Navigation

    DDVT

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups
    1. Home
    2. HueQAL
    H
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups

    HueQAL

    @HueQAL

    4
    Reputation
    83
    Posts
    8
    Profile views
    0
    Followers
    0
    Following
    Joined Last Online
    Website qalogistics.vn

    HueQAL Follow

    Best posts made by HueQAL

    • Tổng Hợp Yếu Tố Cần Thiết Làm Trong Ngành Logistics Cho Một Newbie

      Nghề Logistics đang là một nghề thu hút nhiều nhân lực. Hiện nay ngành này đang đòi hỏi nguồn nhân lực logistics có trình độ và chất lượng ngày càng cao. Tổng hợp các kinh nghiệm quản lí thực tế cũng như những lí thuyết ngành chỉ ra rằng, đối với những bộ phận khác nhau thì các yêu cầu đòi hỏi khác nhau. Các bộ phận trừ những công việc bình thường như tổ chức hành chính, kế toán, IT thì ngành logistics yêu cầu những tiêu chí cơ bản như sau ( có các bộ phận : Docs, Ops, Sales...)

      • Ngoại ngữ: Có được ngoại ngữ là một thuận lợi vì có khả năng tiếp xúc khách hàng và đọc hiểu tài liệu từ đó tiếp cận được lượng kiến thức rộng mở hơn..

      • Kiến thức chuyên ngành: Nếu được đào tạo trong các trường kinh tế, sẽ hiểu rõ hơn về các kiến thức kinh tế cũng như chuyên ngành xuất nhập khẩu.
        Ngoài ra cần thêm các chứng chỉ như Nghiệp vụ hải quan, chứng chỉ về logistics, các chứng chỉ về khóa học, nếu cao có thể có được các chứng chỉ của nước ngoài.. những chứng chỉ khó hơn như chứng chỉ để làm hàng nguy hiểm ..
        Một người muốn tham gia ngành logistics nên có những chứng chỉ như vậy để có thể nắm bắt được sơ bộ.

      • Có kiến thức đa dạng về các ngành nghề vì ngành logistics đòi hỏi kiến thức tổng hợp, vì khách hàng của bạn có thể nằm ở bất cứ một ngành nào như nông nghiệp, thực phẩm, dược, cơ khí, máy móc, thậm chí phóng xạ nguy hiểm, hóa chất độc hại..
        Việc vận chuyển những hàng hóa siêu trường siêu trọng lại đòi hỏi các kĩ năng tổng hợp hơn nữa trong việc hoạch định Phương án vận chuyển, một khâu sai sót có thể lãng phí rất nhiều tiền.
        Kiến thức luôn là điều quan trọng

      • Có sức khỏe: Nghề này đòi hỏi hoạt động và di chuyển nhiều, nhất là đối với công tác hiện trường, cũng như sales.
        Và những cuộc tiếp khách cũng đòi hỏi phải có sức khỏe mới trụ được.
        Khỏe và ưa nhìn lại càng có ưu thế...

      • Có các kĩ năng khác, càng thêm các kĩ năng khác thì khả năng thành công trong nghề nghiệp của bạn càng cao .

      Vậy có cần thêm các tiêu chí, yếu tố nào khác, mong các bạn chia sẻ ..

      posted in Member Blogs
      H
      HueQAL
    • Tương lai: Chuỗi cung ứng

      Blockchain là công nghệ nền tảng duy trì sổ cái giao dịch Bitcoin, đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng bán lẻ trong tương lai gần. Eric Peters, Giám đốc điều hành của SensorThink ở Los Gatos, California, nhận thấy xu thế này đang phát triển trong vòng ba năm tới bốn năm. "Đặc biệt là về mặt hàng bán lẻ, blockchain sẽ tăng tốc từ một cái gì đó không ai biết đến khi bạn có thể trò chuyện về chuỗi cung vào cuối năm 2018", Peters nói.

      Ví dụ: một công ty trong nước mua quả việt quất từ một nông dân ở Chi lê và sau đó bán chúng cho nhà bán sỉ hoặc phân phối của Hoa Kỳ, có thể sẽ giao hoa quả từ Santiago đến Atlanta. Từ đó, quả việt quất sẽ được gửi đến một DC để bán cuối cùng cho một cửa hàng tạp hoá như Walmart. Giữa thời gian thu hoạch trái cây và khi người tiêu dùng mang nó về nhà và đặt nó vào tủ lạnh, quả việt quất đã qua nhiều quốc gia, thay đổi quyền sở hữu từ bảy đến tám lần và đã được quản lý bởi nhiều chuỗi cung ứng khác nhau.

      Nhà bán lẻ muốn hiểu được tính toàn vẹn của chuỗi sản phẩm từ đầu đến cuối (bao gồm cả thời gian xử lý, số ngày quá cảnh ...) có thể sử dụng blockchain như một sổ cái quản lý hoạt động cho mọi quy trình xảy ra với những quả việt quất giữa nông dân ban đầu và điểm bán hàng tại Walmart.

      Ông Peters, mong đợi các nhà bán lẻ sẽ kết hợp blockchain vàochiến lược chuỗi cung ứng trong tương lai, như một tài khoản chia sẻ không thể phá vỡ mà mọi người đều đồng ý, blockchain cung cấp tất cả thông tin vào một nơi an toàn mà mọi người có thể truy cập và sử dụng. "Walmart đã thử nghiệm nó với lĩnh vực an toàn thực phẩm; nó chắc chắn là một trong những điều chuyển đổi thú vị nhất sẽ xảy ra trong chuỗi cung ứng bán lẻ trong tương lai gần ".

      #qalogistics #supplychain

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      H
      HueQAL
    • Kế hoạch logistics 2020 của Trung Quốc

      Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch lập một hệ thống logistics mới để đưa vào hoạt động năm 2020. Tại thời điểm đó, các chuyên gia dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngành này sẽ là 8% và chiếm 7,5% GDP của quốc gia, đồng thời chi phí logistics cũng sẽ giảm 16% cùng với số GDP đó.
      So sánh các dữ liệu được đưa ra từ Liên đoàn Logistics và Giao dịch Trung Quốc (CFLP), có thể thấy rõ tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hơn 20% trung bình hàng năm trong thập kỉ qua và tốc độ phát triển logistics lại chậm hơn so với tất cả các ngành của nền kinh tế. Tổng giá trị hàng hóa tăng 8,6% so với năm ngoái vào quý đầu. Kế hoạch này nhằm tập trung vào việc tìm cách tăng trưởng chậm rãi và bền vững hơn.

      Việc cắt giảm chi phí sẽ được thực hiện bằng cách thiết lập một "thị trường logistics quốc gia mở, cạnh tranh và có trật tự", tập trung vào việc khuyến khích sáp nhập và mua lại cùng các hình thức hợp tác khác. Chính phủ cũng sẽ nỗ lực để hỗ trợ mạng lưới cơ sở hạ tầng logistics, bao gồm một hệ thống tích hợp vận tải, hành lang vận tải toàn diện và các trung tâm vận chuyển đa phương thức để phục vụ tốt hơn.

      Có 7 biện pháp đề ra trong kế hoạch 6 năm phát triển dịch vụ logistics, tất cả đều được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện tổng thể trong ngành logistics ô tô.

