Cho thuê kho bãi tại Hà Nội và Lạng Sơn
Cho thuê kho tạm và kho tiêu chuẩn tại Hà Nội
DỊch vụ kho bãi

QAL_Warehouse
@QAL_Warehouse
Best posts made by QAL_Warehouse
Latest posts made by QAL_Warehouse
-
RE: Làm dịch vụ thủ tục hải quan ở cảng Sài Gòn, Hồ Chí Minh
-
RE: Khai thuê hải quan tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, Khai thuê hải quan tại Cha Lo, Quảng Bình
Cho thuê kho bãi tại Hà Nội
Cho thuê kho tạm, kho tiêu chuẩn, cho thuê bãi ... -
RE: Các loại vận đơn-Bill of Lading
NHỮNG THUẬT NGỮ TRÊN VẬN ĐƠN (BILL OF LADING) CẦN BIẾT
Bill of lading (B/L) gọi tắt là bill là vận đơn vận chuyển hàng hóa, được xem như là một hợp đồng chứng nhận cho việc nhận hàng hóa vận chuyển mà người vận chuyển xác nhận cho người gửi hàng và là chứng từ để nhận hàng tại cảng đích, đặc biệt là trong vận chuyển đường biển.Shipper là người gửi hàng người, người xuất khẩu, hoặc là người bán hàng thường là người sẽ phải chịu tiền cước vận chuyển.
Consignee là người nhận hàng, người nhập khẩu, hoặc là người mua hàng là người có quyền sở hữu, định đoạt hàng hóa. Đôi khi trên mục consignee có ghi là “To order of XYZ bank …Mr/Ms…” điều này đồng nghĩa với việc vận đơn này là vận đơn ký hậu và hàng chỉ được giao khi cá nhân/ tổ chức được thể hiện lên ô này ký vào mặt sau của chức từ xác nhận chuyển giao hàng.
Notify party là người được thông báo, nghĩa là khi tàu cập thì người được thể hiện trên mục này sẽ được nhận thông báo hàng đến “Arrival notice”. Người thể hiện trên mục này không có quyền định đoạt đối với lô hàng
Booking no. (số của booking) là một dãy số hoặc chữ số nhằm để cho nhà vận tải “carrier”, hãng tàu “shipping line” theo dõi số đặt chổ trên tàu.
B/L no. (bill of lading no.) là số vận đơn được đặt bởi nhà vận tải để tiện theo dõi.
Export references là mã số người xuất khẩu (mã khách hàng).
Forwarding Agent references là mã đại lý, nghĩa là nơi mà consignee sẽ mang bill đến nhận lệnh giao hàng (D/O)
Point and Country of Origin: Nơi phát hành vận đơn.
Also Notify / Domestic Routing / Export instructions : Người được thông báo khác / tuyến vận chuyển nội địa / chỉ dẫn của người xuất khẩu.
Pre-Carriage by: nghĩa là có những phương tiện chuyển tải hàng từ cảng phụ đến cảng chính để xuất phát thì được nghi lên đây.
Place of reciept: Nơi nhận hàng thường được ghi lên trên là tên địa phương ở nơi gửi hàng
Ocean vessel/Voyage no.: Tên tàu (mỗi con tàu đề được đặt tên được mang quốc tịch được treo cờ)/ số chuyến (do nhà vận tải đặt ra, để thuận tiện trong việc quản lý và theo dõi).
Port of Loading: Cảng xếp hàng
Port of discharge: Cảng dỡ hàng
Place of delivery: nơi giao hàng (có những cửa khẩu, depot ở sâu trong đất liền hoặc là những quốc gia không có biển, những khi gửi hàng thì shipper yêu cầu hãng tàu giao hàng đến những địa điểm này)
Container No/ Seal No.: số container/số seal (xem cách kiểm tra số container ở đây)
Marks and numbers: ký mã hiệu đóng gói và số hiệu (nghĩa là đối với những lô hàng rời, không đi nguyên container thì khi giao hàng người gửi hàng – shipper sẽ đánh số và ký mã hiệu nhận dạng hàng tại cảng đích)
Kind of package hoặc là other pkgs: loại kiện hàng (ví dụ: drum – thùng đựng rượu vang hoặc tương tự, pallet, cartons …)
Description of Packages and Goods: mô tả về kiện đóng gói và hàng hóa.
