Navigation

    DDVT

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups
    1. Home
    2. SalesQAL
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups

    SalesQAL

    @SalesQAL

    0
    Reputation
    104
    Posts
    3
    Profile views
    0
    Followers
    0
    Following
    Joined Last Online
    Website qalogistics.vn Location hanoi

    SalesQAL Follow

    Best posts made by SalesQAL

    This user hasn't posted anything yet.

    Latest posts made by SalesQAL

    • RE: Quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa do người XC, NC mang trong hành lý; giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế.

      Note lại quy trình này ...

      posted in Kiến thức logistics
      SalesQAL
      SalesQAL
    • RE: Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB)

      Tổng hợp những điều cần biết về AWB – Airway Bill

      Khái niệm và chức năng của AWB
      Vận đơn hàng không (Air Way Bill – AWB) là chứng từ do người chuyên chở (hãng hàng không) hoặc đại diện của họ phát hành cho người gửi hàng xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay.

      Khi lô hàng được vận chuyển bằng đường hàng không, người gửi hàng sẽ được cấp Vận đơn hàng không. Vì vậy AWB có 2 chức năng cơ bản :

      Biên lai giao hàng cho người chuyên chở,
      Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
      Vì AWB không có chức năng là chứng từ sở hữu hàng hóa như Vận đơn đường biển nên AWB cũng không có khả năng lưu thông và không thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu.

      AWB có bao nhiêu bản?
      Vận đơn hàng không được phát hành theo bộ gồm ít nhất là 9 bản, trong đó có 3 bản gốc (original) và 6 bản sao (copy) trở lên.

      Bản gốc 1 (Original 1) màu xanh lá cây : giao cho người chuyên chở (có chữ ký của người gửi hàng)
      Bản gốc 2 (Original 2) màu hồng : gửi cùng hàng hóa đến nơi đến cho người nhận (có chữ ký của người gửi hàng và người chuyên chở)
      Bản gốc 3 (Original 3) màu xanh da trời : giao cho người gửi hàng (có chữ ký của người chuyên chở).
      Các bản copy được đánh số liên tục từ 4 : thường có màu trắng

      Bản số 4, màu vàng, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng. Bản này có chữ ký của người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng giữ lại để làm biên lai giao hàng và làm bằng chứng là người chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên chở.

      Bản số 5, dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến.

      Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyên chở tại sân bay thứ 3.

      Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân bay thứ 2.

      Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá của người chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng.

      Bản số 9, dành cho đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên chở phát hành giữ lại.

      Bản số 10 đến 14 (nếu phát hành), là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết.

      Số bản của AWB

      Quy trình phát hành AWB
      Người gửi hàng giao hàng cho người vận tải hoặc người chuyên chở;
      Người vận tải phát hành vận đơn cho người gửi hàng (bản gốc AWB số 3);
      Hàng được đưa lên máy bay để đến nước nhập khẩu;
      Người gửi hàng gửi bộ chứng từ (có thể bao gồm bản gốc AWB số 3 hoặc không) cho người nhận hàng;
      Người nhận hàng xuất trình các giấy tờ cho đại lý của người vận tải ở sân bay đến đến để nhận hàng (không cần xuất trình AWB gốc);
      Đại lý của người vận tải ở sân bay đến giao hàng cho người nhận hàng.

      Phân loại AWB
      AWB gồm 2 loại là MAWB (Master Airway Bill) và HAWB (House Airway Bill)

      Vận đơn chủ (Master Airway Bill – MAWB) là vận đơn do hãng hàng không (người vận tải) cấp cho Forwarder (người trung gian, người gom hàng) ;khi hàng hóa được giao ở sân bay đi. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng và là chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng.
      Vận đơn nhà (House Airway Bill – HAWB) là vận đơn do Forwarder (người trung gian, người gom hàng) cấp cho các chủ hàng lẻ (Shipper); khi nhận hàng từ họ ở sân bay đi. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ; và là chứng từ giao nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ.
      Mẫu vận đơn hàng không do IATA quy định.
      Dưới đây là mẫu và nội dung AWB của KoreanAir và UPS để bạn có thể tham khảo.

