Chuỗi cung ứng bền vững, hãy bắt đầu từ nguồn cung



  • Bằng cách làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp, các công ty hàng tiêu dùng có thể làm giảm tác động của họ lên môi trường và xã hội, đồng thời định vị bản thân hướng đến sự phát triển mạnh mẽ.

    Khoảng thời gian Từ 10 đến 15 năm tiếp theo sẽ mang đến những cơ hội lớn cho các công ty hàng tiêu dùng. Khoảng 1,8 tỷ người dự kiến sẽ tham gia tầng lớp têu dùng toàn cầu vào năm 2025, tăng đến 75% so với năm 2010 (1). Sự gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng sẽ còn nhiều hơn so với sự gia tăng của số người tiêu dùng khi thu nhập của hộ gia đình ngày càng tăng lên và người ta đang gia tăng tỷ lệ chi tiêu trong tổng ngân sách của mình cho hàng tiêu dùng. Chẳng hạn như Trung Quốc đang trên đường đạt đến con số 100 triệu người tiêu dùng trong độ tuổi lao động vào năm 2030, và dự kiến chi tiêu của họ về sản phẩm cá nhân sẽ được tăng gấp đôi tỷ lệ hiện nay (2).

    Những xu hướng này dự báo một tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành hàng tiêu dùng: 5% mỗi năm trong vòng hai thập kỷ tới. Đối với các nhà đầu tư, mức tăng trưởng dự kiến này là tin cực kỳ tốt. Giá trị của một công ty có thể được thông qua tổng của hai giá trị: giá trị hiện tại của dòng tiền hiện tại của công ty mở rộng trong tương lai và giá trị hiện tại của tăng trưởng dự kiến trong dòng tiền. Khi chúng tôi nghiên cứu giá trị doanh nghiệp của top 50 công ty hàng tiêu dùng nhanh (CPG) có niêm yết trên sàn chứng khoán, chúng tôi thấy rằng sự tăng trưởng dòng tiền dự kiến của họ chiếm khoảng một nửa giá trị hiện tại của họ. Bởi vì điều này, các yếu tố làm thay đổi triển vọng tăng trưởng của các công ty cũng sẽ có ảnh hưởng lớn trên tổng lợi tức cho các cổ đông (Exhibit 1).

    Một yếu tố có thể làm chậm sự tăng trưởng của công ty đó chính là tính bền vững kém, được đánh giá thông qua tác động môi trường và xã hội. Để sản xuất và bán sản phẩm, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng cần, nguồn cung cấp năng lượng và tài nguyên thiên nhiên đáng tin cậy, giá cả phải chăng, cũng như sự cho phép của người tiêu dùng, nhà đầu tư và nhà quản lý để làm kinh doanh. Nhưng hiện nay các công ty không còn xem thường những yếu tố này nữa. Thật vậy, sự đồng thuận khoa học, cùng với những cam kết của chính phủ và các nhà lãnh đạo, bao gồm lãnh đạo của một số công ty hàng tiêu dùng lớn nhất hiện nay, đang kêu gọi những cải tiến to lớn về hiệu quả hoạt động bền vững (sustainability performance).

    Ví dụ, Hiệp định Paris, đạt được ủng hộ của 195 quốc gia tại hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tháng 12/2015, nhằm mục tiêu giảm thải khí nhà kính toàn cầu, đủ để ngăn chặn hành tinh khỏi sự nóng lên hơn 2 độ C. Để cắt giảm lượng khí thải của mình phù hợp với mục tiêu của hiệp định Paris trong khi tăng doanh thu ở mức dự kiến 5.3% một năm, các công ty hàng tiêu dùng nhanh sẽ phải giảm mật độ các-bon (carbon intensity) của mình – lượng khí nhà kính phát ra trên một đơn vị sản lượng – hơn 90% từ năm 2015 đến năm 2050 (Exhibit 2).

