Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu Theo Quy Định, Những Lưu Ý Phải Biết



  • Thuế xuất nhập khẩu gồm nhiều loại thuế được áp vào mã hàng hóa, sản phẩm khi xuất nhập khẩu vào một quốc gia. Tại Việt Nam thuế xuất nhập khẩu được tính theo mức lũy tiến và có trình tự tính thuế nhất định. Để tính được đúng thuế nhập khẩu cần biết rõ về nguyên tắc tính thuế. Bạn đọc chưa tham gia các khóa học có thể tham khảo bài viết tại đây.

    Trị giá tính thuế xuất nhập khẩu cần phải được xác định trước khi tính thuế, vì khi nhập hàng về ngoài giá bán trên hóa đơn doanh nghiệp còn phát sinh rất nhiều khoản chi phí khác cần phải cộng vào đề kê khai về thuế, phần này chúng tôi sẽ nói rõ hơn trong bài trị giá khai báo hải quan.

    Về cơ bản bạn đọc cần biết trị giá tính thuế với hàng xuất khẩu là giá bán của hàng được tính tới cảng xuất đầu tiên: Tương ứng với giá ở Term: FOB, FCA, FAS, EXW
    Và có thể cộng thêm các khoản phát sinh phải cộng liên quan tới chi phí đên cảng xuất nằm ngoài giá bán.

    Trị giá khai báo hàng nhập khẩu được áp dụng tính tới cửa khẩu nhập đầu tiên tương tứng với Term: CFR, CIF, CPT,CIP, DAT
    ( giá này bao gòm cước chặn chính và bảo hiểm nếu có ) + các khoản chi phí phát sinh thêm không có trong hóa đơn từ đầu xuất tới cảng nhập đầu tiên.

    Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu với điều kiện DAP giao hàng về tận kho người mua nếu bóc tách được chi phí vận tải từ càng nhập khẩu đến kho của người mua thì vẫn được trừ đi khi tính thuế nhập khẩu,còn nếu không bóc được thì sẽ tính cả vào để tính thuế nhập khẩu.

    Cách tính thuế xuất nhập khẩu

    Các loại thuế xuất nhập khẩu áp dụng với hàng hóa xuất nhập khẩu
    Thực tế mỗi loại măt hàng sẽ áp một loại thuế nhất định không hàng nào giống nhau , bạn sẽ thấy thường phổ biến là thuế Nhập khẩu và thuế Giá trị gia tăng. Thực tế số lượng sắc thuế có tất cả gồm:

    Thuế nhập khẩu
    Thuế tiêu thụ đặc biệt
    Thuế bảo vệ môi trường
    Thuế Chống bán phá giá
    Thuế giá trị gia tăng
    Thuế xuất khẩu

    Lưu ý với thuế nhập khẩu khi tra trên biểu thuế bạn sẽ thấy có 3 mức: Thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Doanh nghiệp được áp 1 trong 3 loại thuế với điều kiện sau:

    Thuế ưu đãi đặc biệt, thường là mức thuế thấp nhất, có thể miễn thuế nhập khẩu chỉ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam từ các nước có quan hệ, ký hiệp định kinh tế với Việt Nam hoặc các nước trong khu vực mà Việt Nam tham gia. – điều kiện cần để hưởng ưu đãi là có C/O form: vd: Việt Nam nhập từ Trung Quốc là C/0 Form E, Từ Thái Lan dùng C/0 FormD….

    Thuế ưu đãi: Áp dụng với hàng hóa nhập khẩu thông thường từ các nước có quan hệ thỏa ước kinh tế với Việt Nam, lúc này doanh nghiệp xuất trình C/0 Form B, hoặc xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông thường để làm thủ tục nhập khẩu theo chính sách mặt hàng.

