Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đặt gia công ở nước ngoài



  • Mục 1. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
    I. TIẾP NHẬN, KIỂM TRA HỒ SƠ HẢI QUAN:

    Tiếp nhận hồ sơ doanh nghiệp nộp và xuất trình.

    Kiểm tra điều kiện được nhận gia công:
    2.1. Xác định loại hình gia công:

    2.2. Xác định mặt hàng được phép nhận gia công:

    2.3. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp chế xuất), kiểm tra thêm:
    2.3.1. Ngành nghề kinh doanh ghi trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

    2.3.2. Giải trình của doanh nghiệp về việc hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất (đối với doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công lần đầu);

    2.4. Nếu hợp đồng doanh nghiệp xuất trình và mặt hàng gia công không đáp ứng các điều kiện kể trên thì từ chối tiếp nhận hợp đồng và ghi rõ lý do trên Phiếu yêu cầu nghiệp vụ.

    2.5. Nếu hợp đồng doanh nghiệp xuất trình, mặt hàng gia công thoả các điều kiện kể trên và doanh nghiệp đã hoàn thành đầu tư xây dựng cơ bản, bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thì thực hiện tiếp công tại điểm 3, khoản I dưới đây.

    Kiểm tra sự đồng bộ, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ hải quan do doanh nghiệp nộp và xuất trình khi làm thủ tục đăng ký hợp đồng gia công theo quy định:
    3.1. Nếu hồ sơ không đầy đủ, không đồng bộ, không hợp lệ thì trả hồ sơ cho doanh nghiệp kèm Phiếu yêu cầu nghiệp vụ ghi rõ lý do để doanh nghiệp thực hiện.
    3.2. Nếu hồ sơ đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ thì thực hiện đăng ký hợp đồng gia công theo hướng dẫn tại khoản II mục 1 quy trình này.

    II. ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

    Công chức làm thủ tục đăng ký hợp đồng gia công ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận; ký tên, đóng dấu số hiệu công chức lên trang đầu của hợp đồng gia công và các chứng từ kèm theo; vào sổ tiếp nhận và theo dõi thực hiện hợp đồng gia công.

    Cấp phiếu theo dõi, trừ lùi đối với mặt hàng gia công thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép: 02 phiếu, 01 phiếu giao doanh nghiệp, 01 phiếu lưu hồ sơ.

    Lưu bản chính hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công kèm theo (nếu có) và bản sao các chứng từ theo quy định để theo dõi; trả doanh nghiệp các chứng từ còn lại.

    Mục 2. THỦ TỤC XUẤT KHẨU NGUYÊN LIỆU GIA CÔNG
    I. Thủ tục hải quan đối với xuất khẩu nguyên liệu gia công thực hiện theo quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại, trừ việc kiểm tra tính thuế. Ngoài ra, công chức thực hiện thêm một số công việc sau:

    Khi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, công chức Hải quan điền số, ngày, tháng năm tờ khai vào Bảng thống kê tờ khai hàng hóa xuất khẩu (mẫu 02/HQ-GC/2009) để đối chiếu với Bảng thống kê của doanh nghiệp khi thanh khoản.

    Đối với các lô hàng xuất khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức còn phải lấy mẫu nguyên liệu
    (Nội dung này chỉ áp dụng đối với những Chi cục Hải quan chưa áp dụng công nghệ thông tin để quản lý, thanh khoản hàng gia công).

    II. LẤY MẪU NGUYÊN LIỆU:

    Việc lấy mẫu, thẩm quyền quyết định những trường hợp phải lấy mẫu, nguyên tắc lấy mẫu, lưu mẫu nguyên liệu gia công hoặc lưu ảnh nguyên liệu, sản phẩm gia công và thời gian lưu mẫu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009.

