Navigation

    DDVT

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups
    1. Home
    2. QAL_SupplyChain
    Q
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups

    QAL_SupplyChain

    @QAL_SupplyChain

    2
    Reputation
    8
    Posts
    1
    Profile views
    0
    Followers
    0
    Following
    Joined Last Online

    QAL_SupplyChain Follow

    Best posts made by QAL_SupplyChain

    • BÀI HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG RÚT RA TỪ TRẬN LỤT LỊCH SỬ Ở THÁI LAN ( ST)

      Mức độ thiệt hại từ trận lũ lụt lớn tại Thái Lan năm 2011 (gây ngập lụt khoảng 10.000 nhà máy) đã khiến rất nhiều nhà sản xuất lớn nhất thế giới gặp phải báo động đỏ, từ ngành ôtô, máy tính cho đến camera. Sức ảnh hưởng của thảm họa này đã vượt ra khỏi biên giới nước Thái, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

      ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ

      Một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành công nghiệp ôtô. Hãng xe Ford Motor (Mỹ) đã phải hoãn lại một số hoạt động sản xuất tại các nhà máy Thái Lan. Hãng này cho biết tính trong năm 2011, họ đã sản xuất ít hơn 17.000 chiếc ôtô so với dự kiến ban đầu và tổng mức độ thiệt hại có thể lên tới 30.000 chiếc.

      Toyota cũng đã hoãn việc sản xuất tại Thái Lan vào ngày 11.10 và sản xuất cũng bị ảnh hưởng tại Indonesia, Việt Nam, Philippines và Nhật. Theo báo cáo của tập đoàn tài chính Thụy Sĩ Credit Suisse AG năm 2011, lợi nhuận hoạt động cả năm tại Toyota giảm 125 tỉ yên (tương đương 34.000 tỉ đồng) do Hãng buộc phải cắt giảm sản xuất của 250.000 nhà máy cho đến hết ngày 20.11.2011.

      Gánh chịu tổn thất nặng nề nhất phải nói đến hãng Honda (Nhật). Theo hãng đánh giá định mức tín nhiệm Moody’s Investors Service (Mỹ), thị phần toàn cầu của Honda tiếp tục giảm vì Hãng là nhà sản xuất ôtô bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt ở Thái Lan và thảm họa sóng thần vào tháng 3 tại Nhật. Honda cũng hoãn việc sản xuất chiếc minicar Life Diva ở Nhật sau khi trận lũ lụt đã làm gián đoạn hoạt động phân phối tay lái bằng nhôm cho mẫu ôtô này.

      Danh sách doanh nghiệp gánh chịu hậu quả của việc quá phụ thuộc vào Thái Lan vẫn chưa dừng ở đó. Sharp Corp., nhà sản xuất màn hình tinh thể lỏng số 1 tại Nhật cho biết trận lũ ở Thái Lan gây tổn hại đến doanh số bán máy tính bán ra trong quý I/2012.

      Canon, nhà sản xuất camera lớn nhất thế giới, thì cắt giảm dự báo lợi nhuận cả năm vào ngày 25.10, do việc gián đoạn sản xuất tại Thái Lan và sự tăng trưởng kinh tế yếu ớt tại Mỹ và châu Âu. Theo ước tính của Canon, trận lũ làm giảm 50 tỉ yên doanh số bán hằng năm và 20 tỉ yên lợi nhuận hoạt động.

      Một ngành bị ảnh hưởng nặng nề khác là ổ cứng. Điều này có nghĩa là các thiết bị dùng ổ cứng cũng sẽ bị liên đới. Hãng tư vấn công nghệ IHS iSuppli cũng nhận định rằng những thiết bị lưu trữ dữ liệu trong ổ cứng giảm tới 30% trong 3 tháng cuối của năm 2011 do Thái Lan cung cấp khoảng 40% sản lượng toàn cầu các thiết bị này.

      Chantra Purnariksha, Tổng Thư ký Văn phòng Ủy ban Bảo hiểm cho biết, trận lũ lụt có thể gây thiệt hại tới khoảng 140 tỉ baht (gần 95.000 tỉ đồng) cho các nhà sản xuất tại 7 khu công nghiệp.

      ĐIỂM YẾU TRONG CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP

      Mức độ phụ thuộc vào các nhà máy Thái Lan đã cho thấy một điểm yếu trong chiến lược cắt giảm chi phí và tăng tính sinh lời của nhiều công ty. Đó là chuỗi cung ứng sản xuất của họ đôi khi quá mỏng, không thể chịu đựng được sự gián đoạn bất ngờ. Trận động đất và sóng thần tại Nhật vào tháng 3 năm 2011 đã lấy đi tốc độ tăng trưởng quý II của nhiều quốc gia trên thế giới khi việc sản xuất của nhiều bộ phận và linh kiện điện tử cũng như các chất hóa học đặc biệt bị gián đoạn. Một năm trước đó, vụ núi lửa phun tại Iceland cũng đã làm tê liệt việc vận chuyển hàng hóa và đi lại trên khắp Đại Tây Dương.

      Và thảm họa lũ lụt tại Thái Lan đã khơi lại cuộc tranh cãi liệu một số công ty có phải đã quá bị ám ảnh bởi việc xây dựng một chuỗi cung ứng tinh gọn vì mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn mà quên đi sự an toàn trong dài hạn.

      “Qua trận động đất, sóng thần tại Nhật và trận lũ lụt lớn tại Thái Lan, có thể thấy những gián đoạn trầm trọng và tác động ngày càng lớn và khó lường của chúng đã không còn là điều hy hữu”, một chuyên gia về chuỗi cung ứng tại châu Á nhận định.

      Paul Martyn, Phó Chủ tịch Chiến lược chuỗi cung ứng tại BravoSultion SpA tại Milan (Ý) cho rằng có ba yếu tố cần xem xét khi các công ty tổ chức chuỗi cung ứng, đó là: năng lực sản xuất, hàng tồn kho và thời gian cần thiết để điều chỉnh hoạt động sản xuất trong trường hợp xảy ra gián đoạn. “Các công ty đang bị nhiều áp lực phải tinh gọn sản xuất. Nhưng nếu bỏ lơ phần sự cố có thể xảy ra thì họ sẽ phải trả giá đắt”, ông nói. Ông cũng nói thêm rằng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu đang ngày càng quan tâm đến vấn đề rủi ro khi có một chuỗi cung ứng quá mỏng.

      Các nhà sản xuất từ Nhật, Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới thường tập trung phát triển một vài trung tâm sản xuất chủ chốt trên thế giới. Thái Lan đã trở thành một trong những điểm nóng đó vào thập niên 1980 sau khi những động thái làm giảm giá đồng USD đã giúp đẩy đồng yên tăng cao. Các nhà sản xuất Nhật, đặc biệt là các nhà sản xuất ôtô lớn, đã đối phó bằng cách tìm kiếm các trung tâm sản xuất thay thế ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp trong số đó đã chọn Thái Lan. Một phần là vì các chính sách khuyến khích đầu tư của nước này cho phép các công ty nước ngoài sở hữu đất đai tại nơi họ xây dựng nhà máy cùng với cơ sở hạ tầng tương đối tốt so với các nước trong khu vực. Khi các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, các nhà sản xuất khác cũng theo chân nhảy vào Thái Lan, đưa đất nước này trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu chính ổ cứng, linh kiện ôtô, chất bán dẫn và thực phẩm chế biến cùng nhiều sản phẩm thiết yếu khác.

      Tuy nhiên, trước thảm họa lũ lụt, một số công ty đã bắt đầu nghĩ đến việc phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Toshiba bắt đầu sản xuất ổ cứng tại Philippines sau khi Hãng buộc phải ngưng sản xuất tại 9 nhà máy ở đây. Hãng Mazda Motor xem xét việc nhập khẩu linh kiện từ các cơ sở của Hãng tại Trung Quốc và Nhật để nhằm khôi phục sản xuất tại các nhà máy Thái Lan. Còn Toyota đã cho làm tăng ca tại các nhà máy ở Bắc Mỹ trong suốt những tháng còn lại của năm 2011 để gia tăng hàng tồn kho.

      Theo David Peck, Tổng Giám đốc Arrow Technologies tại Singapore, chuyên cung cấp các thiết bị sản xuất chuyên dùng cho nhiều nhà máy đặt tại Thái Lan, mặc dù sẽ có nhiều công ty mở rộng hơn chuỗi cung ứng nhưng các nhà sản xuất có trụ sở đặt tại Thái Lan sẽ vẫn bám trụ với đất nước này vì họ đã đầu tư quá nhiều vào đây. “Trong dài hạn, sẽ không có gì thay đổi vì họ cần năng lực sản xuất mà Thái Lan cung cấp”, ông nói.

      NGUỒN : SAGA

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      Q
      QAL_SupplyChain
    • 10 CÔNG CỤ MARKETING ONLINE MÀ MỌI CHỦ DOANH NGHIỆP NHỎ CẦN BIẾT

      Các chủ doanh nghiệp đều cần những công cụ để giúp họ khởi tạo và bứt phá các chiến dịch Marketing. Thế nhưng, phần lớn những công cụ này chỉ dành cho các doanh nghiệp tầm trung trở lên, đòi hỏi nhiều ngân sách, khiến việc hoàn vốn đầu tư trở nên khó khăn. Cá nhân chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu những công cụ tốt nhất , phù hợp nhất cho bản thân và doanh nghiệp của mình. Sau nhiều cuộc thử nghiệm, chúng tôi đã rút ra được danh sách 10 công cụ mà theo chúng tôi là hữu ích nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

      ANSWER THE PUBLIC
      Answer The Public là một công cụ hoàn toàn miễn phí và đang được sử dụng một cách triệt để trong phần lên chiến lược về nội dung. Chúng tôi sử dụng nó để xác định những chủ đề bài viết của mình và những câu hỏi xoay quanh từ khóa mà chúng tôi muốn lựa chọn. Sau đó, chúng tôi tập cách trả lời càng nhiều câu hỏi càng tốt bằng chính những nội dung mà chúng tôi viết ra. Với cách này, khi Google tìm kiếm những website có thông tin sát nhất với chủ đề, chúng tôi sẽ có khả năng được rank cao hơn và chuyển đổi độc giả ghé thăm trang web thành khách hàng dễ dàng hơn bởi vì chúng tôi đã trả lời được những câu hỏi mà họ đang thắc mắc.

      OPEN SITE EXPLORER (OSE)
      Nắm rõ profile và đường link của bạn cũng như của đối thủ là yếu tố thiết yếu để nâng chỉ số Domain Authority. OSE sẽ giúp bạn làm điều này chỉ với thao tác đơn giản, đó là Copy và Paste URL của đối thủ vào OSE nhằm tìm ra tất cả những trang web hướng tới họ thay vì hướng tới bạn.

      SCREAMING FROG
      Đây là một công cụ thu thập dữ liệu hiệu quả cho marketer. Không cần phải sử dụng phiên bản trả tiền, bạn vẫn có thể thu được tới 500 trang miễn phí. Bạn sẽ dễ dàng tìm được những liên kết hỏng, kiểm tra chuyển hướng, những trang còn thiếu metadata và tìm những nội dung bị trùng lặp ở cấp độ URL.

      SITELINER
      Siteliner là một công cụ “thần thánh” giúp phân tích nội dung bị trùng lặp một cách nhanh chóng. Không nhất thiết phải sử dụng bản trả tiền, những doanh nghiệp nhỏ cũng có thể sử dụng phiên bản miễn phí mà vẫn đảm bảo các tính năng cần thiết. Chỉ cần đưa URL tới ô tìm kiếm, nhấn “Go” và công cụ sẽ trả lại hàng loạt dữ liệu vô cùng hữu dụng như:

      Nội dung trùng lặp
      Nội dung phổ biến
      Nội dung độc đáo
      Kích cỡ trang trung bình
      Thời gian tải trang trung bình
      Số chữ/ trang
      Internal Links
      External Links
      Tỉ lệ Chữ/HTML

      PORTENT'S TITLE GENERATOR
      Hãy nói lời chào tạm biệt với những bài viết khuôn mẫu khô khan để đến với công cụ siêu tiện ích này. Công cụ hoàn toàn miễn phí này sẽ cho bạn hàng loạt ý tưởng về nội dung, từ những chủ đề nghiêm túc tới những chủ đề vui vẻ chỉ với một cú nhấp chuột. Sẽ không còn bất cứ ai phải thốt lên rằng: “Nội dung này thật nhàm chán, tôi đã đọc nó rồi!” nữa. Và kể cả khi bạn vẫn chưa tìm được chủ đề thích hợp, bạn vẫn có cơ hội để đắm chìm trong những ý tưởng sáng tạo.

      GOOGLE KEYWORD PLANNER
      Công cụ này là một nguồn lực hoàn hảo cho bất cứ doanh nghiệp nhỏ nào đang chuẩn bị chạy một chiến dịch Pay-per-click. Sẽ có vô vàn cơ hội mở ra khi bạn sử dụng công cụ này khi triển khai các chiến dịch Adwords. Một trong những tính năng hay nhất chính là công cụ tính khối lượng tìm kiếm. Bạn có thể gõ vào một từ khóa và xem liệu có bao nhiêu người tìm kiếm nó trong mỗi tháng vào năm ngoái. Từ đó, bạn có thể sắp nó thành từng lớp bằng tính năng nhắm mục tiêu theo vị trí để ước tính số lần hiển thị của từ khóa đó trong khu vực. Dựa trên số liệu về lượng tìm kiếm, bạn có thể kiểm tra mức độ cạnh tranh và đề xuất được giá cho bất kỳ từ khoá nào.

      MOZ LOCAL: CHECK LISTING
      Đây là công cụ chủ chốt cho mọi doanh nghiệp nhỏ nếu muốn xuất hiện trên công cụ tìm kiếm với tên, địa chỉ, số điện thoại (NAP) thông qua những nguồn thông tin như Google, Yelp, Facebook, Yellowpages,... Moz Local sẽ cung cấp cho bạn một phương pháp miễn phí, giúp bạn kiểm tra lại NAP và tự sửa lại dễ dàng. Bạn cũng có thể trả tiền để công cụ làm điều này giúp bạn. Dù làm bằng cách nào, đây cũng là một công cụ hữu ích cho việc phân tích và cải thiện hiệu quả.

      KEYWORD.IO
      Nghiên cứu từ khóa là một lĩnh vực vô cùng cần thết cho mọi chiến dịch SEO của các doanh nghiệp nhỏ. Bằng công cụ này, bạn có thể có những ý tưởng từ khóa từ Google và Fiverr, qua đó hiểu được từ khóa nào là chủ chốt và chủ đề nào tiềm năng cho việc xây dựng nội dung. Vấn đề duy nhất là ở phiên bản miễn phí, bạn sẽ khó có được những dữ liệu quan trong như tính cạnh tranh của từ khóa hay khối lượng tìm kiếm.

      Ngoài ra, nếu như bạn có khả năng chi trả, Moz Pro sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả với công cụ từ khóa. Moz Pro còn vừa ra mắt một phiên bản cải tiến miễn phí. Ngoài ra còn có Long-Tail Pro - một sự kết hợp giữa Moz và Adwords nhằm cung cấp cho bạn những dữ liệu đắt giá ở quy mô lớn.

      FACEBOOK AUDIENCE INSIGHTS
      Facebook Audience Insights là một công cụ miễn phí hữu hiệu để nghiên cứu nội dung và thị trường. Chỉ với việc thay đổi tùy chọn, bạn sẽ có thông tin cụ thể về nhân chủng học của khách hàng và học hỏi thêm nhiều điều mới lạ.

      Điểm mạnh khi sử dụng công cụ này là nó sẽ giúp bạn sáng tạo được nội dung mà độc giả yêu thích. Ví dụ nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương, bạn có thể tìm trong địa điểm/khu vực, thay đổi phần lựa chọn nâng cao (phía dưới cột trái), nhấn “home” và bắt đầu tìm hiểu xem những hộ gia đình ở xung quanh khu vực của doanh nghiệp bạn đang quan tâm đến những điều gì.

      PABLO BY BUFFER
      Với công cụ truyền thông mạng xã hội miễn phí của Buffer, bạn có thể truy cập hơn 600.000 hình ảnh (hoặc bạn có thể tải lên hình ảnh của riêng bạn), đồng thời có được tất cả các công cụ cần thiết để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Bắt đầu bằng việc lựa chọn hình ảnh, chèn văn bản, chọn kích cỡ, chọn bộ lọc, thêm biểu tượng, và tải về /chia sẻ. Chỉ với vài cú click chuột, Pablo sẽ giúp bạn chuyển từ người mới tập tành Photoshop trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp trên mạng xã hội.

      Cho dù bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ hay bạn đang cần tiếp thị tới doanh nghiệp nhỏ, những công cụ trên đây đều sẽ giúp bạn tăng kĩ năng và cung cấp thêm Insight cho chiến dịch Marketing của mình.

      posted in Marketing Logistics và Chuỗi cung ứng
      Q
      QAL_SupplyChain

    Latest posts made by QAL_SupplyChain

    • TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU (BRAND EQUITY) LÀ GÌ

      Bài viết này sinh ra là để giải thích khái niệm tài sản thương hiệu về một cách thực tế. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ có được một sự hiểu biết nhất định về những nền tảng cơ bản của công cụ lên chiến lược marketing đầy hữu ích này.

      NỘI DUNG BÀI VIẾT

      Tài sản thương hiệu là gì?
      Hai hệ quy chiếu
      Ví dụ thực tiễn về tài sản thương hiệu
      Quảng cáo
      Sự trung thành với một thương hiệu
      Độ nhận biết với thương hiệu
      Chất lượng
      Sự liên kết thương hiệu
      Ưu điểm
      Sự lặp lại
      Thành công
      TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

      Một thương hiệu không chỉ nằm trong một logo hay một cái tên, bởi vì đối với một người khách hàng, thì một thương hiệu là sự phản ánh những dòng cảm xúc và sự liên kết. Giá trị thặng dư của một thương hiệu chính là tài sản thương hiệu (brand equity)

      Tuy nhiên tài sản thương hiệu là một khái niệm vô cùng rộng. Nó chính là giá trị của một thương hiệu được thể hiện bằng các chỉ số tài chính, chiến lược và những lợi thế, lợi ích về quản lý cho doanh nghiệp sở hữu thương hiệu đó.

      Vào năm 1993, một giáo sư Marketing người Mỹ, ông Kevin Lane Keller đã phát triển một học thuyết về mô hình của tài sản thương hiệu, ngoài ra, nó cũng được biết đến với tên gọi Mô hình tài sản thương hiệu dựa trên góc nhìn người tiêu dùng (CBBE Model).

      HAI HỆ QUY CHIẾU

      Mô hình Keller được dựa trên hai hệ quy chiếu: độ nhận biết thương hiệu và hình ảnh thương hiệu.

      ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU (BRAND AWARENESS)

      Độ nhận biết thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khâu ra quyết định mua hàng của một người tiêu dùng, trong đó thì chính thương hiệu sẽ xác định là sản phẩm này liệu có được khách hàng đó xem xét một cách kỹ lưỡng, nghiêm túc để nên mua hay là không?

      HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU (BRAND IMAGE)

      Hình ảnh thương hiệu nói về sự nổi bật trong một đám đông, khi một khách hàng lựa chọn giữa hai sản phẩm giống y hệt nhau nhưng khác nhau về nhãn hiệu thì sự hiểu biết về thương hiệu của khách hàng đó cùng với những sự ưu việt hơn của thương hiệu này so với thương hiệu kia sẽ đóng vai trò quan trọng khi họ ra quyết định mua hàng.

      VÍ DỤ THỰC TIỄN VỀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU

      Khi một khách hàng muốn mua một chiếc máy tính xách tay, họ có thể chọn một loạt thương hiệu khác nhau từ Apple, Hp, Dell, Acer nhưng tại thời điểm tài sản thương hiệu Apple là đang rất cao thì khách hàng sẽ chọn Apple. Khi có nhiều sản phẩm cùng thuộc một thương hiệu kiểu như thế này thì khách hàng cũng sẽ thích thú và ưu tiên tất cả sản phẩm thuộc thương hiệu đó.

      Khi khách hàng không biết gì về một thương hiệu, thì độ ưu tiên, độ ưu thích của họ với sản phẩm đấy sẽ vô cùng thấp. Và kết quả là khả năng, xác suất họ mua sản phẩm này sẽ rất thấp.

      Tài sản thương hiệu cao sẽ khiến cho nhãn hàng đó ít bị tấn công và ảnh hưởng bởi các hoạt động cạnh tranh trên thị trường.

      QUẢNG CÁO (ADVERTISING)

      Việc đưa ra một hình ảnh tích cực cho thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn. Ngoài ra, khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho thương hiệu này. Một hãng máy tính vô danh hay ít được biết đến sẽ phải quảng cáo rất nhiều trong khi một hãng như apple có khi chỉ cần đến một cái quảng cáo là đủ rồi.

      Điều này xảy ra chính vì sự nhận biết trong nhóm khách hàng. Riêng cái logo của Apple đã ra hình ảnh với những cảm xúc tích cực đến người dùng.

      Đây chính là lý do tại sao ngày nay Apple không đầu tư vào những quảng cáo truyền hình đắt tiền nữa.

      Tài sản thương hiệu cao sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng và điều này sẽ dẫn kết quả là khách hàng họ sẽ tự động chấp nhận những sản phẩm khác của thương hiệu này.

      SỰ TRUNG THÀNH VỚI THƯƠNG HIỆU (BRAND LOYALTY)

      Trong khái niệm tài sản thương hiệu thì đơn vị đo lường một khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu đến đâu sẽ được nghiên cứu. Chúng ta muốn khách hàng càng trung thành càng tốt.

      Những nỗ lực để giữ khách hàng cũ sẽ tốn ít chi phí hơn so với việc kiếm thêm một khách hàng mới. Dù sao đi nữa, khách hàng trung thành sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp một nguồn thu ổn định.

      Khách hàng sẽ duy trì lòng trung thành với những nhãn hàng họ xem là "nhãn hàng của họ" và họ sẽ giúp thương hiệu có thể được biết đến một cách rộng rãi hơn.

      ĐỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU (BRAND AWARENESS)

      Thứ hai, độ nhận diện thương hiệu rất quan trọng trong tài sản thương hiệu. Có nhiều sự liên kết với thương hiệu không? Có sự ưu tiên thương hiệu tiêu dùng nào không? Người tiêu dùng có biết thương hiệu đại diện cho cái gì và những sản phẩm nào được bán dưới tên thương hiệu này?

      Khi người dùng có suy nghĩ tích cực về thương hiệu trong quá trình mua hàng, đó chính là một tài sản thương hiệu cao.

      CHẤT LƯỢNG (QUALITY)

      Ngoài khái niệm lòng trung thành với thương hiệu và độ nhận biết thương hiệu thì chất lượng cũng là một phần vô cùng quan trọng. Khi mà chất lượng sản phẩm chính là lý do thuyết phục người dùng mua nó, nghĩa là thương hiệu này có vị thế cao. Chất lượng mà người ta nghĩ đến chính là tính năng đặc biệt giúp sản phẩm nổi bật so với của đối thủ cạnh tranh và đó cũng là lúc để nhận định rằng tài sản thương hiệu của công ty này là cao.

      SỰ LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU (BRAND ASSOCIATIONS)

      Tài sản thương hiệu cũng tồn tại khi mà thương hiệu này có được những sự liên kết đặc thù.

      Ví dụ nước giặt quần áo Omo hay thường được liên kết đến hình ảnh quần áo sạch sẽ, nước khử mùi Reus liên tưởng đến tiết kiệm. Những sự liên kết này thường được tạo ra trong quá trình quảng cáo sản phẩm, cảm xúc tích cực mà một thương hiệu toát ra và việc khách hàng thích nhãn hiệu này hơn nhãn hiệu khác nó đều chịu ảnh hưởng và liên quan tới sự liên kết thương hiệu. Tại sao một khách hàng lại thích iPhone hơn một chiếc smartphone như Samsung?

      ƯU ĐIỂM (ADVANTAGES)

      Tài sản thương hiệu cao, điều này tương đương với độ nhận biết về thương hiệu, sự trung thành, liên kết và nhận thức về chất lượng cũng đạt được vị trí thế cao.

      Hơn nữa, điều nãy cũng giúp cho chi phí truyền thông thấp hơn và đạt được tỷ lệ doanh thu cao hơn.

      SỰ LẶP LẠI (REPETITION)

      Sự lặp đi lặp là một khái niệm thần kỳ giúp nâng cao Tài sản thương hiệu.

      Bạn có thể thấy, nó tạo ảnh hưởng tốt nhất khi chúng ta thấy một thương hiệu mới được nhắc đến ở khắp mọi nơi, ồ ạt tấn công thị giác của người tiêu dùng, họ được tiếp xúc với những sản phẩm của thương hiệu đó ở bất cứ lúc nào.

      Giả sử chúng ta có một loại dầu gội đầu chống rụng tóc mới được ra mắt trên thị trường; thương hiệu này có thể xuất hiện trên các tạp chí, bằng cách mua các trang quảng cáo hoặc thậm chí đặt báo viết những bài viết giải thích và phân tích sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho người đọc nhìn thấy và đọc, hiểu về sản phẩm của họ và từ đó sinh ra cái nhìn hảo cảm với sản phẩm mới này. Từ sự lạ lẫm, không biết đến thương hiệu, hành vi của người dùng sẽ thay đổi - dần dần họ sẽ nhận ra thương hiệu và cuối cùng họ sẽ quyết định mua sản phẩm này. Thậm chí, thương hiệu có thể sản xuất các sample (hàng mẫu) nhỏ để kẹp vào tạp chí cho đọc giả có cơ hội dùng thử sản phẩm.

      Được mục sở thị - chạm vào, ngửi và trải nghiệm là cách tốt nhất để đánh thức sự liên kết và làm cho người tiêu dùng nhớ tới sản phẩm.

      THÀNH CÔNG (SUCCESSFUL)

      Dưới góc độ tài chính, tài sản thương hiệu là một mỏ vàng; nó là thứ giúp một doanh nghiệp/ thương hiệu chiếm được thị phần đáng kể. Các thương hiệu thành công như Coca-Cola, Apple và McDonald's đều được biết đến trên toàn thế giới và điều này sản sinh ra doanh thu khủng hàng năm cho những thương hiệu này.

      Các thương hiệu sở hữu tài sản thương hiệu cao thường có hành vi chi tiêu rất mạnh mẽ cho một loạt các loại hình quảng cáo khác nhau. Tài sản thương hiệu không phải một thứ tự có của một doanh nghiệp; nó phải được xây dựng một cách chủ đích, để đạt được sự nhận biết cao trong công chúng, rồi từ đó gây dựng những mối liên kết thương hiệu với những cảm xúc/ khái niệm tích cực trong lòng người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng có thể nhớ tên một sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu một cách dễ dàng đó chính là dấu hiệu của doanh nghiệp/ sản phẩm có Tài sản thương hiệu cao.

      posted in Marketing Logistics và Chuỗi cung ứng
      Q
      QAL_SupplyChain
    • 10 CÔNG CỤ MARKETING ONLINE MÀ MỌI CHỦ DOANH NGHIỆP NHỎ CẦN BIẾT

      Các chủ doanh nghiệp đều cần những công cụ để giúp họ khởi tạo và bứt phá các chiến dịch Marketing. Thế nhưng, phần lớn những công cụ này chỉ dành cho các doanh nghiệp tầm trung trở lên, đòi hỏi nhiều ngân sách, khiến việc hoàn vốn đầu tư trở nên khó khăn. Cá nhân chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu những công cụ tốt nhất , phù hợp nhất cho bản thân và doanh nghiệp của mình. Sau nhiều cuộc thử nghiệm, chúng tôi đã rút ra được danh sách 10 công cụ mà theo chúng tôi là hữu ích nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

      ANSWER THE PUBLIC
      Answer The Public là một công cụ hoàn toàn miễn phí và đang được sử dụng một cách triệt để trong phần lên chiến lược về nội dung. Chúng tôi sử dụng nó để xác định những chủ đề bài viết của mình và những câu hỏi xoay quanh từ khóa mà chúng tôi muốn lựa chọn. Sau đó, chúng tôi tập cách trả lời càng nhiều câu hỏi càng tốt bằng chính những nội dung mà chúng tôi viết ra. Với cách này, khi Google tìm kiếm những website có thông tin sát nhất với chủ đề, chúng tôi sẽ có khả năng được rank cao hơn và chuyển đổi độc giả ghé thăm trang web thành khách hàng dễ dàng hơn bởi vì chúng tôi đã trả lời được những câu hỏi mà họ đang thắc mắc.

      OPEN SITE EXPLORER (OSE)
      Nắm rõ profile và đường link của bạn cũng như của đối thủ là yếu tố thiết yếu để nâng chỉ số Domain Authority. OSE sẽ giúp bạn làm điều này chỉ với thao tác đơn giản, đó là Copy và Paste URL của đối thủ vào OSE nhằm tìm ra tất cả những trang web hướng tới họ thay vì hướng tới bạn.

      SCREAMING FROG
      Đây là một công cụ thu thập dữ liệu hiệu quả cho marketer. Không cần phải sử dụng phiên bản trả tiền, bạn vẫn có thể thu được tới 500 trang miễn phí. Bạn sẽ dễ dàng tìm được những liên kết hỏng, kiểm tra chuyển hướng, những trang còn thiếu metadata và tìm những nội dung bị trùng lặp ở cấp độ URL.

      SITELINER
      Siteliner là một công cụ “thần thánh” giúp phân tích nội dung bị trùng lặp một cách nhanh chóng. Không nhất thiết phải sử dụng bản trả tiền, những doanh nghiệp nhỏ cũng có thể sử dụng phiên bản miễn phí mà vẫn đảm bảo các tính năng cần thiết. Chỉ cần đưa URL tới ô tìm kiếm, nhấn “Go” và công cụ sẽ trả lại hàng loạt dữ liệu vô cùng hữu dụng như:

      Nội dung trùng lặp
      Nội dung phổ biến
      Nội dung độc đáo
      Kích cỡ trang trung bình
      Thời gian tải trang trung bình
      Số chữ/ trang
      Internal Links
      External Links
      Tỉ lệ Chữ/HTML

      PORTENT'S TITLE GENERATOR
      Hãy nói lời chào tạm biệt với những bài viết khuôn mẫu khô khan để đến với công cụ siêu tiện ích này. Công cụ hoàn toàn miễn phí này sẽ cho bạn hàng loạt ý tưởng về nội dung, từ những chủ đề nghiêm túc tới những chủ đề vui vẻ chỉ với một cú nhấp chuột. Sẽ không còn bất cứ ai phải thốt lên rằng: “Nội dung này thật nhàm chán, tôi đã đọc nó rồi!” nữa. Và kể cả khi bạn vẫn chưa tìm được chủ đề thích hợp, bạn vẫn có cơ hội để đắm chìm trong những ý tưởng sáng tạo.

      GOOGLE KEYWORD PLANNER
      Công cụ này là một nguồn lực hoàn hảo cho bất cứ doanh nghiệp nhỏ nào đang chuẩn bị chạy một chiến dịch Pay-per-click. Sẽ có vô vàn cơ hội mở ra khi bạn sử dụng công cụ này khi triển khai các chiến dịch Adwords. Một trong những tính năng hay nhất chính là công cụ tính khối lượng tìm kiếm. Bạn có thể gõ vào một từ khóa và xem liệu có bao nhiêu người tìm kiếm nó trong mỗi tháng vào năm ngoái. Từ đó, bạn có thể sắp nó thành từng lớp bằng tính năng nhắm mục tiêu theo vị trí để ước tính số lần hiển thị của từ khóa đó trong khu vực. Dựa trên số liệu về lượng tìm kiếm, bạn có thể kiểm tra mức độ cạnh tranh và đề xuất được giá cho bất kỳ từ khoá nào.

      MOZ LOCAL: CHECK LISTING
      Đây là công cụ chủ chốt cho mọi doanh nghiệp nhỏ nếu muốn xuất hiện trên công cụ tìm kiếm với tên, địa chỉ, số điện thoại (NAP) thông qua những nguồn thông tin như Google, Yelp, Facebook, Yellowpages,... Moz Local sẽ cung cấp cho bạn một phương pháp miễn phí, giúp bạn kiểm tra lại NAP và tự sửa lại dễ dàng. Bạn cũng có thể trả tiền để công cụ làm điều này giúp bạn. Dù làm bằng cách nào, đây cũng là một công cụ hữu ích cho việc phân tích và cải thiện hiệu quả.

      KEYWORD.IO
      Nghiên cứu từ khóa là một lĩnh vực vô cùng cần thết cho mọi chiến dịch SEO của các doanh nghiệp nhỏ. Bằng công cụ này, bạn có thể có những ý tưởng từ khóa từ Google và Fiverr, qua đó hiểu được từ khóa nào là chủ chốt và chủ đề nào tiềm năng cho việc xây dựng nội dung. Vấn đề duy nhất là ở phiên bản miễn phí, bạn sẽ khó có được những dữ liệu quan trong như tính cạnh tranh của từ khóa hay khối lượng tìm kiếm.

      Ngoài ra, nếu như bạn có khả năng chi trả, Moz Pro sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả với công cụ từ khóa. Moz Pro còn vừa ra mắt một phiên bản cải tiến miễn phí. Ngoài ra còn có Long-Tail Pro - một sự kết hợp giữa Moz và Adwords nhằm cung cấp cho bạn những dữ liệu đắt giá ở quy mô lớn.

      FACEBOOK AUDIENCE INSIGHTS
      Facebook Audience Insights là một công cụ miễn phí hữu hiệu để nghiên cứu nội dung và thị trường. Chỉ với việc thay đổi tùy chọn, bạn sẽ có thông tin cụ thể về nhân chủng học của khách hàng và học hỏi thêm nhiều điều mới lạ.

      Điểm mạnh khi sử dụng công cụ này là nó sẽ giúp bạn sáng tạo được nội dung mà độc giả yêu thích. Ví dụ nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương, bạn có thể tìm trong địa điểm/khu vực, thay đổi phần lựa chọn nâng cao (phía dưới cột trái), nhấn “home” và bắt đầu tìm hiểu xem những hộ gia đình ở xung quanh khu vực của doanh nghiệp bạn đang quan tâm đến những điều gì.

      PABLO BY BUFFER
      Với công cụ truyền thông mạng xã hội miễn phí của Buffer, bạn có thể truy cập hơn 600.000 hình ảnh (hoặc bạn có thể tải lên hình ảnh của riêng bạn), đồng thời có được tất cả các công cụ cần thiết để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Bắt đầu bằng việc lựa chọn hình ảnh, chèn văn bản, chọn kích cỡ, chọn bộ lọc, thêm biểu tượng, và tải về /chia sẻ. Chỉ với vài cú click chuột, Pablo sẽ giúp bạn chuyển từ người mới tập tành Photoshop trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp trên mạng xã hội.

      Cho dù bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ hay bạn đang cần tiếp thị tới doanh nghiệp nhỏ, những công cụ trên đây đều sẽ giúp bạn tăng kĩ năng và cung cấp thêm Insight cho chiến dịch Marketing của mình.

      posted in Marketing Logistics và Chuỗi cung ứng
      Q
      QAL_SupplyChain
    • 4 CÔNG CỤ GIÚP BẠN THEO DÕI DÒNG CHẢY NỘI DUNG

      Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công cụ phân tích mạng xã hội. Và mặc dù hầu hết mọi công cụ đều cho phép bạn lắng nghe ý kiến khách hàng, quản lý kết quả chiến dịch hay thu thập số liệu, nhưng mỗi công cụ lại có những điểm độc đáo và khác biệt. Để giúp bạn đọc theo dõi dòng chảy content của mình một cách hiệu quả, Saga xin giới thiệu một số công cụ phân tích mạng xã hội phổ biến hiện nay.

      Bạn cần những điều sau để tạo nên một chiến dịch quảng cáo thành công và thu hút độc giả trên mạng xã hội:

      Nội dung tốt
      Nguồn phân phối nối dung đều đặn
      Tình báo nội dung (Content Intelligence)
      Mỗi phút, chúng ta lại tiếp cận với một lượng thông tin cực lớn từ mạng xã hội, và điều này khá giống với hình ảnh những người công nhân đổ bê tông vào máy trộn xi măng. Tuy nhiên, thay vì tạo nên những nội dung bổ ích, chúng ta thấy những “con đường” lộn xộn và một mớ “tiếng ồn” hỗn độn.

      Kể cả khi bạn sản xuất được nội dung tốt một cách đều đặn, bạn vẫn cần có những thông tin hay insight cho nội dung của mình, và đây là lúc bạn cần đến các công cụ phân tích mạng xã hội.

      Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công cụ phân tích mạng xã hội nhưng không phải công cụ nào cũng có tác dụng và mục đích giống nhau. Mặc dù hầu hết mọi công cụ đều cho phép bạn lắng nghe ý kiến khách hàng, quản lý kết quả chiến dịch hay thu thập số liệu, nhưng mỗi công cụ lại có những điểm độc đáo và khác biệt.

      Dưới đây, Saga xin giới thiệu với các độc giả một số công cụ phân tích mạng xã hội sẽ giúp bạn theo dõi dòng chảy content của mình một cách hiệu quả.

      TALKWALKER
      Công cụ đầu tiên là Talkwalker, đây hiện được coi là một trong các công cụ toàn diện và mạnh mẽ nhất cho việc phân tích mạng xã hội.

      Talkwalker có độ phủ cao về mặt địa lí, ngôn ngữ, phương tiện truyền thông và thời gian. Công cụ này có mặt tại 247 quốc gia và hiển thị trên 187 ngôn ngữ.Vậy nên dù khách hàng của bạn có đang ở Dubai hay Dublin, nói tiếng Ả Rập hay tiếng Trung thì bạn vẫn có thể lắng nghe phản hồi và tiếp cận họ.

      Talkwalker cung cấp insight trên các phương tiện truyền thông ở dạng in ấn, online, mạng xã hội và kể cả các kênh phát sóng. Công cụ này cũng cho phép bạn xác định các key influencer (người có tầm ảnh hưởng) và cảm nhận của khách hàng về thương hiệu hay sản phẩm của bạn. Hơn nữa, bạn có thể xem các dữ liệu cũ trong vòng hai năm, đồng nghĩa với việc ngay cả khi bạn mới sử dụng Talkwalker, bạn vẫn có thể xem các dữ liệu trong hai năm trước - khi bạn chưa sử dụng công cụ này. Người dùng cũng có thể xuất và kết hợp các insight với các dữ liệu khác để tạo nên các hình ảnh trực quan hỗ trợ cho quá trình ra quyết định.

      Bạn có thể theo dõi những gì?

      Những lần thương hiệu được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông sở hữu và lan truyền (owned and earned media)
      Tình hình các kênh mạng xã hội của bạn và các đối thủ
      Các mạng xã hội lớn và 150 triệu website
      Dữ liệu từ truyền thông báo in và TV / radio
      Đối tượng và cách sử dụng?

      Các khách hàng tiêu biểu của Talkwalker bao gồm Volkswagen, Microsoft, Greenpeace, Best Western, Ogilvy vàPeppercomm. Các công ty này sử dụng Talkwalker để lắng nghe phản hồi của khách hàng, dùng các insight để xây dựng chiến lược kinh doanh, dự đoán các xu hướng và tạo nên các bản báo cáo thông tin “tình báo” toàn diện. Talkwalker là nền tảng ứng dụng phải trả phí và bạn có thể sử dụng thử bằng cách đăng ký bản demo miễn phí.

      Kết luận: Một công cụ cung cấp thông tin mạng xã hội 360 độ

      SUMALL
      SumAll là một công cụ đa nền tảng cho phép thu thập insight từ các trang mạng xã hội, các trang web thương mại, bán hàng và các web nói chung. Nền tảng này được xây dựng nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ có khả năng tiếp cận việc phân tích dữ liệu dễ dàng hơn với chi phí hợp lí. SumAll đã cộng tác với các tên tuổi lớn như Shopify, PayPal, Magento, eBay và Amazon, nhờ đó người dùng có thể sử dụng dữ liệu từ mọi nơi. SumAll chuyển các số đo mạng xã hội và web thương mại thành các biểu đồ đơn giản và trực quan giúp người dùng hiểu các số liệu này dễ dàng hơn.

      Bạn có thể theo dõi những gì?

      Dữ liệu thương mại điện tử
      Dữ liệu mạng xã hội
      Dữ liệu Google Analytics
      Đối tượng và cách sử dụng?

      SumAll hướng tới các doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ. Người dùng sẽ có cái nhìn sâu hơn về dữ liệu từ Google, website công ty và các trang mạng xã hội để hiểu khách hàng và ra các quyết định đơn giản như khi nào triển khai các đợt khuyến mại hay giao hàngmiễn phí.

      Kết luận: Công cụ phân tích mạng xã hội đơn giản để đưa ra các quyết định nhanh chóng

      CYFE
      Một trong các đặc điểm tiêu biểu của Cyfe là bảng điều khiển tổng hợp (All-In-One Dashboard) giúp bạn nắm được insight trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp, từ mạng xã hội, tiếp thị, bán hàng, hỗ trợ đến cơ sở vật chất. Do vậy, Cyfe không hẳn là một công cụ theo dõi mạng xã hội chuyên biệt mà là một công cụ phân tích tổng hợp. Mặc dù Cyfe không có nhiều các chức năng nâng cao như lọc, tìm kiếm và phân tích chi tiết, nhưng công cụ này lại cho phép doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn về cách các kênh tiếp thị tích hợp với nhau cũng như về các hoạt động tiếp thị.

      Bạn có thể theo dõi những gì?

      Đăng ký trang web
      Thông số phân tích mạng xã hội
      Thông số phân tích SEO và SEM
      Thông số phân tích web
      Thông số bán hàng và tài chính
      Quản lý mạng lưới IT và server
      Đối tượng và cách sử dụng?

      Một số khách hàng tiêu biểu sử dụng Cyfe là Vodafone, Citrix, Groupon và Marriott. Cyfe có thể được dùng với nhiều mục đích khác nhau, từ theo dõi lượt đăng ký mới của khách hàng đến quản lý mạng lưới và dự án. Ngoài ra, Cyfe luôn bổ sung các widget mới để giúp người dùng điều chỉnh bảng điều khiển của mình.

      Kết luận: Đây là sự kết hợp giữa công cụ phân tích sales và marketing

      SOCIAL REPORT
      Social Report là một công cụ phân tích, in ấn tự động. Nó cho phép người dùng nắm bắt các insight mạng xã hội, lên lịch đăng bài, tổng hợp nội dung và đặt các trả lời tự động, follow / unfollow, like, v.v. Tóm lại, công cụ này sẽ “chăm sóc” mọi nhu cầu về mạng xã hội của bạn.

      Bạn có thể theo dõi những gì?

      Sự thu hút trên các kênh chéo
      Sự tiếp cận trên toàn thế giới
      Tốc độ tăng trưởng trong số lượng độc giả
      Hoạt động các kênh
      Đối tượng và cách sử dụng?

      Một vài thương hiệu nổi tiếng như Warner Bros, The Economist, HGTV và Samsung là các khách hàng lớn của Social Report. Công cụ này thường được sử dụng để phân tích số liệu, báo cáo, quản lý mạng xã hội, in ấn, cài đặt trả lời tự động và lưu giữ nội dung.

      Kết luận: Công cụ tích hợp giữa mạng xã hội và in ấn

      Tất cả các công cụ trên đây đều giúp bạn có được các insight về dòng thông tin dồi dào trên mạng hiện nay. Mỗi công cụ có điểm mạnh và điểm yếu riêng và doanh nghiệp cần tìm công cụ phù hợp nhất nhu cầu của mình và sử dụng chúng hiệu quả để nâng cao chất lượng các chiến dịch tiếp thị nội dung.

      NGUỒN : THEO SAGA

      posted in Marketing Logistics và Chuỗi cung ứng
      Q
      QAL_SupplyChain
    • MA TRẬN GE MCKINSEY

      Bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn cụ thể về khái niệm Ma trận GE McKinsey. Sau khi đọc xong bài viết này, chúng tôi mong rằng bạn sẽ hiểu được cơ bản về công cụ chiến lược marketing và công cụ phân tích danh mục sản phẩm thần kì này.

      Nội dung

      Ma trận GE McKinsey là gì?
      Danh mục vốn đầu tư
      Ma trận GE McKinsey
      Các yếu tố của ma trận GE McKinsey
      Ma trận GE McKinsey và Ma trận BCG
      Ứng dụng
      Đầu tư / phát triển
      Giữ
      Thu hoạch / Bán
      Làm thế nào để thiết lập một Ma trận McKinsey GE
      Tương lai
      MA TRẬN GE MCKINSEY LÀ GÌ?

      Trong thập niên 70 của thế kỉ XX, General Electric (GE) đã ủy quyền cho công ty tư vấn McKinsey để phát triển ma trận phân tích portfolio để kiểm tra các đơn vị kinh doanh của mình.

      Ma trận GE McKinsey hoặc ma trận GE là một biến thể của mô hình phân tích portfolio Boston Consulting Group (BCG).

      DANH MỤC

      Ma trận GE McKinsey có nhiều điểm chung với mô hình phân tích MABA. MABA là viết tắt của các từ Market (thị trường), Attractiveness (khả năng thu hút), Business position (vị thế doanh nghiệp) và Assessment (đánh giá).

      Ma trận GE McKinsey cũng so sánh dựa trên tính hấp dẫn thị trường và khả năng cạnh tranh của các nhóm sản phẩm. Một tên gọi khác cho loại phân tích này là Phân tích portfolio. Portfolio của doanh nghiệp bao gồm tất cả các kết hợp của sản phẩm và/hoặc dịch vụ được cung cấp cho thị trường/nhóm khách hàng mục tiêu.

      Thời điểm ban đầu, Ma trận GE McKinsey được sử dụng để phân tích thành phần portfolio của các đơn vị kinh doanh của GE. Sau đó, ma trận GE McKinsey đã khẳng định được vai trò của mình qua hiệu quả mang lại khi được áp dụng vào các công ty khác

      MA TRẬN GE MCKINSEY

      Ma trận GE McKinsey bao gồm hai trục: Trục y thể hiện sức hấp dẫn thị trường và trên trục x là năng lực, vị thế cạnh tranh của đơn vị kinh doanh.

      Cả hai trục được chia thành ba loại (cao, trung bình, thấp), được phân định thành chín ô.

      Mỗi đơn vị kinh doanh trong ma trận là một vòng tròn. Kích cỡ vòng tròn đại diện cho quy mô của doanh nghiệp. Phần trăm thị phần được nhập vào vòng tròn. Mũi tên thể hiện vị thế mong muốn trong tương lai của các doanh nghiệp.
      CÁC YẾU TỐ TRONG MA TRẬN GE MCKINSEY

      Có thể xác định trước được là liệu thị trường có đủ hấp dẫn để tham gia vào hay không, bằng cách xem xét các yếu tố sau:

      Quy mô thị trường
      Tốc độ tăng trưởng của thị trường và dự báo về tương lai
      Các xu hướng về giá
      Thách thức và cơ hội (thành phần của Phân tích SWOT)
      Sự phát triển công nghệ
      Mức độ của lợi thế cạnh tranh
      Các yếu tố khác được sử dụng để xác định tính cạnh tranh của doanh nghiệp:

      Giá trị của năng lực cốt lõi
      Tài sản có sẵn
      Sự công nhận thương hiệu và điểm mạnh của thương hiệu
      Chất lượng và phân phối
      Tiếp cận các nguồn tài chính bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
      MA TRẬN GE MCKINSEY VÀ MA TRẬN BCG

      Bên cạnh những điểm tương đồng, ma trận GE McKinsey vẫn có một số điểm khác biệt với ma trận BCG như:

      Ma trận GE McKinsey không chỉ xem xét đến khả năng tăng trưởng mà còn quan tâm chủ yếu đến tính hấp dẫn của thị trường.
      Ngoài vấn đề thị phần, ma trận GE McKinsey cũng cân nhắc đến ưu điểm của một đơn vị kinh doanh.
      Thay vì chỉ có 4 phần như trong ma trận BCG, ma trận GE McKinsey Matrix lại được chia thành 9 ô.
      ỨNG DỤNG

      Ba chiến lược khác nhau có thể được phân biệt và sử dụng thông qua ma trận McKinsey của GE, đó là:

      1 - Đầu tư / phát triển:

      Tăng trưởng được tạo nên nhờ vào mở rộng thị trường hoặc gia tăng đầu tư.

      2 - Nắm giữ:

      Thị trường hiện tại được củng cố bằng cách đầu tư cẩn thận hơn.

      3 - Thu hoạch / Bán:

      Không có đầu tư bổ sung mà chủ yếu tập trung vào việc tối đa hoá lợi nhuận. Bằng cách gán một trọng số cho mỗi yếu tố, ma trận GE McKinsey có thể được sử dụng hiệu quả hơn.

      Dựa trên các trọng số này, điểm số về khả năng cạnh tranh và độ hấp dẫn của thị trường cho từng doanh nghiệp sẽ được tính toán chính xác hơn.

      LÀM THẾ NÀO ĐỂ THIẾT LẬP MỘT MA TRẬN MCKINSEY GE

      Mô hình phân tích này được xậy dựng dựa trên bảy bước bắt buộc sau:

      Nhận biết Product Market Combinations - PMC's. Khách hàng của doanh nghiệp là ai, sản phẩm và/hoặc dịch vụ doanh nghiệp cung cấp là gì?
      Đánh giá sức hút trên thị trường của mỗi đơn vị kinh doanh. Mỗi trọng số thống kê có thể được chỉ định cho một khía cạnh nhất định. Tính hấp dẫn của thị trường là yếu tố quan trọng, cần được xem xét cẩn thận.
      Xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
      Chấm điểm cho các PMC khác nhau.
      Để đảm bảo tính công bằng, hãy để cho cả nội bộ công ty và người bên ngoài cùng chấm điểm.

      Tính các điểm số cuối cùng. Bằng cách so sánh điểm số của sức hấp dẫn của thị trường và sức mạnh cạnh tranh với số điểm tối đa, bạn sẽ xác định được vị trí của doanh nghiệp trên ma trận.
      Vẽ ma trận và sự hấp dẫn thị trường trên trục x và sức mạnh cạnh tranh trên trục y. Doanh thu của PMC càng lớn thì vòng tròn càng lớn.
      Đánh giá và thảo luận. Ma trận này có thể làm cơ sở cho một cuộc thảo luận về các quyết định chiến lược.
      TƯƠNG LAI

      Cả ma trận GE McKinsey và ma trận MABA đều cung cấp những dự báo về sự phát triển trong tương lai của tổ chức. Điều quan trọng là không chỉ tập trung vào các vấn đề của PCM hiện tại mà còn phải quan tâm đến PCM trong tương lai.

      NGUỒN : THEO SAGA

      posted in Marketing Logistics và Chuỗi cung ứng
      Q
      QAL_SupplyChain
    • 9 TIÊU CHÍ TUYỂN CHỌN NHÀ PHÂN PHỐI

      Mạng lưới nhà phân phối hoặc tổng đại lý chính là cánh tay chính là cánh tay nối dài, giúp sản phẩm được bao trùm rộng khắp các địa bàn,.... Tuy nhiên, khi hàng được bán cho nhà phân phối, quyền sở hữu và định đoạt giá cả sản phẩm đã được sang tay thì việc hướng dẫn và kiểm soát tốt mọi hoạt động của nhà phân phối thực sự không dễ dàng. Vì vậy, nhà sản xuất cần cân nhắc kỹ 9 yếu tố dưới đây để lựa chọn nhà phân phối phù hợp và hiệu quả nhất.

      KHÔNG MÂU THUẪN QUYỀN LỢI
      Lý tưởng nhất là tuyển chọn được nhà phân phối độc quyền, chỉ tập trung kinh doanh sản phẩm cho riêng một nhà sản xuất. Nếu không thiết lập được nhà phân phối độc quyền, nhà sản xuất có thể chấp nhận để nhà phân phối kinh doanh những sản phẩm khác, miễn không phải là của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình.

      KHẢ NĂNG VỀ TÀI CHÍNH
      Nhà phân phối cần phải có khả năng tài chính đủ để đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho hàng hoá ,công nợ trên thị trường và các trang thiết bị phục vụ cho việc phân phối như kho bãi, phương tiện vận tải, máy móc quản lý…

      KINH NGHIỆM PHÂN PHỐI
      Tốt nhất, nhà sản xuất nên chọn các nhà phân phối đã có kinh nghiệm kinh doanh hoặc phân phối hang hoá trong cùng lĩnh vực với mình. Kiến thức và các mối quan hệ với hệ thống phân phối hàng, với hệ thống quản lý của địa phương là thế mạnh của nhà phân phối mà nhà sản xuất cần tận dụng và dựa vào.

      BỘ PHẬN PHÂN PHỐI ĐỘC LẬP
      Khi nhà sản xuất hỗ trợ lương và tiền thưởng cho nhân viên bán hàng, nhất thiết nhà phân phối phải có bộ phận bán hàng riêng biệt, chỉ phục vụ cho lợi ích của nhà sản xuất. Việc quản lý và sử dụng kho bãi có thể chung với các mặt hàngcủa các công ty khác, nhưng công việc phân phối phải riêng biệt. Bộ phận phân phối này phải được theo dõi bằng hệ thống quản lý và báo cáo riêng.

      KHẢ NĂNG HẬU CẦN
      Nhà phân phối phải thiết lập được hệ thống giao nhận từ các kho của mình đến tất cả những cửa hàng trong khu vực được chỉ định. Hàng hoá phải được giao theo đúng thời hạn quy định. Một số nhà sản xuất còn có thể yêu cầu nhà phân phối phải có khả năng chuyên chở hang hoá từ kho của nhà sản xuất.

      KHO CHỨA HÀNG
      Nhà phân phối phải có đủ chỗ để chứa hàng, bảo đảm không để thiếu hụt hay thất thoát hàng trong bất kỳ trường hợp nào. Độ lớn của kho hàng phụ thuộc vào tốc độ luôn chuyển của hàng hoá, tần suất đặt hàng của nhà phân phối với công ty sản xuất và thời gian giao hàng.

      KHẢ NĂNG QUẢN LÝ
      Nhà phân phối phải điều hành, quản lý được các bộ phận hỗ trợ cho phân phối như: kế toán, hậu cần, tin học… một cách nhịp nhàng và đồng bộ. Nhà phân phối cũng cần phải có hệ thống thông tin và tin học quản lý đủ mạnh để đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất về phương thức đặt hàng, các loại số liệu báo cáo bán hàng và tồn kho.

      TƯ CÁCH PHÁP NHÂN
      Nhà phân phối phải là một pháp nhân theo Luật pháp Việt Nam, có chức năng phân phối hàng hoá. Đối với các mặt hàng kinh doanh đặc biệt, có quy định riêng của Nhà nước, nhà phân phối còn phải đáp ứng đủ các yêu cầu hoặc quy định này.

      SỰ NHIỆT TÌNH, TINH THẦN HỢP TÁC
      Sự nhiệt tình và tinh thần hợp tác trong việc triển khai mọi chính sách phân phối của nhà sản xuất cũng là một tiêu chí chọn lựa quan trọng mà các nhà sản xuất đều quan tâm trong quá trình xây dựng hệ thống phân phối.

      posted in Kho bãi và trung tâm phân phối
      Q
      QAL_SupplyChain
    • BÀI HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG RÚT RA TỪ TRẬN LỤT LỊCH SỬ Ở THÁI LAN ( ST)

      Mức độ thiệt hại từ trận lũ lụt lớn tại Thái Lan năm 2011 (gây ngập lụt khoảng 10.000 nhà máy) đã khiến rất nhiều nhà sản xuất lớn nhất thế giới gặp phải báo động đỏ, từ ngành ôtô, máy tính cho đến camera. Sức ảnh hưởng của thảm họa này đã vượt ra khỏi biên giới nước Thái, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

      ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ

      Một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành công nghiệp ôtô. Hãng xe Ford Motor (Mỹ) đã phải hoãn lại một số hoạt động sản xuất tại các nhà máy Thái Lan. Hãng này cho biết tính trong năm 2011, họ đã sản xuất ít hơn 17.000 chiếc ôtô so với dự kiến ban đầu và tổng mức độ thiệt hại có thể lên tới 30.000 chiếc.

      Toyota cũng đã hoãn việc sản xuất tại Thái Lan vào ngày 11.10 và sản xuất cũng bị ảnh hưởng tại Indonesia, Việt Nam, Philippines và Nhật. Theo báo cáo của tập đoàn tài chính Thụy Sĩ Credit Suisse AG năm 2011, lợi nhuận hoạt động cả năm tại Toyota giảm 125 tỉ yên (tương đương 34.000 tỉ đồng) do Hãng buộc phải cắt giảm sản xuất của 250.000 nhà máy cho đến hết ngày 20.11.2011.

      Gánh chịu tổn thất nặng nề nhất phải nói đến hãng Honda (Nhật). Theo hãng đánh giá định mức tín nhiệm Moody’s Investors Service (Mỹ), thị phần toàn cầu của Honda tiếp tục giảm vì Hãng là nhà sản xuất ôtô bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt ở Thái Lan và thảm họa sóng thần vào tháng 3 tại Nhật. Honda cũng hoãn việc sản xuất chiếc minicar Life Diva ở Nhật sau khi trận lũ lụt đã làm gián đoạn hoạt động phân phối tay lái bằng nhôm cho mẫu ôtô này.

      Danh sách doanh nghiệp gánh chịu hậu quả của việc quá phụ thuộc vào Thái Lan vẫn chưa dừng ở đó. Sharp Corp., nhà sản xuất màn hình tinh thể lỏng số 1 tại Nhật cho biết trận lũ ở Thái Lan gây tổn hại đến doanh số bán máy tính bán ra trong quý I/2012.

      Canon, nhà sản xuất camera lớn nhất thế giới, thì cắt giảm dự báo lợi nhuận cả năm vào ngày 25.10, do việc gián đoạn sản xuất tại Thái Lan và sự tăng trưởng kinh tế yếu ớt tại Mỹ và châu Âu. Theo ước tính của Canon, trận lũ làm giảm 50 tỉ yên doanh số bán hằng năm và 20 tỉ yên lợi nhuận hoạt động.

      Một ngành bị ảnh hưởng nặng nề khác là ổ cứng. Điều này có nghĩa là các thiết bị dùng ổ cứng cũng sẽ bị liên đới. Hãng tư vấn công nghệ IHS iSuppli cũng nhận định rằng những thiết bị lưu trữ dữ liệu trong ổ cứng giảm tới 30% trong 3 tháng cuối của năm 2011 do Thái Lan cung cấp khoảng 40% sản lượng toàn cầu các thiết bị này.

      Chantra Purnariksha, Tổng Thư ký Văn phòng Ủy ban Bảo hiểm cho biết, trận lũ lụt có thể gây thiệt hại tới khoảng 140 tỉ baht (gần 95.000 tỉ đồng) cho các nhà sản xuất tại 7 khu công nghiệp.

      ĐIỂM YẾU TRONG CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP

      Mức độ phụ thuộc vào các nhà máy Thái Lan đã cho thấy một điểm yếu trong chiến lược cắt giảm chi phí và tăng tính sinh lời của nhiều công ty. Đó là chuỗi cung ứng sản xuất của họ đôi khi quá mỏng, không thể chịu đựng được sự gián đoạn bất ngờ. Trận động đất và sóng thần tại Nhật vào tháng 3 năm 2011 đã lấy đi tốc độ tăng trưởng quý II của nhiều quốc gia trên thế giới khi việc sản xuất của nhiều bộ phận và linh kiện điện tử cũng như các chất hóa học đặc biệt bị gián đoạn. Một năm trước đó, vụ núi lửa phun tại Iceland cũng đã làm tê liệt việc vận chuyển hàng hóa và đi lại trên khắp Đại Tây Dương.

      Và thảm họa lũ lụt tại Thái Lan đã khơi lại cuộc tranh cãi liệu một số công ty có phải đã quá bị ám ảnh bởi việc xây dựng một chuỗi cung ứng tinh gọn vì mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn mà quên đi sự an toàn trong dài hạn.

      “Qua trận động đất, sóng thần tại Nhật và trận lũ lụt lớn tại Thái Lan, có thể thấy những gián đoạn trầm trọng và tác động ngày càng lớn và khó lường của chúng đã không còn là điều hy hữu”, một chuyên gia về chuỗi cung ứng tại châu Á nhận định.

      Paul Martyn, Phó Chủ tịch Chiến lược chuỗi cung ứng tại BravoSultion SpA tại Milan (Ý) cho rằng có ba yếu tố cần xem xét khi các công ty tổ chức chuỗi cung ứng, đó là: năng lực sản xuất, hàng tồn kho và thời gian cần thiết để điều chỉnh hoạt động sản xuất trong trường hợp xảy ra gián đoạn. “Các công ty đang bị nhiều áp lực phải tinh gọn sản xuất. Nhưng nếu bỏ lơ phần sự cố có thể xảy ra thì họ sẽ phải trả giá đắt”, ông nói. Ông cũng nói thêm rằng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu đang ngày càng quan tâm đến vấn đề rủi ro khi có một chuỗi cung ứng quá mỏng.

      Các nhà sản xuất từ Nhật, Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới thường tập trung phát triển một vài trung tâm sản xuất chủ chốt trên thế giới. Thái Lan đã trở thành một trong những điểm nóng đó vào thập niên 1980 sau khi những động thái làm giảm giá đồng USD đã giúp đẩy đồng yên tăng cao. Các nhà sản xuất Nhật, đặc biệt là các nhà sản xuất ôtô lớn, đã đối phó bằng cách tìm kiếm các trung tâm sản xuất thay thế ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp trong số đó đã chọn Thái Lan. Một phần là vì các chính sách khuyến khích đầu tư của nước này cho phép các công ty nước ngoài sở hữu đất đai tại nơi họ xây dựng nhà máy cùng với cơ sở hạ tầng tương đối tốt so với các nước trong khu vực. Khi các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, các nhà sản xuất khác cũng theo chân nhảy vào Thái Lan, đưa đất nước này trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu chính ổ cứng, linh kiện ôtô, chất bán dẫn và thực phẩm chế biến cùng nhiều sản phẩm thiết yếu khác.

      Tuy nhiên, trước thảm họa lũ lụt, một số công ty đã bắt đầu nghĩ đến việc phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Toshiba bắt đầu sản xuất ổ cứng tại Philippines sau khi Hãng buộc phải ngưng sản xuất tại 9 nhà máy ở đây. Hãng Mazda Motor xem xét việc nhập khẩu linh kiện từ các cơ sở của Hãng tại Trung Quốc và Nhật để nhằm khôi phục sản xuất tại các nhà máy Thái Lan. Còn Toyota đã cho làm tăng ca tại các nhà máy ở Bắc Mỹ trong suốt những tháng còn lại của năm 2011 để gia tăng hàng tồn kho.

      Theo David Peck, Tổng Giám đốc Arrow Technologies tại Singapore, chuyên cung cấp các thiết bị sản xuất chuyên dùng cho nhiều nhà máy đặt tại Thái Lan, mặc dù sẽ có nhiều công ty mở rộng hơn chuỗi cung ứng nhưng các nhà sản xuất có trụ sở đặt tại Thái Lan sẽ vẫn bám trụ với đất nước này vì họ đã đầu tư quá nhiều vào đây. “Trong dài hạn, sẽ không có gì thay đổi vì họ cần năng lực sản xuất mà Thái Lan cung cấp”, ông nói.

      NGUỒN : SAGA

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      Q
      QAL_SupplyChain
    • 5 CƠ HỘI CẢI TIẾN CHUỖI CUNG ỨNG

      Trong những năm qua, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm các hiểm họa thiên tai, sự kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng và thị trường toàn cầu ngày càng mở rộng.

      Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định những lỗ hổng trong bộ máy vận hành nhằm giữ vững vị thế cạnh tranh và khả năng thích ứng với những thay đổi trên thị trường. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất 5 cơ hội cải tiến hàng đầu về chuỗi cung ứng:

      CHINH PHỤC SỰ PHỨC TẠP CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
      Nói đến sự phức tạp của bất kỳ hệ thống nào là nói đến số lượng, sự đa dạng và mối quan hệ giữa các thành tố bên trong nó. Các yếu tố của chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp bao gồm các sản phẩm / dịch vụ, nhà cung cấp, khách hàng và mạng lưới các nút vận hành (như các điểm lưu kho trước khi vận chuyển hàng tới khách hàng) của công ty. Số lượng và mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ phức tạp của cả chuỗi cung ứng. Khách hàng khó tính, thị trường cạnh tranh, chính sách và quy định của chính phủ là nhân tố tác động đến quyết định điều chỉnh số lượng sản phẩm và các kênh tiếp cận thị trường của mỗi công ty, từ đó tạo nên sự phức tạp trong mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của chuỗi cung ứng. Mức độ phức tạp tăng lên như một kết quả tất yếu, và điều đó khiến cho việc vận hành chuỗi cung ứng tốn kém hơn, mà thường thì các công ty cũng khó định lượng chính xác khi đưa ra những quyết định trên (điều chỉnh số lượng sản phẩm và lựa chọn kênh tiếp cận thị trường). Chúng ta có thể giảm thiểu sự phức tạp này bằng nhiều cách.

      Trong đó có một cách là thực hiện phân tích Long tail* cho các dòng sản phẩm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định cụ thể các sản phẩm có khối lượng sản phẩm ít, biến động cao, lợi nhuận thấp và từ đó thay đổi chính sách giá tương ứng cũng như cắt giảm các sản phẩm tiêu tốn nhiều chi phí trong chuỗi cung ứng.

      (*) Long tail là hình thức kinh doanh tập trung vào những sản phẩm không thuộc sản phẩm "đinh" hoặc không còn là sản phẩm chủ chốt nữa

      Một cách khác là tối ưu hóa mạng lưới, được hiểu là việc mô hình hóa tổng thể chuỗi cung ứng nhằm phân tích cả mạng lưới và tổng chi phí. Đo lường chi phí cập bến (landed cost*) và khả năng tối ưu hóa hàng tồn kho trên toàn bộ chuỗi cung có thể nâng cao hiệu quả đáng kể và cải thiện dịch vụ khách hàng.

      *Landed cost: là tổng chi phí của một sản phẩm khi sản phẩm đã đặt dưới sự định đoạt của người mua. Landed cost bao gồm giá gốc của sản phẩm, tất cả chi phí vận chuyển (cả nội địa và quốc tế), hải quan, thuế, thuế, bảo hiểm, chuyển đổi tiền tệ, đóng thùng, xử lý và thanh toán phí.

      Thông qua việc thiết kế sản phẩm, các phương thức giao hàng và sự phân đoạn chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp có thể tìm ra phương pháp tối giản sự phức tạp của chuỗi cung ứng. Nhưng vấn đề quan trọng nhất ở đây là doanh nghiệp phải nắm bắt được giá trị mà khách hàng đang tìm kiếm và năng lực đáp ứng điều đó của bản thân. Điều này đòi hỏi phải có những điều chỉnh thường xuyên trong việc sắp xếp, phân bổ của doanh nghiệp với các nhà cung cấp cũng như điều chỉnh mạng lưới của doanh nghiệp với mạng lưới khách hàng.

      ĐỐI MẶT VỚI SỰ HỖN ĐỘN THÔNG TIN
      Sự phát triển gần đây của công nghệ thông tin đã tạo thuận lợi cho các công ty nắm trong tay một lượng lớn dữ liệu. Mỗi một tương tác, hay giao dịch hay sự kiện mới diễn ra trong chu trình của chuỗi cung ứng đều tạo thành dữ liệu mới. Nhiệm vụ khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt là tập hợp, quản lý và tận dụng được các dữ liệu đó, đặc biệt là khi các chuỗi cung ứng tạo ra thông tin một cách thường xuyên và trải dài trên toàn bộ hệ thống. Quản lý hiệu quả dữ liệu và nắm bắt được thông tin bên ngoài giúp doanh nghiệp tăng năng suất và giảm thiểu sự thiếu hiệu quả. Một thách thức mà doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt là truy cập được đúng dữ liệu khi họ cần nó nhất.

      Nhiều công ty không có sự thông nhất trong phương pháp thu thâp dữ liệu và không đồng nhất trong việc đặt tên các dữ liệu trên tất cả các điểm nút hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng là có một số dữ liệu được thu thập bị trùng, do đó dễ dàng dẫn đến sự nhầm lẫn khi tiến hành phân tích. Thêm nữa, luôn tồn tại sự bất cân xứng giữa những dữ liệu bạn muốn thu thập và những dữ liệu bạn thực sự có. Sự thừa thãi của dữ liệu khiến cho việc tư duy và thấu hiểu chuỗi cung ứng càng ngày càng khó khăn, đặc biết nếu thiếu sự đóng góp của tất cả các điểm mấu chốt của công ty.

      Những doanh nghiệp có khả năng sử dụng nguồn dữ liệu một cách hiệu quả sẽ có lợi thế trong việc định hướng thông tin trên thị trường và sẽ có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh trong việc quản lý chuỗi cung ứng. Để được như vậy, các doanh nghiệp phải thực sự kỷ luật trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu để ra quyết định.

      TRIỂN KHAI PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG
      Một trong những chủ đề phổ biến nhất trong những năm gần đây là "Big Data*” ". Phân tích dữ liệu là việc làm cần thiết để chuyển tải “Big Data” thành những thông tin đáng giá. Phân tích dữ liệu là một ngành khoa học kiểm tra dữ liệu thô để từ đó giúp doanh nghiệp rút ra được những kết luận có giá trị. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành. đặc biệt là trong ngành tài chính – ngành mà dữ liệu được xem là một lợi thế cạnh tranh để làm nổi bật công ty này với công ty khác.

      (*) Big Data (“dữ liệu lớn”) là tập hợp dữ liệu có dung lượng lưu trữ vượt mức đảm đương của những ứng dụng và công cụ truyền thống. Big Data chứa rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực.

      Phương pháp này cũng có thể được áp dụng trong việc quản lý chuỗi cung ứng, nhưng vấn đề là ở trong ngành này nó vẫn đang nằm ở giai đoạn sơ khai. Các công ty sẽ tiêu tốn rất nhiều năm có thể sử dụng thành thục. Họ có thể sử dụng kỹ thuật phân tích và thuật toán nâng cao, chẳng hạn như sử dụng dữ liệu trực quan (data visualization), mô phỏng (simulation), tối ưu hóa (optimization) và phân tích thống kê (statistical analysis) để cải thiện hiệu suất và lợi nhuận của công ty.

      Nếu chúng ta cùng soi xét vấn đề quản lý hàng tồn kho – một điểm mấu chốt trong chuỗi cung ứng - thì có thể thấy hầu hết các công ty đều sử dụng phương trình đơn giản để thiết lập các mục tiêu hàng tồn kho. Sử dụng các kỹ thuật phân tích nâng cao, chẳng hạn như hệ thống quản lý dự trữ đa cấp (multi – echelon inventory optimization), các công ty có thể giảm hàng tồn kho của họ đến mức 20-30% bằng cách tiếp cận đường cong hiệu quả (efficient frontier*). Tại Hoa Kỳ, chỉ có khoảng tầm 12 công ty có được lợi thế cạnh tranh này. Đây không phải là vấn đề mà có thể giải quyết được bằng việc mua một phần mềm phân tích. Để tạo dựng được năng lực này, các công ty sẽ phải đầu tư một lượng đáng kể nguồn lực, tiền bạc, và cam kết. Có thể tôi đang hơi nói quá lên về vấn đề này, nhưng tôi tin rằng phân tích chuỗi cung ứng sẽ trở thành một điều cần thiết trong năm năm sắp tới và những người tiên phong sẽ được hưởng lợi thế cạnh tranh. Câu hỏi tiếp sẽ là, liệu bạn có thể là người tiên phong?

      (*) Efficient Frontier: Trong vận hành doanh nghiệp, khái niệm này đề cập tới việc một doanh nghiệp được coi là "hiệu quả" khi chi phí sản xuất tỉ lệ thuận với giá trị hàng hóa - dịch vụ nó truyền tải, dù nó định vị mình là công ty cung ứng hàng giá cao hay giá thấp.

      Một cơ hội nữa nằm ở rủi ro chuỗi cung ứng, hãy tưởng tượng xem nếu bạn có năng lực biết trước và lập kế hoach cho sự cố khi một nhà cung cấp thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ thậm chí của mình thậm chí ngay cả khi bạn không có bất kì thông tin gì về nơi hoặc thời gian xảy ra vấn đề đó? Đây là cách thức đằng sâu phương pháp làm rõ chỉ số rủi ro (Risk Exposure Index method) của David Simchi-Levi. Bằng cách ước lượng thời gian phục hồi từ một lỗ hổng trong hệ thống và ước tính tác động tài chính của nó, bạn có thể tìm ra các điểm dễ sai sót và giảm bớt mất mát. Quá trình này đòi hỏi một lượng đáng kể dữ liệu về các nhà cung cấp, các thành phần và cơ sở vật chất dùng để phân tích để đưa ra những nhận định chính xác đối với những rủi ro nghiêm trọng nhất.

      CẢI THIỆN TỪ NHỮNG THANG ĐO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
      Một trong những thách thức phổ biến nhất mà các chuyên gia trong chuỗi cung ứng phải đối mặt ngày nay đó là xác định đúng Chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) và Dự báo về khả năng thực hiện công việc (KPP) để giám sát hoạt động của chuỗi cung ứng, xác định nguy cơ và giảm thiểu chi phí. Vấn đề khó nhằn nằm ở việc xác định sự giao thoa của KPIs và KPPs giữa các dòng sản phẩm và giữa các phòng ban trong công ty. Thậm chí việc để tất cả các bên liên quan thống nhất về định nghĩa và tính KPIs và KPPs còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhiệm vụ khó khăn nhất là xác định chính xác bộ KPIs và KPPs mà thực sự tác động đến doanh nghiệp của bạn.

      Qua những kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể xây dựng một mô hình mô phỏng đặc điểm chuỗi cung ứng của khách hàng mà sử dụng các chương trình thuật toán nâng cao và xác định chỉ tiêu KPIs nào ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty bằng cách phân tích độ nhạy (sensitivity analysis). Sau khi bộ KPIs hợp lý nhất được xác định, KPPs có thể được phát triển bằng cách sử dụng phân tích thống kê. Trong nhiều trường hợp, khách hàng của tôi tỏ ra thảng thốt khi một số chỉ số KPIs và KPPs mà họ nghĩ là quan trọng đối với việc kinh doanh của họ hóa ra lại không phải vậy. Các doanh nghiệp có thể xác định các KPIs và KPPs đúng để có thể thấy rõ được sự minh bạch trong chuỗi cung ứng của họ và có khả năng ngăn chặn các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng, và giảm chi phí cập bến.

      PHÁT TRIỂN NHÂN TÀI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
      Ai cũng biết là khi mà những công ty thành thục trong việc quản lý chuỗi cung ứng thì tạo thì có thể thu về những nhiều lợi nhuận tài chính hơn. Ví dụ, các công ty thuộc Top 25 trên Gartner Supply Chain liên tục đánh bật đối thủ cạnh tranh đặc biệt là về tài chính. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều nhận ra rằng chuỗi cung ứng có thể tạo ra nhiều giá trị lớn và lợi thế cạnh tranh và để có được lợi thế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nhân tài trong quản trị chuỗi cung ứng.

      Quản lý chuỗi cung ứng không còn là một lĩnh vực học tập mới, nhưng quả thực rất khó để tìm thấy những chuyên gia trong lĩnh vực này. Mặc dù chúng ta có thể dễ dàng tìm một người để đảm nhận một vai trò trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như một nhân viên vật tư, thì ngược lại chúng ta gặp rất nhiều khó khăn để tìm một chuyên gia hiểu chuỗi cung ứng một cách tổng thể đặt trong bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp. Những người giỏi trong việc quản lý chuỗi cung ứng phải mất nhiều năm để phát triển vì có vô vàn kiến thức cần phải học và nghiên cứu. Các công ty cần phải tuyển được đúng người, đào tạo liên tục và thay đổi vị trí của họ trong chuỗi cung ứng để những người đó có thể hiểu sâu hơn các vấn đề. Điều này đòi hỏi các công ty đầu tư một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kiên nhẫn để phát triển những người tài trong chuỗi cung ứng của mình.

      NGUỒN : THEO SAGA

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      Q
      QAL_SupplyChain
    • TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

      Lấy ví dụ đơn giản, công ty bạn sản xuất ra sản phẩm từ các bộ phận, linh kiện được mua từ các nhà cung cấp khác, sau đó những sản phẩm này lại được bán ra cho người tiêu dùng, thì có nghĩa doanh nghiệp của bạn là một phần trong chuỗi cung ứng.

      Một số chuỗi cung ứng khá đơn giản, một số khác lại phức tạp hơn. Mức độ phức tạp của chuỗi cung ứng dựa trên đặc thù của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như độ phức tạp và số lượng của những mặt hàng được sản xuất.

      CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

      Một chuỗi cung ứng đơn giản được cấu thành nên từ một số yếu tố gắn liền với sự lưu chuyển của mặt hàng sản phẩm. Một chuỗi cung ứng bắt đầu và kết thúc đều với nhân tố “người tiêu dùng”.

      Người tiêu dùng: Người tiêu dùng khởi đầu cho một chuỗi các sự kiện khi họ quyết định mua sản phẩm được chào bán bởi một công ty. Người tiêu dùng đó liên hệ với bộ phận bán hàng của công ty để đặt một số lượng hàng cụ thể và hẹn giao hàng vào một ngày xác định. Nếu như sản phẩm đó cần phải được sản xuất ra thì đơn đặt hàng sẽ bao gồm cả yêu cầu đối với cơ sở sản xuất.
      Lên kế hoạch: Các yêu cầu mà khách hàng đưa ra trong đơn đặt hàng sẽ được kết hợp với các đơn đặt hàng khác. Dựa vào đó, bộ phận Kế hoạch sẽ đề ra một kế hoạch sản xuất để sản xuất các sản phẩm phục vụ yêu cầu của khách hàng. Công ty sau đó sẽ phải mua các nguyên vật liệu thô cần thiết để sản xuất ra được sản phẩm.
      Mua hàng: Bộ phận Mua hàng nhận được một danh sách các nguyên vật liệu và dịch vụ kèm theo mà bộ phận Sản xuất yêu cầu để hoàn thành được các đơn đặt hàng của khách hàng. Bộ phận Mua hàng sẽ gửi đơn đặt mua tới những nhà cung cấp đã được lựa chọn, để họ chuyển những nguyên vật liệu cần thiết tới nhà máy sản xuất vào ngày được yêu cầu.
      Hàng tồn kho: Các nguyên vật liệu thô sau khi được các nhà cung cấp chuyển tới sẽ được kiểm tra về chất lượng, mẫu mã kèm các thông số kĩ thuật khác rồi mới được chuyển vào nhà kho. Nhà cung cấp sau đó sẽ gửi hóa đơn những món hàng đó cho công ty. Các nguyên vật liệu thô được bảo quản trong nhà kho cho tới khi được bộ phận sản xuất yêu cầu sử dụng.
      Sản xuất: Dựa trên bản kế hoạch sản xuất, các nguyên vật liệu sẽ được chuyển từ kho tới khu sản xuất. Các sản phẩm hoàn chỉnh mà khách hàng đặt sẽ được sản xuất từ những nguyên vật liệu thô mua từ các nhà cung cấp. Sau khi các mặt hàng này được hoàn tất và kiểm tra kỹ lưỡng, chúng sẽ lại được đưa về bảo quản tại nhà kho cho đến ngày giao hàng cho khách.
      Vận chuyển: Khi sản phẩm hoàn chỉnh được chuyển tới nhà kho, bộ phận Vận chuyển sẽ quyết định phương pháp giao hàng hiệu quả nhất, để hàng hóa được chuyển tới trước hoặc đúng vào ngày khách hàng yêu cầu. Khi khách hàng nhận hàng, công ty sẽ gửi hóa đơn cho các hàng hóa đã được giao.
      QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

      Để đảm bảo rằng chuỗi cung ứng được vận hành tốt nhất có thể và khiến cho khách hàng hài lòng nhất mà vẫn giữ được chi phí ở mức tối thiểu, doanh nghiệp sẽ phải áp dụng các quá trình quản trị chuỗi cung ứng cũng như các công nghệ tích hợp. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm 3 tầng hoạt động mà các bộ phận khác nhau của công ty sẽ phải tập trung vào, đó là: chiến lược, chiến thuật và vận hành.

      Chiến lược: Ở cấp độ này, Ban điều hành công ty sẽ cân nhắc các quyết định mang tính chiến lược cao liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp, như là quy mô và vị trí của các khu sản xuất, mối quan hệ với các nhà cung cấp, các sản phẩm sẽ được sản xuất và thị trường bán hàng.
      Chiến thuật: Các quyết định mang tính chiến thuật tập trung vào việc áp dụng các biện pháp để tạo ra lợi thế chi phí, ví dụ như: áp dụng các phương pháp hiện đại nhất trong ngành, đề ra chiến lược mua hàng với các nhà cung cấp quen thuộc, làm việc với các công ty logistics để lên các phương án vận chuyển hiệu quả về mặt chi phí, và đề ra các chiến lược liên quan tới địa điểm và phương thức lưu kho để giảm chi phí lưu trữ hàng tồn kho.
      Vận hành: Các quyết định ở cấp độ này được đưa ra hàng ngày đối với các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới việc lưu chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Các quyết định vận hành liên quan đến việc đưa ra các thay đổi trong lịch trình làm việc, thỏa thuận mua hàng với các nhà cung cấp, nhận đơn đặt hàng từ khách hàng và vận chuyển hàng hóa trong kho.
      CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

      Nếu một công ty kỳ vọng thu được nhiều lợi ích từ quá trình quản trị chuỗi cung ứng, thì công ty đó cần phải đầu tư vào công nghệ. Xương sống của nhiều công ty lớn chính là các hệ phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning – ERP) đắt đỏ, như là SAP và Oracle. Các phần mềm này hỗ trợ doanh nghiệp bao quát toàn bộ chuỗi cung ứng, từ việc mua các nguyên vật liệu thô cho đến các dịch vụ bảo hành sản phẩm sau khi đã giao cho khách hàng. Sự phức tạp của các ứng dụng này đòi hỏi một chi phí lớn, không chỉ về tiền bạc, mà còn về cả thời gian và các nguồn lực cần thiết khác để có thể thực hiện thành công các giải pháp cho toàn bộ doanh nghiệp. Ý chí lãnh đạo song hành cùng chương trình đào tạo nhân lực là chìa khóa dẫn tới sự thành công trong việc triển khai các hệ thống này. Hiện nay có rất nhiều các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, và điều quan trọng là phải chọn ra được một giải pháp phù hợp với các nhu cầu tổng quan của chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

      Nhờ sự áp dụng Internet rộng, tất cả các doanh nghiệp đều có thể tận dụng các phần mềm trên nền tảng web, cũng như các phương thức liên lạc qua Interne. Chính sự giao tiếp, trao đổi liên tục giữa nhà cung cấp và khách hàng cho phép thông tin luôn được cập nhật kịp thời – Đó chính là chìa khóa của việc quản trị chuỗi cung ứng.

      NGUỒN : THEO SAGA

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      Q
      QAL_SupplyChain