Navigation

    DDVT

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups
    1. Home
    2. MinhHHH
    3. Topics
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups

    Topics created by MinhHHH

    • MinhHHH

      Vận chuyển hàng thiết bị, máy móc và hàng thực phẩm, hoa quả sang Lào và Thái Lan container
      Vận chuyển đường biển, đường bộ, đường sắt FCL/LCL • vận chuyển quốc tế vận chuyển container dịch vụ logistics vận chuyển đi lào • • MinhHHH  

      1
      0
      Votes
      1
      Posts
      2
      Views

      No one has replied

    • MinhHHH

      Vận chuyển nội địa và QUốc tế
      Vận chuyển đường biển, đường bộ, đường sắt FCL/LCL • qalogistics vận chuyển quốc tế vận chuyển đường biển vận chuyển nội địa • • MinhHHH  

      1
      0
      Votes
      1
      Posts
      4
      Views

      No one has replied

    • MinhHHH

      Vận chuyển hàng không, vận tải hàng không và dịch vụ logistics hàng không nội địa và quốc tế tại Việt Nam
      Vận chuyển hàng không, chuyển phát nhanh, giao hàng nhanh • qalogistics vận chuyển quốc tế vận chuyển nội địa vận chuyển hàng không • • MinhHHH  

      2
      0
      Votes
      2
      Posts
      4
      Views

      SalesQAL

      Vận chuyển hàng đi Nhật bản bằng đường hàng không Vận chuyển đi Trung QUốc Vận chuyển Hàn Quốc Dịch vụ logistics trọn gói Các dịch vụ hỗ trợ và khai báo hải quan
    • MinhHHH

      Vận chuyển hàng lẻ, hàng rời LCL và FCL đi Taiwan, Đài Loan tại các cảng Nam , Trung, Bắc Taiwan
      Vận chuyển đường biển, đường bộ, đường sắt FCL/LCL • vận chuyển quốc tế vận chuyển container dichvulogistics door to door • • MinhHHH  

      2
      0
      Votes
      2
      Posts
      3
      Views

      An An

      Vận chuyển hàng thiết bi máy móc #qalogistics #saleslogistics #vanchuyenTaiwan #dailoan
    • MinhHHH

      Tổng hợp một số Website Logistics hữu ích:
      Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu, logistics, học thuật, nghiên cứu và phát triển • kiến thức logistics website logistics • • MinhHHH  

      1
      0
      Votes
      1
      Posts
      2
      Views

      No one has replied

    • MinhHHH

      Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm cần làm thủ tục gì?
      Chứng từ, tài liệu ( CO, Incoterm, Bảo hiểm, Hợp đồng, Luật TMQT ...) • thủ tục hải quan công bố sản phẩm • • MinhHHH  

      5
      0
      Votes
      5
      Posts
      6
      Views

      L

      https://luatkeypoint.vn/category/tu-van-phap-luat/giay-phep/ #luat keyPoint #tuvanluat #tuvanPhaply #tuvandautu #thutucxuatnhapkhau #sohuutritue #trongtai
    • MinhHHH

      CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
      Dịch vụ logistics khác • dịch vụ logistics kiểm tra chất lượng công bố sản phẩm • • MinhHHH  

      2
      1
      Votes
      2
      Posts
      6
      Views

      L

      https://luatkeypoint.vn/thu-tuc-cong-bo-san-pham-dau-dua/ Luật Key Point hướng dẫn thủ tục công bố sp dầu dừa #luatKeyPoint #tuvanphaply #thutuchanghoaxuatnhakhau #dichvuphapluat #tuvanphapluat #tuvandautu #thuongmaiquocte
    • MinhHHH

      Xử lý trên VNACCS
      Hải quan điện tử • haiquandientu vnaccs • • MinhHHH  

      1
      0
      Votes
      1
      Posts
      2
      Views

      No one has replied

    • MinhHHH

      Thương mại điện tử xuyên biên giới: Xu hướng tất yếu của thời đại số
      Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu, logistics, học thuật, nghiên cứu và phát triển • vận chuyển quốc tế thương mại điện tử • • MinhHHH  

      1
      0
      Votes
      1
      Posts
      1
      Views

      No one has replied

    • MinhHHH

      Điều kiện cấp C/O mẫu B – xuất xứ hàng hóa không ưu đãi
      Chứng từ, tài liệu ( CO, Incoterm, Bảo hiểm, Hợp đồng, Luật TMQT ...) • chứng từ xuất nhập khẩu chứng nhận xuất xứ • • MinhHHH  

      1
      0
      Votes
      1
      Posts
      1
      Views

      No one has replied

    • MinhHHH

      BLOCKCHAIN TRONG NGÀNH LOGISTICS
      Công nghệ thông tin, IT, phần mềm, ứng dụng, App • logistics việt nam thị trường logistics nghề nghiệp logistics blockchain • • MinhHHH  

      1
      0
      Votes
      1
      Posts
      1
      Views

      No one has replied

    • MinhHHH

      HIỆU ỨNG BULLWHIP
      Thu mua & Bán hàng và triển khai • quản lý chuỗi cung ứng bullwhip • • MinhHHH  

      1
      0
      Votes
      1
      Posts
      2
      Views

      No one has replied

    • MinhHHH

      Kinh nghiệm xuất hàng sang Nhật
      Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu, logistics, học thuật, nghiên cứu và phát triển • thị trường logistics thủ tục xuất khẩu nghiên cứu thị trường • • MinhHHH  

