Navigation

    DDVT

    • Register
    • Login
    • Search
    • Categories
    • Recent
    • Tags
    • Popular
    • Users
    • Groups
    1. Home
    2. Bắc
    B
    • Profile
    • Following
    • Followers
    • Topics
    • Posts
    • Best
    • Groups

    Bắc

    @Bắc

    0
    Reputation
    24
    Posts
    1
    Profile views
    0
    Followers
    0
    Following
    Joined Last Online

    Bắc Follow

    Best posts made by Bắc

    This user hasn't posted anything yet.

    Latest posts made by Bắc

    • Chuỗi cung ứng đã cứu sống “con tàu đắm” Li Ning như thế nào

      Tự cao, hão huyền và những chiến lược sai lầm đã khiến Li-Ning tuột dốc nhanh đến nỗi trở thành một trong những câu chuyện kinh điển về thất bại trong kinh doanh tại Trung Quốc. Nhưng sau bao năm với sự thay đổi kiên cường và những cải cách chuỗi cung ứng hiệu quả, Li-Ning đang dần tìm lại được ánh hào quang xưa.

      Li-Ning – kẻ khổng lồ tham vọng

      Câu chuyện bắt đầu từ Olympic 2008 tại Bắc Kinh, khi nhà sáng lập Li Ning – vận động viên thể dục dụng cụ nổi tiếng nhất Trung Quốc bay qua sân vận động tổ chim một cách đầy hào nhoáng với những sản phẩm Li-Ning trên người để thắp lên ngọn lửa Olympic.

      Với hình ảnh lộng lẫy đó, Li-Ning đã gây dấu ấn trên toàn cầu qua những lời so sánh với các thương hiệu bảo trợ cho Olympic như Adidas, màn trình diễn này đã nhanh chóng khiến Li-Ning trở thành một thương hiệu thời trang nổi tiếng chỉ qua 1 đêm.

      Và ít ai biết được rằng, đây cũng là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng lớn nhất lịch sử của Li-Ning. Doanh thu bùng nổ và giá cổ phiếu tăng vọt khiến Li-Ning không còn đủ thỏa mãn khi chỉ là “thương hiệu thể thao số 1 Trung Quốc” nữa.

      Tập đoàn này liều lĩnh nâng tầm Li-Ning thành một thương hiệu thể thao cao cấp, đổi mới diện mạo và quyết định “xuất ngoại”, tuyên chiến với Nike và Adidas ngay tại thị trường Mỹ.

      Từ cuộc chiến với Nike và Adidas tại đất Mỹ

      Đây có lẽ là bước đi sai lầm nhất trong lịch sử kinh doanh của Li-Ning. Cũng như bao tập đoàn khổng lồ thế giới phải chật vật để đánh chiếm thị trường Trung Quốc, các công ty Trung Quốc cũng khó khăn không kém khi đem thương hiệu của mình đi “xuất ngoại”.

      Li-Ning khi đó nghĩ rằng những định kiến về “đồ Trung Quốc” sẽ được phá bỏ khi thuê hàng loạt các nhân sự thiết kế cấp cao tại Mỹ để đưa ra những mẫu mã độc đáo và cạnh tranh nhất. Và kế hoạch này nhanh chóng thất bại khi các nhân sự này nghỉ việc liên tiếp vì không thích hợp với văn hóa công ty, thậm chí Giám đốc Thiết kế đã kiện Li-Ning ra tòa và thắng với khoản bồi thường 1,25 triệu USD với những cáo buộc phân biệt sắc tộc và môi trường làm việc “gây tổn hại tâm lý”.

      Thất bại trên mặt trận thiết kế, Li-Ning tiếp tục nhận một đòn trời giáng khi đối tác phân phối chính là Foot Locker từ chối hợp tác khiến các sản phẩm của Li-Ning không có nơi “nương tựa”. Li-Ning buộc phải dựa vào các trang thương mại điện tử để phân phối sản phẩm tới một thị trường đầy xa lạ. Và với những sản phẩm cao cấp và phụ thuộc vào đánh giá trực tiếp của của người dùng như phụ kiện thể thao, điều đó là một thảm họa.

      Đến nỗ lực thay đổi diện mạo thất bại

      Tiếp theo đó, chiến dịch thay đổi hình ảnh thương hiệu của Li-Ning không chỉ chẳng đem lại “sự đổi mới” như kỳ vọng mà còn khiến danh tiếng công ty ngày một sa sút.

      Logo truyền thống của Li-Ning được đánh giá rằng “rất giống” logo của Nike, nhưng điều này không ảnh hưởng gì đến Li-Ning khi người dùng Trung Quốc đã quá quen thuộc với những sản phẩm “nhái” thương hiệu nước ngoài.

      Nhưng với logo mới, Li-Ning nhận được sự chỉ trích mạnh mẽ ngay cả trong nước khi dường như đây chỉ là một phiên bản cắt ghép từ 3 logo của các công ty thể thao lớn khác tại Trung Quốc là Anta, Kbird và Kinglike.

      Thêm vào đó, slogan Tiếng Anh của Li-Ning: “Anything is Possible” đồng thời bị ném đá vì quá giống với slogan “Impossible is Nothing” của Adidas, khiến tập đoàn này phải đổi slogan thành “Make the Change.”

      Và sai lầm cuối cùng: Đánh mất luôn sân nhà

      Thất bại tại nước ngoài, Li-Ning lại phạm thêm một sai lầm tại sân nhà khi không nhận ra rằng Trung Quốc không phải là một thị trường lớn mà là một quần thể bao gồm rất nhiều phân khúc thị trường khác nhau.

      Những mẫu sản phẩm thành công của Li-Ning thường tập trung ở những thành phố nhỏ tại Trung Quốc và đa phần là những sản phẩm giá thành phải chăng, mang tính ứng dụng cao.

      Nhưng các sản phẩm này lại hoàn toàn thất bại ở thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh. Rất khó để thuyết phục người tiêu dùng ở 2 thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới sử dụng những sản phẩm giá rẻ và “nhà quê” như vậy.

      Nắm được tâm lý này, Li-Ning cố gắng nâng cấp sản phẩm của công ty thành một nhãn hàng xa xỉ, cạnh tranh ngang ngửa với Nike và Adidas.

      Nhưng khi Li-Ning có giá không thua kém gì với Nike và Adidas, người tiêu dùng ở các thành phố lớn vẫn chọn Nike và Adidas vì giá trị mà nó đem lại.

      Còn ở những thành phố nhỏ, người tiêu dùng ngay lập tức “quay lưng” với một Li-Ning xa xỉ để chuyển sang sử dụng các nhãn hiệu giá rẻ khác. Chỉ với một nước đi sai lầm, Li-Ning đã tự loại bỏ lợi thế cạnh tranh của mình và mất luôn thị phần trên cả nước.

      Điều gì đến cũng phải đến, Li-Ning phải lặng lẽ rút khỏi thị trường Mỹ, thị phần giảm sút rõ rệt với số lượng tồn kho ngày càng tăng. Công ty TPG được thuê về để tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn, và ngay lập tức họ đã ra quyết định “trảm” giám đốc lâu năm Zhang Zhiyong và cả nhà sáng lập Li Ning.

      Ông Kim Jin-goon, cựu giám đốc điều hành của Dell tại Hàn Quốc được chiêu mộ về để vực dậy Li-Ning. Hàng loạt cửa hàng phải đóng cửa, tồn kho được giảm giá và thanh lý liên tục để cắt lỗ, tưởng chừng như tương lai của Li-Ning sẽ chấm dứt tại đây.

      Nhưng sau bao năm lỗ liên tục, Li-Ning cuối cùng đã quay trở lại
      Hai năm vừa qua đánh dấu sự trở lại của Li-Ning, công ty này đã hoàn toàn thay đổi cấu trúc, giải phóng hàng tồn kho, bắt tay với nhiều đối tác để phân phối sản phẩm, đóng cửa một loạt cửa hàng có hiệu quả kém và đẩy mạnh thương mại điện tử.

      Li-Ning công bố trong một buổi họp cổ đông gần đây, doanh thu bán lẻ, bán sỉ và cả thương mại điện tử đều có phần trăm tăng trưởng 2 con số và công ty bắt đầu phát sinh lợi nhuận vào hai năm liên tiếp (2015 và 2016).

      Ben Cavender, chuyên gia nghiên cứu thị trường Trung Quốc cho biết “Sự trở lại của Li-Ning phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là kiểm soát hàng tồn kho và tối ưu hóa các địa điểm bán lẻ.”