    Thủ tục lấy mẫu:
    2.1. Đối với lô hàng xuất khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa (áp dụng cho các hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng gia công đăng ký làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu):
    Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức thực hiện việc lấy mẫu tại nơi kiểm tra thực tế hàng hóa theo trình tự sau:

    2.1.1. Lập 02 bản Phiếu lấy mẫu (theo mẫu 02-PLM/2009 ban hành kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-TCHQ ngày 03/6/2009 của Tổng cục Hải quan), 01 bản Hải quan lưu, 01 bản giao doanh nghiệp;

    2.1.2. Lấy mẫu, niêm phong mẫu cùng phiếu lấy mẫu, cùng đại diện chủ hàng ký trên phiếu lấy mẫu, giao doanh nghiệp tự bảo quản;

    2.1.3. Ghi tên nguyên liệu đã lấy mẫu vào ô 25 “Ghi chép khác” của tờ khai hàng hóa xuất khẩu;

    2.1.4. Thống kê vào Bảng thống kê nguyên liệu lấy mẫu (mẫu 03/HQ-GC/2009).

    2.2. Đối với lô hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa, đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, việc kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện, thực hiện như sau:
    a. Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu lập Phiếu lấy mẫu gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất để lấy mẫu. Trong Phiếu lấy mẫu ghi rõ nguyên liệu cần lấy mẫu, đồng thời ghi vào Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu: “Đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu… kiểm tra thực tế hàng hóa và lấy mẫu nguyên liệu theo Phiếu lấy mẫu kèm”.

    b. Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa và lấy mẫu nguyên liệu theo để nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Trình tự lấy mẫu thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2 trên, trừ việc lập Phiếu lấy mẫu.

    2.3. Đối với lô hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế:
    Thủ tục lấy mẫu thực hiện theo hướng dẫn tại khoản II.2.1, mục 2 Quy trình này.

    Đối với Chi cục Hải quan đã áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện thêm các công việc sau:
    3.1. Công chức đăng ký tờ khai nhập máy các số liệu tờ khai hoặc đối chiếu số liệu do doanh nghiệp truyền đến với tờ khai.
    3.2. Đối với lô hàng xuất khẩu phải kiểm tra thực tế: nhập máy chi tiết kết quả kiểm tra hàng hóa thực tế xuất khẩu.

    3.3. Nhập máy “Hàng đã thực xuất” theo quy định hiện hành.

    III. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, KIỂM TRA ĐỊNH MỨC:

    Đăng ký định mức:
    a. Tiếp nhận bảng định mức doanh nghiệp đăng ký hoặc bảng điều chỉnh định mức đã đăng ký (Bảng đăng ký định mức từng mã hàng theo mẫu 03/ĐKĐM-GC ban hành kèm theo Thông tư số 116/2008/TT-BTC): 02 bản/01 mã hàng;
    b. Kiểm tra các tiêu chí doanh nghiệp khai trên bảng đăng ký định mức;
    c. Ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận vào bảng đăng ký định mức;
    d. Ký tên, đóng dấu số hiệu công chức và cấp số tiếp nhận lên 02 bản định mức; mở sổ theo dõi việc cấp số tiếp nhận định mức;
    đ. Trả doanh nghiệp 01 bản để xuất trình cơ quan Hải quan khi xuất khẩu sản phẩm (nếu phải kiểm tra thực tế hàng hóa), 01 bản lưu theo dõi;
    e. Nhập định mức vào máy (đối với Chi cục Hải quan áp dụng công nghệ thông tin để quản lý loại hình gia công).

    Điều chỉnh định mức:
    a. Tiếp nhận văn bản giải trình điều chỉnh định mức và bản định mức mã hàng cần điều chỉnh do doanh nghiệp nộp: 02 bản.
    b. Thực hiện tiếp các công việc nêu tại khoản III.1b, c, d, đ trên.
    c. Nhập máy mã phụ của mã hàng có định mức điều chỉnh (đối với Chi cục Hải quan áp dụng công nghệ thông tin để quản lý loại hình gia công).

    Kiểm tra định mức:
    3.1. Chuẩn bị kiểm tra
    a. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý quyết định cụ thể hình thức, phương pháp, thời điểm kiểm tra định mức cho phù hợp và có văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết để chuẩn bị;
    b. Lựa chọn và phân công công chức thực hiện.