      Mẫu AWB

      Hướng dẫn đọc nội dung của AWB chi tiết, dễ hiểu
      Phần 1 : AWB NO, Airlines, Shipper, Consignee, Accounting information
      (1) Số vận đơn (AWB NO.) bao gồm ký hiệu 3 số của hãng vận chuyển (Airline code number); ký hiệu 3 chữ của sân bay khởi hành; sẽ xuất hiện một lần nữa ở ô Airport of departure và mã số AWB (Serial number) gồm 8 chữ số trong đó số cuối cùng là số kiểm tra (Check digit).

      (2) Người chuyên chở (Airlines) là tên hãng hàng không

      (3) Người gửi hàng (Shipper) thể hiện “tên + địa chỉ của người xuất khẩu” (nếu là House AWB) và thể hiện “tên + địa chỉ của người giao nhận” (nếu là Master AWB).

      (4) Người nhận hàng (Consignee) chỉ được ghi đích danh tên người nhận hàng do AWB không có khả năng lưu thông như B/L nên không được phát hành theo lệnh.

      (5) Thông tin thanh toán (Accounting information) thể hiện việc tiền cưới đã được trả (PREPAID) hoặc chưa trả (COLLECT).

      Phần 2: Airport of Depature/ Airport of Destination / Fight No. / Date / Handling Information
      (6) Sân bay đi (Airport of Departure) ghi mã sân bay khởi hành.

      (7) Sân bay đến (Airport of Destination) ghi mã sân bay hạ cánh

      (8) Số chuyến bay, ngày tháng… (Flight No., Date) ghi số chuyến bay chở hàng và ngày bay.

      (9) Thông tin làm hàng (HANDLING INFORMATION) sử dụng để ghi chú các thông tin do người gửi hàng khai báo (có thể ghi thông tin Bên được thông báo – Notify Party như trên B/L).

      Phần 3: No of Pieces & Gross Weight / Chargeable Weight/ Description of Goods/ Dimension/ Rate/ Charges
      (10) Số lượng kiện (NO OF PIECES & GROSS WEIGHT) ;ghi số kiện hàng/ số thùng carton… và khối lượng cả bì của lô hàng (khi được cân lên tại sân bay).

      (11) Khối lượng tính cước (CHARGEABLE WEIGHT) ;ghi khối lượng sử dụng để tính cước cho lô hàng (khối lượng này có thể khác khối lượng cả bì của lô hàng do kích thước hàng cồng kềnh).

      (12) Tên hàng (Descriptions OF GOODS) ghi mô tả chung cho cả lô hàng.

      (13) Kích thước của các kiện hàng (DIMENSION) ; ghi cụ thể kích thước của mỗi kiện hàng để tính toán Chargeable Weight.

      (14) Mức cước và các chi phí khác (Rate, Charges) ; có thể được ghi cụ thể hoặc không tùy vào yêu cầu của người gửi hàng.

      Phần 4: Prepaid/ Date and Place Issue / Singature/ Origin or Copy
      15) Thanh toán cước (PREPAID/ COLLECT) có thể ghi rõ các khoản đã được thanh toán vào mục Prepaid; hoặc các khoản chưa được thanh toán vào mục Collect.

      (16) Nơi và ngày phát hành (DATE AND PLACE OF ISSUE) ghi rõ nơi và ngày phát hành AWB; (cũng chính là ngày giao hàng trong vận tải hàng không).(17) Chữ ký (Signature) của người phát hành AWB

      (18) Thứ tự bản gốc/ bản sao (ORIGIN/COPY) thể hiện rõ đây là bản gốc số mấy (được giao cho ai); hoặc đây là bản sao số mấy.

      Phần 5: Mặt sau của AWB ( On The Back)
      Gồm các nội dung chủ yếu như: giới hạn trách nhiệm hiện hành của người chuyên chở (20 USD/kg); các định nghĩa; nguồn luật điều chỉnh; nghĩa vụ của người chuyên chở; quy định việc áp dụng biểu cước; việc báo tin hàng đến và giao hàng; thông tin báo tổn thất và khiếu nại với người chuyên chở…

      posted in Chứng từ
      SalesQAL
      SalesQAL
    • RE: Tổng hợp cơ bản về Vận đơn (Bill of Lading - (B/L)

      Vậy VẬN ĐƠN là gì?
      Vận tải đơn (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…) là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

      Chức năng của vận đơn

      • Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.