    Thuế nhập khẩu thông thường: Mức thuế cao nhất, được tính bằng 150% của thuế nhập khẩu ưu đãi,doanh nghiệp áp dụng khi bị ấn định thuế, hoặc bị bác C/0 trường hợp xin thuế tiêu thụ đặc biệt không được sẽ về mức thuế nhập khẩu thông thường luôn chứ k phải là mức thuế ưu đãi nữa.
    Lưu ý tiếp theo về thuế bảo vệ môi trường:

    Khác với các loại thuế khác là (trị giá hàng * thuế xuất) thì thuế bảo vệ môi trường được tính theo nguyên tắc là ( số lượng hàng nhập khẩu * đơn giá tính thuế / đơn vị hàng nhập)

    Ví dụ: Nhập 1000 lit xăng trị giá 100.000.000 VNĐ. Đơn giá tính thuế bảo vệ môi trường là 1.200 VNĐ/ lít xăng = Thuế bảo vệ môi trường là: 1.000 *1.200 = 1.200.000 VNĐ

    Đối với thuế tự vệ ( thuế chống bán phá giá cách tính cũng tương tự như tính thuế bảo vệ môi trường.

    Thuế xuất nhập khẩu được cập nhật hàng năm dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu cho Tổng Cục Hải Quan Phát hành

    Trình tự tính thuế nhập khẩu
    Để biết được cách tính thuế nhập khẩu bạn cần hiểu được trình tự tính thuế sẽ được xắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:

    Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
    Thuế tiêu thụ đặc biệt
    Thuế chống bán phá giá
    Thuế bảo vệ môi trường
    Thuế giá trị gia tăng
    Thuế phải nộp là tổng tất cả các loại thuế
    Trình tự tính thuế xuất nhập khẩu theo quy định
    Trình tự tính thuế xuất nhập khẩu theo quy định
    Cách tính thuế nhập khẩu theo quy định cần biết
    Thuế được tính theo lũy tiến có nghĩa là thuế chồng thuế. Bạn tham khảo cách tính thuế như sau

    THUẾ NHẬP KHẨU = TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ * TS NK
    THUẾ TTDB = (TRỊ GIÁ TÌNH THUẾ + THUẾ NK)* TS TTĐB
    THUẾ BVMT = (Đơn giá Tính thuế/sản phẩm * Số lượng Sản Phẩm Chịu Thuế )
    Thuế CBPG = (Đơn giá Tính thuế/sản phẩm * Số lượng Sản Phẩm Chịu Thuế )
    Thuế XK= (TRỊ GIÁ TÌNH THUẾ + THUẾ XK)* TS TTĐB
    Thuế VAT= (Thuế NK + Thuế TTĐB +Thuê BVMT +Thuế CBPG)* TSVAT

    Đối với VAT hàng hóa chịu những loại thuế nào trước đó thì phải cộng lũy tiến vào để tính, thực tế không có nhiều mặt hàng bị áp đầy đủ các lọa thuế trên.

    Bạn đọc có thể hình dung rõ hơn trong 1 ví dụ thực tế như sau:

    VD: Công ty Thăng Long xuất khẩu 1200 bút chì đen A2, giá FOB là 6 USD/sản phẩm, hợp đồng có quy định thanh toán chậm sau 6 tháng với lãi xuất 0,3 % tháng,, tỉ giá là 1USD = 23.000 VND

    Giải đáp:

    Hs bút chì đen: 96091010: 3%
    Giá tính thuế = 1.200 * 6 * 23.000 * (1 + 0, 3% * 6) = 168,580,800
    Thuế xuất khẩu = 168,580,800 * 3% = 5,057,424
    VAT 10% = ( 168,580,800 + 5,057,424) *10% = 17,363,822 VNĐ
    Tổng tiền thuế phải nộp = VAT + Thuế Xuất Khẩu = 17,363,822 VNĐ + 5,057,424 = 22.321.246 VNĐ
    Trình chơi Video

    Trên đây là những chia sẻ về cách tính thuế xuất nhập khẩu, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và có thể tự tính được thuế phải nộp cho hàng hóa của doanh nghiệp.

    Bạn đọc thắc mắc về cách tính thuế xuất nhập khẩu với hàng tiêu nhập khẩu của doanh nghiệp mình có thể đặt câu hỏi trong bài viết phía dưới phần bình luận tại đây.

    Trân trọng !