Shipper’s load, count and seal: nghĩa là người gửi hàng tự xếp hàng, kiểm đếm và bấm seal (điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà vận tải khi xẩy ra gửi cố về hàng hóa vd: có hàng cấm trong contaier, hàng bị mất trong khi container còn nguyên và seal còn nguyên )
Container said to contain: hàng hóa được kê khai trong container (“said” nghĩa là người khác nói, điều này là do nhà vận tải giảm trách nhiệm giống như lý do ở phái trên)
Gross weight: tổng trọng lượng hàng bao gồm cả bao gì, đai kiện đùng để đóng gói (đơn vị tính là ki-lô-gam)
Measurement: thể tích của toàn bộ hàng (đơn vị tính là CBM – mét khối)
Copy/ non-negotiable: bản coppy / không có giá trị chuyển nhượng (đồng nghĩa với việc vận đơn có thể hiện các dòng chữ này chỉ có chức năng thông báo không có chức năng sở hưu hàng hóa, không thể dùng để trao đổi, mua bán)
Original: vận đơn gốc (nghĩa là vận đơn được cấp trực tiếp bởi chủ tàu cho shipper không phải bản photo coppy). Người nào sở hữu vận đơn này thì đồng nghĩa với việc là người có quyền định đoạt lô hàng có thể đem ra mua bán, trao đổi.
Telex release: điện giao hàng (nghĩa là khi có thông báo của người gửi hàng thì hãng tàu mới được giao hàng cho consignee, nếu không có điện thông báo này mà hãng tàu vẫn giao hàng thì hãng tàu phải chịu trách nhiệm về lô hàng) thuật ngữ này thường đi kèm với từ surrender bill.
Sea way bill: vận đơn đường biển (nghĩa là vận đơn được nhân hàng một cach vô điều kiện, người có tên trên mục consignee được quyền nhận hàng không điều kiện trừ việc phải thanh toán cước vận chuyển)
On boad date: Ngày hàng xếp lên tàu
Total number of containers or other packages or units received by the carrier (by words): tổng số container, số kiện hàng, số hàng thực tế mà người vận tải nhận lên tàu (viết bằng chữ).
Freight & charges: cước vận chuyển và phí (người vận chuyển ghi số tiền cước và phí vận chuyển lên đây, nhưng vì yếu tố giá cả nhạy cảm nên không được ghi lên đây, thông thường nhà vận tải ghi lên đây mục này)
Rate: số tiền cước
Units/per: đơn giá cước
Prepaid: cước trả trước
Collect: cước trả sau.
Exchange rate: tỷ giá
Prepaid at: Cước được trả trước tại
Number of Original B/L: số bản vận đơn gốc được cấp
Tất cả các thuật gửi trên là những thuật ngữ cơ bản nhất được thể hiện trên vận đơn, tùy vào những lô hàng cụ thể mà sẽ có thêm các thuật gửi được thêm vào cho phù hợp với tính chất đặc thù hàng hóa.
-
RE: Phân biệt Bill of lading và Seaway bill
Quy định về vận đơn đường biển điện tử – E bill
Vận đơn điện tử là gì: Khi sử dụng vận đơn truyền thống thường có những nhược điểm như: Lưu chuyển chậm và khó lưu trữ gây ảnh hưởng đến việc kéo dài ngày nghỉ cuối tuần và giảm giờ làm tại các công sở. Thêm vào đó, việc soạn thảo vận đơn rất tốn kém và việc vận chuyển vận đơn cũng đắt chẳng vậy. Tàu thương mại ngày càng đi nhanh so với cách chuyển thư truyền thống, người ta thường xuyên phải nhờ đến dịch vụ chuyển phát nhanh, phải thêm chi phí cho thư bảo đảm, phải sao chép thư. Vì những nhược điểm trên, Vận đơn Điện tử được ra đời. Vận đơn này được tạo ra nhằm để thay thế vận đơn truyền thống được in trên giấy.