      • Nó là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.

      • Nó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

      chức năng của vận đơn - logistics đông dương

      Tác dụng của vận đơn:

      • Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,

      • Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng,

      • Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa,

      • Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

      Nội dung của vận đơn: thường chú ý đến những điểm sau đây
      – Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu,

      – Cảng xếp hàng,

      – Cảng dỡ hàng,

      – Tên và địa chỉ người gửi hàng,

      – Tên và địa chỉ người nhận hàng, (rất quan trọng)

      – Đại lý, bên thông báo chỉ định,

      – Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích,

      – Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán,

      – Thời gian và địa điểm cấp vận đơn,

      – Số bản gốc vận đơn,

      – Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng, hoặc đại lý),

      Cơ sở pháp lý của vận đơn:
      Đây là qui định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản của vận đơn cũng như giải quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải. Nguồn luật này, ngoài luật quốc gia còn có cả các công ước quốc tế có liên quan như qui tắc La Haye và công ước Brussel 25/8/1924, Nghị định thư Visby 1968 hoặc công ước Hamburg 1978 về vận đơn đường biển,

      Phân loại vận đơn
      1/ Căn cứ vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn

      • Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading)

      • Vận đơn theo lệnh (to Order Bill of Lading)

      • Vận đơn xuất trình (to Bearer Bill of Lading)

      2/ Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn

      • Vận đơn hoàn hảo (Clean Billof Lading)

      • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading)

      3/ Căn cứ vào cách chuyên chở người ta chia ra:

      • Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading)

      • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)

      4/ Nếu so sánh thời gian cấp vận đơn với thời gian bốc hàng lên tàu thì người ta chia ra:

      • Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L)

      • Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment B/L)

      Ngoài những vận đơn như đã nêu ở trên, 2 loại vận đơn sau đây cũng thường được nói đến đó là vận đơn đến chậm và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.

      • Vận đơn đến chậm (Stale B/L)

      • Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L)

      5/ Vận đơn sử dụng trong vận tải đa phương thức
      6/ Vận đơn của người giao nhận (House Bill of Lading – HBL) …

      posted in Chứng từ
      SalesQAL
      SalesQAL
    • Hiệp định ILP (Import Licensing Procedures - ILP) là gì?

      Hiệp định ILP (tiếng Anh: Import Licensing Procedures, viết tắt: ILP) hay còn được gọi là hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu.
      Hiệp định ILP (Import Licensing Procedures - ILP)

      Hiệp định ILP, hay còn gọi là hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu, được thỏa thuận bởi các thành viên của WTO. Hiệp định ILP qui định chính phủ các nước phải công bố rõ ràng, đầy đủ những thông tin về nguyên nhân và thủ tục xin giấy phép để doanh nhân được biết. (Theo World Trade Organization - WTO)

      Hiệp định ILP cũng qui định rõ cách thức mà theo đó các nước phải thông báo cho WTO biết việc xây dựng các thủ tục cấp phép cũng như những sửa đổi đối với các thủ tục hiện hành. Hiệp định cũng chỉ dẫn cách chính phủ các nước xử lí các đơn xin cấp phép nhập khẩu. (Theo Giáo trình Tổ chức thương mại thế giới, NXB Chính trị Quốc gia)

      Một số qui định chung của hiệp định ILP

      1. Trong Hiệp định ILP, cấp phép nhập khẩu được hiểu là các thủ tục hành chính được sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, yêu cầu phải nộp đơn xin nhập khẩu hoặc các loại giấy tờ khác cho cơ quan hành chính liên quan như là điều kiện đặt ra trước khi nhập khẩu hàng vào lãnh thổ hải quan của Thành viên nhập khẩu.

      2. Các Thành viên đảm bảo rằng các thủ tục hành chính được áp dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu theo các qui định có liên quan của GATT-94.

      3. Các qui định về thủ tục cấp phép nhập khẩu phải mang tính trung lập trong việc áp dụng và được thực hiện một cách bình đẳng, công bằng.

      4. Mẫu đơn xin cấp phép nhập khẩu hoặc mẫu xin gia hạn giấy phép nhập khẩu, nếu có, phải càng đơn giản càng tốt. Khi nộp đơn xin phép nhập khẩu, có thể phải cung cấp một số tài liệu và thông tin được coi là tối cần thiết để thực hiện đúng chế độ cấp phép nhập khẩu.