      3
      0
      Votes
      3
      Posts
      2
      Views

      MinhHHH

      Không gian Ngay cả khi giao tiếp trong thực tại ảo ngày càng diễn ra nhiều hơn, thì ở Nhật, bối cảnh giao tiếp vẫn là điều vô cùng quan trọng. Cuộc trò chuyện diễn ra ở đâu quan trọng đến nỗi nó có thể quyết định điều gì sẽ được nói hay chia sẻ, và điều gì thì không. Những người đến thăm Tokyo, Osaka hay bất cứ thành phố lớn nào ở Nhật đều thường kinh ngạc vì số lượng khổng lồ các quán bar và nhà hàng nhỏ ở đây. Ngoài việc mang lại những điều mà các quán bar, nhà hàng khắp nơi trên thế giới có, những địa điểm này còn đóng vai trò là nơi những người từ văn phòng có thể đến để trò chuyện về nhiều vấn đề, theo những cách không thể xảy ra trong giờ làm việc ở công sở. Người Nhật có sự phân biệt rõ ràng giữa những gì liên quan tới gia đình, nhóm trong trường, công ty (bên trong) và những vấn đề nằm ngoài phạm vi đó (bên ngoài). Bởi vậy, những hành vi được coi là phù hợp bên trong nhóm của ai đó có thể khá khác so với những tiêu chuẩn ứng xử thích hợp với người bên ngoài nhóm. Tiêu chuẩn kép này là điều có thể dự đoán. Giáo sư Chie Nakane mô tả các mối quan hệ của người Nhật được phân chia tương đối giữa ba phạm vi khác nhau: (1) trong những nhóm thân thiết nhất (uchi), bắt đầu với gia đình và bao gồm cả những nhóm gắn bó khăng khí khác; (2) trong môi trường xã hội của hôn nhân và hợp tác; (3) thế giới công cộng bên ngoài (soto) - những người lạ. Vì thế, sẽ không có gì là ngạc nhiên khi thấy một quý ông vừa tỏ ra lịch sự quá mức (trong một tình huống diễn ra trước đó) đang chen lấn lên tàu điện đông đúc. Do sự phân biệt giữa uchi và soto rất quan trọng cho bất cứ nhóm nào, từ tổ chức lớn tới các gia đình, người Nhật rất cẩn trọng trong việc cho phép ai gia nhập - nghĩa là, những người được công ty tuyển. Tuy nhiên, một khi đã được thừa nhận, người đó sẽ trở thành một phần của "chúng ta" và chắc chắn không bị thải loại. Tìm vị trí của mình Trong một căn phòng Nhật Bản truyền thống, sẽ có một "chỗ thấp" (shimoza) và một "chỗ cao" (kamiza). Người là khách mời danh dự, người lớn tuổi nhất trong gia đình, hay người có vị trí cao nhất trong tổ chức sẽ ngồi ở chỗ cao. Với khách nước ngoài, những người được đối xử như một vị khách, lời khuyên tốt nhất về chỗ ngồi là từ tốn và để cho chủ nhà hướng dẫn. Như vậy họ không cảm thấy thiếu thoải mái trong suốt buổi gặp hay bữa ăn vì chọn sai chỗ. Cách bài trí văn phòng điển hình của Nhật là một không gian mở với các bàn được xếp thành cụm, theo các hàng, và mọi người làm việc cạnh nhau, mỗi người đối diện với ai đó ở phía bên kia. Ngồi ở cuối phòng, nhìn bao quát toàn bộ văn phòng là vị quản lý. Trong một nền văn hoá nơi các biểu hiện không lời phổ biến có thể thể hiện nhiều hơn những gì được nói ra, văn phòng mở là một môi trường quan trọng cho việc truyền đạt thông tin. Thời gian Trong ngôn ngữ kinh doanh và chính trị, đôi khi người ta đùa rằng một kế hoạch dài hạn ở Mỹ tương đương với kế hoạch ngắn hạn ở Nhật. Ở Mỹ, “một thời gian dài” có thể là một năm, hay bốn quý của một năm tài chính. Ở Nhật, không hiếm khi “một thời gian dài” là ít nhất 30 năm. Tới gần đây, điều này vẫn là chu kỳ chuẩn bị cho một nhân viên làm việc cho một công ty. Trong một khảo sát về 31 nước có tầm nhìn lâu dài trong kinh doanh, Nhật Bản đứng thứ nhất, theo sau là Thụy Điển, Mỹ đứng thứ 19. Người Nhật không phân tách quá rõ ràng giờ làm việc với thời gian sau giờ làm như cách nhiều người Mỹ và phương Tây khác thường làm. Ở Nhật, người ta mong muốn và đánh giá cao việc chia sẻ thời gian với các đồng nghiệp, không chỉ trong giờ làm mà cả sau đó nữa. Làm quá giờ ở công sở là chuyện không có gì lạ, không mong đợi được thưởng thêm. Trong một số trường hợp, đơn giản là công việc đòi hỏi phải làm thêm giờ, nhưng trong các trường hợp khác thì chính sự trân trọng mối quan hệ với đồng nghiệp đòi hỏi phải “ở lại ngoài giờ”. Vậy mất bao lâu thì một người nước ngoài hòa nhập được vào một tổ chức của Nhật? Mất bao lâu để trở thành một nhân viên hiệu quả và có cống hiến trong một tổ chức? Câu trả lời từ các giám sát người Nhật là “khoảng một tuần” tới “vài tháng”, tùy vào tính cách của thực tập sinh. Tuy vậy, trên thực tế, ngay cả một kỹ sư người Nhật cũng mất chừng 5 năm trước khi đạt yêu cầu, với “hành trình” cụ thể là: Sẽ mất một năm để thành thạo ngôn ngữ, bao gồm các từ chuyên môn. Trong năm thứ hai, một nghiên cứu viên mới sẽ tìm hiểu về tổ chức. Ở năm thứ ba, họ sẽ tìm hiểu vị trí của mình trong tổ chức. Sau đó, họ có thể bắt đầu nghiên cứu của riêng mình và có được kết quả trong khoảng năm thứ năm. Một giám sát người Nhật cho biết: “Nếu ai đó muốn năng động trong kinh doanh, nhất thiết phải thông thạo tiếng Nhật. Tôi thậm chí không để sinh viên Nhật mới ra trường được làm việc với khách hàng. Những người Nhật trẻ mới chỉ sử dụng những cụm từ quen thuộc và các chữ viết tắt họ nghe thấy trên các chương trình truyền hình, nên phải mất 4 đến 5 năm để học tiếng Nhật tử tế trước khi họ làm việc với khách hàng của chúng tôi. Ngay cả nếu một thực tập sinh nước ngoài có một tấm bằng trên đại học, thì việc tới công ty chúng tôi không phải là bắt đầu sự nghiệp, mà chỉ là bước đầu tiến tới sự nghiệp. Với những nhân viên mới người Nhật cũng vậy, sẽ mất ít nhất là 5 năm. Phản hồi Một giám sát người Nhật giải thích quan điểm về vấn đề phản hồi: “Chúng tôi không nghĩ phản hồi là điều cần thiết. Tôi nghĩ đó là khác biệt về văn hóa. Ở Nhật, nếu chúng tôi không có bất cứ phàn nàn hay nhận xét cụ thể nào, điều đó đồng nghĩa với sự đánh giá tốt nhất. Nhưng có vẻ như với những người đến từ Mỹ, nếu không có nhận xét, họ sẽ nghĩ là có vấn đề”. Các quản lý người Mỹ khen ngợi các nhân viên làm việc tốt, và coi việc khen ngợi là một yếu tố quan trọng để khuyến khích người Mỹ ở nơi làm việc. Nhật Bản cũng có thể ca ngợi ai đó ở nơi công cộng, nhưng vì những lý do khác và hiếm hoi hơn. Người Nhật ca ngợi công khai để nâng cao thể diện, trong khi người Mỹ khen ngợi là để khuyến khích chất lượng hoạt động. Loại ngôn từ được sử dụng để ca ngợi giữa các nền văn hóa cũng khác nhau. Những từ ở mức so sánh cao nhất như “tuyệt vời”, “làm quá tốt”, “thành tựu xuất sắc” được thể hiện quá thường xuyên sẽ khiến người châu Á thấy rỗng tuếch. Học hỏi qua công việc Học hỏi, và học hỏi không ngừng. Đây là một trong những giá trị quan trọng nhất ở Nhật Bản từ xưa đến nay. Giống như ở nhiều nơi trên thế giới, giáo viên được coi trọng và tôn vinh rất lâu sau khi các lứa học sinh của họ trưởng thành và đi theo con đường riêng. Phương pháp học tập là điểm tiết lộ nhiều về văn hóa và mối quan hệ giữa các nền văn hóa. Nhà nhân chủng học Edward T.Hall phân biệt 3 loại hình học tập: chính thống, kỹ thuật và không chính thống. Ở Nhật Bản, mỗi loại đóng một vai trò quan trọng trong công sở và phòng thí nghiệm, cũng như trong lớp học. Phương pháp học tập chính thống bao gồm giáo viên và học sinh. Ở công sở, giáo viên có thể là người giám sát hoặc một đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi ai đó lần đầu học tập trong mối quan hệ chính thống, việc người học đặt ra câu hỏi về những vấn đề chưa thực sự hiểu rõ được cho là phù hợp, thậm chí được mong đợi. (Tuy nhiên, không nên lặp lại cùng một câu hỏi quá nhiều lần). Ở các công ty của Nhật Bản, năm đầu tiên làm việc của nhân viên là thời gian phù hợp để đưa ra các câu hỏi. Phương pháp học tập chính thống đạt hiệu quả khi mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh được thiết lập rõ ràng. Phương pháp kỹ thuật cũng hướng tới cách thức đúng đắn hoặc cách tốt nhất để làm điều gì đó, nhưng ở dạng thức không cần tới sự có mặt của một giáo viên trực tiếp giảng dạy. Giọng nói mô phỏng một ngoại ngữ mà ai đó đang học là một ví dụ về phương pháp học “kỹ thuật”. Càng ngày người ta càng học theo hình thức khách quan này nhiều hơn. Khi tập làm quen với phong cách làm việc ở một nền văn hóa khác, phương pháp học phi chính thống là hình thức quan trọng nhất. Đây là hình thức học thông qua quan sát và thử sai. Quan sát là bí quyết của phương pháp học không chính thống. Người được đánh giá cao là người tiếp thu một cách nhanh chóng. “Sasshi ga hayai” là lời khen ngợi ở Nhật. Ngày làm việc của người Nhật không kết thúc lúc 5 giờ chiều. Thông thường mọi người ở lại văn phòng cho đến buổi tối, và đây là khoảng thời gian họ cảm thấy thoải mái nhất. Thời điểm này trở thành thời gian dành cho việc học phi chính thống - cách thức đã được chứng minh hiệu quả nhất đối với những người nước ngoài hay người mới tham gia vào một tổ chức ở Nhật. Đó là lúc họ có thể tìm hiểu về mọi người và tổ chức theo cách không thể thực hiện trong thời gian làm việc chính thức. Đặt câu hỏi là một phần trong phương thức học chính thống; học tập thông qua việc đặt câu hỏi là một phần của hình thức học phi chính thống. Tuy nhiên, Hall đã khuyên những ai tới làm việc ở Nhật là cố gắng tìm ra phương pháp vận hành của sự việc bằng cách quan sát, bởi lẽ không ai có thể trả lời câu hỏi cho bạn, vì họ chỉ là một phần trong cả chuỗi vận hành. Có một lý do khác cho việc không đặt những loại câu hỏi nhất định. Giáo sư Kichiro Hayashi khuyên những ai tới Nhật làm việc không nên đặt câu hỏi, bởi vì ở Nhật, sự chú tâm tới mọi việc có thể quan trọng hơn phát ngôn. Khả năng cảm nhận được tâm trạng, chú ý tới dáng vẻ và thái độ của người khác, và nhận thức được chuyện gì đang diễn ra, khả năng liên tục kiểm tra, xác nhận, hoặc thay đổi ấn tượng của mọi người được đánh giá cao ở Nhật. Hòa hợp với nhịp điệu của năm Văn hóa làm việc của người Nhật chú trọng tới sự bắt đầu và kết thúc của năm. Ngày làm việc đầu tiên của năm thường yêu cầu sự chú ý đặc biệt tới cách ăn mặc và có thể có bài phát biểu của cán bộ công ty. Ngày làm việc cuối cùng của năm thường là ngày nhân viên dọn dẹp sạch sẽ văn phòng, khu vực làm việc trước khi về nghỉ năm mới. Ngày đầu năm mới là ngày đầu tiên của tháng Một. Nhưng