Vì vậy, Vận đơn điện tử điện tử là một thông điệp điện tử, có nội dung và cấu trúc thống nhất, được chuyển từ nơi này đến nơi khác bởi các phương tiện điện tử (không có sự tham gia của các phương tiện truyền dữ liệu cơ học).
Tuy nhiên, Hiện tại, không có công ước vận chuyển hàng hóa quốc tế áp dụng cho e-Bill, do đó các bên sẽ phải tham chiếu, kết hợp với các quy định khác nhau theo thỏa thuận của hợp đồng nếu họ muốn áp dụng. Quy tắc Rotterdam, mặc dù chưa có hiệu lực, nhưng đã đưa ra giá trị như nhau giữa tài liệu giấy truyền thống và điện tử, đó là chứng từ vận chuyển điện tử. -
RE: C/O ưu đãi
PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN
Có nhiều cách để phân loại vận đơn, sau đây là một số cách hay sử dụng để phân loại vận đơn.
- CĂN CỨ VÀO TÌNH TRẠNG BỐC XẾP HÀNG HOÁ
Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board B/L): Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người làm công cho chủ tàu cấp cho người gửi hàng khi đã hoàn thành việc bốc hàng lên tàu
Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L): Là vận đơn nhận hàng để chở được ký phát cho người gửi hàng để cam kết hàng sẽ được bốc lên tàu và chở bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn.
2. CĂN CỨ VÀO PHÊ CHÚ TRÊN VẬN ĐƠNVận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì.
Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L): Là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.
3. CĂN CỨ VÀO TÍNH PHÁP LÝ CỦA HÀNG HOÁVận đơn gốc (Original B/L): Là vận đơn được ký bằng tay có thể không có dấu "Original" và có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
Vận đơn bản sao (Copy B/L): Là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu "Copy" và không giao dịch chuyển nhượng được.
4. CĂN CỨ VÀO TÍNH LƯU THÔNG CỦA VẬN ĐƠNVận đơn đích danh (Straight B/L) Là vận đơn ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng.
Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Là vận đơn mà trên đó ghi rõ hàng được giao theo lệnh của một người nào đó.
Vận đơn vô danh (To bearer B/L): Là loại vận đơn không ghi tên của người nhận hàng mà hàng sẽ được giao trực tiếp cho người cầm vận đơn gốc.
5. CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀUVận đơn tàu chợ (Liner B/L): Là vân đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng tàu chợ để vận chuyển hàng, vận đơn này ngoài giá trị là chứng từ sở hữu hàng hoá mà còn có giá trị pháp lý như một hợp đồng chuyên chở.
Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter B/L): Là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sư dụng phương thức thuê tàu chuyến, và thường có câu "sử dụng với hợp đồng thuê tàu -tobe used with charter party".
6. CĂN CỨ VÀO HÀNH TRÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYÊN CHỞVận đơn đi thẳng (Direct B/L): Là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hoá được chỏ thẳng từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không chuyển tải dọc đường.
Vận đơn chở suốt (Through B/L): là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng và dùng cho người nhận đi nhận hàng ở cảng đến mà không quan tâm đến việc hàng có được chuyển tải hay không và có bao nhiêu vận đơn khác đã được phát hành trong quá trình vận chuyển.