    Con số này cho thấy rằng các công ty hàng tiêu dùng sẽ phải giảm đáng kể chi phí nguyên liệu tự nhiên và chi phí xã hội liên quan đến sản xuất sản phẩm và dịch vụ của họ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng mà không phải xâm hại đến môi trường hay phúc lợi của con người. Cuối cùng, một số công ty sẽ được hưởng lợi từ những đổi mới cho phép sản phẩm được sản xuất sử dụng ít năng lượng và nguyên vật liệu được tái sử dụng hoặc tái chế dễ dàng (xem bài “Toward a circular economy in food” (Hướng tới một nền kinh tế chu trình khép kín trong ngành thực phẩm)). Như chúng ta sẽ thấy trong phần còn lại của bài viết này, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng rất có khả năng nhận biết rằng chuỗi cung ứng của họ sẽ có những cơ hội đột phá rất lớn trong hiệu quả hoạt động bền vững (sustainability performance).

    Chuỗi cung ứng: Thiếu một mắc xích cho sự bền vững

    Một chuỗi cung ứng phân bổ chức năng cao – toàn bộ hệ thống phân cấp của các tổ chức, bao gồm các nhà cung cấp năng lượng, tham gia vào việc sản xuất và phân phối hàng hóa – có thể cho phép một công ty hàng tiêu dùng để quản lý hai loại rủi ro liên quan đến tính bền vững. Một loại rủi ro đó là tác động bền vững của việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Chuỗi cung ứng của một công ty tiêu dùng thường tạo ra chi phí xã hội và môi trường lớn hơn nhiều so với hoạt động của mình, chiếm hơn 80% khí thải nhà kính và hơn 90% tác động lên không khí, đất, nước, đa dạng sinh học và tài nguyên địa chất (Exhibit 3). Các công ty hàng tiêu dùng do đó có thể giảm bớt những chi phí đáng kể bằng cách tập trung vào chuỗi cung ứng của họ.

    Loại rủi ro thứ hai xảy ra do tác động bền vững có thể can thiệp vào chuỗi cung ứng của công ty hàng tiêu dùng. GrainCorp, một công ty nông nghiệp lớn của Úc, báo cáo rằng một đợt hạn hán làm giảm sản lượng của họ 23%, dẫn tới giảm 64% lợi nhuận vào năm 2014 (3). Unilever ước tính rằng họ mất khoảng 300 triệu Euro mỗi năm do tình trạng khan hiếm nước ngày càng xấu đi và giảm năng suất nông nghiệp dẫn đến chi phí nông phẩm cao hơn (4). Năm 2014, một bảng xếp hạng 100 công ty có uy tín nhất trên thế giới bao gồm 8 công ty may mặc, trong số đó, 2 công ty đã bị rớt khỏi bảng xếp hạng vào năm 2015, sau sự sụp đổ chết người của nhà máy Rana Plaza tại Bangladesh, vốn đã sản xuất hàng hoá cho 2 công ty này và họ đã rời khỏi danh sách trong 2016 (5).

    Mặc dù có những rủi ro về tính bền vững trong chuỗi cung ứng nhưng khá ít các công ty hiện đang làm việc với các nhà cung cấp của họ để quản lý những rủi ro này. Lấy một ví dụ, hãy xem cách các doanh nghiệp giải quyết tác động của chuỗi cung ứng của họ lên khí hậu. Trong số các công ty báo cáo lượng khí thải nhà kính của họ cho CDP (Driving Sustainable Economies) , một tổ chức phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy việc tiết lộ dữ liệu tác động lên môi trường, chỉ có 25% nói rằng họ đưa các nhà cung cấp của mình cùng tham gia vào nỗ lực giảm lượng khí thải (6).

    Ngay cả khi các công ty cố gây ảnh hưởng lên nhà cung cấp của họ, họ cũng có thể sẽ phải gặp nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất có thể là các công ty hàng tiêu dùng không làm việc trực tiếp với tất cả các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của họ. Nhà cung cấp chính thường hợp đồng lại các đơn đặt hàng lớn cho các công ty khác, hoặc họ dựa vào các đại lý mua sắm để đặt hàng với các công ty khác. Hợp đồng phụ là đặc biệt phổ biến trong ngành công nghiệp dệt may; các doanh nghiệp thời trang nói riêng đòi hỏi khối lượng lớn hàng may mặc phải được thực hiện trong khung thời gian ngắn. Nhà thầu phụ có thể được quản lý lỏng lẻo, với ít sự giám sát liên quan sức khỏe và sự an toàn của người lao động.