năm làm việc mới của Nhật bắt đầu vào tháng Tư, cũng giống như năm học mới. Các nhân viên mới được tuyển dụng bắt đầu làm việc từ tháng Tư. Kinh nghiệm làm việc của người tới Nhật bắt đầu từ tháng Tư sẽ rất khác với kinh nghiệm làm việc của người đến vào tháng Tám – thời điểm cường độ công việc chậm nhất trong năm. Người nước ngoài tới Nhật làm việc cần chú ý và hòa nhập vào các ngày nghỉ lễ và sự kiện ở đây. Bảy gợi ý khi làm việc ở Nhật Bản 1/ Hãy ghi nhớ điểm thu hút bạn đầu tiên ở Nhật Bản. Đó có thể là những điều không liên quan đến công việc, nhưng chúng có thể mang lại điểm kết nối. Hãy nghiêm túc theo đuổi những sở thích của bạn với những người cũng nghiêm túc, nhưng ở môi trường bên ngoài công sở. 2/ Duy trì học tiếng Nhật. Cảm giác bất ổn về khả năng ngôn ngữ là điều bình thường. Thời điểm giữa lúc chính thức kết thúc ngày làm việc và lúc mọi người ra về là khoảng thời gian có thể đề nghị được giúp đỡ trong việc học tiếng. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy thái độ nghiêm túc của bạn, và có thể thể hiện sự cởi mở với mọi người để được họ khuyến khích và giúp đỡ. 3/ Tiếng Anh được sử dụng ở đây. Giúp đỡ đồng nghiệp về tiếng Anh thường là một phần trong những vai trò công ty mong đợi đối với những nhân viên người nước ngoài. 4/ Nói về đồ ăn. Với những ai tới làm việc và sống ở Nhật, chủ đề ẩm thực là chủ đề tốt nhất để tham gia và thể hiện sự hiếu kỳ và trân trọng, cũng là thời điểm để học hỏi được nhiều điều và tạo các mối liên kết cá nhân. 5/ “Tôi để ý thấy trên truyền hình…”. Bất kỳ ai đến làm việc ở Nhật cũng được khuyên nên chú ý một chút tới mốt mới nhất – một xu hướng đang thịnh hành nhất. Phong độ của đội bóng chày yêu thích của địa phương, ca sĩ, diễn viên, thậm chí thần tượng tuổi teen – những thứ có thể thấy trên truyền hình - thể hiện bạn có nhận biết về những chuyện đang diễn ra bên ngoài công sở. Nó có thể trở thành đề tài dẫn đến một cuộc trò chuyện thú vị với người địa phương, đồng nghiệp. 6/ Có sổ ghi chép. Hầu hết những điều diễn ra trong một môi trường mới đều xứng đáng được ghi chú lại, cho dù dưới dạng thức nào. 7/ Kết bạn. Những điều bạn có thể học hỏi được khi nói chuyện với bạn bè nhiều hơn bất kỳ khóa học nào. Không phải thông tin kỹ thuật hay thông tin được chuyên biệt hóa trong công sở, mà giao tiếp và mối quan hệ mới là những điều quan trọng đặc biệt. Một số thuật ngữ hữu dụng cần biết khi tới Nhật làm việc: Hội họp Chõrei (triều lễ): Một số công ty sáng nào cũng họp chõrei, trong khi các công ty khác lại thực hiện vào thứ Hai hằng tuần. Tất cả nhân viên trong phòng hay một bộ phận lớn hơn sẽ tập hợp lại và họp ngắn về những thông báo chung. Kaigi (họp chính thức): Kaigi ở Nhật nổi tiếng vì kéo dài vài giờ đồng hồ. Jũyaku kaigi là cuộc họp lãnh đạo. Mitingu (họp mặt): Người Nhật mượn từ trong tiếng Anh. Từ này có thể được sử dụng thay cho kaigi hay uchiawase, mũting nghe thân mật hơn kaigi. Uchiawase: Kiểu họp mặt này là để lên kế hoạch thực tế hay chia sẻ thông tin. Từ này có thể được sử dụng cho cả các cuộc họp trong công ty và với đối tác kinh doanh. Chức danh và mối quan hệ Shachõ: Chủ tịch công ty. Buchõ: Giám đốc bộ phận. Kachõ: Trưởng phòng. Kakarichõ: Trưởng bộ phận. Shinnyũ-shain / Shinjin: Nhân viên mới tuyển, thường là những người mới ra trường. Jõchi và buka: Jõchi là người giám sát, buka là cấp dưới. Senpai và kõhai: Trong bối cảnh công việc, một senpai là người vào công ty trước bạn và/hoặc có nhiều kinh nghiệm hơn; kõhai là người vào công ty sau bạn và thường trẻ hơn bạn. Dõkisei/dõki: Trong bối cảnh công việc, những nhân viên bắt đầu cùng một lúc ở cùng một công ty. Torihiki-saki: Những công ty khác nhau làm ăn với công ty của bạn. Đôi khi một công ty như thế còn được gọi là Torihikisaki-san, như thể là một người vậy. Kiểu nhân viên Shain: Nhân viên công ty. Sai-shain: Nhân viên toàn thời gian. Theo truyền thống, địa vị sai-shain ở Nhật nghĩa là “nhân viên trọn đời”. Keiyaku-shain: Nhân viên hợp đồng có thể được xếp vào hạng mục này. Keiyahu-shain được công ty tuyển trực tiếp hoặc được một công ty dịch vụ nhân sự gửi tới. Lương của họ được trả theo giờ và bảo hiểm hay các gói bồi thường của họ khác so với những người làm toàn thời gian. Kenshũ-sei: Thực tập sinh. Trong các tổ chức của Nhật, ngay cả nếu kenshũ-sei được tuyển vào các vị trí toàn thời gian, thì mấy tháng đầu vẫn là “thời gian thử thách”. Vì thế, họ có thể được gọi là kenshũ-sei hoặc shinnyũ-shain / shinjin (nhân viên mới). Arubaito (Albait): Nhân viên bán thời gian. Albait tương tự như keiyaku-shain, vì lương của họ được trả theo giờ. Tuy nhiên, lịch làm việc của albeit kém ổn định hơn và thường ám chỉ một vị trí tạm thời. Các công việc bán thời gian cho sinh viên đại học được xếp vào dạng này. O.L: Nhân viên nữ. Các buổi tiệc nơi làm việc Kangei-kai: Tiệc chào mừng. Sõbetsu-kai: Tiệc chia tay. Bõnen-kai: Tiệc cuối năm. Shinnen-kai: Tiệc năm mới. PHƯƠNG THANH tóm tắt
    • MinhHHH

      NGHỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG LÀ GÌ?
      Nghề nghiệp logistics, XNK và chuỗi cung ứng, nhân sự và nguồn nhân lực • quản trị chuỗi cung ứng nhân sự logistics nhân sự chuỗi cung ứng • • MinhHHH  

      1
      0
      Votes
      1
      Posts
      1
      Views

      No one has replied

    • MinhHHH

      CÁCH TÍNH CƯỚC CHUYỂN PHÁT NHANH VÀ GỬI HÀNG QUỐC TẾ
      Kiến thức logistics, giao nhận vận tải và xuất nhập khẩu • chuyển phát nhanh • • MinhHHH  

      1
      1
      Votes
      1
      Posts
      4
      Views

      No one has replied

    • MinhHHH

      Hướng dẫn đóng gói hàng chuyển phát nhanh
      Kiến thức logistics, giao nhận vận tải và xuất nhập khẩu • quản trị logistics • • MinhHHH  

      1
      0
      Votes
      1
      Posts
      1
      Views

      No one has replied

    • MinhHHH

      HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
      Chứng từ, tài liệu ( CO, Incoterm, Bảo hiểm, Hợp đồng, Luật TMQT ...) • thương mại điện tử hợp đồng bảo hiểm • • MinhHHH  

      1
      0
      Votes
      1
      Posts
      1
      Views

      No one has replied

    • MinhHHH

      Xuất, nhập quá cảnh và vận tải đa phương thức quốc tế
      Hàng hải, vận tải sông biển và vận chuyển đa phương thức • vận tải đa phương thức • • MinhHHH  

      2
      0
      Votes
      2
      Posts
      3
      Views

      An An

      https://qalogistics.vn/category/dich-vu-logistics/van-chuyen-cross-border/ Dịch vụ chuỗi cung ứng quốc tế Các dịch vụ logistics tổng hợp và door to door, dịch vụ xuất nhập khẩu ... #dichvulogistics #vantainoidia #vantaiquocte #transitcargo #hangquacanh #vantaidiLao #vanchuyendiLao #vanchuyenThailan#thutuchaiquan #khaithuehaiquan #dichvulogistics Quy trình nhập khẩu hàng hóa Nhập khẩu hàng hóa thực phẩm, hóa chất, các loại hàng hóa máy móc thiết bị Hàng hóa cũ, các thiết bị kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra chất lượng và xin giấy phép nhập khẩu Tư vấn thuê và lệ phí nhập khẩu hàng hóa Tư vấn phương án kinh doanh và các thủ tục liên quan đến hàng hóa Dịch vụ chuỗi cung ứng, chuỗi cung cấp hàng hóa, phân phối và tìm nguồn hàng, tìm nhà cung cấp . #vanchuyencontainerLanh #tamnhaptaixuat #vanchuyenthietbi #vanchuyenduongbien #vanchuyendaphuongthuc #doortodoor #logisticsVietnam #Laoslogistics
    • MinhHHH

      Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế vận chuyển từ nước ngoài đến Việt Nam và giao trả hàng hoá cho người nhận hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam
      Luật Hải quan • thủ tục hải quan vận chuyển nội địa vận tải đa phương thức • • MinhHHH  

      3
      0
      Votes
      3
      Posts
      2
      Views

      MinhHHH

      Phân biệt rõ thêm Quá Cảnh và Vận chuyển đa phương thức Căn cứ Khoản 14, Điều 4 Luật Hải quan đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 giải thích từ ngữ quá cảnh “Quá cảnh”: “Quá cảnh” là việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải từ một nước qua cửa khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đến một nước khác hoặc trở về nước đó. Căn cứ Điều 2 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ giải thích từ ngữ “Vận tải đa phương thức” và “Vận tải đa phương thức quốc tế” : “Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức. “Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại. “Người kinh doanh vận tải đa phương thức” là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức. Theo giải thích từ ngữ nêu trên thì hoạt động quá cảnh là hoạt động chuyển hàng hóa từ một nước qua cửa khẩu vào lãnh thổ Việt Nam. Các loại hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao và hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (nếu điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia không có quy định khác) (Khoản 1, 2, 3 Điều 40 Nghị định 12/2006/NĐ-CP). Còn hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức là hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức. Như vậy, trường hợp Công ty chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nếu có sử dụng phương thức vận tải đa phương thức, ngoài việc có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, cần phải có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Công ty có thể nghiên cứu kỹ các quy định nói trên để thực hiện và liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục để được hướng dẫn chi tiết.
    • MinhHHH

      RỦI RO TRONG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
      Chứng từ, tài liệu ( CO, Incoterm, Bảo hiểm, Hợp đồng, Luật TMQT ...) • thương mại quốc tế bảo hiểm • • MinhHHH  