      Thêm vào đó, xu hướng thể thao đang phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc đang thúc đẩy sự trở lại của “ông hoàng” một thời Li-Ning.

      Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 đang tới gần, liệu một lần nữa thương hiệu Li-Ning sẽ bay cao?

      Link gốc: http://cafebiz.vn/chuyen-kinh-dien-ve-that-bai-cua-li-ning-thua-dau-o-my-mat-luon-san-nha-trung-quoc-tat-ca-chi-vi-ao-tuong-suc-manh-qua-da-20170907093001153.chn

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      B
      Bắc
    • Chàng trai với tham vọng cách mạng ngành vận tải toàn cầu

      Khi gửi một bưu kiện qua FedEx hoặc UPS, bạn chỉ cần đóng gói, gửi hàng và dễ dàng theo dõi mọi thứ qua công cụ trực tuyến. Tuy nhiên, ngành vận tải toàn cầu trị giá 9 tỷ USD lại không được như vậy. Do có rất nhiều trung gian, thông tin hàng buộc phải chuyển đi một cách “thô sơ” qua hàng trăm cuộc điện thoại, fax và mail.

      Ryan Petersen xác định mục tiêu của đời mình sẽ là áp dụng công nghệ thế kỷ 21 cho vận tải – ngành cổ xưa nhất thế giới. Và một điều chắc chắn là anh sẽ không ngại “đụng chạm” bất cứ ai trong quá trình theo đuổi giấc mơ của mình, cho dù là cả Steve Jobs.

      Khởi đầu bằng việc nhập khẩu xe máy và mô tô từ Trung Quốc để bán online tại Mỹ, Ryan Petersen phải đích thân đến làm việc tại Trung Quốc trong suốt 2 năm vì công việc của anh trở nên quá phức tạp khi phải làm việc với rất nhiều công ty dịch vụ vận tải khác nhau.

      Ryan nhận ra rằng việc vận chuyển quốc tế phải phụ thuộc vào quá nhiều bên trung gian. Một khi hàng hóa được hoàn tất tại nhà máy tại Trung Quốc, một công ty vận tải đường bộ sẽ đến nhận hàng và vận chuyển tới kho, tại kho, nếu hàng của bạn quá nhỏ thì bạn phải đợi để được gộp chung với hàng hóa của nhiều công ty khác cho đầy một container. Sau đó, một công ty khác sẽ vận chuyển container đến cảng và làm các thủ tục Hải quan. Sau đó hàng được xếp lên tàu của một công ty khác nữa để vận chuyển đến Mỹ, nơi mà hàng chục công ty khác đang chờ để tiếp tục xử lý lô hàng này.

      Qua tất cả các công đoạn đó, không một công ty nào cung cấp được phần mềm theo dõi thân thiện với người dùng, tất cả thông tin đều phải qua 1 loạt các chứng từ giấy hoặc rất nhiều cuộc điện thoại và email. Trong khi đó, vận tải quốc tế là một ngành có doanh thu đến 9 tỷ USD mỗi năm. Đó là lúc mà Ryan Petersen nhận ra hướng khởi nghiệp của mình.

      Dự án đầu tay: ImportGenius và hành động “chọc điên” Steve Jobs để kiếm 1 triệu USD

      Ryan khởi nghiệp với dự án ImportGenius. Tại Mỹ, các thông tin hàng hóa nhập khẩu luôn được công bố rộng rãi bởi Chi cục Hải Quan Hoa Kỳ, ImportGenius đã tổng hợp tất cả các thông tin đó lại, sắp xếp chúng một cách khoa học và bán lại với giá 200 USD mỗi tháng cho khách hàng.

      Đây là một dịch vụ nhắm tới những nhà đầu tư muốn nghiên cứu về đối tác của mình hoặc những công ty cung cấp dịch vụ logistics muốn tìm hiểu về khách hàng trước khi chào hàng.

      Dự án nghe có vẻ rất tiềm năng nhưng ImportGenius phải chật vật hơn một năm mới có được người khách đầu tiên. Ryan liền nghĩ, tại sao anh không thử viết một số tin tức dựa trên dữ liệu có sẵn để minh chứng cho lợi ích của ImportGenius?

      Anh chàng này phát hiện rằng Apple đang nhập đến 188 container với nội dung bên trong là “máy điện tử” từ kho dữ liệu của mình. Sau một hồi nghiên cứu thì Ryan nhận ra đây là thời điểm mà lượng hàng tồn kho cho iPhone đời đầu đang sụt giảm và lập tức đăng tải một bài Blog về chủ đề này.

      Sau đó Ryan còn gửi thông tin trên đến Mac Rumors, trang web chuyên về những tin “rò rỉ” của Apple. Chỉ qua vài ngày sau đó, hơn 100 tờ báo khác đều đăng tải nội dung “đồn” rằng Apple sắp tung ra sản phẩm mới. Ngay lập tức, Ryan nhận được một cuộc gọi từ nhân viên Hải Quan Mỹ, nhân viên này nói rằng Steve Jobs đã “nổi điên” khi biết được tin và gọi điện “hét ầm ĩ” cho cả Cục Hải Quan.

      Tổng cộng sau bài viết đó, ImportGenius có thêm hàng ngàn khách hàng mới và thu lại được hơn 1 triệu USD.

      Nhưng Ryan sớm nhận ra rằng ImportGenius chỉ là một công cụ hữu ích và sớm muộn gì chính quyền Mỹ cũng sẽ cải tiến kho dữ liệu của mình, anh ta chuyển quyền điều hành lại cho nhà đồng sáng lập để tiếp tục với một dự án tham vọng hơn.

      Flexport: cổng vận tải “tất cả trong một” và danh hiệu startup tỷ đô

      Flexport ra đời với mục đích “vực dậy” ngành dịch vụ lớn tuổi nhất thế giới bằng công nghệ thế kỷ 21. Khác với những gói bưu phẩm gửi qua UPS hoặc FedEx, không một công ty vận chuyển nào đủ mạnh để có thể tự tay xử lý một lô hàng lớn, do đó rất nhiều công ty phải hợp sức với nhau và lô hàng qua đó cũng bị chuyển qua tay rất nhiều lần.

      “Để chuyển hàng từ Trung Quốc về Mỹ. Bạn cần một xe tải ở Trung Quốc, bạn cần một xe tải ở Mỹ, và tiếp đó là một hoặc nhiều máy bay, tàu biển để kết nối giữa hai nước, chưa hết, bạn sẽ cần một số kho để gom hàng, xả hàng từ container …” Ryan cho biết.

      Biết được thực trạng, Ryan và công ty của mình đã phát triển Flexport – một phần mềm có thể truy cập bằng trình duyệt web để kết nối tất cả thông tin. Flexport cho phép các công ty trên khắp thế giới có thể mua dịch vụ, quản lý và theo dõi lô hàng của mình… tất cả trên cùng một trang web. Flexport cung cấp thông tin miễn phí và chỉ thu % lợi nhuận khi bạn vận chuyển hàng sử dụng phần mềm này.

      “Tất cả sẽ dựa trên ứng dụng Flexport” Ryan Petersen cho hay, tất cả các yêu cầu từng không được hỗ trợ bởi những công ty vận tải truyền thống sẽ được Flexport cung cấp, người dùng sẽ biết hàng của họ đang nằm ở đâu trong thời gian thực, chi phí vận chuyển toàn bộ ước tính là bao nhiêu, khả năng điều chỉnh đường đi của hàng, so sánh giữa vận chuyển đường biển và đường hàng không và cả thông tin để ra quyết định số lượng hàng nên chuyển đi là bao nhiêu…

      Flexport luôn muốn triệt tiêu những phiền hà mà hệ thống vận tải thế giới đang gặp phải, đơn cử như việc cung cấp địa điểm chính xác của hàng, 40% cuộc gọi đến các công ty vận tải liên quan tới vị trí hiện tại của hàng, việc này gây nhiều phiền toái khi nhân viên của công ty này phải gọi điện cho công ty khác để tìm được chính xác công ty đang vận chuyển hàng và từ đó thông báo ngược lại tới khách hàng.

      Và chỉ sau 4 năm thành lập, Flexport đã vừa gọi vốn thành công với số tiền 110 triệu USD trong Series C.