    Những điều kiện như vậy cản trở các công ty hàng tiêu dùng trong việc biết những gì tác động bền vững xảy đến trong các phân đoạn của chuỗi cung ứng, nơi mà tác động có khả năng là tồi tệ nhất. Trong một cuộc khảo sát gần đây của The Sustainability Consortium (TSC), một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục tiêu nâng cao tính bền vững của sản phẩm tiêu dùng, có ít hơn 1/5 trong số 1700 công ty phản hồi cho biết họ có một cái nhìn toàn diện về hiệu suất bền vững (sustainability performance) của chuỗi cung ứng của họ. Hơn một nửa trong số họ báo cáo rằng họ không thể xác định các vấn đề phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng của họ (7). Các công ty hàng tiêu dùng họ không thể bắt đầu làm việc với nhà cung cấp của họ để giải quyết những vấn đề này cho đến khi họ xác định các vấn đề phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng của mình.

    Ba cách tiếp cận để nâng cao tính bền vững trong chuỗi cung ứng

    Trong con mắt của người mua hàng và nhà đầu tư, những người đang lo ngại về tính bền vững của hàng hóa mà họ mua và các công ty mà họ sở hữu cổ phần, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng có trách nhiệm đảm bảo rằng chuỗi cung ứng của họ được quản lý tốt. Các công ty này có một vị thế quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các nhà cung cấp của họ. Chúng tôi tin rằng có 3 phương pháp có thể giúp các công ty tiêu dùng làm cho chuỗi cung ứng của họ bền vững hơn. Những phương pháp này bao gồm: xác định các vấn đề quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng, liên kết mục tiêu chuỗi cung ứng bền vững của công ty với lộ trình phát triển bền vững toàn cầu, và giúp các nhà cung cấp quản lý tác động của họ.

    Định vị các vấn đề quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng
    Để hiểu được tác động của hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty phải xác định nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người mà họ đang sử dụng tại mỗi bước của quá trình sản xuất, cho dù trong chuỗi cung ứng hay là trong các vận hành trực tiếp. Các công ty cũng phải xem xét một loạt các vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế. Chính sự đa dạng to lớn của các sản phẩm tiêu dùng khiến cho những vấn đề này có thể khác nhau đáng kể từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Ví dụ, sản xuất màn hình LCD gây phát thải khí nhà kính flo, trong khi các đồn điền cà phê dễ đi thuê người tuổi vị thành niên để trồng và hạt cà phê thu hoạch.

    Có nhiều tổ chức cung cấp công cụ và khung đo lường có thể giúp các công ty tìm ra những vấn đề phát triển bền vững quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng của họ:

    TSC đã xây dựng được một tập hợp các chỉ số hoạt động và một hệ thống báo cáo làm nổi bật những “điểm nóng” của vấn đề bền vững cho hơn 110 loại sản phẩm tiêu dùng, bao gồm 80% -90% tác động của các sản phẩm tiêu dùng. TSC xác định các điểm nóng và phát triển các chỉ số hoạt động cho chúng bằng cách xem xét các nghiên cứu khoa học và tư vấn với hơn 100 tổ chức liên quan.
    Quỹ Động vật hoang dã thế giới (World Wildlife Fund – WWF) cung cấp hơn 50 chỉ số hoạt động để đo lường rủi ro chuỗi cung ứng liên quan đến việc sản xuất nhiều loại hàng hóa, cũng như xác suất và mức độ nghiêm trọng của những rủi ro.
    Ban Chuẩn mực kế toán bền vững (Sustainability Accounting Standards Board) đã phát triển tiêu chuẩn giúp các công ty niêm yết trên 10 lĩnh vực, bao gồm cả hàng hóa tiêu dùng, nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư tài liệu thông tin về hoạt động bền vững của công ty trong toàn bộ chuỗi giá trị.
    CDP và Sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative) đã tạo ra các tiêu chuẩn và các số liệu để so sánh các loại khác nhau của tác động bền vững.
    Liên kết mục tiêu chuỗi cung ứng bền vững với lộ trình phát triển bền vững toàn cầu
    Một khi các công ty biết vấn đề chuỗi cung ứng của họ ở đâu, họ có thể đặt mục tiêu cho việc giảm bớt tác động gây ra. Lý tưởng nhất, họ đặt mục tiêu của mình căn cứ vào khuyến nghị của các nhà khoa học để mang lại nhiều loại hình tác động bền vững dưới những ngưỡng mà giúp sẽ duy trì hoặc cải thiện sức khỏe con người.