      Theo Gopal R, Phó giám đốc thực hành về vận tải và logistics tại Công ty phân tích Frost & Sullivan, những lợi ích của ngành logistics ô tô cho quốc gia rất đa dạng, bao gồm phát triển các dịch vụ logistics thứ 3 (3PL) và logistics hiện đại, cùng việc cải thiện chuỗi cung ứng dựa trên một nền tảng thông tin vững chắc hơn.

      Sự phát triển của các công ty 3PL có thể thấy qua việc đẩy mạnh sát nhập những công ty logistics để hình thành những đơn vị lớn hơn. Quá trình đó đã được tiến hành như đã được đề cập đầu năm nay tại Hội nghị Logistics Ô tô Trung Quốc tại Bắc Kinh.

      "Ngành công nghiệp logistics đang trong giai đoạn chuyển đổi và nâng cấp cùng một số công ty nổi bật hơn do lượng tài sản và chất lượng dịch vụ của họ". Dai Dingyi, Phó chủ tịch của CFLP cho biết. "Chúng tôi đang thấy các công ty liên kết và hợp tác với nhau để thực hiện nhiều dịch vụ hơn”.

      Những đề xuất xuất hiện nhiều nhất là giảm lệ phí đường và kết hợp tốt hơn giữa các phương thức vận tải, bao gồm đường sắt, cảng cũng như các nhà quản lý vận chuyển và kho bãi. Gopal cho biết: “Mục tiêu phát triển của công nghệ logistics trong ngành ô tô và cải thiện dịch vụ logistics theo tiêu chuẩn quốc tế này được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện tổng thể ngành logistics ô tô”.
      Kế hoạch 7 điểm

      Kế hoạch toàn diện cho dịch vụ logistics Trung Quốc sẽ tập trung vào nâng cao trình độ chuyên môn trên toàn ngành công nghiệp, nghiên cứu chuyên sâu về gia công và phát triển 3PL. Kế hoạch cũng kêu gọi việc kích thích đổi mới và mở rộng dịch vụ.

      Để cải thiện dòng chảy thông tin, kế hoạch mới kêu gọi việc tận dụng GPS, điện toán đám mây và các hệ thống thông tin tiên tiến có thể giải quyết lượng "dữ liệu lớn", trong đó đề cập đến các bộ dữ liệu lớn và phức tạp mà khó có thể xử lý bằng các ứng dụng truyền thống.

      Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu nhiều hơn và áp dụng rộng rãi những công nghệ chủ chốt, cũng như tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề vận chuyển. Điều này rất quan trọng cho việc phát triển, mở rộng những cơ sở sản xuất hiện đang tiến hành ở các nước phương Tây. Chính phủ đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc thành lập những chốt vận chuyển, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển giữa các vùng trong và ngoài nước. Theo Frost & Sullivan, hiện đang có những chốt đường vận chuyển đang được xây dựng giữa những khu vực trọng yếu nhằm hỗ trợ cho việc chuyển vận như Silk Road Economic Zone, Maritime Silk Road, Yangtze River Economic.

      Khái quát hơn, Chính phủ đã công bố việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng vòng quanh Trung Quốc bao gồm hệ thống giao thông đường sắt, sân bay, hệ thống giao thông đường bộ, phi trường trung tâm và bến cảng. Theo tờ báo Xinhua, về mặt phát triển những bến cảng, Hội đồng Quốc gia đã chấp thuộc bản dự thảo kế hoạch nhằm nâng cấp gấp đôi diện tích của bến cảng Tianjin. Như vậy, sức chứa của bến cảng này sẽ nâng lên hơn 70 chỗ đỗ tàu. Chiều dài của bến cảng cũng sẽ được mở rộng gấp đôi hiện tại lên đến 148km.

      Những phát triển trên cũng bao gồm việc phát triển hệ thống chuyển vận khu vực giáp ranh và hành lang biên giới.

      Trong các đề xuất, việc tích hợp tốt hơn những phương thức vận chuyển, bao gồm đường sắt và đường biển cũng được đưa vào thảo luận.

      Cuối cùng là việc tái nhấn mạnh về những cân nhắc vấn đề môi trường, bao gồm việc tái chế, và cung cấp thêm nhiều tài nguyên cho hệ thống đường sắt và đường thủy cũng như bảo tồn nguồn năng lượng.

      Vấn đề tìm kiếm sự liên kết giữa những nhà máy sản xuất truyền thống cũng như những cơ hội phát triển mới từ thị trường thương mại điện tử cũng nằm trong bản kế hoạch. Ở Trung Quốc, thị trường thương mại điện tử nắm một vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống vận chuyển.

      Tất cả điều này phụ thuộc vào sự phát triển trong vấn đề đầu tư tài sản, không chỉ trên phương diện cơ sở hạ tầng, nhưng còn phụ thuộc vào những nhu cầu thiết bị nội địa cũng như vận tải hải ngoại vòng quanh đất nước. Những vấn đề tồn đọng về trang thiết bị vận chuyển hiện tại đã lý giải cho việc gia tăng nhu cầu trong thị trường chuyển vận tại Trung Quốc.

      Gopal nói rằng: “Tính trên tổng sản lượng nội địa, bản kế hoạch phát triển hệ thống vận chuyển đề cập đến những ưu tư của Chính phủ trong vấn đề tăng mạnh giá cả vận chuyển. Dựa vào bản kế hoạch phát triển hệ thống vận chuyển, người ta ước tính chi phí vận chuyển (tính trên tổng sản lượng nội địa) sẽ tăng 16% trong năm 2020”.

      #qalogistics #logisticstrungquoc

      posted in Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu
      H
      HueQAL

    Latest posts made by HueQAL

    • Nhập Khẩu Hàng Đã Qua Sử Dụng

      CÂU HỎI:
      Công ty có nhu cầu nhập khẩu máy giặt hiệu Tonello: 1. Model: MOD. G1 70 LPJ công suất giặt: 35 kg, năm sản xuất tháng 05/2011, HS code 84502000 2. Model: MOD. G1 300 LPJ công suất giặt: 150 kg, năm sản xuất tháng 05/2011, HS code 84502000 Vậy xin quý cơ quan tư vấn giúp 2 máy giặt đã qua sử dụng này với năm sản xuất và mã HS code như trên có được nhập khẩu không?

      uu-nhuoc-diem-cua-may-giat-cua-tren4-318x154.jpg

      TRẢ LỜI:
      Các mặt hàng tiêu dùng qua sử dụng theo PHỤ LỤC I-DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ nếu là hàng điện tử, điện gia dụng thuộc diện cấm nhập khẩu.

      Đề nghị công ty đối chiếu thực tế hàng hóa về công suất, công dụng, năm sản xuất, HS… và Phụ lục I-DANH MỤC HÀNG TIÊU DÙNG, THIẾT BỊ Y TẾ, PHƯƠNG TIỆN ĐÃ QUA SỬ DỤNG CẤM NHẬP KHẨU kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương để áp dụng chính sách hàng hóa cho phù hợp.

      Theo HQ Đồng Nai

      posted in Luật Hải quan
      H
      HueQAL
    • DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG TÀU RỜI

      #QAlogistics là một trong những đơn vị chuyên nghiệp cung cấp vận chuyển hàng hóa đường biển bằng tàu rời tại Việt Nam.
      Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác tàu, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại và hàng hải. #QAlogistics ngày càng nhận được sự tín nhiệm của khách hàng trong nước và quốc tế.
      Dịch vụ của #QAlogistics trải rộng khắp các tuyến trong nước từ Bắc vào Nam và ngược lại, vận chuyển đa dạng các loại hàng hóa bao gồm:
      – Vận chuyển hàng hóa bằng tàu rời, có tổng trọng tải từ 1000 tấn đến 5000 tấn phục vụ vận chuyển các loại hàng như lúa mì, ngô, gạo, sắt thép …
      – Vận chuyển hàng hóa bằng các tàu rời chuyên về thiết bị hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải , tổng trọng tải tàu lên đến 5000 DWT. Đặc biệt #QAlogistics chuyên cung cấp các loại sà lan bông tông lớn đi bằng đường biển từ Bắc vào Nam và ngược lại để phục vụ các công trình dự án lớn trong nước.
      Hiện tại #QAlogistics tiếp tục mở rộng khai thác với nhiều đội tàu biển , nhà môi giới uy tín trong nước để không ngừng mang lại dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng với giá cả cạnh tranh nhất.
      Với phương châm làm việc NHANH CHÓNG – AN TOÀN – CHÍNH XÁC hy vọng sẽ mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng!
      Rất mong được sự quan tâm hợp tác của Quý Công Ty.
      Mọi thông tin chi tiết về vận chuyển xin vui lòng liên hệ:
      CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN QUỐC TẾ QUANG ANH
      ——Industrial Logistics & Supply chain——
      Địa chỉ: Tầng 18, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      Website: www.qalogistics.vn
      Email: saleslog@qalogistics.vn
      Tel: + 84 949 357 432 Ms Lavie

      posted in Vận chuyển đường biển
      H
      HueQAL
    • RE: Một tờ khai nhập khẩu tại chỗ phải tương ứng với một tờ khai xuất khẩu tại chỗ

      Quý khách cần tư vấn về thủ tục Hải quan xuất nhập khẩu vui lòng liên hệ:
      CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN QUỐC TẾ QUANG ANH
      ------Industrial Logistics & Supply chain------
      Địa chỉ: Tầng 18, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      Tel/Zalo: + 84 949 357 432 Ms Lavie
      Website: www.qalogistics.vn
      Email: saleslog@qalogistics.vn

      posted in Luật Hải quan
      H
      HueQAL
    • Một tờ khai nhập khẩu tại chỗ phải tương ứng với một tờ khai xuất khẩu tại chỗ

      Câu hỏi:
      Công ty làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng xuất – nhập khẩu tại chỗ. Phía đầu xuất khẩu, công ty đối tác đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu trên 1 tờ khai xuất khẩu E62. Về phía nhập khẩu, công ty nhập khẩu lô hàng đó thành 2 tờ khai nhập khẩu theo 2 loại hình khác nhau do mục đích sử dụng khác nhau (E31 & A12) Trong quá trình mở tờ khai nhập khẩu thì hồ sơ phía đầu nhập khẩu không được chấp nhận do 2 tờ nhập khẩu tại phải tương ứng với 2 tờ khẩu xuất khẩu tại chỗ. Và trên hệ thống khai Hải quan cũng chỉ cho nhập 1 số tờ khai đối ứng duy nhất. Chúng tôi cũng đã tìm đọc Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, nhưng không có khoản mục nào quy định về việc này. Kính mong hướng dẫn giúp chúng tôi trường hợp 2 tờ khai nhập khẩu có thể khai đối ứng với một tờ khai xuất được không? Hay phải điều chỉnh, tách 2 tờ khai xuất tương ứng với số lượng phù hợp để khai với 2 tờ khai nhập khẩu (E31 & A12).

      Trả lời:

      • Căn cứ điểm 6 điều 25 Nghị định 08/2015/ND-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ:

      “Điều 25. Khai hải quan

      1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng”

      Ngoài ra, trên hệ thống khai Hải quan như công ty nêu chỉ cho nhập 1 số tờ khai đối ứng duy nhất. Do đó công ty tham khảo để tách ra 2 tờ khai xuất tương ứng với số lượng phù hợp để khai với 2 tờ khai nhập khẩu theo 2 loại hình khác nhau do mục đích sử dụng khác nhau.

      Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

      Theo: Cục Hải quan Đồng Nai.

      posted in Luật Hải quan
      H
      HueQAL
    • HÀNG RỜI LÀ GÌ? TÀU CHỞ HÀNG RỜI LÀ GÌ?

      HÀNG RỜI LÀ GÌ?
      Hàng rời có thể được hiểu là hàng chở xô, thông thường sẽ không được đóng thùng, đóng bao hay đóng gói. Đối với hàng hóa loại này sẽ được trực tiếp chứa thông qua các khoang hàng của xe tải, tàu hỏa hoặc tàu thủy.
      Hàng rời được phân loại thành 2 nhóm như sau:
      Nhóm 1: hàng rời rắn với sự kết hợp từ các phần tử nhỏ, hạt nhỏ hay còn gọi là hàng khô. Loại hàng rời này sẽ được chở với khối lượng, số lượng lớn trên tàu như: lương thực, bột mì, hạt rời, cà phê, nông sản, đá, vật liệu,…
      Nhóm 2: hàng rời lỏng với các mặt hàng như xăng dầu, hóa chất, nước, dầu thô,… được vận chuyển hàng hóa bằng tanker, tàu thủy, tàu hỏa, đảm bảo an toàn.
      TÀU CHỞ HÀNG RỜI LÀ GÌ?
      Ngoài việc tìm hiểu về khái niệm hàng rời là gì? Thì việc có cho mình kiến thức về tàu hàng rời cũng vô cùng cần thiết.
      Tàu chở hàng rời là loại tàu có công suất hoạt động rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa trên thế giới. Loại tàu này có thể giúp vận chuyển hàng hóa ở dạng thô, khô (bulk cargo) như: than đá, lưu huỳnh, quặng sắt, hàng nông sản, phế liệu không đóng thùng hay bao kiện. Những loại hàng này sẽ được chứa trực tiếp vào các khoang hàng chống thấm nước của tàu.
      Ngoài ra, còn có tàu chuyên dụng chở hàng rời. Đây là loại tàu một boong, có cấu trúc vững chắc. Có két hông và két treo ở hai bên mạn hầm hàng để làm giảm mặt thoáng hầm hàng và dễ điều chỉnh trọng tâm tàu khi cần thiết. Tàu chuyên dụng chở hàng rời thường có miệng hầm rộng rãi, thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng. Điểm đặc biệt là hầm hàng của loại tàu này luôn được gia công chắc chắn để chịu được sự va đập của hàng hóa và thiết bị khi làm hàng.
      CÁC LOẠI TÀU CHỞ HÀNG RỜI HIỆN NAY
      Hiện nay, có 2 loại tàu chở hàng rời sau:
      Tàu chở hàng rời có cần trục: có sức chứa gần 25000 DWT, có tàu lên tới 75000 DWT. Hay tàu sức trung bình sử dụng loại 75000 DWT và có tàu lên tới 200.000 DWT.
      Tàu chở hàng rời không có hộp số: kích thước và sức chứa của loại hàng này dao động từ 20.000 DWT đến 200.000 DWT.
      #QALogistics hiện là đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải có quy mô lớn, đi đầu trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa đường biển với hệ thống quản lý, điều hành vận tải đường biển đầy đủ nhất trên thị trường. Để biết thêm thông tin chi tiết sản phẩm mà quý khách hàng đang quan tâm và tìm kiếm, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé!
      Mọi thông tin chi tiết về vận chuyển xin vui lòng liên hệ:
      CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN QUỐC TẾ QUANG ANH
      ------Industrial Logistics & Supply chain------
      Địa chỉ: Tầng 18, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      Website: www.qalogistics.vn
      Email: saleslog@qalogistics.vn
      Tel: + 84 949 357 432 Ms Lavie

      posted in Vận chuyển đường biển
      H
      HueQAL
    • VẬN TẢI HÀNG RỜI, TÀU RỜI

      Tàu chở hàng rời (Bulk Carrier) là loại tàu có công suất hoạt động rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa, nó có thể vận chuyển những hàng hóa ở dạng thô, khô (bulk cargo) như khoáng sản, lâm sản, nông sản, xi măng, sắt thép, phân bón, thức ăn gia súc, phế liệu...không có đóng thùng hay bao kiện gì cả và được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu.
      Tàu chuyên dụng chở hàng rời (bulk carrier) là loại tàu một boong, có cấu trúc vững chắc, có két hông và két treo ở hai bên mạn hầm hàng để làm giảm mặt thoáng hầm hàng và dễ điều chỉnh trọng tâm tàu khi cần thiết. Tàu có miệng hầm rộng rãi, thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng. Hầm hàng được gia cường chắc chắn chịu được sự va đập của hàng hóa và thiết bị khi làm hàng.
      Đối với những hàng hóa có khối lượng chuyên chở rất lớn như vậy thì phương thức vận chuyển đường biển tàu rời có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận tải hơn so với phương thức gửi hàng bằng container.
      #QALogistics đảm bảo bốc hàng đúng lịch trình, giải phóng tàu nhanh giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, #QAlogistics còn có nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng trong những mùa cao điểm khi tàu hàng phải chờ lâu, gây phát sinh chi phí.
      Một số dịch vụ vận chuyển hàng rời bằng tàu của QALogistics:

      1. Vận chuyển hàng rời bằng tàu rời trong lãnh thổ Việt Nam.
      2. Vận chuyển hàng rời bằng tàu rời từ Việt Nam đi nhiều nước trên thế giới.
      3. Vận chuyển hàng rời bằng tàu rời từ nhiều nước trên thế giới về Việt Nam.

      Mọi thông tin chi tiết về vận chuyển xin vui lòng liên hệ:
      CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN QUỐC TẾ QUANG ANH
      ------Industrial Logistics & Supply chain------
      Địa chỉ: Tầng 18, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      Website: www.qalogistics.vn
      Email: saleslog@qalogistics.vn
      Tel: + 84 949 357 432 Ms Lavie
      #QALogistics #qalogistics #vanchuyenhangroi #vanchuyentauroi #bulkcarrier #bulkcargo #vanchuyennoidia #vanchuyenquocte #vanchuyencrossborder #dichvukhaibaohaiquan #dichvuthuexuatnhapkhau #dichvuthuexnk #dichvuchuoicungung #dichvusupplychain #dichvudoortodoor #vanchuyendoortodoor #vanchuyenhangkhucongnghiep #vanchuyenhangkcn #vanchuyenhangsieutruongsieutrong

      posted in Vận chuyển đường biển
      H
      HueQAL
    • DỊCH VỤ THUẾ VÀ HẢI QUAN

      Chúng tôi am hiểu luật và các thông lệ tại bản xứ cũng như tại nhiều quốc gia có các đối tác và đại diện.
      Để giảm thiểu các rắc rối cũng như phiền toái trong việc kê khai thuế và Hải quan, chúng tôi đã có hệ thống dữ liệu toàn diện, truy cập nhanh chóng giúp cho việc làm việc với các cơ quan thuế cũng như hải quan được nhanh chóng thuận tiện.

      Dịch vụ khai báo thuế của chúng tôi giúp cho việc thông quan được nhanh chóng thuận lợi, đúng với các mã hàng hóa xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp khách hàng bớt lúng túng và có được các tư vấn hợp lí trong việc tính toán giá thành và các chi phí khác.

      Đội ngũ nhân viên môi giới hải quan và hệ thống đại lý rộng khắp trên toàn thế giới sẽ giúp bạn về các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan. Mục tiêu của chúng tôi là giảm thiểu tối đa các rắc rối và chậm trễ có thể xả đến với bạn.

      Chúng tôi cung cấp dịch vụ khai báo hải quan đối với các lô hàng xuất – nhập khẩu tại nhiều cửa khẩu trên toàn quốc, kết nối với hệ thống khai điện tử ở tất cả các chi cục thuộc các Cục hải quan Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hồ Chí Minh. Chi phí, giá cả hợp lý, dịch vụ nhanh chóng thuận tiện.

      Cung cấp dịch vụ khai báo xuất xứ hàng hóa (C/O), kiểm dịch, khử trùng, mua bảo hiểm hàng hóa v.v..


      CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN QUỐC TẾ QUANG ANH
      Địa chỉ VP tại Hà Nội : Tầng 18, Toà Viwaseen 48 Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
      Điện thoại: +84. 949.357.432 Ms.Lavie
      Website: www.qalogistics.vn
      Email: saleslog@qalogistics.vn

      posted in Dịch vụ logistics khác
      H
      HueQAL
    • DỊCH VỤ CHUỖI CUNG ỨNG

      Nhà cung ứng (Supplier) đang dần dần trở thành khái niệm quen thuộc với các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn hoạt động trong lĩnh vực logistics hay giao nhận vận tải hàng hóa trong nội địa và quốc tế.
      Dịch vụ logistics tại Việt Nam gần đây đang có những chuyển biến khá quan trọng và hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này.

      Vậy Nhà Cung Ứng Là Gì?

      Nhà cung ứng (Supplier) được định nghĩa đơn giản là một bên (có thể là một tổ chức hay cá nhân) cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Trong thị trường thương mại hiện đại, có rất nhiều nhà cung ứng (Supplier) tham gia vào chuỗi cung ứng.
      Trong phạm vi bài viết này, khái niệm nhà cung ứng được chúng tôi đề cập đến là nhà cung ứng dịch vụ, cụ thể là dịch vụ logistics tại Việt Nam.

      Tiêu Chuẩn Lựa Chọn Nhà Cung Ứng:

      Trong thị trường dịch vụ logistics ngày mội phát triển mạnh mẽ hơn tại Việt Nam, nhu cầu tìm nhà cung ứng tốt là khá lớn. Vậy bạn phải lựa chọn nhà cung ứng đảm bảo đáp ứng tốt những tiêu chuẩn nào?
      Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số tiêu chuẩn để chọn nhà cung ứng cho mình như sau:
      – Giá cả: Chi phí báo giá cho bạn là bao nhiêu? Có hợp lý không? Điều kiện thanh toán họ đưa ra có phù hợp với hàng hóa của bạn không?
      – Chất lượng: Với mức giá cả như trên thì chất lượng dịch vụ như thế nào? Có tốt và phù hợp với đặc thù mặt hàng bạn kinh doanh không?
      – Thời gian giao nhận hàng: Nhà cung ứng đó có đảm bảo hàng hóa của bạn nhập và xuất kịp thời, đúng hạn hay không?
      …
      Mô Hình Miêu Tả Mối Quan Hệ Giữa Nhà Cung Ứng Với Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain)

      Mối quan hệ giữa nhà cung ứng ới những thành phần còn lại trong chuỗi Supply Chain đã tồn tại rất lâu từ khi nền kinh tế hàng hóa ra đời. Nhu cầu phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng sao cho trơn tru, an toàn với mức chi phí thấp là vấn đề rất được quan tâm.
      Sự biến động liên tục của thị trường với những yêu cầu và đòi hỏi mới khắt khe hơn yêu cầu phải nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn vận chuyển hàng hóa. Song song với những yêu cầu đó đòi hỏi mối quan hệ giữa các bên phải chặt chẽ và mật thiết hơn nữa.
      Trong bài viết này, chúng ta chỉ nghiên cứu mối quan hệ của nhà cung ứng với phần còn lại trong chuỗi cung ứng hàng hóa tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, hiện nay mối quan hệ này chưa thực sự bền chặt và có sự liên kết vững chắc.


      Mọi thông tin chi tiết vận chuyển xin vui lòng liên hệ:
      CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN QUỐC TẾ QUANG ANH
      Địa chỉ: tầng 18, tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      Tel: + 84 949 357 432 Ms Lavie
      Website: www.qalogistics.vn
      Email: saleslog@qalogistics.vn

      posted in Dịch vụ logistics khác
      H
      HueQAL
    • TỔNG QUAN VÀ THỦ TỤC VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNG HÓA KHO NGOẠI QUAN

      TỔNG QUAN VÀ THỦ TỤC VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNG HÓA KHO NGOẠI QUAN

      Định nghĩa Kho ngoại quan
      Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

      Kho ngoại quan được phép thành lập ở các khu vực sau:

      Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
      Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác (sau đây viết là Khu công nghiệp).
      Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
      Một số thông tư, nghị định quy định về thủ tục, trình tự và phương pháp quản lý, giám sát hàng hóa thuộc kho ngoại quan:

      Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật Hải quan về Thủ tục Hải quan, Kiểm tra, Giám sát, Kiểm soát Hải quan
      Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 quy định về thủ tục Hải quan, Kiểm tra giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
      Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư 38/2015/TT-BTC
      Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT
      Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 06 năm 2016 Quy định về Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản
      Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư 20/2017/TT-BNNPTNT
      Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
      Thông tư 20/2017/TT-BNTPTNN ngày 10 tháng 11 năm 2017 hướng dẫn thực hiện nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản
      Các hoạt động Kho ngoại quan
      Thuê kho ngoại quan
      Căn cứ điều 84 tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định như sau:

      Đối tượng thuê kho ngoại quan
      a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
      b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
      Hợp đồng thuê kho ngoại quan:
      a) Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ hàng vừa là chủ kho ngoại quan;
      b) Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan;
      c) Quá thời hạn thuê kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan nếu chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan hoặc trong thời hạn thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền có văn bản đề nghị thanh lý thì Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.
      Dịch vụ trong kho ngoại quan
      Căn cứ điều 83 tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định như sau:

      Chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ kho ngoại quan hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan:

      – Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.

      – Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.

      – Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.

      – Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.

      Hàng hóa gửi kho ngoại quan
      Căn cứ điều 85 tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định như sau:

      Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan quy định tại Khoản 1 Điều 84 Nghị định này được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan.
      Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:
      a) Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
      b) Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;
      c) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
      Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan bao gồm:
      a) Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;
      b) Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
      Hàng hóa sau đây không được gửi kho ngoại quan:
      a) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;
      b) Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;
      c) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
      Ngoài hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 4 Điều này, căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.

      Chứng từ Kho ngoại quan
      Hồ sơ hàng nhập kho
      Căn cứ theo từng loại hàng hóa nhập vào kho ngoại quan và chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu thì sẽ có một bộ hồ sơ hải quan nhập kho riêng. Nhìn chung, một bộ hồ sơ gồm có:

      Hợp đồng thuê kho ngoại quan và phụ lục thuê kho
      Giấy ủy quyền , giấy giới thiệu
      Tờ khai hải quan và phiếu nhập kho
      Bill of Lading, Thông báo hàng đến, Lệnh giao hàng
      Giấy đăng ký kiểm dịch, Chứng nhận kiểm dịch, Chứng thư kiểm dịch
      Các chứng từ liên quan khác (nếu cần): Packing List, Invoice, Bảo hiểm,…
      Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam, loại hình tờ khai hải quan là C11. Còn đối với hàng hóa từ nội địa đưa vào Kho ngoại quan thì cần phải căn cứ theo loại hình xuất khẩu của doanh nghiệp nội địa là loại hình nào thì sẽ áp dụng cho từng lô hàng.

      Hồ sơ hàng xuất kho
      Đối với hàng hóa đang được lưu trữ tại kho ngoại quan, để có thể xuất hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan thì cần có một bộ hồ sơ đầy đủ như sau:

      Giấy ủy quyền, giấy giới thiệu
      Tờ khai hải quan
      Phiếu xuất kho
      Giấy chứng nhận kiểm dịch
      Các giấy tờ khác liên quan (nếu có)
      Đối với hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan, mọi thông tin về hàng hóa, mã HS, số lượng, hợp đồng thuê kho và một số thông tin khác bắt buộc phải được khai báo giống với nội dung đã khai báo trong tờ khai nhập kho ngoại quan

      Bên cạnh đó, loại hình của tờ khai xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan cần dựa vào mục đích của từng doanh nghiệp sẽ có những loại hình phù hợp. Ví dụ:

      Hàng hóa từ Kho ngoại quan được chuyển lên các cửa khẩu, cảng biển hoặc kho CFS để phục vụ cho việc xuất khẩu lô hàng sang nước thứ 3 thì sẽ dùng tờ khai vận chuyển độc lập (OLA) để làm thủ tục hải quan
      Hàng hóa từ Kho ngoại quan đưa vào nội địa để phục vụ hoạt động kinh doanh thì có các loại hình A12, A11
      Hàng hóa từ Kho ngoạiq uan đưa vào khu công nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì có loại hình E31, E21, E11, A41
      Một số loại hình khác nữa thì dựa theo mục đích từng doanh nghiệp sẽ các các loại hình tờ khai tương ứng
      Hồ sơ khác
      Trong quá trình lưu trữ hàng hóa tại Kho ngoại quan, các doanh nghiệp khi muốn thực hiện các tác nghiệp trong kho ngoại quan theo quy định đã nêu ở trên, doanh nghiệp kho ngoại quan hoặc chủ hàng phải có bộ hồ sơ xin được thực hiện các tác nghiệp đó bao gồm:

      Công văn xin thực hiện tác nghiệp tại Kho ngoại quan (Đã có xác nhận của lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý KNQ chỉ đạo Hải quan giám sát KNQ thực hiện)
      Biên bản xác nhận quá trình tác nghiệp hàng hóa trong kho ngoại quan
      Bên cạnh đó, hồ sơ Kho ngoại quan còn một số giấy tờ khác để phục vụ các mục đích của chủ hàng đang gửi hàng hóa trong kho ngoại quan khác như: Thủ tục chuyển hàng hóa từ Kho ngoại quan sang Kho ngoại quan khác, Thủ tục hàng hóa quay đầu từ cửa khẩu xuất về Kho ngoại quan; Thủ tục thu hồi, thanh lý hoặc tiêu hủy những lô hàng bị cưỡng chế theo quy định của Luật Hải quan;…

      Quy trình chung
      Hiện nay, Thành phố Hải Phòng đang là một trong các thành phố kinh tế trọng điểm và là cầu nối giao thương giữa nền kinh tế các vùng phía Bắc cũng như là nơi trung chuyển hàng hóa với thị trường kinh tế Trung Quốc.

      Bên cạnh đó, thị trường có vô số loại hàng hóa, doanh nghiệp có nhiều mục đích hoạt động kinh doanh khác nhau nên Phòng Kinh doanh CN Hải Phòng xin được nói sơ lược về các nội dung sau:

      – Quy trình chung về loại hình hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào kho ngoại quan và sẽ được xuất sang nước thứ ba.

      – Mặt hàng chính: Các sản phẩm về thịt, phụ phẩm, các loại hạt

      Quy trình làm thủ tục Hải quan nhập kho
      Để hoàn thành thủ tục nhập hàng hóa từ nước ngoài vào kho ngoại quan, các công việc chính cần phải làm cho loại hình và mặt hàng trên bao gồm:

      Thủ tục về Hãng tàu, Cảng bãi:
      Đối với bất kỳ lô hàng nào nhập khẩu từ nước ngoài, một bộ hồ sơ bao gồm cũng có Bill of Lading, Thông báo hàng đến để có thể xác nhận được các thông tin liên quan đến lô hàng vận chuyển quốc tế.

      Dựa theo các chứng từ đó, người làm thủ tục hãng tàu có thể kiểm tra thông tin lô hàng cũng như lập kế hoạch phù hợp cho lô hàng của công ty.

      Một số nội dung cơ bản liên quan đến hãng tàu như sau:

      • Lô hàng có phải là hàng hóa của công ty hay không

      • Lô hàng được vận chuyển bởi đơn vị nào

      • Thời gian lô hàng cập cảng nhập khẩu; địa điểm cảng nhập khẩu

      • Các chi phí của hãng tàu, cảng bãi của lô hàng

      • Thời gian miễn phi lưu container, lưu bãi của lô hàng

      Từ Bill of Lading,Thông báo hàng đến cùng với một số giới tờ liên quan khác, người làm thủ tục có trách nhiệm đến các đơn vị vận chuyển của lô hàng để làm thủ tục lấy Lệnh giao hàng, cược vỏ container cũng như lấy Bill of lading có xác nhận của hãng tàu.

      Sau đó, các giấy tờ này sẽ được scan và gửi lại cho các bộ phận liên quan đến lô hàng để làm các thủ tục liên quan.

      Đội ngũ làm thủ tục này không chỉ làm việc tại các đơn vị vận chuyển đường biển, đường hàng không mà còn phải làm các thủ tục dưới Cảng bãi nhập khẩu đổi lệnh kéo hàng về kho ngoại quan sau khi đội thủ tục hải quan đã xử lý có chỉ thị cho phép đưa hàng hóa về Kho ngoại quan.

      Thủ tục đổi lệnh cần có các chứng từ:

      Biên bản bàn giao Hải quan
      Tờ khai nhập kho ngoại quan đã được cấp phép kéo hàng về kho
      Danh sách mã vạch hàng hóa nhập khẩu
      Lệnh giao hàng, Bill of Lading, Giấy cược container
      Các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
      Ngoài ra, thủ tục Hãng tàu, Cảng bãi còn phải làm các thủ tục về việc sửa đổi manifest của lô hàng nhập khẩu, từ chối nhận hàng cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến các lô hàng gặp vấn đề với các đơn vị hãng tàu, cảng bãi

      Thủ tục về Kiểm dịch
      Căn cứ theo luật Hải quan, hàng hóa gửi Kho ngoại quan là hàng hóa được chuyển khẩu từ cửa khẩu nhập khẩu về tới Kho ngoại quan; hàng hóa được bảo giảm, kiểm tra giám sát bởi Kho ngoại quan và Hải quan giám sát Kho ngoại quan. Do đó, nhiều loại hàng hóa nhập khẩu đưa vào Kho ngoại quan chưa phải làm các thủ tục kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

      Tuy nhiên, căn cứ Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT; Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT; Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT và Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT thì các mặt hàng nhập kho ngoại quan thuộc diện quản lý được ghi chi tiết trong danh mục hàng hóa cần phải tiến hành làm thủ tục kiểm dịch tại cửa khẩu nhập khẩu bắt buộc phải làm thủ tục kiểm dịch.

      Một bộ hồ sơ kiểm dịch bao gồm:

      Chứng nhận kiểm dịch (Phytosanitary Certificate)
      Bill of Lading, Lệnh giao hàng
      Giấy đăng ký kiểm dịch
      Giấy phép nhập khẩu
      Hiện nay, thủ tục đăng ký kiểm dịch có thể thực hiện trên website Cổng thông tin một cửa quốc gia nên đã tạo thuận lợi cho hoạt động đăng ký kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu.

      Hàng hóa nhập khẩu vào Kho ngoại quan sau khi được đưa về Kho ngoại quan, Chi cục chịu trách nhiệm kiểm dịch (nơi doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký kiểm dịch) sẽ có trách nhiệm kiểm tra tình trạng lô hàng nhập khẩu và sẽ cùng làm việc với Hải quan giám sát Kho ngoại quan, Kho ngoại quan và doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành làm thủ tục lấy mẫu phục vụ quá trình kiểm dịch.

      Sau khi có kết quả kiểm dịch, Chi cục kiểm dịch sẽ ra chứng thư cho hàng hóa nhập khẩu vào Kho ngoại quan hoặc sẽ ra các thông báo yêu cầu tái xuất, tiêu hủy nếu hàng hóa có dấu hiệu mang theo dịch bệnh.

      Thủ tục Hải quan
      Thủ tục Hải quan là một trong các khâu quan trọng vì đây là khâu làm việc trực tiếp với Chi cục Hải quan quản lý Kho ngoại quan. Mọi hồ sơ hàng hóa nhập khẩu đưa vào Kho ngoại quan bắt buộc phải làm thủ tục tại Chi cục Hải quan này và chỉ được phép đưa hàng về Kho ngoại quan sau khi có chỉ thị của Cơ quan Hải quan.

      Một bộ hồ sơ Hải quan cơ bản bao gồm:

      Tờ khai Hải quan
      Giấy phép nhập khẩu, Giấy giới thiệu
      Giấy đăng ký kiểm dịch
      Bill of Lading, Thông báo Hàng đến
      Lệnh giao hàng, Manifest
      Các giấy tờ khác liên quan (nếu có)
      Mỗi một lô hàng nhập khẩu sẽ yêu cầu phải đầy đủ các Giấy tờ theo quy định của Luật Hải quan. Đội thủ tục Hải quan Kho ngoại quan thuộc Chi cục Hải quan quản lý Kho ngoại quan có trách nhiệm kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ Hải quan nhập khẩu và sẽ đề xuất lãnh đạo Chi cục Hải quan cho phép hàng hóa được phép đưa về kho ngoại quan nếu hồ sơ hợp lệ và không phát hiện nghi vấn.

      Tuy nhiên, có những tờ khai Luồng Đỏ phải tiến hành phải kiểm tra thực tế hàng hóa bằng máy soi hoặc kiểm tra hàng hóa thực tế bởi Hải quan giám sát thì Đội Hải quan thủ tục sẽ làm đề xuất kiểm hóa lô hàng và sẽ được lãnh đạo Chi cục Hải quan phân loại hình kiểm tra.

      Những lô hàng nhập khẩu có tờ khai Luồng Đỏ bắt buộc phải tiến hành thủ tục kiểm tra hàng hóa thực tế theo quy định Luật Hải quan. Hàng hóa nhập khẩu chỉ được phép đưa hàng hóa về Kho ngoại quan sau khi hàng hóa nhập khẩu được kiểm tra thực tế mà không phát hiện nghi vấn bởi Hải quan giám sát.

      Thủ tục Kho ngoại quan
      Hàng hóa nhập khẩu khi được chuyển khẩu từ Cửa khẩu nhập khẩu về tới Kho ngoại quan, hàng hóa bắt buộc phải đưa vào đúng khu vực hàng hóa Kho ngoại quan của doanh nghiệp kinh doanh Kho ngoại quan.

      Bởi vì, hàng hóa gửi Kho ngoại quan bắt buộc phải được theo dõi bởi:

      Hải quan giám sát Kho ngoại quan
      Kho ngoại quan
      Phần mềm quản lý hàng hóa Kho ngoại quan
      Hệ thống camera giám sát của Kho ngoại quan
      Khi hàng hóa về đến Kho ngoại quan, Đội thủ tục Kho ngoại quan có trách nhiệm cùng phối kết hợp với Hải quan giám sát Kho ngoại quan tiến hành tổng hợp, kiểm tra toàn bộ chứng từ hàng hóa của lô hàng nhập kho ngoại quan cũng như kiểm tra lại tình trạng niêm phong của lô hàng (số container, số seal hãng tàu, số seal Hải quan bàn giao từ Cửa khẩu nhập khẩu về kho ngoại quan).

      Khi mọi thông tin đều đúng, hàng hóa gửi kho sẽ được để vào vị trí kho ngoại quan quy định và đội thủ tục Kho ngoại quan có trách nhiệm nhập vào hệ thống phần mềm Kho ngoại quan cho lô hàng nhập kho để Hải quan giám sát kho có thể xác nhận Get-in hàng hóa nhập kho ngoại quan và phê duyệt trên hệ thống Hải quan xác nhận hàng hóa đã về kho.

      Trong suốt quá trình hàng hóa được lưu trữ tại Kho ngoại quan, đội thủ tục Kho ngoại quan có trách nhiệm giám sát, lưu trữ và nhập toàn bộ dữ liệu về lịch sử lô hàng gửi kho ngoại quan. Bất kỳ tác nghiệp nào cho lô hàng như: sang container, lấy mẫu kiểm dịch, tác nghiệp gia cố hàng hóa,… sẽ được lập biên bản xác nhận cùng với Hải quan giám sát Kho ngoại quan và ghi nhận vào hệ thống phần mềm quản lý kho ngoại quan.

      Yêu cầu: Toàn bộ tác nghiệp đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan bắt buộc phải được thực hiện trong khu vực Kho ngoại quan và được giám sát bởi Hải quan giám sát Kho ngoại quan cùng các bên liên quan.

      Hàng tháng, hàng năm, Đội thủ tục Kho ngoại quan có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo tình trạng hàng hóa gửi Kho ngoại quan cho Chi cục Hải quan quản lý Kho ngoại quan.

      Quy trình hàng xuất kho
      Đối với những hàng hóa xuất khỏi kho ngoại quan cũng cần phải một đội hình nhân sự để xử lý công việc như làm thủ tục hàng hóa nhập kho ngoại quan. Cụ thể như sau:

      Thủ tục Hãng tàu, Cảng biển
      Đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan khi có nhu cầu xuất sang nước thứ 3 theo đường biển, thì trước khi có thể làm thủ tục xuất hàng ra khỏi kho thì bộ phần làm thủ tục Hãng tàu, Cảng biển có trách nhiệm tiến hành việc kiểm tra tuyến đường xuất khẩu và book chuyến tàu cho lô hàng xuất khẩu theo kế hoạch.

      Dựa theo Booking Order của hãng tàu, bộ phận này sẽ phải tiến hành làm các thủ tục với hãng tàu về việc xin lệnh cấp vỏ container, lấy seal hãng tàu và làm một số thủ tục khác với hãng tàu.

      Đồng thời, bộ phận này có trách nhiệm phải làm việc với Cảng bãi để có thể lấy được đúng vỏ container được hãng tàu cấp hoặc phải làm việc với Cảng bãi để có thể cấp vỏ container phù hợp.

      Quan trọng nhất của công việc đó là việc kiểm tra chất lượng container, tình trạng container và đảm bảo có thể kịp kéo vỏ container về làm kế hoạch xuất tàu.

      Không những vậy, sau khi các bộ phận khác hoàn thành xong thủ tục xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan, bộ phận thủ tục Hãng tàu, Cảng bãi phải có trách nhiệm làm việc với Bộ phận Cảng bãi và Hải quan giám sát dưới Cảng xuất để xác nhận hàng hóa thực xuất. Cuối cùng, bộ phận này có trách nhiệm nộp các chứng từ để đảm bảo hàng hóa có thể xuất theo đúng kế hoạch đề ra.

      Thủ tục kiểm dịch
      Đối với hàng hóa thuộc diện phải làm kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu, khi hàng xuất ra khỏi kho ngoại quan được bàn giao từ Chi cục kiểm dịch này sang Chi cục kiểm dịch khác hoặc hàng hóa được xuất sang nước thứ ba thì để có thể xuất hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan bắt buộc cần phải có chứng thư kiểm dịch của Chi cục kiểm dịch quản lý.

      Do hàng hóa đã được kiểm dịch từ trước nên những lô hàng này khi làm thủ tục xin chứng thư kiểm dịch sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

      Đội thủ tục kiểm dịch phải tiến hành khai rõ ràng các thông tin lô hàng, tuyến đường vận chuyển của hàng hóa từ kho ngoại quan sẽ đi đâu để Chi cục kiểm dịch có thể kiểm tra và xác nhận cũng như bàn giao cho đúng địa chỉ mà Đội thủ tục kiểm dịch đã khai báo.

      Thủ tục Hải quan
      Đối với thủ tục hải quan cho những lô hàng xuất ra khỏi kho ngoại quan thì đội thủ tục Hải quan phải căn cứ vào kế hoạch cũng như mục đích của lô hàng để đưa ra các phương án làm thủ tục hợp lý. Ví dụ:

      Hàng hóa được xuất khẩu sang nước thứ ba, thủ tục Hải quan cần phải làm thủ tục cho tờ khai vận chuyển OLA để xin xác nhận được bàn giao hàng hóa từ Kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất khẩu
      Hàng hóa được nhập vào nội địa thì thủ tục Hải quan cần phải làm tờ khai nhập kinh doanh phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh
      Hàng hóa được chuyển từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác, đội thủ tục hải quan phải làm thủ tục xin xác nhận của Cục Hải quan (Cục Trưởng hoặc Lãnh đạo Phòng giám sát quản lý) quản lý Chi cục Hải quan và Kho ngoại quan cho phép chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác. Bên cạnh đó, cần phối hợp với Kho ngoại quan nhận hàng để làm thủ tục nhập hàng vào Kho ngoại quan bên họ theo loại hình C11.
      …

      Như vậy, căn cứ vào từng loại hình, đội thủ tục Hải quan phải có những phương án phù hợp để đạt được kế hoạch đề ra.

      Thủ tục Kho ngoại quan
      Tương tự như thủ tục nhập hàng vào kho ngoại quan, khi Đội thủ tục Kho ngoại quan nhận được kế hoạch hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan, bộ phận này có trách nhiệm tổng hợp các hồ sơ hải quan, hồ sơ kiểm dịch để cùng phối hợp với Hải quan giám sát Kho ngoại quan kiểm tra các nội dung của bộ hồ sơ xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan.

      Sau khi kiểm tra toàn bộ hồ sơ, Hải quan giám sát kho ngoại quan cùng kết hợp với Bộ phần này làm các thủ tục như sau:

      Nhập các dữ liệu của bộ hồ sơ xuất kho vào phần mềm quản lý của Kho ngoại quan
      Tiến hành thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa tại Kho ngoại quan, niêm phong chì Hải quan (nếu có)
      Hải quan giám sát Kho ngoại quan tiến hành làm công việc xác nhận thực xuất hàng hóa trên hệ thống của Hải quan.
      Sau khi thủ tục xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan hoàn tất, bộ phận sẽ yêu cầu hàng hóa sẽ phải đi ra khỏi kho ngoại quan theo lối ra quy định để tránh các vấn đề phát sinh không đáng có xảy ra.

      Hàng tháng, hàng năm, Đội thủ tục Kho ngoại quan có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo tình trạng hàng hóa gửi Kho ngoại quan cho Chi cục Hải quan quản lý Kho ngoại quan.

      Như nội dung trên đây đã nói nên các nội dung tổng quan cũng như quy trình thủ tục làm hàng hóa xuất nhập kho ngoại quan cho một số mặt hàng.

      Xin trân trọng cảm ơn!

      posted in Kiến thức logistics
      H
      HueQAL
    • DỊCH VỤ KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

      Là Đại lý hải quan với nhiều nhân viên khai báo chuyên nghiệp các loại ngành hàng.

      Dịch vụ khai hải quan điện tử trọn gói là dịch vụ chuyên thực hiện các thủ tục hộ các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí khi cần nhập/ xuất khẩu hàng hóa.

      QALogistics là công ty cung cấp dịch vụ hải quan tphcm, dịch vụ thông quan uy tín, sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn khi xử lý khâu xuất/ nhập khẩu hàng hóa.

      Dịch vụ hải quan uy tín, dịch vụ thông quan là giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu nhập khẩu/xuất khẩu

      Khai báo hải quan là một công đoạn cực kỳ quan trọng nhưng cũng rất phức tạp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, thủ tục hải quan thường bao gồm các quy định, văn bản khá dài, liên đới đến các văn bản của nhiều bộ ngành khác nhau.

      Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cho rằng, từ ngữ sử dụng trong các Văn bản, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, gây nhầm lẫn, khó khăn và có thể dẫn đến thực hiện không đúng với hướng dẫn trong Văn bản ấy khi kê khai hải quan.

      Dịch vụ thủ tục hải quan sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những giấy tờ, thủ tục cũng như hỗ trợ kiểm tra chất lượng hàng hóa và vận chuyển
      Việc khai báo hải quan thuận lợi nhanh chóng sẽ giúp cho việc giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

      Mặt khác, quy trình thông quan hàng hóa phải qua nhiều khâu, bao gồm:

      Kiểm tra hồ sơ, truyền tờ khai thông qua phần mềm khai báo hải quan điện tử;
      Nộp hồ sơ tại đơn vị hải quan cửa khẩu;
      Xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế, chứng minh nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, trị giá hàng hóa, trước khi hàng được thông quan để chuyển hàng về kho.
      Với sự am hiểu về lĩnh vực hải quan – xuất nhập khẩu, nắm rõ quy trình thủ tục hải quan, QALogistics đã và đang cung cấp dịch vụ khai báo hải quan trọn gói, đảm trách giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp Quý khách hàng thông quan hàng hóa nhanh chóng, góp phần đảm bảo công việc kinh doanh của Quý khách suôn sẻ và thuận lợi!

      Khách hàng mục tiêu của QALogistics:

      – Công ty xuất khẩu, nhập khẩu qua các sân bay, cảng biển của Việt Nam và Quốc tế.

      – Công ty nhập khẩu, xuất khẩu vào ra các khu công nghiệp, khu phi thuế quan.

      – Dịch vụ hải quan logistics.

      Dịch vụ hải quan trọn gói QALogistics sẽ làm hộ khách hàng những gì?

      Kiểm tra bộ chứng từ xuất nhập khẩu
      Xác định mã HS code
      Xác định các loại thuế và thuế xuất nhập nhẩu phải nộp
      Xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa
      Lên tờ khai hải quan và hoàn tất thủ tục hải quan tại cửa khẩu
      Giấy phép cho các mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện
      Kiểm tra chất lượng, kiểm dịch thực vật, hun trùng
      Thanh toán lệ phí hải quan thay mặt khách hàng
      Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập
      Thủ tục hải quan đối với hàng nguy hiểm
      Dịch vụ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
      Với kinh nghiệm trong ngành, QALogistics làm việc được tại tất cả các Chi cục Hải quan:

      Chi cục hải quan tại cảng TPHCM như: Cát Lái, Tân Thuận, Hiệp Phước… Các cảng phía Bắc như Cái Lân, Hải Phòng
      Chi cục hải quan tại sân bay Tân Sơn Nhất, chuyển phát nhanh (DHL, Fedex, TNT, Ups).
      Chi cục hải quan tại các ICD TPHCM.
      Khai báo hải quan xuất khẩu vào Khu chế xuất, Khu công nghiệp tại: TPHCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
      Khai báo hải quan hàng đầu tư dành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
      Khai báo hải quan phi mậu dịch, chuyển phát nhanh (hàng công ty).
      Trọn gói dịch vụ thủ tục hải quan QALogistics tiết kiệm thời gian – xử lý nhanh chóng
      Các dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói của QALogistics:

      » Dịch Vụ Hải Quan

      » Vận Chuyển Đường Biển

      » Vận Chuyển Đường Hàng Không

      » Vận Chuyển Đường Bộ

      Cam kết của QALogistics:

      Xử lý nhanh các lô hàng khó.
      Dịch vụ thông quan hàng gấp.
      Sự chuyên nghiệp và uy tín.
      Giao hàng đúng hạn và tận nơi.
      Cam kết chi phí thấp, và luôn luôn sẵn sàng phục vụ.
      Dịch vụ trọn gói và không phát sinh thêm chi phí.
      Nhân viên chứng từ, giao nhận hiện trường giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, trách nhiệm cao.


      Mọi thông tin chi tiết vận chuyển xin vui lòng liên hệ:
      CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN QUỐC TẾ QUANG ANH
      Địa chỉ: Tầng 18, Tòa Viwaseen số 48 Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
      Tel: + 84 949 357 432 Ms.Lavie
      Website: www.qalogistics.vn
      Email: saleslog@qalogistics.vn

      posted in Hải quan điện tử
      H
      HueQAL