Học Logistics trường nào?



  • Đây là câu hỏi của một số bạn đang muốn theo ngành logistics.
    Về cơ bản theo mình thấy mình thích học gì thì m học thôi.
    Còn ngành logistics để làm tốt và có thu nhập tốt thì cần chú ý đến kiến thức XNK và Ngoại ngữ: hiện tại tiếng Anh và Trung.
    Đó là 2 công cụ cần thiết nhất để có thể làm tốt trong ngành.
    Còn cơ bản cứ học các trường có kiến thức về XNK hoặc khoa thương mại quốc tế là được.
    Trường đại học không quan trọng.
    Vấn đề là có cái gì nằm trong cái đầu của bạn không?
    Còn logistics thì vẫn phải từ từ thôi.
    Mỗi hôm một chút. Đủ độ mới chín..
    Chia sẻ quan điểm cá nhân ...



  • Các trường uy tín trên cả nước hiện nay đang đào tạo ngành logistics và xuất nhập khẩu để giúp các em có thêm lựa chon:

    1. Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội:

    Trường Đại học Ngoại thương (tên tiếng Anh: Foreign Trade University). Là một trong những trường đại học có thương hiệu về đào tạo nhóm ngành kinh doanh liên quốc gia tại miền Bắc Việt Nam. Đào tạo từ cử nhân cho đến thạc sĩ, tiến sĩ với nhiều loại hình đào tạo.

    Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn, toàn diện thuộc lĩnh vực kinh doanh doanh quốc tế.

    Cụ thể, chương trình đào tạo hướng vào hai nhóm kiến thức chính:

    Thứ nhất, khối kiến thức giúp sinh viên có kiến thức nền tảng, tổng quan về kinh doanh quốc tế. Môi trường kinh doanh quốc tế, pháp luật trong kinh doanh quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế; tài chính quốc tế, quản trị dự án đầu tư quốc tế.

    Thứ hai, khối kiến thức giúp sinh viên tiếp cận và giải quyết các vấn đề cụ thể trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Đối với khối kiến thức này, chương trình đào tạo hướng vào các lĩnh vực chuyên môn sâu của kinh doanh quốc tế như: Marketing quốc tế, xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế; thanh toán quốc tế, logistics và vận tải quốc tế…

    1. Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM:

    Trường được thành lập năm 1988, là trường đa ngành lớn nhất khu vực phía Nam về lĩnh vực giao thông vận tải (trong đó có ngành Logistics), trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

    Là trường đại học tiên phong đào tạo ngành Logistics trong những năm 2008. Qua đó Trường Đại học giao thông vận tải TP.HCM được đánh giá có chất lượng đào tào ngành Logistics tốt nhất cả nước.

    Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được phép ở lại làm việc trong các công ty về cảng và Logistics với nhu cầu việc làm về ngành nghề này rất cao. Hoặc về Việt Nam làm việc tại các công ty vận tải và giao nhận, công ty dịch vụ logistics, kho hàng và trung tâm phân phối, trung tâm logistics.

    Các phòng ban chuyên môn thuộc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải, dịch vụ logistics, giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu.

    Các vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp?

    Quản lý và khai thác Cảng, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; phân tích hoạt động logistics của doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng quốc tế, giám đốc điều hành, …

    1. Trường ĐH Ngoại Thương cơ sở 2 (FTU 2)

    Là cơ sở đào tạo các chuyên ngành thương mại quốc tế ở phía Nam của trường Đại học Ngoại Thương. Trường được thành lập vào năm 1993, trụ sở tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

    Ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành kinh tế đối ngoại quốc tế/ quản trị kinh doanh quốc tế)

    Tương tự Cơ sở Hà Bội

    1. Trường đại học Hàng hải Việt Nam

    Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế và logistics

    Sinh viên khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây: Các tập đoàn đa quốc gia, liên doanh, tổ chức tài chính, các công ty luật, công ty tư vấn toàn cầu, công ty xuất nhập khẩu; Các cơ quan quản lý các cấp liên quan tới việc hoạch định chính sách cho hoạt động logistics và chuỗi cung ứng, lập kế hoạch và điều phối tại các nhà máy sản xuất, tham gia điều phối các tập đoàn bán lẻ;