      5. Không được phép từ chối đơn xin cấp phép chỉ vì những lỗi nhỏ về tài liệu mà không làm thay đổi những số liệu cơ bản thể hiện trên tài liệu đó.

      Trong trường hợp có sai sót hoặc nhầm lẫn trong tài liệu hoặc thủ tục, thì hình phạt không được nặng hơn mức cần thiết để cảnh cáo nếu những sai sót hoặc nhầm lẫn này không nhằm mục đích gian lận hoặc do quá cẩu thả.

      1. Không được từ chối hàng nhập khẩu đã được cấp phép chỉ vì có sự khác biệt nhỏ về giá trị, số lượng hay trọng lượng so với con số ghi trên giấy phép do sự chênh lệch phát sinh trong quá trình giao hàng, do tính chất của việc bốc hàng dời và những khác biệt nhỏ khác phù hợp với thực tiễn thương mại bình thường.

      2. Người có giấy phép có quyền tiếp cận nguồn ngoại hối cần thiết để thanh toán hàng nhập khẩu cấp phép theo cùng điều kiện giống như đối với các nhà nhập khẩu hàng không cần giấy phép. (Theo Import Licensing Procedures - ILP)

      posted in Kiến thức logistics
      SalesQAL
      SalesQAL
    • RE: Thuế đối với thương mại điện tử: Thực trạng và những vấn đề đặt ra

      Quản lý thuế chống thất thu.
      Quản trị bằng các hệ thống tài khoản và truy thu ..

      posted in Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu
      SalesQAL
      SalesQAL
    • Hiệp định SPS (Sanitary and Phytosanitary - SPS) là gì?

      Hiệp định SPS (tiếng Anh: Sanitary and Phytosanitary, viết tắt: SPS) hay còn được biết đến với tên gọi hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật của WTO.

      Hiệp định SPS, hay còn gọi là hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật, được thỏa thuận bởi các thành viên của WTO. Hiệp định SPS bao gồm 14 điều và 3 phụ lục, đề ra mục tiêu là cung ứng cho người tiêu dùng các sản phẩm lương thực thực phẩm hết sức an toàn, theo những tiêu chuẩn thích hợp. (Theo World Trade Organization - WTO)

      Nội dung hiệp định SPS

      Điều khoản đáng chú ý nhất của hiệp định SPS là việc chỉ cho phép sử dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong chừng mực cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con người và các loài động thực vật dựa trên những nguyên tắc, cơ sở, và chứng minh khoa học.

      Các thành viên của WTO được khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn, qui định hoặc khuyến nghị quốc tế sẵn có. Tuy nhiên, hiệp định SPS vẫn khuyến khích mỗi thành viên có thể đưa ra tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật riêng cho mình cao hơn các tiêu chuẩn quốc tế nhưng phải có cơ sở khoa học.

      Hiệp định SPS còn có các điều khoản về thủ tục kiểm tra, giám định và công nhận độ an toàn. Các nước cũng có quyền áp dụng các phương pháp kiểm hóa khác nhau đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu.

      Vì vậy, hiệp định SPS yêu cầu chính phủ các thành viên phải thông báo trước những qui định mới hoặc được sửa đổi mà nước mình sẽ áp dụng và phải thiết lập một cơ sở thông tin quốc gia.

      Tuy nhiên, các qui định trong hiệp định SPS không được gây ra các hành vi phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các quốc gia có điều kiện giống hệt nhau hoặc tương tự như nhau.

      Hiệp định SPS cũng không được đưa ra những qui định về vệ sinh quá chặt chẽ làm cái cớ để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước. Hiệp định SPS này được xem là hiệp định bổ sung cho hiệp định TBT trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản. (Theo Giáo trình Tổ chức thương mại thế giới, NXB Chính trị quốc gia)

      posted in Kiến thức logistics
      SalesQAL
      SalesQAL
    • Cơ quan giám sát hàng dệt may (Textiles Monitoring Body - TMB) là gì?

      Cơ quan giám sát hàng dệt may (tiếng Anh: Textiles Monitoring Body, viết tắt: TMB) là một tổ chức được thành lập bởi WTO nhằm giám sát việc thực hiện hiệp định ATC.
      Cơ quan giám sát hàng dệt may (Textiles Monitoring Body - TMB)

      Cơ quan Giám sát hàng dệt may (TMB) là cơ quan được thành lập bởi WTO trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay, có nhiệm vụ giám sát việc thi hành Hiệp định ATC và xem xét tất cả biện pháp được thực hiện một cách phù hợp với Hiệp định, cũng như tiến hành thực hiện các yêu cầu riêng của Hiệp định.

      TMB bao gồm một Chủ tịch và 10 uỷ viên. Các uỷ viên được chọn là đại diện của các Thành viên và được luân phiên sau các nhiệm kì thích hợp. Các uỷ viên hoạt động trên cơ sở trách nhiệm cá nhân. (Theo World Trade Organization - WTO)

      Nội dung hoạt động của TMB

      1. TMB xây dựng qui trình làm việc riêng của mình. Tuy nhiên, sự đồng thuận trong TMB không yêu cầu phải có sự chấp thuận của các uỷ viên do các Thành viên liên quan đến vấn đề tồn tại đang được TMB xem xét bổ nhiệm.

      2. TMB được xem như một cơ quan thường trực và sẽ họp khi cần thiết để thực hiện chức năng của nó theo Hiệp định ATC. Cơ quan này dựa vào các thông báo và các thông tin do các Thành viên cung cấp theo các qui định có liên quan của Hiệp định, cũng như mọi thông tin bổ sung hay các chi tiết cần thiết do các thành viên đệ trình hay do chính TMB quyết định thu thập từ các Thành viên.

      TMB cũng có thể dựa vào các thông báo đã được gửi tới các cơ quan khác của WTO và các báo cáo của các cơ quan này hay các nguồn khác nếu thấy thích hợp.

      1. Các Thành viên phải dành cho nhau những cơ hội tham vấn thích hợp liên quan đến mọi vấn đề tác động đến sự hoạt động của Hiệp định ATC.

      2. Trong trường hợp các cuộc tham vấn theo qui định không đạt được các giải pháp mà hai bên nhất trí, TMB sẽ đưa ra ý kiến với các Thành viên liên quan theo yêu cầu của bất cứ Thành viên nào, sau khi đã xem xét vấn đề toàn diện và nhanh chóng.

      3. Bất cứ thành viên nào yêu cầu, TMB sẽ rà soát nhanh chóng mọi vấn đề mà Thành viên đó cho rằng ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.

      Khi các cuộc tham vấn giữa TMB với các Thành viên liên quan không mang lại giải pháp thoả mãn các bên,TMB sẽ có ý kiến nhận xét mà họ thấy cần thiết với các Thành viên liên quan và đưa ra các mục tiêu rà soát theo qui định. (Theo Agreement on Textiles and Clothing - ATC)

      posted in Kiến thức logistics
      SalesQAL
      SalesQAL
    • WTO là gì? Việt Nam có lợi gì từ khi gia nhập WTO

      WTO là gì?
      WTO là viết tắt của từ Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh là World Trade Organization). Đây là một tổ chức quốc tế có trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ. Chức năng chính yếu của tổ chức này là nhằm giám sát các hiệp định thương mại giữa các quốc gia thành viên tham chiếu theo các quy tắc thương mại được quy định trong các hiệp ước, hiệp định chung. Mục tiêu của WTO là hạn chế đi các rào cản thương mại trong hoạt động giao thương quốc tế.

      Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7-11-2006, và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007. Việc gia nhập WTO đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị trường rộng lớn, gồm 155 nước thành viên, chiếm 97% GDP toàn cầu.

      Chức năng chính của WTO

      WTO có những chức năng cụ thể như sau:

      WTO là tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa biên mà nội dung của nó rất đa dạng đề cập lớn tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua các cuộc đàm phán như vậy, việc tự do hoá mậu dịch của các nước trên thế giới được phát triển, đồng thời những qui tắc quốc tế mới cũng được xây dựng và sửa đổi theo yêu cầu của thời đại.
      WTO là một luật lệ quốc tế chung được các nước thành viên cùng nhau ký kết. WTO đề ra những qui tắc quốc tế về thương mại và đảm bảo các nước thành viên của WTO phải thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc trưng của các quyết định và qui tắc của WTO là nó có hiệu lực bắt buộc tất cả các thành viên và có khả năng làm cho mọi thành viên có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Bất cứ một nước thành viên nào một khi đã thừa nhận “hiệp định WTO” và những hiệp định phụ khác của WTO thì nước đó cần phải điều chỉnh hay chuyển các quy định pháp luật và các thủ tục hành chính của mình theo các quy định của WTO.
      WTO có khả năng giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp mậu dịch quốc tế. WTO có chức năng như là một toà án giải quyết các tranh chấp nảy sinh giữa các thành viên trong các lĩnh vực liên quan. Bất cứ một thành viên nào của WTO khi thấy lợi ích của nước mình đang bị xâm hại trong hoạt động kinh tế ở một thị trường nào đó vì có thành viên khác đang thực hiện chính sách trái với các qui tắc của WTO thì có quyền khởi tố lên cơ quan giải quyết mâu thuẫn mậu dịch của WTO và yêu cầu nước đó ngừng các hoạt động kinh tế xâm hại đến lợi ích của mình. Bất cứ thành viên nào cũng phải chấp nhận khi bị các thành viên khác khởi tố lên WTO vì đây là một trong những nghĩa vụ của mọi thành viên, không nước nào có thể tránh khỏi.
      WTO hướng tới phát triển nền kinh tế thị trường. Để nền kinh tế thị trường hoạt động và nâng cao được hiệu quả, WTO xúc tiến việc giảm nhẹ qui chế. Phần lớn các nước trước kia theo cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung hiện nay đều đang chuyển sang nền kinh tế thị trường đã và đang làm thủ tục để xin gia nhập WTO. Qua các cuộc đàm phán cần thiết để gia nhập WTO, các nước này có thể tìm hiểu được về hệ thống kinh tế thị trường và đồng thời xắp xếp lại những chế độ và qui tắc để có thể quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
      Nguyên tắc hoạt động của WTO
      Các hiệp định nằm trong khuôn khổ của WTO có tính lâu dài và phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động lớn. Các hiệp định được dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến: nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngân hàng, bưu chính viễn thông, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn công nghiệp, các quy định về vệ sinh, quy định về sở hữu tài sản trí tuệ,… Tuy nhiên, tổ chức này cũng đưa ra những nguyên tắc cơ bản và đơn giản để áp dụng xuyến suốt cho tất cả các hiệp định.

      Nguyên tắc thứ nhất: Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử giữa các quốc gia thành viên tham gia tổ chức. Nguyên tắc này được thẻ hiện qua hai loại đãi ngộ song song, đó là đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia.

      Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): Theo quy định của các hiệp định nằm trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc này được áp dụng như sau: Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viên khác tham gia hiệp định một cách bình đẳng với nhau như là các đối tác được ưu đãi nhất. Nếu như một nước cho một nước khác được hưởng lợi nhiều hơn thì đối xử “tốt nhất” đó phải được giành cho tất cả các nước thành viên WTO khác để các nước khác vẫn tiếp tục có được đối xử tối huệ quốc. Nguyên tắc MFN đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối xử trên 140 thành viên khác tương tự nhau. Nguyên tắc này rất quan trọng vì vậy nó được ghi nhận tại điều đầu tiên của hiệp định chung về quan thuế và thương mại GATT về thương mại hàng hoá. Nguyên tắc MFN cũng được đề cao trong hiệp định chung về dịch vụ GATS, hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại TRIMs tuy có khác nhau một ít ở từng hiệp định.
      Đối xử quốc gia (NT): đối xử người nước ngoài và người trong nước như nhau. Hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước phải được đối xử như nhau, ít nhất là sau khi hàng hoá nhập khẩu đã đi vào đến thì trường nội địa. Theo nguyên tắc này, khi áp dụng những qui chế trong nước và thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu thì phải cung cấp các điều kiện tương tự như đối với sản phẩm trong nước. Vì thế các thành viên của WTO không được áp dụng thuế nội địa để bảo vệ sản xuất trong nước và không được phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO khác. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bản quyền và quyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài. Đối xử quốc gia chỉ áp dụng được khi hàng háo dịch vụ và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã vào đến thị trường. Vì vậy, việc đánh thuế nhập khẩu hàng hoá không vi phạm nguyên tắc này mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự.
      Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua đàm phán.WTO đảm bảo thương mại giữa các nước ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc đẩy buôn bán. Hàng rào thương mại bao gồm thuế quan, và các biện pháp khác như cấm nhập khẩu, quota có tác dụng hạn chế nhập khẩu có chọn lọc, đôi khi vấn đề khác như tệ quan liêu, chính sách ngoại hối cũng được đưa ra đàm phán.