      Ryan còn gây chấn động hơn khi từ chối một nhà đầu tư đã định giá Flexport lên đến 1 tỷ USD. “Chúng tôi luôn tìm kiếm nhà đầu tư tốt nhất, và những nhà đầu tư có chủ định giúp đỡ công ty thường sẽ không đưa ra mức giá cao như vậy”, Ryan cho hay.

      Flexport hiện cũng đang nằm trong danh sách 25 công ty khởi nghiệp tỷ đô trong tương lai của Forbes.

      Theo Cafebiz

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      B
      Bắc
    • Lập kế hoạch hành động và bán hàng (S & OP)

      Đây là bài viết về Lập kế hoạch hành động và bán hàng (S & OP); hy vọng qua bài viết này chúng ta có thể hiểu biết rộng hơn về thế nào là S & OP.

      S & OP đơn giản là chỉ cần xem xét lại dữ liệu lịch sử hàng tháng
      Một số công ty dành nhiều thời gian để điều chỉnh, thao tác, thu thập và thiết lập quan điểm của dữ liệu lịch sử mà họ bỏ ra trong quá trình S & OP hàng tháng để hoàn thành nhiều hơn việc tạo ra các biểu đồ lịch sử và một dự báo thống kê đơn giản.

      Một số sự nỗ lực về S&OP dành hơn 60% thời gian chu kỳ sẵn có chỉ để chuẩn bị dữ liệu để phân tích. Phần lớn thời gian còn lại dành cho việc tạo ra các báo cáo hàng tháng mà không có thời gian để phân tích.

      Một quy trình S & OP hoạt động kém cung cấp quản lý điều hành với bảng điều khiển hiệu suất hàng tháng, không có sẵn ở nơi khác do các quy trình không liên kết và các hệ thống bị ngắt kết nối. Với quá nhiều thời gian dành cho quá khứ, dành rất ít thời gian để xem xét các dự báo nhu cầu trong tương lai và thậm chí còn ít hiểu biết về khả năng sẵn có để đáp ứng những dự báo đó.

      Các quy trình S&OP chỉ được hỗ trợ bởi các công cụ thô sơ như bảng tính, email và PowerPoint có giới hạn hoặc không có khả năng thực hiện phân tích kịch bản "nếu-như" nếu quyết định hoặc xác định một kế hoạch tối ưu từ khách hàng, quan điểm tài chính hoặc thể tích.

      Thực tế: S & OP phải tập trung vào tương lai.
      Dữ liệu lịch sử đóng vai trò thiết lập dự báo cho kế hoạch tổng thể 24 tháng, thì quá trình S& OP phải có khả năng phân biệt kế hoạch tương lai sẽ đáp ứng các yêu cầu tài chính khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong môi trường cạnh tranh. Quá trình này nên được thiết lập bởi con số, đó là kết quả của cả dữ liệu lịch sử và giả định thông báo.

      Các công ty có nhiều khả năng S & OP trưởng thành hơn sẽ tập trung nhiều hơn vào việc đánh giá mô hình kinh doanh hoặc kịch bản "nếu-như". Bằng cách xác định và so sánh hiệu quả của các quyết định thông qua các chỉ số KPIs, các nhà quản lý có thể hiểu được các khía cạnh đa chiều của lợi ích trong việc quản lý kinh doanh của họ.
      Đánh giá các tình huống trong tương lai cho phép người lãnh đạo xác định và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn, đánh giá thời gian và tác động của việc giới thiệu sản phẩm / thị trường mới và tối ưu hóa các kế hoạch từ góc độ về khối lượng và tài chính. Đây là cách sử dụng có hiệu quả cao thời gian hạn chế của một giám đốc điều hành, bởi vì các nhà quản lý có thể xác định được các lựa chọn thay thế và các trường hợp khẩn cấp khi có sự thay đổi.

      Diễn đàn vận tải (theo csmr.com- Biên dịch và tổng hợp)

      posted in Thu mua & Bán hàng và triển khai
      B
      Bắc
    • Mô hình Logistics căn bản này đã giúp Boeing “vượt mặt” Airbus trong cuộc đua thế kỷ

      Boeing và Airbus là một trong những cặp “kỳ phùng địch thủ” cạnh tranh quyết liệt nhất trong thế kỷ qua. Liên tục thực hiện các thương vụ thâu tóm kỷ lục, các nhà sản xuất còn lại như Lockheed Martin, Convair hay British Aerospace đã “không còn cửa” tại thị trường độc quyền chỉ còn lại hai gã khổng lồ này.

      Trong suốt thời gian cạnh tranh, Boeing và Airbus không ngừng công kích đối thủ và thậm chí “chỉ trích” đối phương nhận được sự ưu đãi không công bằng từ chính phủ. Nhiều người dự đoán đây sẽ là một cuộc đua không có hồi kết. Nhưng bất ngờ thay, trong khoảng 10 năm trở lại đây, Boeing đã liên tục vượt qua Airbus hết năm này tới năm khác với hơn 5.718 máy bay được giao (so với 5.644 của Airbus) tất cả nhờ vào một mô hình dự đoán chính xác.

      Canh bạc của Boeing và Airbus

      Vào những năm 1990, Boeing và Airbus đều nhận ra được hai xu hướng tất yếu của hàng không tương lai: 1. Nhu cầu vận chuyển bằng đường không cho cả hành khách và hàng hóa sẽ phát triển mạnh và 2. Hiệu quả nhiên liệu sẽ trở thành tiêu chí để ra quyết định lựa chọn máy bay.

      Tuy cùng nắm được hai xu hướng đó nhưng hai “kỳ phùng địch thủ” này lại đi đến hai kết luận và đưa ra hai mô hình dự đoán hoàn toàn khác nhau.

      Những nhà phân tích của Boeing dự đoán rằng các thành phố nhỏ hơn sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ vì tiềm năng phát triển còn nhiều cũng như sở hữu lợi thế là người đến sau. Vì thế trong tương lai, các thành phố sẽ được kết nối trực tiếp bằng những mẫu máy bay nhỏ hơn, với thiết kế gọn nhẹ và tầm bay xa.

      Và kết quả là sự ra đời của 787 Dreamliner, mẫu máy bay thành công nhất trong lịch sử Boeing. Một sản phẩm với tầm bay xa, kích cỡ gọn nhẹ và chỉ hai động cơ, rất thích hợp để kết nối trực tiếp những thành phố vừa và nhỏ.

      Trong khi đó, Airbus lại suy đoán ngược lại. Việc phát triển của hàng không sẽ gây quá tải ở những sân bay lớn trên thế giới, khiến các hãng bay muốn sở hữu các mẫu lớn hơn. Tình trạng tắt nghẽn sẽ khiến từng chuyến đáp và cất cánh trở nên quý giá hơn bao giờ hết, các hãng hàng không sẽ hướng đến việc tăng tỷ lệ hành khách được chở trên mỗi lần bay.

      Thêm vào đó, Airbus cũng dự đoán sự phát triển của các “đầu mối” chính trong vận tải hàng không quốc tế. Đây sẽ là các trung tâm vận chuyển, từ đó khách hàng và hàng hóa sẽ được quá cảnh và trung chuyển đến điểm đích của mình.

      Đó chính là lý do ra đời của Airbus A380: Máy bay hai tầng với thiết kế rộng rãi và 4 động cơ có thể vận chuyển một lượng khách hàng và hàng hóa lớn với hiệu quả nhiên liệu cao.

      Nhưng … quá lớn không hẳn là quá tốt

      Mẫu Airbus A380 gây tiếng vang lớn khi xuất hiện vì là mẫu máy bay dân dụng lớn nhất trên thế giới. Với sải cánh lớn và nhiều tầng vận chuyển, Airbus A380 vượt trội với số lượng hành khách có thể chở.

      Nhưng khác với những đối thủ trên thị trường, một thời gian dài trôi qua kể từ khi xuất hiện, Airbus A380 tuy vẫn tiếp tục cạnh tranh trong phân khúc vận chuyển hành khách nhưng vẫn không được các hãng vận tải trọng dụng và thậm chí chưa có phiên bản nào dành riêng cho vận tải hàng hóa.

      Nguyên nhân bởi vì cước vận tải hàng hóa đường không được tính bằng hai cách: khối lượng và thể tích. Và trên lý thuyết, mẫu vận tải hàng hóa của A380 sẽ không thể bay được vì quá nặng nếu chất đầy thể tích hàng hóa của máy bay.

      Nói một cách khác, Airbus A380 quá “mập” để có thể vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả. A380 sẽ vượt mức khối lượng tối đa trước khi sử dụng hết thể tích “khổng lồ” của mình, và điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận mỗi chuyến bay.

      Nếu so sánh với mẫu máy bay vận tải thông dụng nhất: Boeing 747-400F. Chiếc 747 có khối lượng bay tối đa là 448.000 kg so với 575.000 kg của A380. Thêm vào đó, Boeing 747 có thể tích là 710 m3 so với 1.134 m3 của A380.

      Chiếc Airbus A380 có thể tích lớn hơn tới 60% nhưng chỉ chở được khối lượng hơn 28%. Cộng thêm số lượng nguyên liệu để vận hành cao hơn, hiệu quả vận chuyển của A380 kém hơn rất nhiều so với các mẫu Boeing thông dụng.

      Vận tải hàng hóa, điểm yếu “chết người” của Airbus

      Với mô hình dự đoán trên và sự ra đời của A380. Doanh thu của Airbus đã phải chịu sự sụt giảm trong các năm gần đây. Theo một báo cáo trên tờ New York Times vào năm 2014, Airbus A380 đang chịu thất bại rất lớn trên thị trường. Đặc biệt khi mẫu máy bay này không có bất kì khách hàng nào tại Mỹ, Nam Mỹ hay Châu Phi. Thêm vào đó, chỉ có một vài chiếc được bán ra tại Nhật Bản và Trung Quốc.

      A380 đang khiến Airbus chịu thất thoát rất lớn khi mất đi cơ hội khai thác được mảng vận tải hàng hóa. Số lượng hành khách đường không được dự đoán sẽ phát triển 3,4% mỗi năm. Trong khi đó, số chuyến bay vận tải được dự đoán sẽ tăng trưởng tới 4,7% mỗi năm trong vòng 20 năm tới.

      Các công ty vận tải hàng hóa thường ưu tiên sử dụng các mẫu máy bay gọn nhẹ để vận chuyển trực tiếp tới các thành phố nhỏ. Lý do chính là để tiết kiệm chi phí sử dụng sân bay cũng như rút ngắn khoảng cách tới khách hàng cuối cùng.

      UPS và FedEx đều đặt các trung tâm của mình tại các thành phố nhỏ hơn như Louisville, Kentucky, Memphis và Tennessee. Trong khi đó, A380 chỉ được sử dụng ở các trung tâm lớn như New York, London và Bắc Kinh.

      Xu hướng thị trường cũng gián tiếp góp phần thúc đẩy cho lợi thế của Boeing. Với nền kinh tế đang phát triển chậm lại và giá nguyên liệu suy giảm, nhu cầu máy bay có khả năng chuyên chở cao cũng dần sụt giảm.

      Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa kết thúc với Airbus. Gần một nửa số lượng hàng hóa vận chuyển sẽ được kết hợp với các chuyến bay dân dụng. Với khối lượng khoang hàng hóa tới 184 m3, những mẫu dân dụng của A380 vẫn có khả năng cạnh tranh với đối thủ (khoang hành lý của mẫu dân dụng Boeing 787 là 175 m3, còn 747 là 170 m3). Đây sẽ là vũ khí để A380 có thể giành lại thị phần với đối thủ của mình.

      Nhưng tất cả sẽ phụ thuộc vào xu thế thị trường, điều mà Boeing đã và đang làm tốt hơn.

      Theo Cafebiz

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      B
      Bắc
    • Sự Thật Về Hoạch Định Dữ Liệu Chuỗi Cung Ứng: ‘Vào Sao, Ra Vậy’ (st)

      Thành công trong việc hoạch định dữ liệu cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là điểm cốt lõi tạo nên sự sáng tạo có tính thực tế trong một số doanh nghiệp ngày nay.

      Dù công ty của bạn lựa chọn tập trung vào cung cấp các sản phẩm hỗ trợ trực tiếp tới thành công của khách hàng hay sự ưu việt trong vận hành, việc lập kế hoạch dữ liệu cơ sở là rất quan trọng để mang lại thành công và tỷ lệ thành công phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn quản lý dữ liệu cũng như các nhiệm vụ thiết yếu của nó.

      Vào sao, Ra vậy: “Đầu vào là rác, thì đầu ra cũng là rác”

      Phần mềm hoạch định lộ trình là một công nghệ ưu việt nhằm cải thiện quy trình kinh doanh thương mại của bạn. Nhưng trước khi lập kế hoạch để triển khai những phần mềm này, bạn phải nắm chắc yếu tố chủ chốt: Dữ liệu. Thuật ngữ nổi tiếng “Vào sao (Garbage In), Ra vậy (Garbage Out)” ngụ ý rằng chất lượng thông tin mà bạn đưa vào phần mềm sẽ tương đương với chất lượng đầu ra.

      Vào sao, ra vậy có nghĩa là dữ liệu đầu vào xấu sẽ dẫn đến thông tin đầu ra xấu, hay còn gọi là rác thải. Vì vậy, việc kết hợp kỹ thuật hoạch định dữ liệu cơ sở tối ưu gắn với dự báo thực tiễn và một phương pháp tổng thể mạnh mẽ là rất quan trọng nhằm đảm bảo bạn đạt được kết quả tốt nhất.

      Đối với các phần mềm hỗ trợ kinh doanh, chất lượng dữ liệu đầu vào kém dẫn đến kết quả không hiệu quả. Giống như bất kỳ thiết bị hoặc phần mềm tự động hóa nào, kết quả bạn có thể tưởng tượng phần lớn phụ thuộc vào giá trị của dữ liệu mà phần mềm hoạch định của bạn đã chọn. Do đó, dữ liệu xấu dẫn đến các tác động tiêu cực: các cơ hội bị bỏ qua, doanh thu bị mất, v.v… Có kế hoạch thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu đảm bảo bạn sẽ khai thác được tối đa nguồn lực sẵn có của mình.

      Tầm quan trọng của chất lượng dữ liệu

      Khi các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, tự động hoá và Internet Vạn vật đang thay đổi nhiều doanh nghiệp, việc hoạch định và quản lý dữ liệu cơ sở trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Dữ liệu không đbolded textầy đủ là một trong những thách thức lớn đối với hoạt động logistics, và hệ thống hoá quá trình hoạch định là một sáng kiến không tồi để giải quyết vấn đề này.

      Một phần mềm dự báo hoạch định và phân phối cũng quan trọng tương đương giá trị của dữ liệu được cung cấp cho nó. Điều này đặc biệt đúng với phần mềm định tuyến, khi mà khả năng nhận được kết quả sai lệch phụ thuộc rất lớn vào mức độ chất lượng của dữ liệu. Độ chính xác của dữ liệu có thể đưa doanh nghiệp của bạn tiến xa hơn nhiều, vì vậy, sự hiểu biết về các quy trình bạn có thể thiết lập để thực hiện mục tiêu đó hiện giờ là rất cần thiết.

      Dữ liệu có giá trị dẫn đến quá trình ra quyết định chặt chẽ hơn và thúc đẩy chất lượng đầu ra. Trong giai đoạn đầu của quá trình hoạch định dữ liệu cơ sở, việc xác minh và xác nhận dữ liệu được sử dụng là rất quan trọng. Các thông tin được chia sẻ về người lái xe sẵn sàng làm việc, kích thước xe và độ chính xác của vị trí khách hàng… tạo thành một phần dữ liệu quan trọng mà phần mềm định tuyến sẽ dựa vào. Các yếu tố khác như tốc độ, vị trí các điểm nóng về tắc nghẽn giao thông và thời gian giao hàng được chấp nhận cũng rất quan trọng. Giống như nhiều phần mềm khác, Abivin vRoute cũng chỉ đảm bảo sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn nếu dữ liệu bạn nhập vào có chất lượng cao.

      Bạn nên làm gì?

      Các công ty nên đảm bảo cung cấp được dữ liệu cơ sở có chất lượng cho các phần mềm sử dụng. Nếu hiện tại bạn đã có một hệ thống thu thập dữ liệu, bạn nên tập trung vào việc cải thiện hệ thống này. Một phương án khác mà bạn có thể cân nhắc đó là có một Hệ thống Quản lý Đơn hàng. Dưới đây là một số bước cần thực hiện trong các trường hợp yêu cầu cần có hoạch định dữ liệu cơ sở:

      Đảm bảo dữ liệu được sắp xếp và dễ truy cập

      Bạn nên đảm bảo dữ liệu của bạn được sắp xếp và dễ dàng truy cập. Bạn cũng có thể sử dụng ERP hoặc phần mềm chỉ tập trung vào việc sắp xếp dữ liệu. Phần mềm hoạch định lộ trình như Abivin vRoute có thể kết nối và đồng bộ hóa với hầu hết các hệ thống ERP trên thị trường nhằm đảm bảo luồng dữ liệu hiệu quả giữa hai hệ thống.

      Đảm bảo hoạch định dữ liệu hiệu quả: từ kế hoạch đến thực tiễn

      Đảm bảo dữ liệu có hiệu quả từ trong hoạch định tới thực tế triển khai, không có thông tin bịa đặt. Bạn phải cố gắng sao cho dữ liệu có thể lưu chuyển mà không gặp khó khăn giữa các hệ thống trong công ty của bạn. Việc không thể hệ thống hoá truyền dữ liệu giữa các ứng dụng quan trọng trong công ty của bạn không chỉ làm giảm tốc độ thực hiện quá trình do phải lấy dữ liệu đầu vào thông qua các phương thức thủ công mà còn có thể dẫn đến những sai số chủ quan.

      Đánh giá, Sửa đổi

      Việc đánh giá, sửa đổi và hoạch định những dữ liệu quan trọng với mô hình kinh doanh của bạn trong các tình huống thực tế là điều bắt buộc. Việc đánh giá hoặc sửa đổi không kịp thời và sơ sài sẽ gây ra sự khó chịu cho các nhân viên của bạn, không khuyến khích giao hàng trong một số tuyến đường nhất định và dẫn đến các khách hàng không hài lòng với các chuyến hàng bị mất. Với việc đánh giá và sửa đổi đúng cách, bạn có thể tránh sự rủi ro không thấy được tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí (Return on Investment – ROI) từ dự án hoạch định dữ liệu cơ sở, tỷ lệ này hoàn toàn có thể nắm được sau khoảng thời gian vận hành thực tế được ấn định đối với phần lớn các quy trình.

      Cho phép các yếu tố đặc thù như xe ô tô hoặc người lái xe hiện có, các tình huống giao thông có thể dự đoán hoặc sự chậm trễ tại địa điểm của khách hàng giúp loại bỏ khả năng toàn bộ kế hoạch phải hủy bỏ trong quá trình thực hiện chỉ vì một lỗi nào đó.

      Kết luận

      Mỗi kế hoạch dữ liệu cơ sở đều phải trải qua một chu trình thay đổi, và sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn khi bộ dữ liệu này lớn dần lên. Cách bạn tiếp cận hoặc lựa chọn để đối mặt với tình hình có ý nghĩa rất quan trọng. Quan sát những thay đổi này và điều chỉnh kế hoạch của bạn để thích ứng với chúng là một phần thiết yếu trong chu trình hoạch định. Việc đánh giá, sửa đổi và báo cáo thường xuyên về hiệu suất thực tế là cần thiết để bạn có thể xác định lại và thay đổi kế hoạch của mình. Việc đánh giá các kế hoạch, các sửa đổi và thực hiện hoạch định dữ liệu cơ sở đối với mỗi doanh nghiệp cũng đều gắn chặt với mục tiêu mang lại tăng trưởng, cải thiện hiệu quả giao hàng cho khách hàng và cung cấp dịch vụ tốt hơn.

      —
      Tham khảo:

      http://www.b-eye-network.com/view/4882
      https://www.edq.com/glossary/data-quality-importance/

      posted in Quản trị chuỗi cung ứng
      B
      Bắc
    • Tổng kết xu hướng quản lý chuỗi cung ứng nổi bật 2017

      Năm 2017 khép lại, chúng ta đều có thể nhìn lại những xu hướng công nghệ trọng yếu đang có tầm ảnh hướng mạnh mẽ thay đổi thế giới nói chung, và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng nghiệp nói riêng. Năm 2018 tới đây việc vận hành chuỗi cung ứng sẽ phải đối mặt với một vài cuộc đụng độ về chuyển giao công nghệ, hoặc thay đổi tập quán mới trong quy trình và phương thức quản lý kinh doanh [1]. Hãy cùng điểm lại sự thích ứng trên toàn cầu đối với việc số hóa và ứng dụng công nghệ vào ngành quản lý logistics, và chuỗi cung ứng toàn cầu.
      1. Dữ liệu lớn có khả năng giám sát và dự báo

      Khi các nhà quản lý chuỗi cung ứng bắt đầu quan tâm tới khai thác những kho dữ liệu lớn nằm trong tầm tay của họ, số lượng các nhà cung cấp phần mềm ngày một tăng lên sẽ giúp thực hiện mong muốn đó một cách quy củ và thuận lợi hơn [2].

      Dữ liệu lớn (DLL – Big Data) là biểu thức đại diện cho một khối lượng khổng lồ các dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc; do khối lượng quá lớn nên khó có thể xử lý bằng cách sử dụng các phương pháp cơ sở dữ liệu hay phần mềm cũ. Mặc dù được định nghĩa là khối lượng dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc khổng lồ tới mức không thể xử lý được bằng thủ thuật trên các phần mềm hoặc cơ sở dữ liệu cũ, DLL đang va chạm vào mọi ngóc ngách của lĩnh vực chuỗi cung ứng. Thực sự không có gì ngạc nhiên khi biết rằng số lượng dữ liệu được tạo ra trong vài năm gần đây còn nhiều hơn trong toàn bộ lịch sử nhân loại [2]. Năm 2017, trung bình 1 giây loài người tạo ra khoảng 1 MB thông tin mới. Đó chưa phải là tất cả, mức đầu tư cho công nghệ dữ liệu lớn đã đang đạt ngưỡng 57 tỷ đô la trong năm nay. Ngày càng có thêm nhiều lượng thông tin đã được biến thành kiến thức thực tế có thể hỗ trợ đẩy mạnh khả năng vận hành thuần thục trong chuỗi cung ứng.

      Nói đến DLL trong chuỗi cung ứng, người ta sẽ nghĩ ngay đến đế chế khổng lồ Walmart. Trung bình một giờ, giao dịch của khách hàng Walmart sẽ cung cấp cho công ty này khoảng 2,5 petabyte dữ liệu. Từ dữ liệu này, Walmart sẽ xác định các từ khóa có giá trị cho hoạt động bán lẻ trực tuyến, đưa ra các mục tiêu cho các chiến dịch marketing, và quyết định sản phẩm nào sẽ bán và cái nào cần loại bỏ.
      2. Học máy (Machine Learning) và Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) sẽ cực kỳ cần thiết

      Học máy (HM) là một cách phân tích dữ liệu nhằm hệ thống hóa việc xây dựng mô hình tư duy. Các thuật toán liên tục nghiên cứu dữ liệu cho phép máy tính khám phá ra những sự thật ngầm hiểu bị ẩn giấu mà không cần phải được lập trình một cách rõ ràng phải tìm kiếm ở đâu. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với HM là do các yếu tố kể trên đã làm cho việc khai thác dữ liệu trở nên phổ biến hơn [3].

      Học máy đã trở thành một đề tài nóng hổi vào năm 2017 và các nhà cung cấp đang đầu tư cho các nghiên cứu và phát triển về ứng dụng của HM vào chuỗi cung ứng [4]. Để Học Máy có thể phát huy tốt, nó cần trở thành một ứng dụng Dữ Liệu Lớn. Một vài bộ dữ liệu được lấy ra hàng ngày, hoặc thậm chí rất nhiều lần trong một ngày, do đó tính cập nhật của nhu cầu sẽ được nâng lên ở một mức độ cao hơn rất nhiều so với các phương pháp dự báo cũ [4].

      Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) cũng đã trở thành một xu hướng chủ đạo được thảo luận trong năm nay. Trong chuỗi cung ứng, mảng thuộc AI được biết đến là học máy và chủ yếu dành cho các nhà chung cấp các thiết bị bay và tự lái làm ra các ứng dụng lập kế hoạch chuỗi cung ứng (SCP) [5]. Có thể thấy hiện nay, những thiết bị giao hàng trên không không người lái của Amazon đang được thử nghiệm tại các trung tâm phát triển ở Mỹ, Anh, Áo, Pháp, Israel. Sẽ có một ngày, việc quan sát thấy những thiết bị không người lái bay trên đầu bạn sẽ rất bình thường như nhìn thấy xe tải chở thư tín trên đường vậy.