    Các công ty cung ứng dịch vụ logistics, các doanh nghiệp vận tải biển, bộ và hàng không, các đại lý hàng, đại lý vận tải, cảng biển, ICD, cảng hàng không, tổ chức – khai thác – quy hoạch kho hàng; công ty và doanh nghiệp có ứng dụng logistics như dầu khí, khai thác mỏ, xuất nhập khẩu hoặc phục vụ cho hậu cần quân đội …

    1. Trường ĐH Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM

    Là một trong sáu trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 12 năm 2003. Đây là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu.

    1. Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

    Là chi nhánh tại châu Á của Đại học RMIT (Melbourne, Úc). Trường giảng dạy nhiều chương trình từ quản trị đến kỹ thuật, đồng thời tổ chức hàng loạt hoạt động ngoại khóa ấn tượng nhằm khuyến khích sinh viên mở rộng phạm vi hiểu biết của bản thân.

    Cử nhân Kinh doanh (Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics)
    Cử nhân Kinh doanh (Kinh doanh Quốc tế)

    1. Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM

    Đào tạo các tác nghiệp viên ngành Logistics Quốc tế bậc cao đẳng có phẩm chất chính trị vững vàng; Nêu cao đạo đức nghề nghiệp và biết tự rèn luyện sức khỏe tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, về kinh tế quốc tế và kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ logistics quốc tế; Có năng lực tổ chức thực hiện, tham gia giải quyết các vấn đề chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực logistics. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở các doanh nghiệp, các cơ quan có hoạt động logistics quốc tế.

    1. Trường Đại học Tài chính – Marketing

    Ngành Kinh doanh quốc tế – thương mại quốc tế

    Sau khi tốt nghiệp, người học có thể công tác tại các đơn vị, các doanh nghiệp:

    Kinh doanh, sản xuất hàng hóa liên quan đến thương mại quốc tế
    Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty kho vận, tiếp vận, giao nhận; các văn phòng đại diện, các đơn vị kinh doanh đại lý vận tải hàng hóa đường biển, đường bộ, đường không.
    Các tổ chức kinh tế, viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng.
    Các cơ quan quản lý thị trường, quản lý thương mại các cấp.
    9. Đại học Thương mại – TMU

    Trường Đại học Thương mại (tiếng Anh: Thuongmai University hoặc Vietnam University of Commerce) là trường đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Trong khuôn khổ chương trình đánh giá các trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Thương mại được xếp trong nhóm 5 trường đại học tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh.

    1. Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

    Chuyên ngành: Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng.

    Chuẩn đầu ra của chương trình (Programme learning outcomes): Liệt kê các chuẩn đầu ra: Kiến thức, kỹ năng, thái độ

    Có khả năng áp dụng các kiến thức về toán, khoa học và kỹ thuật.
    Có khả năng thiết kế và tiến hành thực nghiệm, thu thập, và phân tích dữ liệu.
    Có khả năng phân tích, thiết kế, vận hành, và cải tiến các hệ thống hoặc các quy trình liên quan đến Logistics và chuỗi cung ứng phục vụ cho sự phát triển bền vững.
    Có khả năng phân tích, xác định, mô hình hóa. Và giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống Logistics và chuỗi cung ứng.
    Có khả năng sử dụng các kỹ thuật, công cụ, kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc của người kỹ sư Logistics và chuỗi cung ứng.
    Có khả năng làm việc độc lập và làm việc trong các nhóm đa ngành, đa lĩnh vực.
    Có khả năng giao tiếp hiệu quả bằng văn bản và thuyết trình bằng Tiếng Việt và một ngoại ngữ.
    Nhận thức được nhu cầu và có khả năng thực hiện việc học tập suốt đời.
    Có đầy đủ sức khỏe, lý luận chính trị, đạo đức, phẩm chất cần thiết để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
    11. Trường Đại học Hoa Sen