      2
      0
      Votes
      2
      Posts
      1
      Views

      MinhHHH

      Chúng ta có thể nghiên cứu cụ những rủi ro này như sau: a) Mất cắp (Thief); mất trộm (Pilferage): Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, lúc đầu chỉ có chữ trộm cắp, chữ này không bao gồm những hành động ăn cắp có tính chất bí mật hoặc do thủy thủ hoặc hành khách trên tàu ăn cắp. Nó phải là hành động dùng bạo lực chứ không phải là những sự ăn cắp thông thường. Nhưng trong thực tế ở nhiều dịa phương, việc ăn cắp theo ý nghĩa thông thường đã trở thành phổ biến vì tổn thất do ăn cắp gây ra đã lên đến một tỷ lệ đáng kể. Do đó bảo hiểm đã dần để ý đến những yêu cầu này và mở rộng thêm trong những rủi ro đặc biệt (Extraneous Risks). Mất cắp mất trộm có ý chỉ sự mất cắp nguyên kiện hàng hoặc hàng hóa bên trong bao bì. Nó là một hành động ăn cắp có tính chất bí mật. Những bảo hiểm này có thể thỏa thuận bằng cách thỏa thuận ghi rõ từng rủi ro cụ thể thêm vào các điều kiện bảo hiểm WA hoặc FPA hoặc điều kiện ICC(C), ICC (B). Rủi ro này được bảo hiểm sẵn trong các điều kiện AR và ICC (A). Do đó khi mua bảo hiểm theo hai điều kiện này không cần thỏa thuận thêm, người được bảo hiểm vẫn được bồi thường tỏn thất nếu rủi ro mất cắp trộm xảy ra. b) Không giao hàng (Non – delivery): Rủi ro này có nghĩa là nguyên một kiện hàng sẽ không được giao tại cảng đến và không có dẫn chứng về nguyên nhân tổn thất. Ta có thể gọi việc giao thiếu nguyên bao nguyên kiện là không giao hàng nghĩa đều như nhau. Thông thường việc giao thiếu nguyên bao, nguyên kiện hoặc không giao hàng là do mất cắp, mất trộm gây ra. Đôi khi lại do những nguyên nhân khác: có thể là kiểm nhầm, đếm nhầm khi giao khi xếp làm cho khối lượng thực tế không khớp với những số liệu ghi trên tài liệu. Vì vậy vấn đề chính là phải có đủ giấy tờ chứng minh hàng thiếu đó thực tế đã được xếp lên tàu hay không. Và trên cơ sở đó bảo hiểm mới xét bồi thường, vì trong những trường hợp này khuyết điểm có thể do người vận tải, có thể do người xếp hàng. Song về mặt pháp lý, khi tàu giao thiếu nguyên bao nguyên kiện trong mọi trường hợp người vận chuyển phải chịu trách nhiệm. c) Giao thiếu hàng (Shortage): Giao thiếu hàng ngụ ý là một phần hàng đựng trong một điều kiện nào đó hay trong một bao nào đó hoặc một khối lượng hàng rời nào đó không được giao đầy đủ tại cảng đến. Cũng giống như trường hợp không giao hàng, nguyên nhân của nguyên nhân này thường là do mất cắp hoặc mất trộm. Ngoài ra việc thiếu hàng còn do dự cân đong không chính xác giữa khối lượng hàng khi xếp lên tàu và khi dỡ hàng khỏi tàu. Đó là sự thiếu hụt trọng lượng. Đối với những trường hợp này bảo hiểm thường phân biệt những rủi ro, những nguyên nhân khách quan để quy trách nhiệm ai là người gây ra: do tàu hay là do người gửi hàng. Trường hợp này thì bảo hiểm không bồi thường. Trong kinh doanh, có những loại hàng hóa thường bị hao hụt trọng lựng tự nhiên, chẳng hạn như chất lỏng bị bốc hơi hoặc chất bột bị hao hụt trong quá trình vận chuyển. Những mất mát loại này bảo hiểm không chịu trách nhiệm nếu bao bì hàng hóa vẫn còn nguyên vẹn. Trừ khi bao bì bể, rách vỡ do nguyên nhân khách quan có tác động từ bên ngoài gây ra bảo hiểm mới bồi thường. Nếu nguyên nhân rách vỡ do bao bì không bền, không đáp ứng yêu cầu theo tập quán thương mại, không đủ sức chịu đựng trong quá trình vận chuyển thì nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm dù người được bảo hiểm có tham gia bảo hiểm theo điều kiện AR hoặc ICC(A). Đối với hàng chuyên chở rời không bao bì thì thường không tham gia bảo hiểm theo điều kiện AR, chỉ bảo hiểm theo điều kiện FPA (như phân, than....). Để tránh bị tổn thất do hao hụt tự nhiên người ta thường bảo hiểm rủi ro cụ thể đối với từng mặt hàng khác nhau theo một tỷ lệ phần trăm nào đó. d) Hàng bị nóng ẩm (Sweating and/or heating): Là chỉ tổn thất của hàng hóa do khí hậu thay đổi đột ngột hoặc thiết bị thông gió, thông gió trên tàu mất tác dụng, làm cho hơi nước trong khoang tàu đọng lại, dẫn đên hàng hóa bị ẩm, bị nóng. Tất cả những rủi ro này đòi hỏi cho chủ hàng phải chứng minh cho người bảo hiểm thấy là hàng đã tổn thất từ nguyên nhân bên ngoài gây ra (External Cause). Có nghĩa là khi chủ hàng nghi có tổn thất do bên ngoài gây ra phải lập tức yêu cầu người bảo hiểm hay có quan giám định tiến hành giám định hàng hóa của mình, và chỉ khi nào chủ hàng được cấp biên bản giám định, lúc đó người bảo hiểm căn cứ vào đó mà bồi thường. Tất cả những rủi ro đặc biệt này được bảo hiểm trong điều kiện AR. Điều khoản này có phạm vi bảo hiểm đầy đủ nhất (Marine Risks + Extraneous Risks). Và trong điều kiện ICC (A) toàn bộ điều khoản bảo hiểm mới 1982, tất cả rủi ro đặc biệt này đều cũng bảo hiểm. Tuy nhiên khi mua các điều kiện bảo hiểm khác nhau như: FPA, WA. ICC (B), ICC (C) người mua có thể mua kèm theo các điều kiện rủi ro đặc biệt này và tùy theo các loại hàng hóa được bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ tính thêm một tỷ lệ nhất định. Rủi ro đình công, chiến tranh, bạo động, nổi loạn (War and Strikes Riots Civil Commotions Risks – W & CC Risks): đơn bảo hiểm hàng hải cũng như các điều khoản bảo hiểm FPA, WA, & AR cũng như bộ các điều khoản bảo hiểm ICC 1982 đều loại trừ các rủi ro chiến tranh (War), đình công (Strikes), bạo động (Riots), nổi loạn (Civil Commotion). Nhưng nếu có yêu cầu của người bảo hiểm về rủi ro này, người bảo hiểm sẽ áp dụng những điều khoản riêng kèm theo đơn bảo hiểm và thu thêm phụ phí bảo hiểm (Additional Premium). Những điều khoản riêng này là: điều khoản chiến tranh (Institute War clause), điều khoản đình công, nổi loạn và bạo động (Institute Strikes Riots and Civil Commotions Clause) e) Rủi ro chiến tranh (War Risks): Thuật ngữ rủi ro chiến tranh có nghĩa rộng, nó bao gồm không phải những cuộc chiến tranh thông thường giữa các nước mà bao gồm cả các cuộc bạo động hoặc khởi nghĩa có tính chất cách mạng trong một nước. Theo điều khoản chiến tranh thì bảo hiểm sẽ bồi thường cho những tổn thất hàng hóa do: Những hành động thù địch Hoạt động có tính chất chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa. Xung đột dân sự Mìn, thủy lôi, bom hoặc những phương tiện chiến tranh khác. Những rủi ro như bắt giữ, chiếm đoạt, tịch thu, câu thúc, câu lưu. Hậu quả những hành động thù địch có tính chất chiến tranh xảy ra trước hoặc sau khi tuyên chiến. Bảo hiểm rủi ro chiến tranh được áp dụng từ lúc hàng hóa được bảo hiểm được xếp lên tàu ở cảng xếp và kết thúc khi dỡ hàng xuống tàu tại cảng dỡ hàng. Nếu có chậm trễ thì khi dỡ hàng xuống, bảo hiểm sẽ kết ngay khi hết hạn 15 ngày tính từ nửa đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng. Hơn nữa, đơn bảo hiểm còn bảo hiểm rủi ro chiến tranh lâu tới 15 ngày trong khi hàng được chuyển tải hoặc chờ đợi được chuyển tải sang tàu biển thứ hai. Đối với rủi ro do mìn, hàng hóa được bảo hiểm trong khi vận chuyển bằng thuyền bè hoặc sà lan ở cảng xếp hàng hoặc dỡ hàng. f) Rủi ro đình công, nổi loạn và bạo động (Strike Risks): Theo điều khoản này, bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất với hàng hóa không trực tiếp gay ra tổn thất gây ra do những người đình công, công nhân bế xưởng hoặc do bất cứ người nào tham gia vào việc làm xáo trộn lao động, bạo động hoặc nổi loạn mà còn do bất cứ người nào có hành động ác ý. Tuy nhiên, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường các chi phí vì chậm trễ do đình công, bạo động hoặc nổi loạn. Thời gian bảo hiểm do rủi ro đình công, bạo động nổi loạn hoàn toàn giống như thời gian bảo hiểm rủi ro hàng hải. Nghĩa là trách nhiệm của bảo hiểm là từ kho đến kho (từ lúc hàng rời kho của người bán và kết thúc lúc giao hàng vào kho cuối cùng ở cảng đích). Thời gian bảo hiểm có hiệu lực là 60 ngày, thời điểm nào kết thúc trước thì trách nhiệm bảo hiểm sẽ kết thúc vào thời gian đó. Nhóm rủi ro loại trừ a) Các rủi ro loại trừ trong đơn bảo hiểm Rủi ro do chiến tranh Rủi ro do đình công, nổi loạn, bạo động Hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của phóng xạ hay nhiễu phóng xạ phát sinh từ vụ nổ nguyên tử hoặc việc dùng năng lượng nguyên tử hoặc chất liệu phóng xạ hạt nhân. Hư hỏng tự phát sinh, tự bốc cháy, hao hụt tự nhiên hoặc do đặc tính tự nhiên của hàng hóa được bảo hiểm. Đây là những rủi ro không được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm, nếu muốn bảo hiểm luôn cả những rủi ro này thì người bảo hiểm và người mua bảo hiểm có thể thỏa thuận thêm. Đối với hai rủi ro chiến tranh và đình công, bạo động, nổi loạn nếu muốn được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải mua riêng. b) Các rủi ro loại trừ tuyệt đối Trong mọi trường hợp người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí do các nguyên nhân sau: i) Do việc làm sai trái cố ý của người được bảo hiểm: Quy định được nhấn mạnh trong điều luật bảo hiểm hàng hải (Marine insuarance Acts – MIA) 1906. Cần nhận định rằng dù tổn thất hay chi phí gây ra bởi rủi ro được bảo hiểm cũng bị loại trừ nếu được quy cho là do sai trái cố ý của người được bảo hiểm. Tuy nhiên trừ khi đơn bảo hiểm có quy định khác, người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất trực tiếp gây ra bởi một hiểm họa được bảo hiểm và cho dù tổn thất đã có thể đã không xảy ra nếu không có hành động sai trái hay bất cẩn của thuyền trưởng hay của thủy thủ đoàn. ii) Do chậm trễ hay thị trường xuống giá hoặc mất thị trường: Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho bất cứ tổn thất nào trực tiếp gây ra bởi sự chậm trễ, cho dù chậm trễ là một hiểm họa được bảo hiểm gây ra. Như vậy, nếu tàu chậm trễ vì đâm va hay mắc cạn... và chậm trễ này gây hư hỏng cho hàng hóa thì không thể đòi bồi thường theo đơn bảo hiểm trên cơ sở hư hỏng được hợp lý quy cho là đâm va hay mắc cạn. Để hiểu rõ hơn ta xét ví dụ: trong một chuyến hành trình tàu bị mắc cạn. Rủi ro măc cạn này không làm hàng hóa bị tổn thất, nhưng do việc mắc cạn này làm cho tàu về đến cảng đến chậm trễ một thời gian, do đó hàng hóa bị biến chất (chẳng hạn như hàng thực phẩm tươi sống bị hư thối). Trong trường hợp này người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường vì đây là rủi ro do chậm trễ gây ra. Nhưng nếu tàu bị mắc cạn và rủi ro này làm tổn thất hàng hóa 30%, tổn thất hàng hóa do tàu về trễ là 10% thì người bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường 30% rủi ro mắc cạn, còn 10% do chậm trễ người mua bảo hiểm phải tự chịu. Bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những rủi ro do thị trường xuống giá hoặc mất thị trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với hàng hóa là sản phẩm mới, sản phẩm cạnh tranh cần chiếm lĩnh thị trường.... Ví dụ như vào mùa nóng thị trường quạt máy, máy lạnh đang hút hàng do đó người kinh doanh lên kế hoạch nhập hàng về vào đầu mùa nắng nhưng vì lý do nào đó tàu chở hàng về chậm trễ vào cuối mùa nắng, làm cho sản phẩm bán không chạy và bị xuống giá, tổn thất này người bảo hiểm không chịu trách nhiệm. iii) Do bao bì không đúng quy cách hoặc việc vận chuyển hàng hóa được bảo hiểm không đầy đủ, không thích hợp Nếu chứng minh được tổn thất, tổn hại hay chi phí thật sự do bao bì không thích hợp thì tổn thất này người bảo hiểm không bồi thường. Tuy nhiên nếu đơn bảo hiểm quy định bảo đảm bao bì đóng gói (Covers The Packing) thì bảo hiểm sẽ bồi thường phần bao bì bị tổn hại, nếu hàng hóa được bảo hiểm sẽ bồi thường phần bao bì bị tổn hại, nếu hàng hóa được bảo hiểm bởi tổn hại do một hiểm họa được bảo hiểm gây ra. Trong trường hợp này thông thường người ta áp dụng một tỷ lệ giảm giá trị cho toàn bộ lô hàng hóa mà không nói tới bao bì (Without Special Regard to The Packing). iv) Do vi phạm nguyên tắc xuất nhập khẩu hoặc chuyển khẩu hoặc hàng hóa không đủ giấy tờ xuất nhập khẩu. v) Do chủ tàu, người quản lý, người thuê hay người điều hành tàu không trả được nợ hoặc thiếu vốn về tài chính gây ra. Loại trừ bảo hiểm rủi ro này là nhằm ngăn cản người được bảo hiểm giao hàng cho tàu mà người điều hành bị khó khăn về tài chính. Rủi ro loại trừ này có thể áp dụng cho mọi tổn thất của hàng hóa hay các chi phí mà người bảo hiểm phải gánh chịu mà nguyên nhân phát sinh từ việc bất lực tài chính của người chuyên chở. Như vậy nếu người chuyên chở không thể tiếp tục hoàn thành chuyến hành trình và dỡ hàng ở cảng dọc đường, người bảo hiểm không có trách nhiệm về mọi tổn thất gây ra về việc dỡ hàng này hay việc bốc lại lên một tàu khác, hoặc gửi về chi phí gửi hàng tiếp (cần chú ý “ chi phí gửi hàng tiếp” – Forwarding Expenses) được bảo hiểm bồi thường do phải dỡ hàng xuống tại một cảng dọc đường (cảng lánh nạn) vì một hiểm họa được bảo hiểm mà bảo hiểm này không bao gồm sự bất lực tài chính của người chuyên chở). “Thiếu vốn tài chính” (Financial Default) có thể là trường hợp người chuyên chở dùng hàng hóa làm đảm bảo cho các trách nhiệm tài chính chưa hoàn trả (Outstanding Finincial Liabilities), để hàng hóa lại cảng dọc đường để giải tỏa tàu khỏi trách nhiệm về cảng phí. Người chuyên chở dự kiến sẽ quay lại trả cảng phí để lấy hàng hóa đem giao nhưng nếu tàu bị chìm đắm hoặc cháy trong trường hợp đó, người được bảo hiểm có thể mất hàng hóa mà không được bồi thường theo đơn bảo hiểm của mình. vi) Do tàu đi lệch hướng bất hợp lý: Bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường trong mọi trường hợp không chứng minh được lý do tàu đi chệch hướng là hợp lý. Các trường hợp tàu đi chệch hướng hợp lý là trường hợp chệch hướng vì lý do nhân đạo. Ví dụ như đi chệch hướng để cứu vớt sinh mạng, trợ giúp một tàu khác đang bị lâm nguy mà sinh mạng con người có thể bị nguy hiểm hoặc hành động này có thể là cần thiết hợp lý để có được sự trợ giúp về thầy thuốc cho người nào đó trên tàu hay vì sự an toàn chung của tàu (ví dụ trên đường cập cảng nhưng cảng này bị dịch nên thuyền trưởng có quyền không ghé vào mà đi lệch hướng ghé vào cảng khác...) thì được coi là chệch hướng hợp lý và được miễn trừ. vii) Do nội tỳ, ẩn tỳ hay tổn thất là do bản thân tính chất hàng hóa gây ra Nếu hàng hóa bị nứt, tỳ vết... do lỗi kỹ thuật hoặc lỗi chế tạo không thuộc phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm. Hàng hóa dễ bị hư hỏng (Perishable Goods) hay bị tổn thất vì nội tỳ, do hàng hóa giao chậm (ví dụ hàng hoa quả), hư hại này không được bảo hiểm bồi thường. Nếu hỏa hoạn là do hàng hóa bị bốc cháy gây ra thì tổn thất này không được bồi thường. Tuy nhiên cần chú ý nếu trường hợp hàng hóa được bảo hiểm chất cạnh hàng hóa dễ bốc cháy và hỏa hoạn xảy ra do hàng hóa dễ bốc cháy gây ra làm cho hàng hóa được bảo hiểm bị tổn thất này được bảo hiểm bồi thường. Hàng hóa bi hư hỏng, biến chất sau một thời gian nào đó một cách tự nhiên do bản thân tính chất của hàng hóa, không do một hiểm họa nào, cũng không do một sự chậm trễ gây nên thì không được bao hiểm. Ví dụ hoa quả khi bắt đầu hành trình còn tươi tốt nhưng khi kết thúc hành trình thì bị hư thối. Tổn thất này không được bồi thường (đây có thể là lỗi của người bán giao hàng không tốt, hàng đã hết thời hạn sử dụng hoặc do hai bên mua bán không tính toán kỹ thời hạn vận chuyển hàng). viii) Do rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường. Loại trừ này áp dụng cho sự bốc hơi (Evaporation) là nguyên nhân tự nhiên của tổ thất hàng hóa lỏng. Ví dụ thất thoát số lượng dầu, hao hụt hàng hạt....thông thường có một miễn giải thỏa thuận (An Agreed Alloowance) được khấu trừ trên số tổn thất bộ phận đối với các hàng hóa này. xi) Tàu không có khả năng đi biển: Trong mọi đơn bảo hiểm hành trình (đơn bảo hiểm hàng hóa) đều có một đoạn kết mặc nhiên (An Implied Warranty) là tàu phải có khả năng đi biển. Điều này áp dụng cho mọi tổn thất, chứ không chỉ trên những tổn thất liên quan đến khả năng không thể đi biển của tàu. Do đó nếu đoạn kết bị vi phạm, tức là tàu không có khả năng đi biển hay không thích hợp để chuyên chở hàng hóa thì có các cách giải quyết như sau: Nếu người được bảo hiểm biết tàu không đủ khả năng đi biển vào lúc xếp hàng nhưng vẫn cho tàu chạy thì bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho bất cứ tổn thất, tổn hại hay chi phí nào, cho dù tổn thất có liên quan đến điều kiện của tàu hay không. Nếu người được bảo hiểm biết được tàu không đủ khả năng đi biển và không đồng ý việc chuyên chở ấy thì hai bên (người được bảo hiểm và người bảo hiểm) có thể thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm không biết sự việc này trước khi tàu chạy và nếu có rủi ro xảy ra, người bảo hiểm vẫn có trách nhiệm nhưng người bảo hiểm sẽ không đủ khả năng đi biển hay không thích hợp để chở hàng. Cần chú ý rằng bất cứ lúc nào trong chuyến hành trình, nếu người bảo hiểm nhận được tin tàu không đủ khả năng đi biển thì người bảo hiểm đều có quyền gửi đơn yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cho người được bảo hiểm. Tóm lại bảo hiểm là một ngành kinh doanh rủi ro. Đó là những rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên, không ai có thể lường trước được. Do đó mọi rủi ro do sự xếp đặt của người được bảo hiểm hoặc được người được bảo hiểm biết trước hoặc hiển nhiên xảy ra thì đều bị loại trừ tuyệt đối. Và người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường cho tổn thất, hay tổn hại hay chi phí nào phát sinh từ những rủi ro đó.