      Tesla Semi
      Còn xe tự lái thì sao? Xe tự lái của Tesla không còn là điều gì xa lạ nữa. Vài tuần trước, Tesla giới thiệu chiếc xe tải chạy bằng điện của hãng này, Tesla Semi. Nếu những xe tải này được trang bị công nghệ lái tự động, có thể chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ rất khác so với những gì bạn nhìn thấy hôm nay. Năm 2018 sắp tới đây là một năm rất hứa hẹn với sự bùng nổ của xe ô tô tự lái và các thiết bị không người lái khác.

      3. Điện toán đám mây, Internet vạn vật và Phần mềm dịch vụ (SaaS)

      Internet vạn vật kết nối (Internet of Things – IoT) là một khái niệm bao hàm tất cả các phương tiện xung quanh chúng ta và đóng vai trò như một phần của internet như máy ảnh kỹ thuật số, cảm biến, điện thoại thông minh v.v. Khi được kết nối, chúng cho phép những sự cải tiến ngày càng thông minh hơn và hỗ trợ tốt hơn cho các nhu cầu cơ bản của chúng ta cũng như cả về môi trường và sức khỏe. Điện toán đám mây là một mô hình cung cấp khả năng truy cập theo nhu cầu vào một nhóm các tài nguyên máy tính chung có thể lập cấu hình như các phần mềm và ứng dụng (SaaS). Các nền tảng dựa trên đám mây hỗ trợ kết nối vạn vật (IaaS) xung quanh để chúng ta có thể truy cập vào bất kỳ thời gian và địa điểm nào một cách dễ dàng thông qua các cổng thông tin được tùy chỉnh và các ứng dụng kế thừa (SaaS). Do đó, đám mây hoạt động như một cổng phía trước (front end) để truy cập Internet vạn vật kết nối.

      Giá trị thị trường Điện toán đám mây dự kiến ​​sẽ tăng lên để đạt được tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 19% [6]. Hầu hết các Giám đốc Tài chính của các công ty công nghệ tin rằng điện toán đám mây sẽ có tác động rõ nhất vào chuỗi cung ứng trong năm nay. Các nền tảng đám mây cho phép cung cấp các mô hình chuỗi cung ứng đa dạng, sáng tạo và chinh phục các mạng lưới tập đoàn toàn cầu trong năm 2017 mạnh mẽ hơn nhiều so với nhiều người dự đoán [6]. Kết hợp với sự phát triển của các Dịch vụ điện toán đám mây ở nhóm các doanh nghiệp tầm trung, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMB) đang điều chỉnh dự báo của họ tăng lên.
      Nhiều giải pháp phần mềm dạng dịch vụ cho chuỗi cung ứng có uy tín là những nền tảng rất dễ tiếp cận, dễ sử dụng và được thiết kế để tăng cường khả năng của hệ thống truyền tải dữ liệu của bạn. Hỗ trợ quản lý nhiều chuỗi cung ứng, các phần mềm này cung cấp các giải pháp tích hợp phạm vi rộng với các tính năng mạnh mẽ và nâng cao khả năng bảo mật để cải tiến các quy trình vận hành và đảm bảo Cam kết Chất lượng Dịch vụ (SLA) với khách hàng. Một số phần mềm dịch vụ cung cấp các giải pháp chuỗi cung ứng có uy tín bao gồm Abivin vRoute, Aqxolt ERP, Cleo, v.v

      Blockchain, Hashgraph và tất cả các “công nghệ phân tán của tương lai”
      Trong những tuần vừa qua, Hashgraph đã xuất hiện trong một vài cuộc thảo luận như một công nghệ tiên tiến hàng đầu. Cho đến nay, một số ý tưởng về bản chất của công nghệ này và tại sao nó lại liên quan cũng đã được đưa ra. Chắc chắn nó còn thiếu một số thuộc tính mà người ta có thể so sánh với Blockchain, nhưng dù sao đó cũng đều là một phần của “công nghệ phân tán của tương lai”.

      Blockchain là một kho lưu trữ cộng đồng được ủy nhiệm, số hóa tất cả các giao dịch của đồng tiền kỹ thuật số cryptocurrency. Mỗi nút có một bản sao của Blockchain, nó được di chuyển một cách có hệ thống. Đối với Hashgraph, đây là một thuật toán phù hợp mới được xây dựng trên công nghệ lưu trữ lan truyền. Thuật toán Hashgraph về cơ bản tạo ra một nền tảng sáng tạo cho sự đồng thuận phân tán.
      Đặc điểm thường được sử dụng để chỉ rõ hoặc nhận biết cả Blockchain và Hashgraph đó là chúng cho phép vận hành hoàn toàn minh bạch. Mặc dù Hashgraph là một tổ hợp dữ liệu và quá trình đồng thuận nhanh và an toàn hơn nhiều, cả hai đều là một phần trong tương lai của công nghệ phân tán.

      Tài liệu tham khảo:
      1.https://www.abivin.com/single-post/2016/12/27/The-latest-trends-in-supply-chain-management-2016-Xem xét
      2.http://www.logisticsmgmt.com/article/6_ways_big_data_is_enhancing_the_global_supply_chain
      3.https://securityintelligence.com/why-machine-learning-is-an-essential-tool-in-the-cisos-arsenal/
      4.https://www.forbes.com/sites/stevebanker/2017/09/26/machine-learning-in-the-digital-supply-chain-isnt-new/#2c6f704e38a3
      5.https://www.forbes.com/sites/stevebanker/2017/10/16/the-arms-race-to-leverage-machine-learning-in-supply-chain-planning/#67ff84ba6807
      6.https://www.forbes.com/sites/louiscolumbus/2017/04/29/roundup-of-cloud-computing-forecasts-2017/#38b3c28a31e8

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      B
      Bắc
    • Các mô hình quản lý chuỗi cung ứng SCM

      Quản lý chuỗi cung ứng SCM (Supply Chain Management) là hoạt động quan trọng, giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng một cách tích hợp hiệu quả nhà cung ứng, vận tải, sản xuất, kho bãi, nhà bán lẻ,...nhằm cung cấp sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, kịp thời, đúng địa điểm với chi phí thấp nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về các mô hình quản lý chuỗi cung ứng chính.

      Các mô hình quản lý chuỗi cung ứng SCM

      Tìm hiểu về các mô hình quản lý chuỗi cung ứng SCM

      Các mô hình quản lý chuỗi cung ứng SCM
      1. Mô hình quản lý chuỗi cung ứng đơn giản
      Trong mô hình này, công ty sản xuất chỉ mua vật tư, nguyên liệu từ một nhà cugn cấp và tự làm ra sản phẩm của mình và bán trực tiếp cho người sử dụng. Trong trường hợp này, công ty sản xuất chỉ xử lý khâu mua nguyên liệu và sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động, tại một địa điểm duy nhất (single-site).
      2. Mô hình quản lý chuỗi cung ứng phức tạp
      Trong mô hình này, DN sẽ mua vật tư, nguyên liệu từ các nhà cung cấp (những vật tư nguyên liệu này cũng chính là thành phẩm của các đơn vị cung ứng), từ các phân phối hoặc từ các nhà máy có các điểm tương đồng với nhà SX (nhà máy “chị em”).
      Như vậy, ngoài việc tự SX ra sản phẩm, DN còn tiếp nhận các nguồn cung cấp bổ trợ quá trình SX từ nhà thầu phụ cũng như các đối tác SX theo hợp đồng.
      Trong mô hình quản lý chuỗi cung ứng phức tạp, hệ thống SCM cần xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp/qua trung gian và tạo ra sản phẩm/đưa tới nhà máy “chị em” nhằm sản xuất ra những sản phẩm hoàn thiện.
      Công ty sản xuất sẽ thực hiện công tác bán và vận chuyển sản phẩm trực tiếp tới khách hàng hoặc có thể thông qua các kênh bán hàng khác nhau. Như vậy, hoạt động này bao quát nhiều địa điểm (multiple-site) với hàng hóa tại các trung tâm phân phối được bổ sung từ các nhà máy SX.
      Bên cạnh đó, đơn đặt hàng sẽ tới từ các địa ddiemr khác nhau, điều này đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất có một tầm nhìn về danh mục của hàng hóa/dịch vụ trong hệ thống phân phối.
      Quản lý chuỗi cung ứng là hoạt động cần thiết trong DN, đó là chất bôi trơn giúp các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra được thuận tiên, hiệu quả hơn,giúp DN kiểm soát được hệ thống phân phối, tồn kho, đáp ứng nhu cầu khách hàng

      posted in Quản trị chuỗi cung ứng
      B
      Bắc
    • “Cuộc chiến” bán lẻ: Doanh nghiệp nội không thua kém đối thủ ngoại

      Phỏng vấn bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam...

      Thị trường bán lẻ năm 2017 đã tăng trưởng mạnh mẽ trên các phân khúc và các loại hình. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam (AVR), cho rằng, các nhà bán lẻ nội đã nỗ lực và không hề thua kém trong cuộc đua thị phần hiện nay.

      Thưa bà, thị trường bán lẻ một năm qua đã chứng kiến nhiều bước tiến đáng nể của các thương hiệu trong và ngoài nước. Bà nhìn nhận gì về bức tranh chung của thị trường trong một năm qua?

      Năm 2017 thị trường đã có bước phát triển rất tốt. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.934,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm trước nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,46%, cao hơn mức tăng 8,33% của năm trước.

      Đây là mức tăng trưởng đáng khích lệ và nối tiếp đà tăng trưởng tốt của 2-3 năm gần đây. Điều này cũng cho thấy vai trò và vị trí của ngành dịch vụ bán lẻ trong nền kinh tế và đời sống của nhân dân bước đầu được khẳng định", bà Loan chia sẻ.

      Thưa bà, năm qua thị trường cũng chứng kiến sự năng động, nỗ lực vươn mình của các nhà bán lẻ trong nước. Bà bình luận gì về điều này?

      Từ phía các doanh nghiệp, có nhiều điểm mới và thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Một mặt các nhà bán lẻ phát triển mở rộng mạng lưới, cửa hàng thật - trong đó hướng đến phát triển bán lẻ trực tuyến với nhiều hình thức phong phú.

      Các nhà bán lẻ đã ý thức nhiều hơn về hoạt động của mình trong bối cảnh hội nhập, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, khi hàng hóa các nước được nhập khẩu nhiều vào Việt Nam theo sự thuận lợi hóa thương mại giữa Việt Nam và các nước, các nhà bán lẻ càng thuận lợi hơn trong việc đa dạng hóa nguồn hàng.

      Đối với hàng Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng dành sự ưu tiên lớn và tích cực cổ động cho hình ảnh hàng Việt.

      Để bắt kịp với xu thế tiêu dùng của thời đại công nghệ, các nhà bán lẻ cũng chú ý nhiều hơn đến việc tận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới bởi họ ý thức được rằng, nếu không thay đổi và đổi mới sáng tạo thì có thể bị loại khỏi cuộc chơi.

      Tuy nhiên, các bước phát triển của thị trường dường như chưa đạt như kỳ vọng của người tiêu dùng và cần có sự thay đổi thực chất và mạnh mẽ hơn.

      Bán lẻ đa kênh là một xu thế mới hiện nay và thu hút được sự chú ý của nhiều nhà bán lẻ trong và ngoài nước. Bà nhận xét gì về xu hướng này tại Việt Nam?

      Các nhà bán lẻ trong và ngoài nước đều chú ý đến xu thế này. Tuy nhiên, có doanh nghiệp làm tốt công tác truyền thông nên được biết đến rộng rãi hơn các doanh nghiệp khác. Trong đó, bán lẻ trực tuyến được coi là xu thế không thể bỏ qua.

      Theo đó, các đại gia trong nước như Vingroup, Coopmart đều rất chú trọng kênh này. Bên cạnh đó, một số nhà bán lẻ khác như FPT hay Thế giới di động đã mở rộng lĩnh vực và ngành hàng.

      Những diễn biến này là rất bình thường trên mọi thị trường bởi lẽ mỗi doanh nghiệp sẽ đánh giá được điểm mạnh – yếu của mình để có chọn lựa phù hợp trong chiến lược phát triển. Thời gian sẽ trả lời lựa chọn nào là đúng và hợp lý.

      Một điểm đáng chú ý khác trên thị trường trong năm qua là sự hiện diện ngày càng rộng khắp và ấn tượng của các cửa hàng tiện lợi nước ngoài. Theo bà, các nhà bán lẻ trong nước có đủ lực cạnh tranh trên phân khúc này hay không?

      Cách đây chục năm, các cửa hàng tiện lợi nước ngoài đã từng vào Việt Nam nhưng chưa thành công. Gần đây họ quay trở lại và phát huy sức mạnh. Những nhà bán lẻ nước ngoài có một số lợi thế.

      Cụ thể, họ có nguồn vốn dồi dào hoặc nguồn vốn vay với lãi suất tốt hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam. Bản thân các thương hiệu ngoại với bề dày thành tích trên thị trường thế giới nên cũng dễ thu hút người tiêu dùng Việt Nam.

      Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài luôn ý thức thay đổi và bắt kịp tiến bộ của công nghệ và địa phương hóa thương hiệu của mình. Do đó, sức ảnh hưởng của các nhà bán lẻ này trên thị trường là điều dễ hiểu.

      Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận là hệ thống cửa hàng tiện lợi của các nhà bán lẻ trong nước cũng có những tiến bộ đáng kể, điển hình là hệ thống Vinmart hay Satrafood, Coopfood.

      Bà dự báo gì về xu hướng thị trường trong năm 2018?

      Năm 2018, bán lẻ tiếp tục là thị trường rất được quan tâm với đà phát triển mạnh mẽ song thử thách với các nhà bán lẻ sẽ rất lớn vì sức cạnh tranh ngày càng cao và tốc độ tiên tiến của công nghệ đòi hỏi tính thích nghi của mọi người chơi.
      Vneconomy

      posted in Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu
      B
      Bắc
    • Giao thông Vận tải đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng Logistics

      Sáng 18/12, tại TP Cao Lãnh, Bộ GT - VT phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị phát triển Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải khu vực ĐBSCL. Hội nghị thu hút sự tham dự của gần 250 đại biểu đến từ các Bộ, ngành Trung ương, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, TPHCM và các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

      Bộ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải là nền tảng cơ bản để thúc đẩy phát triển logistics.
      Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GT - VT Nguyễn Nhật nêu rõ, khu vực ĐBSCL có nhiều điều kiện về địa lý và thuận lợi về kết nối giao thương với các vùng trong cả nước, khu vực. Trong đó, hoạt động GTVT đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi cung ứng Logistics.

      Toàn vùng trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông với nhiều công trình trọng yếu, như: Cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông. Từ đó đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của các địa phương... Tuy nhiên, hệ thống Logistics vẫn còn kém phát triển, trong đó lĩnh vực giao thông có vai trò lớn. Chính vì thế, việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải sẽ là nền tảng cơ bản để thúc đẩy phát triển logistics và gia tăng giá trị của các mặt hàng thế mạnh của vùng.

      Với mục tiêu tận dụng thế mạnh của khu vực ĐBSCL, thúc đẩy sự phát triển của vùng thông qua cải tạo hệ thống logistics trong lĩnh vực GTVT. Hội nghị tập trung thảo luận 6 nội dung trong tâm bao gồm Nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng kết nối; Nhóm giải pháp phát triển dịch vận tải; Nhóm giải pháp phát triển các trung tâm phân phối hàng hoá, dịch vụ logistics ở TP. Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp; Nhóm giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp, kinh doanh vận tải, dịch vụ logistics ...

      Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GT- VT tin tưởng rằng, trong những năm tới đây, ĐBSCL sẽ là một trong những khu vực phát triển mạnh mẽ, phát huy được tất cả lợi thế của vùng; đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước./.

      Thanh Tùng/VOV-ĐBSCL

      posted in Kiến thức chung chuỗi cung ứng
      B
      Bắc
    • Thương mại điện tử: Bài toán giao hàng chặng cuối

      Giao hàng chặng cuối là điểm tiếp xúc vô cùng quan trọng với khách hàng, không chỉ khiến khách hàng hài lòng, mà còn phải đảm bảo không làm họ thất vọng. Làm tốt khâu cuối cùng này sẽ tăng thêm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (DN).

      Bùng nổ thương mại điện tử toàn cầu

      Các nghiên cứu mới đây cho thấy, người tiêu dùng trên toàn cầu đang thay đổi thói quen mua sắm với việc dành nhiều thời gian và tiền bạc cho hoạt động mua hàng trực tuyến. Thị trường thương mại điện tử đang chớp lấy thời cơ để bước vào thời điểm phát triển mạnh. Theo thống kê, năm 2016, có 1,61 tỷ người trên toàn cầu mua hàng trực tuyến. Dự kiến, doanh thu bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới sẽ tăng từ 1.900 tỷ USD năm 2016, lên 4.060 tỷ USD năm 2020.