    Ngành Kinh doanh quốc tế

    Chương trình đào tạo Kinh doanh quốc tế đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân. Có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ. Đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể chương trình đào tạo thể hiện các mục tiêu giáo dục sau:

    Có năng lực vận dụng các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành ngoại thương như: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Vận tải, Bảo hiểm, Thanh toán quốc tế, Marketing quốc tế; Quan hệ kinh tế quốc tế, Luật trong Thương mại quốc tế và các tranh chấp. Và các cách giải quyết tranh chấp trong Thương mại quốc tế,…
    Có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu; có kiến thức về tin học văn phòng.
    Có kiến thức căn bản về kinh tế, về kế toán, về quản trị; về tài chính-ngân hàng đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn hoặc mở rộng sang các chuyên ngành khác.
    Có sự hiểu biết và tôn trọng sự khác biệt trong môi trường đa văn hóa trong Kinh doanh quốc tế. Và vận dụng được trong thực tiễn sau khi tốt nghiệp.
    12. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)

    Chuyên ngành thương mại quốc tế

    Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế.
    Bộ phận phát triển thị trường, đối tác và khách hàng xuất, nhập khẩu.
    Bộ phận quản trị chất lượng, phát triển sản phẩm, dịch vụ xuất nhập khẩu.
    Bộ phận quản trị kênh và mạng lưới phân phối xuất, nhập khẩu.
    Bộ phận xúc tiến thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu.
    Bộ phận quản trị tác nghiệp xuất, nhập khẩu. (Lập phương án kinh doanh, giao dịch, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu);
    Bộ phận quản trị logistics quốc tế
    Bộ phận quản trị tài chính quốc tế
    Bộ phận vượt rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ trong thương mại quốc tế.
    Bộ phận xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
    Các công việc R&D xuất, nhập khẩu khác.
    Bộ phận đào tạo và nghiên cứu về kinh doanh quốc tế
    Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng. Quá trình quản trị kinh doanh khác (quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính kinh doanh…) ở các doanh nghiệp.
    13. Trường Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng
    Các trường đào tạo xuất nhập khẩu - Logistics
    Các trường đào tạo xuất nhập khẩu – Logistics tốt nhất
    Là ngành học truyền thống của trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng. Được hình thành từ năm 1992 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

    Nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực ngoại thương và các ngành hỗ trợ hoạt động ngoại thương. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này. Học chuyên ngành Ngoại Thương sẽ giúp cho sinh viên có kiến thức và kỹ năng để tư duy năng động và sáng tạo. Đáp ứng yêu cầu làm việc của các công ty trong và ngoài nước.

    Sinh viên tốt nghiệp thích hợp cho các vị trí công việc trong các tổ chức sau:
    Các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến kinh doanh ngoại thương
    Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh quốc tế: vận tải, giao nhận hàng hóa quốc tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm quốc tế
    Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
    Các cơ quan nghiên cứu và quản lý Nhà Nước
    Các tổ chức quốc tế về nghiên cứu và phát triển thương mại quốc tế.
    Những trường khác, chương trình học gần như tương tự nhau. Không có sự khác biệt nhiều. Các trường đào tạo xuất nhập khẩu – Logistics tốt nhất.
    14. Trường Đại học Kinh tế Luật – ĐH Quốc gia TP.HCM

    1. Trường Đại học Văn Lang

    2. Trường Đại học Tôn Đức Thắng

    3. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

    4. Trường Đại học Giao thông Vận tải – Hà Nội

    5. Trường Đại học Kinh tế (UEB) – Đại học Quốc Gia Hà Nội

    6. Học viện Tài Chính – AOF (chuyên sâu nhất về hải quan-thuế)

    7. Học viện chính sách và Phát triển (APD)

    8. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội