-8da9-4332-b2fa-3525a9503b8d-image.png
      Tăng cường quản lý phương tiện đưa hàng lên cửa khẩu biên giới, giảm thiểu tình trạng ùn tắc

      Các bộ, ngành, địa phương đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao (đặc biệt là các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Tài chính-Tổng cục Hải quan), UBND các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh).
      Đến ngày 8/1/2022, tổng số lượng xe tồn tại các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc là: 3.609 xe, giảm 2.150 xe (so với thời điểm ngày 25/12/2021 là 5.759 xe), trong đó tại tỉnh Lạng Sơn còn tồn 2.015 xe (giảm 2.189 xe), tại tỉnh Quảng Ninh còn tồn 1.260 xe (giảm 295 xe). Số lượng xe giảm phần lớn là chuyển tiêu thụ nội địa và một phần chuyển sang xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu Hữu Nghị, một phần chuyển qua xuất khẩu theo đường biển. Mặc dù các tỉnh biên giới đã liên tục khuyến cáo nhưng rải rác vẫn còn tình trạng tiếp tục đưa nông sản (chủ yếu là dưa hấu) lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), trung bình khoảng 10 xe/ngày.
      Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía bắc đã có những chuyển biến bước đầu nhưng vẫn chưa đạt được như mong muốn và yêu cầu đề ra. Khó khăn và rủi ro vẫn có thể phát sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường cả trước mắt và lâu dài. Trên tinh thần hỗ trợ tối đa để giảm bớt thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp, bằng các cơ chế chính sách, bằng chỉ đạo điều hành và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây.
      Giải pháp trước mắt, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương biên giới giáp Trung Quốc, các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức các hoạt động ngoại giao tương ứng với cơ quan chức năng của Trung Quốc (trao đổi trực tiếp, điện đàm, gửi công thư, công hàm…) để tạo điều kiện, thống nhất thời gian mở cửa; tăng thời gian làm việc tại khu vực cửa khẩu; mở lại một số cửa khẩu đã đóng.
      Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) khẩn trương có hướng dẫn cụ thể các quy định, tiêu chuẩn về điều kiện y tế phòng chống dịch COVID-19 hài hòa với phía Trung Quốc (về tiêm vaccine, xét nghiệm, khử khuẩn…) tại khu vực cửa khẩu biên giới các tỉnh phía bắc, nhất là Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai.
      Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh chủ động, quyết liệt hơn trong việc điều phối và chỉ đạo các lực lượng chức năng thông báo, quản lý phương tiện đưa hàng lên cửa khẩu biên giới, giảm thiểu ngay tình trạng ùn tắc.
      Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, thương lái điều phối đưa nông sản đang ùn tắc để tiêu thụ, làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất, chế biến trong nước.
      Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ để có giải pháp tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn trong xuất khẩu.
      Giải pháp lâu dài, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan rà soát lại hình thức, chính sách và kiểm soát chặt chẽ hoạt động trao đổi cư dân biên giới, đưa hình thức trao đổi cư dân về đúng bản chất để tăng tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch nhằm tận dụng các phương thức vận tải khác như đường biển, đường sắt.
      Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tổng thể quy hoạch vùng trồng và sản xuất nông, thủy sản; bảo đảm đầy đủ các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa; đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa phương thức vận chuyển, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng như sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu “tiểu ngạch”.
      Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao trao đổi với các thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam (EU, Mỹ,…) để tháo gỡ khó khăn trong thời điểm hiện nay và các mặt hàng trái cây khi vào chính vụ thu hoạch tới đây.
      Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tiếp tục định hướng báo chí đưa tin đầy đủ khách quan về sự chủ động chỉ đạo từ sớm của lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành, đặc biệt là các địa phương biên giới về những biện pháp, giải pháp khắc phục tình trạng ùn tắc, để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ không tiếp tục đưa hàng lên biên giới trong thời điểm hiện nay.


      Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ:
      QALogistics JSC.,
      --- Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp ---
      📍 Địa chỉ: P12a04, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      🌐 Website: www.qalogistics.vn
      📧 Email: saleslog@qalogistics.vn
      ☎️ Tel/Zalo: 0962.970.866 - Ms. Trang

      posted in Vận chuyển đường biển
      T
      Thư Trang
    • THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU GẠO

      7f628361-83ab-41dc-8567-bf6bbc905591-image.png

      Bước 1: Doanh nghiệp có chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
      Để chứng nhận được đủ điều kiện xuất khẩu gạo thì cần có những điều kiện sau:

      1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
        Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
        Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
      2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
        Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
      3. Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
        Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
        Tuy nhiên có thể xuất khẩu theo cách này, đó là thỏa thuận với 1 công ty đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nhờ họ ủy thác lại cho mình có quyền xuất khẩu. Như vậy công ty vẫn có thể xuất khẩu được gạo.
        Thứ 2: Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
        Hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo gồm:
        Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
        Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết.
        Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc, gạo thương nhân có sẵn trong kho; địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trong mỗi kho chứa thóc, gạo của thương nhân.
        Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo còn hiệu lực (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), khi đăng ký hợp đồng lần đầu.
        Như vậy, khi đã có được 2 điều trên thì việc tiếp theo chỉ cần tổng hợp bộ chứng từ và làm thủ tục hải quan.
        Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan - thủ tục xuất khẩu gạo
        Tờ khai hải quan, Hợp đồng, Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O ( nếu có)
        Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo hoặc là hợp đồng ủy thác của công ty cần xuất và một công ty đã đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
        Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
        Thuế xuất khẩu đối với gạo là 0%
        Với những lưu ý trên và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thì việc xuất khẩu gạo không còn là vấn đề khó khăn. Quý khách hàng có những thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Quang Anh Logistics để được hỗ trợ tốt nhất

      Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ:
      QALogistics JSC.,
      --- Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp ---
      📍 Địa chỉ: P12a04, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      🌐 Website: www.qalogistics.vn
      📧 Email: saleslog@qalogistics.vn
      ☎️ Tel/Zalo: 0962.970.866 - Ms. Trang

      posted in Hải quan điện tử
      T
      Thư Trang
    • HÀNG VIỆT NAM ĐƯỢC NGƯỜI TIÊU DÙNG HUNGARY ƯA CHUỘNG

      Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu các nước trong khu vực Đông Nam Á xuất khẩu sang Hungary với kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD trong năm 2020. Trong năm 2021, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí này.
      Tìm giải pháp cho nông sản Việt thâm nhập sâu vào thị trường HungaryPhiên họp toàn thể Khóa họp lần thứ 9 Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam – Hungary

      Bộ Công Thương dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê Hungary cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary năm 2020 đạt 1,008 tỷ USD, tăng 86,4% so cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Malaysia sang Hungary đạt 872,8 triệu USD, Thái Lan đạt 516,9 triệu USD, Singapore đạt 363 triệu USD, Philippines đạt 136 triệu USD, Indonesia đạt 115,3 triệu USD, các nước còn lại đạt kim ngạch rất thấp.
      05e9ef1e-c5c0-4fb9-aa9a-fb7494656c49-image.png

      Linh kiện điện tử là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Hungary

      Riêng 10 tháng đầu năm 2021, so cùng kỳ năm trước, Việt Nam xuất khẩu sang Hungary đạt 842,7 triệu USD, tăng 5%; Malaysia đạt 586,7 triệu USD, giảm 12,2%; Singapore đạt 494,4 triệu USD, tăng 56,5%; Thái Lan đạt 426,6 triệu USD, tăng 10,1%; Philippines đạt 141,7 triệu USD, tăng 28,2%; Indonesia đạt 119,5 triệu USD, tăng 26,2%...
      Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hungary là linh kiện điện tử, chiếm kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đồng thời là nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary trong những năm gần đây. Số liệu thống kê của Hungary cho thấy, nhóm hàng linh kiện điện tử của Việt Nam xuất khẩu sang Hungary năm 2020 đạt 747 triệu USD, chiếm 74,1% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của Hungary. Riêng 10 tháng đầu năm 2021 đạt 574,8 triệu USD, chiếm 77% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của Hungary.
      Như vậy, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước đầu tiên đạt ngưỡng 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu sang Hungary, và liên tục dẫn đầu kể từ năm 2020 cho đến nay.

      posted in Vận chuyển hàng không
      T
      Thư Trang
    • PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU TRƯỜNG SIÊU TRỌNG TẠI VIỆT NAM

      Quang Anh Logistics chuyên vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng tại Việt Nam
      ⭐Vận chuyển thiết bị Oversize, Vận chuyển hàng Oversize
      ⭐ Chở máy xúc, máy đào, xe lu, xe ủi, bồn, sắt thép siêu trường siêu trọng.
      ⭐Chở máy khoan cọc nhồi, máy nghiền đá, trạm trộn bê tông, máy biến thế, vận chuyển xe cuốc, xe đào, san gạt, xe lu, xe ủi, máy cẩu khoan, xúc lật, xe rùa, xe cơ giới, máy xây dựng công trình, máy móc thiết bị quá khổ – quá tải, cẩu bánh xích, cẩu bánh lốp, máy khoan cọc nhồi, máy biến áp quá khổ, máy móc thiết bị công nghiệp, nhà máy thủy điện, điện rác, điện gió…
      ⭐Chuyển, bồn tròn, hàng hoá, container đặc biệt.
      Chúng tôi với hơn 20 năm kinh nghiệm ngành logistics nói chung cũng như vận chuyển hàng siêu trọng nói riêng, kinh nghiệm nhập khẩu máy móc thiết bị cũng như cách sắp xếp khi vận chuyển chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách hàng.


      Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ:
      QALogistics JSC.,
      --- Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp ---
      📍 Địa chỉ: P12a04, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      🌐 Website: www.qalogistics.vn
      📧 Email: saleslog@qalogistics.vn
      ☎️ Tel/Zalo: 0962.970.866 - Ms. Trang

      posted in Vận chuyển đường biển
      T
      Thư Trang
    • XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ĐẶT MỤC TIÊU KIM NGẠCH ĐẠT 6 TỶ USD VÀO NĂM 2030

      Năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so với năm 2020. Đáng chú ý, tháng 12/2021, giá cà phê xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2017. Tuy nhiên, để nâng cao kim ngạch xuất khẩu và đạt con số 6 tỷ USD vào năm 2030, yếu tố cốt lõi vẫn phải đẩy mạnh chế biến sâu.
      Năm 2021, xuất khẩu cà phê thu về xấp xỉ 3 tỷ USD
      Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động thông quan thuận lợi hơn, nhu cầu thế giới tăng là những yếu tố giúp xuất khẩu cà phê của Việt Nam phục hồi cuối năm 2021. Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 12/2021 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 305 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 26,2% về trị giá so với tháng 11/2021, so với tháng 12/2020 giảm 6,5% về lượng, nhưng tăng 20,3% về trị giá. Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so với năm 2020.

      a54dab05-1068-4663-b769-dc24a5edab2d-image.png
      Tháng 12/2021 giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.344 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 6/2017

      Theo ước tính, tháng 12/2021 giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.344 USD/tấn - mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, tăng 4,3% so với tháng 11/2021 và tăng 28,7% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 1.969 USD/tấn, tăng 12,4% so với năm 2020.
      Năm 2021, chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu là cà phê Robusta. Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1,218 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng, nhưng tăng 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang nhiều thị trường chính giảm, như: Đức giảm 1,4%; Ý giảm 11,2%; Hoa Kỳ giảm 0,6%, Tây Ban Nha giảm 37,8%; Algeria giảm 12,2%. Ngược lại, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang Nga tăng 15,1%; Trung Quốc tăng 61,1%.
      Hiện, thị trường cà phê trong nước bắt đầu sôi động, nhưng không được như những năm trước. Sản lượng thu mua ở mức thấp do thu hoạch chậm (đạt khoảng 80% sản lượng vụ mới).
      Dự báo năm 2022, giá cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế từ các nước sản xuất lớn như Colombia và một số nước khu vực Nam Mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế được dự đoán có thể còn kéo dài. Hiện tại, do thiếu nguồn cung cà phê Arabica, một số nhà rang xay đang tìm đến phương án phối trộn cà phê Arabica và Robusta nhằm hạ giá bán. Điều này về lâu dài có thể giúp thay đổi khẩu vị người tiêu dùng và quen hơn với việc uống cà phê Robusta rang xay và sẽ giúp cho cà phê Robusta của Việt Nam xuất khẩu thuận lợi hơn.
      Đẩy mạnh chế biến sâu
      Mặc dù xuất khẩu cà phê năm nay đạt xấp xỉ 3 tỉ USD, nhưng cà phê chế biến sâu của Việt Nam trong năm 2021 chỉ xuất khẩu được 121 nghìn tấn, kim ngạch 433 triệu USD. Như vậy, mặc dù lượng chỉ chiếm 8% nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến chiếm 15% tổng kim ngạch của mặt hàng này.
      Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam đặt mục tiêu trong 10 năm tới, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 5 - 6 tỷ USD, tức gấp hơn 2 lần so với hiện tại. Hiện, giá cho một tấn cà phê chế biến trung bình đạt gần 3.600 USD trong khi giá cà phê nhân trên sàn khoảng 2.400 USD. Hiện nay cà phê Việt Nam đang rẻ nhất thế giới, thay vì Brazil trước đây do cơ chế trừ lùi. Cụ thể, giá của Việt Nam phải trừ lùi tới 450 - 500 USD/tấn.
      Do vậy, để đạt con số xuất khẩu 6 tỷ USD, nhiều ý kiến cho rằng cần nâng tỷ lệ cà phê chế biến từ dưới 10% như hiện nay lên khoảng 25% hoặc thậm chí phải hơn vậy. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, để nâng tỷ trọng cà phê chế biến là một thách thức lớn với doanh nghiệp do trình độ công nghệ, vận hành nhà máy phức tạp và nhận thức của người nông dân.
      Hiện cả nước có 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn và 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan. Số lượng các cơ sở chế biến sâu còn ít và đa phần hoạt động dưới công suất thiết kế.
      Mặt khác, muốn phát triển ngành hàng cà phê thì cần đi theo hướng chế biến. Hiện thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Trong khi đó, để làm thương hiệu phải mất nhiều tiền của, công sức.
      Những ngày đầu năm 2022, Công ty TNHH Liên kết thương mại Toàn Cầu (quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh) đã xuất khẩu 2 container cà phê nông sản thương hiệu Meet More đi thị trường EU. Đây là cà phê chế biến hòa tan pha trộn với các loại nông sản khác như cà phê trái nhàu, cà phê bạc hà, cà phê khoai môn, cà phê xoài, cà phê dừa, cà phê đậu xanh. Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, đây là lần đầu tiên doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sang EU. Trước đó, cà phê đã xuất khẩu đi Hàn Quốc, Australia, Trung Đông. Nông sản chế biến ngay từ đầu vào đã đạt chất lượng rất tốt là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp xuất khẩu thuận lợi vào thị trường này. Không chỉ EU, theo kế hoạch cà phê trái cây của doanh nghiệp chuẩn bị để xuất đi Mỹ và Nga vào cuối tháng 1/2022.
      Cà phê là 1 trong 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD và là những mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu thuộc "tốp đầu" của ngành nông nghiệp. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam chiếm gần 7% tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp đất nước. Bên cạnh người tiêu dùng châu u và châu Mỹ, người dân châu Á cũng dần biết đến và ưa thích hạt cà phê Việt Nam. Các chuyên gia nhận định, nếu các doanh nghiệp có chiến lược tiếp cận đúng đắn thì thị trường xuất khẩu khó tính như EU, Mỹ, Nga, Nhật Bản,… sẽ là “miền đất hứa” cho xuất khẩu cà phê Việt Nam.
      Với phương châm "năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng", chiến lược của ngành cà phê trong thời gian tới là đẩy mạnh mặt hàng cà phê chế biến (cà phê rang xay, cà phê hòa tan,...) hơn là chú trọng vào số lượng cà phê nhân như hiện nay. Theo các chuyên gia, dù còn nhiều thách thức nhưng việc đẩy mạnh chế biến sâu sẽ là giải pháp cốt yếu không chỉ giúp gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn giúp ngành hàng này phát triển bền vững.
      Nguồn: Congthuong.vn


      Mọi thông tin chi tiết hoặc thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ:
      QALogistics JSC.,
      --- Công Ty Cổ Phần Tiếp Vận Quốc Tế Quang Anh chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức chuyên nghiệp ---
      📍 Địa chỉ: P12a04, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      🌐 Website: www.qalogistics.vn
      📧 Email: saleslog@qalogistics.vn
      ☎️ Tel/Zalo: 0962.970.866 - Ms. Trang

      posted in Dịch vụ logistics khác
      T
      Thư Trang
    • QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT CHO HÀNG XUẤT KHẨU

      Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) là một trong những chứng từ bắt buộc mà nhà nhập khẩu yêu cầu các doanh nghiệp Việt nam phải cung cấp khi xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản ra nước ngoài. Quy trình đăng ký kiểm dịch thực vật không quá khó tuy nhiên đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững quy trình để tránh sai sót, tránh trường hợp không kịp làm kiểm dịch trước khi hàng hóa xuất đi, dẫn đến hàng hóa không đủ điều kiện để người mua làm thủ tục thông quan nhập khẩu.

      Trong bài viết này, Quang Anh Logistics sẽ gửi đến quý khách toàn bộ quy trình kiểm dịch thực vật cho hàng xuất khẩu như sau:

      MỤC ĐÍCH KIỂM DỊCH THỰC VẬT CHO HÀNG XUẤT KHẨU?
      Kiểm dịch thực vật được yêu cầu bởi cơ quan nhà nước nhằm tránh lây lan dịch bệnh nguy hiểm (do virus, nấm, côn trùng, mầm bệnh…) gây ảnh hưởng đến thực vật và con người nói chung tại nước nhập khẩu.
      816fa4f7-46ec-4027-aaec-c31bcad4d7fc-image.png

      NHỮNG SẢN PHẨM NÀO CẦN KIỂM DỊCH THỰC VẬT?
      7 danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi xuất nhập khẩu.

      1. Cây và các bộ phận còn sống của cây.
      2. Sản phẩm của cây, gồm: Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây; Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật; Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính); Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh; Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa; Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật; Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.
      3. Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).
      4. Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.
      5. Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroid và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.
      6. Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
      7. Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quyết định.
        Trường hợp XK những vật thể không thuộc Danh mục nêu trên sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước NK và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.
        TRÌNH TỰ THỰC HIỆN:
        BƯỚC 1: Tổ chức, cá nhân (thương nhân) nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan kiểm dịch thực vật xuất khẩu nơi gần nhất hoặc gửi trực tuyến trên Phần mềm PQS khai báo thủ tục Kiểm dịch thực vật.
        BƯỚC 2: Chi cục kiểm dịch thực vật sẽ tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định ngay khi tiếp nhận hồ sơ.
        BƯỚC 3: Nộp hồ sơ và chờ thẩm định hồ sơ
      • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong vòng 24h chi cục kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp chứng thư cho cá nhân, tổ chức xuất khẩu đăng ký kiểm dịch.
      • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
      • Trường hợp không kiểm dịch thực vật xuất khẩu, Chi cục kiểm dịch thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
        Lưu ý: Chủ hàng hoặc người ủy quyền lên đăng ký kiểm dịch thực vật trước 1-2 ngày tàu chạy với cơ quan kiểm dịch thực vật vùng.
        Nhớ kiểm tra danh mục của sản phẩm thuộc loại nào, để ghi lên đơn đăng ký số tiền kiểm dịch trước.
        Sau khi hồ sơ đạt yêu cầu, lên phòng kế toán của cơ quan kiểm dịch thực vật đóng lệ phí kiểm dịch thực vật.
        cbaa5485-7a21-4f17-a2a8-5cc74861dac7-image.png

      HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KIỂM DỊCH GỒM CÓ:
      Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu ban hành của Chi cục kiểm dịch (Khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng cần kiểm dịch theo tờ khai hải quan xuất khẩu);

      • Hợp đồng thương mại, Vận đơn, Invoice, Packing list (Nếu có);
      • Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền của chủ hàng cho người đi đăng ký kiểm dịch;
      • Mẫu kiểm dịch lô hàng xuất khẩu tùy theo số lượng, khoảng 5kg/mẫu:
        TH mẫu có thể xuất trình tại thời điểm đăng ký kiểm dịch, bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ và mẫu để ra chứng thư kiểm dịch thực vật cho lô hàng xuất khẩu.
        TH mẫu bất thường hoặc không có để xuất trình tại thời điểm kiểm dịch, bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận giám sát tại cảng nơi lô hàng hạ bãi chờ xuất. Cán bộ kiểm dịch sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa và cấp chứng thư cho cá nhân, tổ chức xuất khẩu.
        Thông thường, sau 05 ngày làm việc kể từ ngày hợp lệ hồ sơ, đơn vị xuất khẩu sẽ nhận được Chứng nhận kiểm dịch bản gốc của lô hàng.

      QUANG ANH LOGISTICS CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC THÔNG QUAN VẬN CHUYỂN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CẦN KIỂM DỊCH THỰC VẬT.
      Vui lòng liên hệ: Ms. Trang - 0962.970.866

      posted in Dịch vụ logistics khác
      T
      Thư Trang