Vận đơn đa phương thức (Multimodal B/L, Intermodal B/L or Combined B/L): Là loại vận đơn phát hành cho việc cho việc chuyên chở hàng hoá bằng container theo phương thức "door to door" mà theo đó hàng được vận chuyển bằng nhiều tàu hay nhiều phương thức khác nhau (máy bay, tàu biển, xđường sắt, đường bộ,..)
Ngoài ra còn có những loại vận đơn khác mà bạn thường nghe và quen hơn, là các loại vận đơn sau:Master bill
House bill
Original bill
Surrendered bill
Seaway bill -
RE: Điều khoản mặt trước của vận đơn
Nội dung của vận đơn
Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:
- Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:
– Số vận đơn (number of bill of lading)
– Người gửi hàng (shipper)
– Người nhận hàng (consignee)
– Địa chỉ thông báo (notify address)
– Chủ tàu (shipowner)
– Cờ tàu (flag)
– Tên tàu (vessel hay name of ship)
– Cảng xếp hàng (port of loading)
– Cảng chuyển tải (via or transhipment port)
– Nơi giao hàng (place of delivery)
– Tên hàng (name of goods)
– Ký mã hiệu (marks and numbers)
– Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and descriptions of goods)
– Số kiện (number of packages)
– Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or measurement)
– Cước phí và chi chí (freight and charges)
– Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)
– Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)
– Chữ ký của người vận tải (thường là master’s signature)
Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu trên biên lai thuyền phó.
Mẫu vận đơn của hãng tàu M.O.L
- Mặt thứ hai của vận đơn
Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó.
Mặt sau thường gồm các nội dung như:
Các định nghĩa
Điều khoản chung
Điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở
Điều khoản xếp dỡ và giao nhận
Điều khoản cước phí và phụ phí
Điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở
Điều khoản miễn trách của người chuyên chở
...
Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Mẫu mặt sau vận đơn hãng tàu Hapag-Lloyd
Những đặc điểm của vận đơn
- Bộ đầy đủ các bản gốc:
Điều khoản 23 UCP về chứng từ vận tải phải quy định số lượng các bản gốc phát hành. Các chứng từ vận tải có ghi chú: “bản gốc thứ nhất” (Original), “bản gốc thứ hai” (Duplicate), “bản gốc thứ ba” (triplicate), “bản gốc thứ nhất”, “bản gốc thứ hai như nhau”, “bản gốc thứ ba như nhau” v.v….hoặc các ghi chú tương tự đều là bản gốc. B/L không nhất thiết là phải có chữ “Original” mới được chấp nhận như là bản gốc.
- Ký vận đơn:
Trên bề mặt của vận đơn ghi rõ tên của người chuyên chở và đã ký tên hoặc được chứng thực:
Bởi người chuyên chở hoặc người đại lý đích danh hoặc đại diện của người chuyên chở.
Bởi thuyền trưởng hoặc một người đại lý đích danh hoặc đại diện của thuyền trưởng.
Bất cứ chữ ký hay chứng thực nào của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng phải được nhận biết họ đích thực là người chuyên chở hoặc thuyền trưởng. Tuỳ từng trường hợp một người đại lý ký tên hoặc chứng thực cho người chuyên chở hoặc thuyền trưởng cũng phải ghi rõ tên và năng lực của họ, người chuyên chở hoặc thuyền trưởng mà người đại lý thay mặt để hành động.
Nếu L/C quy định “Vận đơn của người giao nhận cũng chấp nhận” hoặc sử dụng một nhóm từ tương tự thì người giao nhận có thể ký BL với tư cách của người giao nhận mà không cần phải thể hiện anh ta là người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở đích danh. Cũng không cần thiết phải nêu tên người chuyên chở.
- Ghi chú đã bốc hàng:
Việc bốc hàng lên tàu hoặc giao hàng lên một con tàu đích danh có thể được chỉ ra bằng từ ngữ đã được in từ trước trên mặt vận tải đơn rằng hàng đã được bốc xong lên tàu hoặc giao trên một con tàu đích danh. Trường hợp này, ngày phát hành vận tải đơn được coi là ngày bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng.