    3.2. Thực hiện kiểm tra
    a. Tại cơ quan Hải quan: Căn cứ giải trình, mẫu sản phẩm, tài liệu thiết kế kỹ thuật, hồ sơ các lô hàng nguyên liệu nhập khẩu lưu tại Hải quan, hồ sơ các lô hàng tương tự đã xuất khẩu, khảo sát quy trình sản xuất để xác định định mức chính xác.

    b. Tại trụ sở doanh nghiệp:
    Đối chiếu giải trình về cơ sở, tài liệu, phương pháp hoặc quy trình xây dựng định mức của mã hàng phải kiểm tra với thực tế sản xuất của doanh nghiệp. Kiểm tra chứng từ xuất, nhập kho, lượng sản phẩm sản xuất đã nhập kho, lượng nguyên liệu còn trên dây chuyền, lượng sản phẩm chưa nhập kho; kiểm tra sổ sách kế toán thể hiện việc tính giá thành sản phẩm.

    c. Trường hợp qua kiểm tra vẫn chưa xác định được định mức chính xác thì trưng cầu giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành do lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công quyết định. Trường hợp giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp không thống nhất được thì cơ quan Hải quan quyết định lựa chọn.

    3.3. Kết thúc kiểm tra
    a. Lập biên bản chứng nhận kết quả kiểm tra.
    b. Lập kết luận kiểm tra (mẫu 06/KLĐM-GC/2009) và gửi cho Giám đốc doanh nghiệp để thực hiện.
    c. Niêm phong mẫu sản phẩm đã kiểm tra định mức cùng với Phiếu ghi mã hàng được kiểm tra, giao doanh nghiệp bảo quản cho đến khi thanh khoản xong; lưu đầy đủ hồ sơ kiểm tra cùng hồ sơ hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng.

    IV. THỦ TỤC NHẬP KHẨU SẢN PHẨM GIA CÔNG:
    Thực hiện như quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; ngoài ra công chức thực hiện thêm một số công việc sau:

    Khi đăng ký tờ khai phải trừ lùi nguyên liệu, vật tư xuất khẩu để gia công với nguyên liệu, vật tư tương ứng sản phẩm gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam.

    Khi kiểm tra thực tế hàng hóa phải đối chiếu mẫu lưu nguyên liệu lấy khi xuất khẩu với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm gia công nhập khẩu.

    Giá tính thuế, thuế suất thực hiện theo Thông tư số 79/2009/TT-BTC và các quy định liên quan.

    V. THỦ TỤC THANH KHOẢN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG:
    Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản: thực hiện như nhận gia công cho thương nhân nước ngoài.

    Bước 2: Hải quan kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản được thực hiện như trường hợp nhận gia công cho thương nhân nước ngoài.

    Bước 3: Tính thuế xuất khẩu (nếu có) đối với sản phẩm gia công bán tại nước ngoài và giải quyết nguyên phụ liệu thừa, máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công. Việc giải quyết nguyên phụ liệu thừa, máy móc, thiết bị tạm xuất thực hiện như sau:
    a. Nhập khẩu trở lại Việt Nam:

    Nếu là nguyên liệu, máy móc, thiết bị trong nước xuất ra nước ngoài để phục vụ gia công thì thủ tục hải quan thực hiện như hàng tái nhập.
    Nếu từ nguồn nguyên liệu, máy móc, thiết bị mua tại nước ngoài thì làm thủ tục như hàng hóa nhập khẩu thương mại.
    b. Bán tại nước ngoài: Nếu là nguyên liệu, máy móc, thiết bị từ trong nước xuất ra nước ngoài phục vụ gia công thì thu thuế xuất khẩu (nếu có).
    c. Chuyển sang hợp đồng gia công khác: Thực hiện như nhận gia công cho thương nhân nước ngoài.
    Bước 4: Xác nhận hoàn thành thanh khoản: Thực hiện như xác nhận hoàn thành thanh khoản hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài./.