    Ví dụ, liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change), một cơ quan khoa học được thành lập bởi Liên Hiệp Quốc, đã xác định mục tiêu toàn cầu cho việc giảm thải khí nhà kính. Dựa trên những khuyến nghị này, CDP và WWF đã tính toán rằng lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu và mặt hàng thiết yếu tại Hoa Kỳ cần phải cắt giảm khí thải nhà kính của họ lần lượt là từ 16% – 17% và từ 35% – 44% để chia sẻ phần của họ trong tổng lượng khí thải toàn cầu từ năm 2010 đến năm 2020. Đạt được những mục tiêu này cũng sẽ cho phép các lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu tiết kiệm 15 tỷ đô la Mỹ và lĩnh vực tiêu dùng không thiết yếu tiết kiệm 38 tỷ đô la Mỹ trong tổng chi phí. Một báo cáo tương tự cũng cho thấy rằng thiết lập các mục tiêu giảm mạnh mẽ khiến cho các công ty có nhiều khả năng sẽ đạt được những mục tiêu này và đạt được lợi nhuận lớn hơn trên các khoản mà họ đầu tư vào giảm khí thải carbon (8).

    General Mills đã sử dụng phương pháp này để thiết lập một mục tiêu giảm khí thải cho toàn bộ chuỗi giá trị của công ty họ tương ứng với quốc tế theo thỏa thuận mục tiêu giảm khí thải từ 41% – 72% vào năm 2050, bắt đầu từ mức năm 2010. Có hơn 2/3 tổng lượng khí thải nhà kính tập trung trong chuỗi cung ứng của mình, General Mills công bố vào cuối năm 2015 rằng họ sẽ cố gắng cắt giảm 28% lượng khí thải từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng của mình trong vòng 10 năm. Để đạt được những mục tiêu này, công ty đang khuyến khích các nhà cung cấp nông nghiệp tuân theo các thực hành bền vững và đã cam kết sẽ đạt 100% trong số 10 thành phần ưu tiên từ các nguồn nguyên liệu bền vững đến năm 2020.

    Một số nhà cung cấp đã chủ động thiết lập các mục tiêu phát triển bền vững của riêng mình, trước khi bị các khách hàng buộc họ phải làm vậy. Ví dụ như, Cargill đã cam kết tạo ra một chuỗi cung ứng dầu cọ minh bạch, truy xuất được và bền vững vào năm 2020.

    Hỗ trợ các nhà cung cấp trong việc quản lý tác động và chắc chắn rằng họ tuân theo
    Sức mua của các công ty tiêu dùng và các nhà bán lẻ có ảnh hưởng đáng kể lên hoạt động kinh doanh các nhà cung cấp. Tuy nhiên, lại có tương đối ít các công ty trong ngành hàng tiêu dùng và các ngành khác sử dụng sức ảnh hưởng đó khiến nhà cung cấp của họ giảm thiểu ảnh hưởng lên tính bền vững, mặc dù điều đó giờ đang dần thay đổi. Giai đoạn 2010-2015, số lượng thành viên của chương trình chuỗi cung ứng CDP đã tăng 30% nhưng vẫn ở mức ít hơn 100 công ty, trong đó có 19 công ty hàng tiêu dùng. Số lượng các nhà cung cấp báo cáo thông qua chương trình tăng gấp 4 lần, từ 1000 đến hơn 4000. Sự cộng tác trong chuỗi cung ứng đã giúp giảm hơn 3.5 triệu tấn khí thải carbon, và các nhà cung cấp tiết kiệm trung bình 1.3 triệu đô la Mỹ trên sáng kiến giảm thiểu khí thải (9).