Trong tất cả các trường hợp khác, bốc hàng lên một con tàu đích danh phải được chứng minh rằng sự ghi nhận trên vận tải đơn và ngaỳ ghi nhận bốc hàng được coi là ngày giao hàng.
Nếu vận tải đơn có ghi “tàu dự kiến” hoặc những từ tương tự có liên quan đến người chuyên chở, việc bốc hàng lên tàu trên con tàu đích danh phải được ghi chú trên vận tải đơn, ngoài việc ghi rõ ngày mà hàng hoá đã được bốc lên tàu còn phải ghi tên của con tàu đó, thậm chí cả ngay khi hàng hoá đã được bốc lên một con tàu gọi là “con tàu dự định”.
Nếu vận tải đơn nơi nhận hàng hoặc nơi nhận hàng để gửi khác với cảng bốc hàng việc ghi chú hàng đã bốc lên tàu cũng phải ghi rõ cảng bốc qui định trên Tín dụng và tên tàu nhận hàng, thậm chí ngay cả khi hàng hoá đã được bốc xong trên con tàu được ghi tên trên vận tải đơn. Điều khoản này cũng được áp dụng ngay cả khi trên vận tải đơn đã in trước chữ hàng đã bốc xong lên tàu.
- Cảng bốc hàng và dỡ hàng:
-
Một khi cảng bốc hàng chỉ định theo yêu cầu của L/C phải thể hiện ở ô cảng bốc hàng trên B/L, thì có thể nó lại được ghi vào ô “Nơi nhận hàng” hoặc tương tự nếu biết rõ ràng là hàng hóa đã được vận chuyển từ nơi nhận hàng đó bằng tàu biển và với điều kiện là có ghi chú chứng minh rằng hàng hóa đã được bốc lên tàu tại cảng quy định ở “Nơi nhận hàng” hoặc tương tự.
-
Một khi cảng dỡ hàng chỉ định theo yêu cầu của L/C phải thể hiện ở ô cảng bốc hàng trên B/L, thì có thể nó lại được ghi vào ô “Nơi đến cuối cùng” hoặc tương tự nếu biết rõ ràng là hàng hóa đã được vận chuyển đến nơi đến cuối cùng bằng tàu biển và với điều kiện là có ghi chú chứng minh rằng cảng dỡ hàng là cảng quy định ở “Nơi đến cuối cùng” hoặc tương tự.
-
Nếu CY, trạm giao nhận hoặc kho CFS được ghi là nơi nhận hàng và nơi đó trùng với cảng bôc hàng thì những nơi này được coi là như nhau, và do đó việc quy định cảng bốc hàng và têu tàu ở trong ghi chú về hàng đã bốc lên tàu là không cần thiết.
-
Nếu L/C quy định 1 khu vực địa lý hoặc 1 loạt cảng bố và cảng dỡ thì B/L phải ghi cảng bốc và dỡ thực tế và các cảng này phải nằm trong khu vực địa lý hoặc các cảng đã nêu ở trên.
- Người nhận hàng, bên ra lệnh, người gửi hàng và ký hận, bên thông báo:
-
Nếu 1 L/C yêu cầu 1 B/L ghi hàng hóa được giao cho 1 bên đích danh mà không phải “theo lệnh (to order)” hoặc “theo lệnh của (to order of)” thì B/L không được ghi từ ” theo lệnh” hoặc ” theo lệnh của” truước tên bên đích danh đó. Tương tự như vậy nếu L/C yêu cầu hàng hóa giao “theo lệnh” hoặc “theo lệnh của” một bên đích danh thì B/L không được ghi hàng hóa giao trực tiếp cho bên đích danh.
-
Nếu B/L được phát hành theo lệnh của người gửi hàng thì nó phải được ký hậu bởi người gửi hàng. Việc ký hậu thể hieenjlaf vì hay là thay mặt nguwowig gửi hàng có thể chấp nhận.
-
Nếu L/C không quy định là thông báo cho ai thì ô đó trên B/L có thể để trống hoặc có thể điền vào bất cứ cách nào.
- Chuyển tải hàng hóa:
Chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng xuống và bốc dỡ hàng từ con tàu này sang con tàu khác từ một hành trình vận tải biển từ cảng bốc tới cảng dỡ hàng quy định trong Tín dụng.
Trừ khi các điều kiện ghi trong Tín dụng cấm chuyển tải, các Ngân hàng sẽ chấp nhận các vận tải đơn có ghi hàng hoá sẽ được chuyển tải, miễn là toàn bộ hành trình chuyên chở đường biển chỉ dùng cùng một vận tải đơn.Ngay cả khi Tín dụng cấm chuyển tải, các Ngân hàng sẽ chấp nhận một vận tải đơn, trên đó:
-
Có ghi là sẽ chuyển tải chừng nào mà những hàng hoá liên quan được chuyên chở bằng contenơ, các moóc và/hoặc các sà lan LASH đã ghi trên vận tải đơn, miễn là toàn bộ hành trình đường biển chỉ dùng cùng một vận tải đơn mà thôi. Và/hoặc
-
Có ghi điều khoản người chuyên chở bảo lưu quyền chuyển tải.
- B/L hoàn hảo:
Các điều khoản ghi chú trên B/L tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa và/hoặc của bao bì là không thể chấp nhận. Các điều khoản hoặc ghi chú trên B/L không tuyên bố rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa và/hoặc của bao bì thì không coi là có sai biệt. Từ hoàn hảo không nhất thiết phải thể hiện trên B/L cho dù L/C có thể yêu cầu .
Nếu từ hoàn hảo xuất hiện trên B/L và được xóa đi thì B/L sẽ không được coi là không hoàn hảo hay không sạch trừ khi B/L có điều khoản hoặc ghi chú là hàng hóa hoặc bao bì có khuyết điểm.
- Mô tả hàng hóa:
Mô tả hàng hóa trên bill có thể thể hiện một cách chung chung không mâu thuẫn với mô tả trong L/C.
- Các sửa chữa và thay đổi:
Những sửa chữa và thay đổi trên B/L phải được xác nhận. Những xác nhận như thế phải được thể hiện là so người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc bất kỳ người đại lý nào của họ thực hiện
Các bản sao lưu không lưu thông được của B/L không cần phải có chữ ký hoặc xác nhận bất cứ những thay đổi hoặc sửa chữa nào có thể đã dược thực hiện trên bản gốc.
- Cước phí và phụ phí:
-
Nếu L/C yêu cầu B/L phải ghi rõ cước phí PP hay CC thì B/L phải ghi chú cho phù hợp.
-
Những người yêu cầu và các ngân hàng phát hành phải ghi rõ ràng các yêu cầu của các chứng từ để thể hiện là cước phí trả trước hay trả sau.
-
Nếu L/C quy định không chấp nhận các phụ phí thì B/L không được thể hiện là phụ phí đã hoặc sẽ có.Việc thể hiện như vậy có thể nói một cách rõ ràng về phụ phí hoặc có thể sử dụng các thuật ngữ mà đề cập các chi phí gắn liền với việc xếp dỡ hàng hóa như: Miễn xếp(FI), miễn dỡ(FO), miễn xếp dỡ(FIO), miễn xếp dỡ và sắp xếp(FIOS).
- Hàng hóa được cấp nhiều B/L:
Nếu B/l ghi là trong một cont được vận chuyển theo B/L đó cộng với một hoặc nhiều B/L khác hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, điều này có nghĩa là toàn bộ cont sẽ phải được giao cho ng nhận hàng và do đó tất cả B/L liên quan đến cont đó phải được xuất trình để được giải tỏa cont. Một B/L như thế không dược chấp nhận, trừ khi tất cả đc xuất trình theo cùng một L/C.
-
RE: CÔNG CỤ GIAO DỊCH VẬN TẢI KIỂU MỚI, ỨNG DỤNG THÔNG MINH - KẾT NỐI THÀNH CÔNG IZIFIX
Bây h bị sập rồi nhỉ?
Các sàn giao dịch thường bị chết yểu tại Việt nam
Ai có thể tổng hợp lí do không? -
RE: Nhân lực Logistics 2020 sẽ như thế nào?
Kỳ vọng nguồn nhân lực logistics chất lượng trong tương lai
(VLR) Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là tiền đề cho sự phát triển của các doanh nghiệp logistics trong bối cảnh hội nhập, góp phần thúc đẩy khu vực dịch vụ logistics Việt Nam vượt qua những khó khăn hiện tại, vững bước phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, khẳng định vị trí Việt Nam trong khu vực và quốc tế.Việt Nam cần hơn 2 triệu lao động logistics
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các ngành nghề, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và tiềm năng tăng trưởng to lớn.
Theo Chỉ số năng lực logistics (LPI) 2018 được Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam xếp hạng 39/160 nước tham gia khảo sát, tăng 25 bậc so với xếp hạng năm 2016 (64/160). Đây là kết quả của những chính sách, chiến lược đúng đắn và kịp thời của Nhà nước cùng với sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo ngành dịch vụ logistics Việt Nam.
Theo Báo cáo logistics Việt Nam 2018 của Bộ Công Thương, nếu tính cả nhu cầu nhân lực logistics thuộc các cấp độ trong doanh nghiệp logistics và nhân lực logistics từ các doanh nghiệp sản xuất thì nhu cầu nhân lực logistics có thể lên đến 2,2 triệu người vào năm 2030. Trong khi đó, khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực logistics hiện tại chỉ đạt 10%.
Chính phủ và Nhà nước đã quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics, điều này thể hiện qua một loạt các chính sách được đưa ra. Trong đó, nổi bật là Quyết định 200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ “đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực” chú trọng vào đẩy mạnh đào tạo logistics ở bậc đại học, nâng cao số lượng và chất lượng giảng viên về logistics và kết nối các tổ chức đào tạo, doanh nghiệp logistics Việt Nam với các tổ chức đào tạo nước ngoài. Và Thông tư 24/2017/ TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 đã ban hành danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học, trong đó có mã ngành đào tạo logistics.
Ngành logistics “nóng” hơn bao giờ hết
Logistics hiện đang là 1 trong 12 nhóm ngành được cộng đồng kinh tế ASEAN ưu tiên hỗ trợ phát triển, nhằm tăng cường kết nối, xây dựng năng lực cạnh tranh chung. Điều này đặt ra tính cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Mùa tuyển sinh năm nay - 2020 đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong đào tạo nhân lực logistics bậc đại học
Mùa tuyển sinh năm nay - 2020 đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong đào tạo nhân lực logistics bậc đại họcBên cạnh Y khoa, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, Hàn,... ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng nhiều năm gần đây có sức hút với sinh viên. Điểm chuẩn ngành này luôn thuộc nhóm cao ở các đại học top đầu.
Mùa tuyển sinh năm nay - 2020 đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong đào tạo nhân lực logistics bậc đại học, khi hàng loạt trường tuyển sinh ngành/chuyên ngành logistics với số điểm vô cùng cao.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng với điểm chuẩn 28 điểm. Tức là, mỗi thí sinh phải đạt trung bình trên 9 điểm mỗi môn mới trúng tuyển ngành này. Đây cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường.
Xếp thứ hai là Đại học Kinh tế TP. HCM, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tuyển sinh cũng có điểm chuẩn cao nhất trường với 27,25 điểm. Xếp thứ ba là Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM) với 27,25 điểm.
Khi lựa chọn ngành học này, sinh viên cần thật sự nghiêm túc ngay từ lúc ngồi trên giảng đường. Đó là điều cần thiết giúp sinh viên bảo đảm hiệu quả cho việc học và công việc trong tương lai. Ngoài ra, không ngừng trao dồi khả năng ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh là yếu tố sinh viên cần đảm bảo trong suốt quá trình học tập.
Theo PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) cho biết, khi lựa chọn ngành học này, sinh viên cần thật sự nghiêm túc ngay từ lúc ngồi trên giảng đường. Đó là điều cần thiết giúp sinh viên bảo đảm hiệu quả cho việc học và công việc trong tương lai. Ngoài ra, không ngừng trau dồi khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là yếu tố sinh viên cần đảm bảo trong suốt quá trình học tập. Nếu nắm vững tiếng Anh sẽ là lợi thế rất lớn trong quá trình học tập cũng như hỗ trợ rất lớn cho công việc sau này. Có ngoại ngữ, sinh viên sẽ tích lũy các kiến thức chuyên môn từ nước ngoài, có cơ hội được làm việc với một vị trí xứng đáng tại các công ty nước ngoài và thăng tiến trong sự nghiệp.Tại nhiều trường đại học, nhà trường cũng đã và đang triển khai đồng thời tất cả các hệ đào tạo từ chương trình đào tạo đại trà đến chất lượng cao, tiên tiến hoặc liên kết quốc tế giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đây được xem là động thái tích cực của các trường nhằm đáp ứng được phần nào nhu cầu cấp thiết của thị trường về nhân lực logistics, giải quyết dần bài toán thiếu nhân lực logistics mà ngành đang phải đối diện.
Để có thể cung ứng nguồn nhân lực ngành logistics đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, các trường đào tạo cần đổi mới chương trình đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo hướng trang bị cho sinh viên đầy đủ các kỹ năng thao tác nghiệp vụ chuyên môn, từ cơ bản đến nâng cao trong dịch vụ logistics và quản lý chuỗi cung ứng; đồng thời tăng cường kết nối, hợp tác với doanh nghiệp để có những điều chỉnh phù hợp trong nội dung đào tạo; tạo điều kiện để sinh viên - nhà tuyển dụng gặp gỡ, trao đổi, tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng của doanh nghiệp.
Ngày nay, người kinh doanh dịch vụ logistics có thể cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho gửi hàng đến kho nhận hàng qua một hệ thống đồng bộ từ cung ứng nguyên vật liệu, phục vụ sản xuất kinh doanh tới lưu kho - lưu bãi cho tới vận tải - giao nhận hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, trong quá trình đào tạo chuyên ngành dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng, sinh viên cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các nội dung này.
Tình trạng nguồn lao động vừa thiếu, vừa yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường lao động cũng như xu hướng phát triển công nghệ đang gây trở ngại rất lớn cho sự phát triển của logistics Việt Nam. Việc logistics được chú trọng và đưa vào đào tạo bài bản tại nhiều trường đại học như hiện nay, tin rằng, trong tương lai, thị trường nhân lực trong ngành sẽ đáp ứng được nhu cầu của ngành dịch vụ có quy mô hơn 22 tỷ USD, chiếm hơn 20% GDP của cả nước và tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20% - 25%.
-
RE: Chiến lược tổng thể cho Logistics Việt Nam
Việt nam cần nhiều các giải pháp thực tế nhằm tận dụng tối đa lợi thế trong logistics, và địa chính trị. trở thành trung tâm phân phối, tổng kho trung chuyển và các dịch vụ khác cho toàn ĐNA và khách hàng TQ
-
RE: Phần mềm CRM (phần mềm quản lý khách hàng) cho lĩnh vực vận tải, hậu cần thường gồm những gì?
Phần mềm CRM tích hợp sẽ tốt nhưng sẽ lộ hết thông tin.
phải được phân cấp