      Theo đánh giá về tình hình tiêu dùng năm 2017 của Consumer Conditions Scoreboard, tỷ lệ mua sắm trực tuyến tại Liên minh châu Âu (EU) đã tăng gấp 2 lần trong 10 năm qua, từ 29,7% năm 2007 lên 55% hiện nay. Mua bán trực tuyến hiện đóng góp hơn 9% tổng doanh số bán lẻ tại châu Âu và tính trong những tháng đầu năm 2016, có tới 18 triệu người dùng mạng internet ở khu vực Bắc Âu mua hàng trực tuyến.

      Tại Mỹ, Bộ Thương mại nước này cho biết doanh thu bán hàng trực tuyến của nước này trong năm 2016 đạt 394,86 tỷ USD, tăng 15,6% so với với năm 2015, ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2013.

      Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, doanh thu từ thương mại điện tử của khu vực đóng góp 40% tổng doanh thu thương mại điện tử trên toàn cầu trong quý I/2017, nhờ hoạt động mua sắm bùng nổ tại Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ. Nhiều chuyên gia dự báo khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử bùng nổ tiếp theo, nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cũng như mức độ phổ cập của mạng internet. Dự kiến, số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tại đây sẽ tăng từ 190 triệu người trong năm 2012, lên 400 triệu người năm 2020 và lượng người truy cập internet cũng sẽ tăng gấp 3 lần lên 600 triệu người vào năm 2025.

      Tại Việt Nam (VN), mặc dù vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển nhưng thị trường thương mại điện tử đã có những con số ấn tượng. Tính tới cuối năm 2016, quy mô thị trường thương mại điện tử VN khoảng 4 tỷ USD, bằng 1/30 thị trường Nhật Bản. Nhưng nếu xét về tăng trưởng, VN là một trong số thị trường có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới. Tiềm năng của thương mại điện tử VN rất lớn với thị phần chiếm khoảng 2,8% thị trường bán lẻ, người Việt đang chuyển dịch mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến (online). Hiệp hội thương mại điện tử VN cho biết, từ năm 2016, thương mại điện tử sẽ bước sang giai đoạn phát triển nhanh, dự kiến tăng khoảng 23% mỗi năm từ nay đến năm 2020.

      Áp lực trong giao hàng chặng cuối (last mile delivery)

      Khi sự chuyển đổi từ bán lẻ truyền thống tại cửa hàng sang bán lẻ trực tuyến tiếp tục diễn ra, những khó khăn trong việc quản lý giao hàng chặng cuối sẽ tăng lên. Chặng giao hàng cuối cùng là điểm tiếp xúc vô cùng quan trọng với khách hàng, không chỉ khiến khách hàng hài lòng, mà còn phải đảm bảo không làm họ thất vọng. Theo kết quả cuộc khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường YouGov, 74% số người mua sắm ở Anh cho biết họ có thể chuyển sang nhà bán lẻ khác nếu dịch vụ giao nhận của nhà bán lẻ mà họ đang mua hàng không tốt, chẳng hạn như giao hàng không đúng giờ. Một cuộc khảo sát khác của Công ty giao nhận Dotcom Distribution (Mỹ) cho thấy, 47% số người mua sắm quyết định không ghé trở lại website của nhà bán lẻ nếu họ gặp phải tình trạng giao hàng kém. Do vậy, các công ty thương mại điện tử cần phải nỗ lực xây dựng hệ thống giao hàng chặng cuối để giảm chi phí, cải thiện lợi nhuận và sự trải nghiệm của khách hàng.

      Năm 2016, có 1,61 tỷ người trên toàn cầu mua hàng trực tuyến. Dự kiến, doanh thu bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới sẽ tăng từ 1.900 tỷ USD năm 2016, lên 4.060 tỷ USD năm 2020
      Bài toán chi phí

      Người tiêu dùng ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn trong việc giao nhận hàng hóa. Họ muốn một trải nghiệm liền mạch từ khi đặt hàng tới khi giao hàng, mong muốn giao hàng trong ngày hoặc ngay hôm sau, hay được quyền trả lại hàng (miễn phí) nếu cảm thấy không thích món hàng.

      Các cuộc nghiên cứu cho thấy, chi phí của việc giao hàng chặng cuối chiếm đến 28% tổng chi phí vận chuyển hàng hóa, bao gồm vận chuyển bằng máy bay và tàu biển. Song đây lại là công đoạn rất quan trọng trong quy trình hoàn thiện đơn hàng. Dịch vụ giao nhận hàng chặng cuối tốt sẽ củng cố danh tiếng của nhà bán lẻ và ngược lại.

      Đối với các công ty thương mại điện tử lớn, chẳng hạn như Amazon, chi phí vận chuyển được xem là khoản chi phí lớn nhất, vì vậy, thách thức về việc giảm chi phí trong giao hàng chặng cuối là rất lớn. Gần đây Amazon thông báo họ đã mua toàn bộ công ty vận chuyển Colis Prive và có thể đang lên kế hoạch trở thành một công ty vận chuyển độc lập. Như vậy, việc quản lý và sở hữu toàn bộ chuỗi cung ứng được xem là giải pháp để giải quyết những thách thức trong phân phối chặng cuối của Amazon.

      Thực tế, chi phí không phải là một vấn đề mới, nhưng những kỳ vọng trong giao hàng chặng cuối đã đặt ra yêu cầu cao hơn cho việc kiểm soát ngân sách tại các DN. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với các nhà bán lẻ và các công ty giao nhận khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử.

      Tăng cường trải nghiệm khách hàng

      Trong môi trường cạnh tranh, các công ty phải quản lý sự mong đợi của khách hàng và đặt nhu cầu của họ lên hàng đầu trong chương trình hoạt động của mình, đặc biệt là giao hàng chặng cuối. Giao hàng chặng cuối có thể trở nên phức tạp hoặc bị chậm trễ bởi điều kiện giao thông, địa chỉ khách hàng không chính xác, các yêu cầu về thủ tục và nhiều lý do khác. Vì vậy, cung cấp cập nhật thời gian thực về thời gian giao hàng, cho phép khách hàng giám sát trực tuyến liên tục tình trạng gói hàng của họ vừa là yêu cầu, cũng là thách thức lớn cho các DN kinh doanh trực tuyến.

      Để giải bài toán này, công nghệ được xem là yếu tố quan trọng, tạo ra sự khác biệt lớn trong dịch vụ giao hàng chặng cuối. Công nghệ quản lý các tiến trình công việc, kiểm soát sự trải nghiệm của khách hàng và cung cấp sự giám sát cho tất cả các bên bao gồm khách hàng và nhà bán lẻ.

      Sự mong đợi của khách hàng về thời gian giao hàng, kinh nghiệm phân phối tổng thể và giao tiếp cởi mở đã buộc các nhà bán lẻ trực tuyến phải đầu tư vào các giải pháp công nghệ mới, điển hình là công nghệ “di động” để quản lý hoạt động phân phối của mình. Quy trình xác nhận giao hàng thông thường đòi hỏi nhiều công việc giấy tờ như lịch biểu, địa chỉ, tuyến đường, xác nhận giao hàng, lệnh gửi hàng, vận đơn, hóa đơn... Thời gian mà các tài xế phải tốn cho giấy tờ trong quá trình này làm chậm trễ thời gian giao hàng. Điều đó có thể làm giảm hiệu năng của chuỗi cung ứng và làm tăng chi phí. Số hóa quy trình bút mực sang dạng di động có thể giải quyết vấn đề này. Việc thực hiện các quy trình “giấy tờ” trên điện thoại di động kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu GPS, khách hàng có thể nhận được bản cập nhật định tuyến theo thời gian thực, nhờ đó có thể nhận được thông báo gần như từng phút về thời gian giao hàng dự kiến.

      Uber là một ví dụ cho công nghệ này. Uber cung cấp cho khách hàng tính năng hiển thị vị trí chính xác của lái xe. Khách hàng sẽ làm theo hướng dẫn thông qua một bản đồ thời gian thực để biết chính xác khi nào xe đến. Mặc dù Uber hiện được dùng cho taxi nhưng người tiêu dùng đang bắt đầu mong đợi loại hình công nghệ này cho tất cả các dịch vụ, bao gồm cả giao hàng.

      Phạm Thị Huyền

      posted in Nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu
      B
      Bắc