    Trong những năm gần đây, các công ty hàng tiêu dùng và những công ty khác đã áp dụng nhiều phương pháp phức tạp và hiệu quả hơn vào việc thay đổi các thực hành của các nhà cung cấp. Họ đã đi từ việc phổ biến các quy tắc ứng xử, thực hiện kiểm toán, và bảng hỏi hiện trường đến việc giúp các nhà cung cấp thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển bền vững, trực tiếp hỗ trợ các mục tiêu riêng của các công ty. Campbell Soup, phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường, đã cung cấp cho nông dân các công nghệ, chỉ dẫn và các sản phẩm để giúp họ tối ưu hóa việc sử dụng phân bón và cải thiện việc bảo vệ nguồn đất.

    Công nghệ kỹ thuật số cũng đã giúp tăng khả năng hỗ trợ số lượng lớn các nhà cung cấp của các công ty. Trong năm 2014, Walmart đã phát động một chương trình giúp đỡ hàng ngàn nhà cung cấp Trung Quốc tăng hiệu quả năng lượng hơn cho nhà máy thông qua việc sử dụng các công cụ trực tuyến. Chương trình này đã cho phép các nhà cung cấp giảm tiêu thụ năng lượng trung bình 10%. Unilever sử dụng một công cụ phần mềm, phát triển với Đại học Aberdeen, để thu thập dữ liệu về việc liệu nông dân trong chuỗi cung ứng của họ có đang áp dụng các thực hành bền vững hay không. Unilever cung cấp cho họ các công cụ miễn phí, với mục đích mua sắm 100% sản phẩm nông sản từ các nguồn bền vững vào năm 2020.

    Để củng cố những nỗ lực như thế này, các công ty nên giám sát hiệu quả hoạt động bền vững (sustainability performance) của nhà cung cấp và khiến họ có trách nhiệm với nó. Cuối cùng, các công ty tiêu dùng chỉ có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững đầy tham vọng của mình nếu họ biết thiết lập các tiêu chuẩn cao cho hiệu quả hoạt động của các nhà cung cấp và ngăn chặn việc kinh doanh với các nhà cung cấp chỉ lo tập trung vào ngắn hạn.

    Các công ty hàng tiêu dùng cũng cung cấp nhiều ưu đãi cho các nhà cung cấp để họ cải thiện hiệu suất bền vững. Walmart đã cam kết rằng vào cuối năm 2017, 70% hàng hóa họ bán ra sẽ đến từ các nhà cung cấp sử dụng Chỉ số bền vững của công ty, một dạng bảng điểm dành cho nhà cung cấp trong đó sử dụng các chỉ số hiệu suất chuỗi cung ứng và hệ thống báo cáo của TSC. Trên trang web thương mại điện tử của Walmart, những công ty với số điểm Chỉ số bền vững cao nhất sẽ có sản phẩm được đánh dấu là “được sản xuấ bởi nhà lãnh đạo phát triển bền vững” (“made by Sustainability Leaders”), khiến họ có động lực để tham gia. Tương tự như vậy, kết hợp với International Finance Corporation, Levi Strauss đã thiết lập chương trình tài chính nhà cung cấp thương mại toàn cầu (Global Trade Supplier Finance) trị giá 500 triệu đô la Mỹ để cung cấp tài chính ngắn hạn lãi suất thấp cho những nhà cung cấp được xếp hạn cao trên bảng điểm phát triển bền vững của Levi dành cho nhà cung cấp.

    Bởi vì các chuỗi cung ứng chồng lên nhau trong nhiều lĩnh vực hàng tiêu dùng, các công ty đã bắt đầu nhận ra lợi ích của hành động tập thể và đã bắt đầu làm việc với nhau để gắn kết mạng lưới nhà cung cấp của họ trong một nỗ lực phát triển bền vững. Ví dụ, Diễn đàn hàng tiêu dùng (Consumer Goods Forum – CGF), một mạng lưới toàn cầu với hơn 400 nhà bán lẻ, nhà sản xuất, và các công ty khác, đã thực hiện một cam kết chung trong năm 2010 nhằm đạt được tỷ lệ phá rừng ròng ở con số 0 vào năm 2020. Các thành viên CGF đang theo đuổi mục tiêu đó thông qua việc tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm cho bốn mặt hàng chủ lực: thịt bò, dầu cọ, giấy và bột giấy, và đậu nành.

    Một ví dụ khác đó là Hiệp ước về lửa và an toàn xây dựng (Accord on Fire and Building Safety) tại Bangladesh, được thành lập sau sự sụp đổ của nhà máy Rana Plaza. Bản hiệp ước nhằm cải thiện an toàn tại các nhà máy bằng cách hỗ trợ thanh tra độc lập, hành động khắc phục hậu quả, đào tạo, và công khai các báo cáo kiểm tra. Hơn 200 công ty may mặc đã cam kết sẽ kiểm tra tất cả 1600 nhà máy mà họ đang làm việc. Đến tháng 12 năm 2015, họ đã hoàn thành khoảng 1380 cuộc kiểm tra (10).

    Trong nhiều năm qua, hầu hết các công ty hàng tiêu dùng đều rất ít quan tâm đến việc liệu các nhà cung cấp có quản lý các tác động xã hội và môi trường của các hoạt động kinh doanh của họ hay không. Tuy nhiên điều này đang bắt đầu thay đổi, khi các công ty tiêu dùng bắt đầu đánh giá cao mức độ mà các chuỗi cung ứng của họ đóng góp vào các thách thức phát triển bền vững toàn cầu, cũng như các tác động có thể có của việc quản lý bền vững kém lên sự tăng trưởng và lợi nhuận của họ. Một vài doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng, cùng với các tổ chức xã hội-cộng đồng, đã tạo ra một loạt những thực hành và các công cụ hỗ trợ làm việc với các nhà cung cấp nhằm giảm bớt tác động lên tính bền vững và họ đã bắt đầu thấy được lợi ích của những nỗ lực này. Chính những kinh nghiệm này mang lại khả năng thành công cho nhiều công ty để họ có thể bắt đầu các hoạt động tương tự. Các công ty quản lý tốt tác động chuỗi cung ứng của họ có thể cũng định vị tốt nhất bản thân để gặt hái từ sự bùng nổ trong ngành tiêu dùng được dự kiến sẽ diễn ra trong thập kỷ tới và xa hơn.

    ——

    Chú thích:

    (1): Xem thêm chi tiết tại bài “Urban world: Cities and the rise of the consuming class”, McKinsey Global Institute, 06/2012

    (2): Xem thêm chi tiết tại bài “Urban world: The global consumers to watch”, McKinsey Global Institute, 03/2016

    (3): Trevor Chappell, “Drought shrinks GrainCorp profit,” Sydney Morning Herald, 13/11/2014, smh.com.au

    (4): “Unilever CEO calls for decisive action to tackle climate change,” Unilever, 04/08/2014, unilever.com

    (5): 2015 Global RepTrak 100, Reputation Institute, 04/2015, reputationinstitute.com; và 2014 Global RepTrak 100, Reputation Institute, 04/2014, reputationinstitute.com

    (6): Committing to climate action in the supply chain, CDP, 12/2015, cdp.net

    (7): Green global supply chains: From blind spots to hot spots to action, The Sustainability Consortium, 2016, sustainabilityconsortium.org

    (8): The 3% solution, World Windlife Fund and CDP, 2013, thethreepercentsolution.org

    (9): From agreement to action: Mobilizing suppliers toward a climate resilient world, CDP, 2016, cdp.net

    (10): Quarterly aggregate report, Accord on Fire and Building Safety in Bangladesh, 25/02/2016, bangladeshaccord.org

    ——

    Nguồn: trích bài “Starting at the source: Sustainability in supply chains”, McKinsey &Company, được đăng trên trang mckinsey.com, bởi Anne-Titia Bové và Steven Swartz, tháng 11/2016



  • xe tải Tera 180 động cơ máy dầu