      Nguyên tắc thứ ba: WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo. Các quy định về phân biệt đối xử được xây dựng nhằm đảm bảo các điều kiện công bằng trong thương mại. Các đều khoản về chống phá giá, trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự. Tất cả các hiệp định của WTO như Nông nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đều nhằm mục đích tạo ra được một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các nước.

      Nguyên tắc thứ tư: Tính tiên liệu được thông qua ràng buộc thuế. Các cam kết không tăng thuế cũng quan trọng như việc cắt giảm thuế vì cam kết như vậy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể dự đoán tốt hơn các cơ hội trong tương lai.

      Trong WTO, khi các nước thoả thuận mở cửa thị trường cho các hàng hoá và dịch vụ nước ngoài, họ phải tiến hành ràng buộc các cam kết thuế. Đối với thương mại hàng hoá, các ràng buộc này được thể hiện dưới hình thức thuế trần.

      Một nước có thể thay đổi mức thuế ràng buộc, tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiên được sau khi nước đó đã đàm phán với các nước bạn hàng và có nghĩa là phải bồi thường cho khối lượng thương mại đã bị mất. Qua vòng đàm phán Uruguay, một khối lượng thương mại lớn được hưởng cam kết về ràng buộc thuế. Tính riêng trong lĩnh vực hàng nông sản 100% sản phẩm đã được ràng buộc thuế. Kết quả là WTO đã tạo được sự đảm bảo cao hơn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

      Nguyên tắc thứ năm: Các thoả thuận thương mại khu vực. WTO thừa nhận các thoả thuận thương mại khu vực nhằm mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thương mại. Các liên kết như vậy là một ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốc theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm các thoả thuận này tạo thuận lợi cho thương mại các nước liên quan song không làm tăng hàng rào cản trở thương mại với các nước ngoài liên kết.

      Nguyên tắc thứ sáu: Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. WTO là một tổ chức quốc tế với hơn 2/3 tổng số nước thành viên là các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, vì thế một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa biên. Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và các ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến việc trợ giúp kỹ thuật cho các nước này.

      Lợi ích mà Việt nam có được khi tham gia vào WTO

      Sau 5 năm gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
      Theo ông Lương Văn Tự, có thể nêu ra nhiều “cái được” của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO. Đáng nói nhất là Việt Nam thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài nhờ có môi trường ổn định, minh bạch. Năm 2006, vốn đăng ký đạt trên 10 tỷ USD, tới năm 2007 đạt 21,3 tỷ USD và tới 2008 đã tăng lên 64 tỷ USD. Tuy nhiên, do bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, năm 2010 vốn đăng ký nước ngoài giảm còn 18 tỷ và tới năm 2011 chỉ còn đạt 15 tỷ đồng. Mặc dù vậy, vốn ODA vẫn đạt tăng trưởng cao và giải ngân tăng nhanh.

      Theo Bộ Công thương, xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục sau 5 năm, trung bình 19,52%/năm. Đáng lưu ý, dù kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm 2010 xuất khẩu vẫn đạt 72,2 tỷ USD (tăng 26,4%) và năm 2011 tăng lên 96,3 tỷ USD (tăng 33%). Tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu đã thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ phân phối, bán lẻ phát triển mạnh. Các doanh nghiệp đã tích cực mở rộng hệ thống bán lẻ, tăng chất lượng dịch vụ với nhiều loại hình phong phú. Số lượng siêu thị thành lập mới sau 5 năm gia nhập WTO tăng trên 20% (303/251) so với giai đoạn 5 năm trước đó. Riêng số lượng trung tâm thương mại được thành lập mới tăng trên 72%. Bên cạnh sự ra đời của siêu thị, trung tâm thương mại và hàng trăm cửa hàng tiện lợi theo mô hình hiện đại,…đã làm thay đổi diện mạo của thương mại bán lẻ, thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam theo hướng văn minh, hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội.

      Trong lĩnh vực nông nghiệp, sau khi gia nhập WTO đã có bước phát triển bền vững hơn. Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới; xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều đứng hàng thứ nhất thế giới… Nông nghiệp của Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong diễn đàn DAVOS vừa qua.

      Đối mặt với những thách thức
      Những mặt được sau 5 năm gia nhập WTO không thể phủ nhận, tuy nhiên sau gia nhập WTO đất nước ta đã phải đối mặt với những vấn đề gì ? Đó là những vấn đề được nhiều chuyên gia đặt ra tại Hội thảo.

      Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh gia tăng, kể cả trên thị trường trong nước do nước ta phải từng bước mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, do đã liên thông với thị trường quốc tế nên những biến động của thế giới tác động vào Việt Nam nhanh hơn và mạnh hơn. “Từ sông suối ra biển lớn” thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không khỏi bỡ ngỡ, sơ hở và thua thiệt.

      Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, dù ngành bán lẻ của Việt Nam đã hình thành và có những bước phát triển vượt bậc sau 5 năm gia nhập nhưng thị trường vẫn còn nhiều mặt hạn chế, như: quy mô thị trường nhỏ và sức mua yếu; phân tán, manh mún, hiệu xuất thấp; thị trường chủ yếu là bán lẻ truyền thống, bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm 20% trên cả nước. Doanh nghiệp bán lẻ yếu về nhiều mặt, trong đó có 4 điểm yếu cố hữu (về tính chuyên nghiệp, chiến lược dài hạn, năng lực tài chính…). “Nói cách khác khó khăn và thử thách bộn bề và vẫn còn đó những căn bệnh trầm kha trong phát triển thị trường ở cả 3 cấp độ: Nhà nước, ngành công nghiệp và doanh nghiệp”.

      Ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, đồng thời đại diện Công ty cổ phần tập đoàn INTIMEX cho biết, khi vào “cuộc chơi” WTO, “Khó khăn đối với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng là lãi xuất quá cao. Doanh nghiệp tuy làm nhiều nhưng lợi nhuận không tương xứng do phải trả lãi vay ngân hàng quá nhiều. Nhà nước cần có chính sách để hạ lãi xuất, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh”. Ông Nam cũng cho biết bất cập trong công tác quản lý đã tạo điều kiện thiếu bình đẳng tại thị trường Việt Nam. Trong đó, doanh nghiệp nước ngoài ngày càng thêm ưu thế trên thị trường, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mất dần lợi thế.

      Tại Hội thảo, ông Lương Văn Tự cho rằng, những kết quả bước đầu sau 5 năm hội nhập là “bàn đạp” để kinh tế Việt Nam trỗi dậy, trở thành nền kinh tế mạnh trong khu vực. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra đòi hỏi Chính phủ phải tiếp tục hoàn thiện. “Cần thiết phải đưa các văn bản pháp luật thực thi vào cuộc sống. Trong đó các bộ, ngành cần phối hợp tốt hơn để tránh ùn tắc và hạn chế các khoảng trống trong quản lý. Thêm vào đó, cần xây dựng chiến lược hội nhập WTO lâu dài định hướng cho phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn”.

      Nhiều ý kiến tại Hội thảo cũng cho rằng bài học rút ra sau 5 năm đối với kinh tế Việt Nam là làm sao phải nâng cao được năng lực cạnh tranh của Nhà nước, doanh nghiệp và sản phẩm bằng các biện pháp thiết thực; tranh thủ công nghệ tiên tiến để “thoát khỏi bẫy trung bình”, bên cạnh đó phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập.

      posted in Kiến thức logistics
      SalesQAL
      SalesQAL
    • RE: Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu

      Trong quá trình thực hiện sẽ luôn có nhiều phát sinh
      Do vậy các bằng chứng cần phải rõ ràng

      posted in Chứng từ
      SalesQAL
      SalesQAL
    • RE: Thủ tục xác nhận trước xuất xứ hàng hóa

      Hiện tại làm CO mất bao nhiêu ngày nhỉ?
      Thời gian 150 ngày thi hàng hóa đến cảng đích rồi ...

      posted in Chứng từ
      SalesQAL
      SalesQAL