KỸ THUẬT ĐÓNG HÀNG VÀO CONTAINER



  • Container là công cụ vận tải có những đặc điểm: có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại; được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường; được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện đặc biệt khi chuyển từ một phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác; và nó được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container.
    Vậy khi đóng hàng vào container, chúng ta cần tuân theo những kỹ thuật nào?

    Đầu tiên ta cần căn cứ vào đặc điểm của hàng hóa chuyên chở, gồm các nhóm hàng sau:
    Không phải hàng hóa nào cũng phù hợp với phương thức chuyên chở bằng container cho nên việc xác định nguồn hàng phù hợp với việc chuyên chở bằng container có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh.
    Nhóm 1: Các loại hàng hoàn toàn phù hợp với chuyên chở bằng container.
    Bao gồm: hàng bách hóa, thực phẩm đóng hộp, dược liệu y tế, sản phẩm da, nhựa hay cao su, dụng cụ gia đình, tơ sợi, vải vóc, sản phẩm kim loại, đồ chơi, đồ gỗ…
    Những mặt hàng được chở bằng những container tổng hợp thông thường, container thông gió hoặc container bảo ôn….tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đặc tính hàng hóa.

    Nhóm 2: Các loại hàng phù hợp với điều kiện chuyên chở bằng container

    Bao gồm: Than, quặng, cao lanh… tức là những mặt hàng có giá trị thấp và số lượng buôn bán lớn. Những mặt hàng này về tính chất tự nhiên cũng như kỹ thuật hoàn toàn phù hợp với việc chuyên chở bằng container nhưng về mặt hiệu quả kinh tế lại không phù hợp (tỷ lệ giữa cước và giá trị của hàng hóa.)

    Nhóm 3: Các loại hàng này có tính chất lý, hóa đặc biệt như : hàng dễ hỏng, hàng đông lạnh, súc vật sống, hàng siêu nặng, hàng nguy hiểm độc hại….Những mặt hàng này phải đóng bằng container chuyên dụng như: container bảo ôn, container thông gió, container phẳng, container chở súc vật….

    Nhóm 4: Các loại hàng phù hợp với vận chuyên chở bằng container như: sắt hộp, phế thải, sắt cuộn, hàng siêu trường, siêu trọng, ôtô tải hạng nặng, các chất phóng xạ,…

    2. Bên cạnh việc có được nguồn hàng chuyên chở phù hợp, chúng ta cần xác định và kiểm tra các loại, kiểu container khi sử dụng.

    Việc kiểm tra cần được tiến hành ngay lúc người điều hành chuyên chở giao container. Khi phát hiện container không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định phải thông báo ngay cho người điều hành chuyên chở, tuyệt đối không chấp nhận, hoặc yêu cầu hoàn chỉnh hay thay đổi container khác. Nếu kiểm tra thiếu chu đáo, tiếp nhận container không đạt yêu cầu kỹ thuật, trong quá trình chuyên chở có tổn thất xảy ra do khiếm khuyết của container, người gửi hàng phải tự gánh chịu mọi hậu quả phát sinh.

    Nội dung kiểm tra bao gồm:

    – Kiểm tra bên ngoài container.

    Quan sát và phát hiện các dấu vết cào xước, hư hỏng, khe nứt, lỗ thủng, biến dạng méo mó do va đập….Phải kiểm tra phần mái, các nóc lắp ghép của container vì đây là chỗ thường bị bỏ sót nhưng lại là cơ cấu trọng yếu của container liên quan tới an toàn chuyên chở.

    – Kiểm tra bên trong container

    Kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên trong quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt. Kiểm tra các đinh tán, rivê xem có bị hư hỏng hay nhô lên không. Kiểm tra tấm bọc phủ hoặc các trang thiết bị khác như lỗ thông gió, ống dẫn hơi lạnh….

    – Kiểm tra cửa container.

    Tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và chốt đệm cửa, bảo đảm cửa đóng mở an toàn, niêm phong chắc chắn và kín không để nước xâm nhập vào.

    – Kiểm tra tình trạng vệ sinh container.

    Container phải được don vệ sinh tốt, khô ráo, không bị mùi hôi hay dây bẩn.

    Ðóng hàng vào container không đạt tiêu chuẩn vệ sinh sẽ gây tổn thất cho hàng hóa đồng thời dễ bị từ chối khi cơ quan y tế nước gửi hàng kiểm tra phát hiện.

    – Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container

    Các thông số kỹ thuật của container được ghi trên vỏ hoặc trên biển chứng nhận an toàn. Thông số kỹ thuật của container bao gồm:

    Trọng lượng tối đa hay trọng tải toàn phần của container (Maximum Gross Weight) khi container chứa đầy hàng đến giới hạn an toàn cho phép. Nó bao gồm trọng lượng tối đa cho phép cộng với trọng lượng vỏ container.

    Trọng tải tịnh của container (Maximum Payload) là trọng lượng hàng hóa tới mức tối đa cho phép trong container. Nó bao gồm: trọng lượng hàng hóa, bao bì, palet, các vật liệu dùng để chèn lót, chống đỡ hàng trong container.

    Trọng lượng vỏ container (Tare Weight) phụ thuộc vào vật liệu dùng để chế tạo container.

    Dung tích container (Container internal capacity) tức là sức chứa hàng tối đa của container.

    Cuối cùng, điều chúng ta cần lưu ý nhất khi đóng hàng vào container là tuân theo những yêu cầu kỹ thuật đóng hàng vào container, bao gồm:
    4. Phân bố đều trọng lượng hàng trên mặt sàn container

    Mục đích phân bố đều trọng lượng hàng trên mặt sàn container là để tránh trọng lượng tập trung ở một điểm hay một nơi làm cho mặt sàn và các dầm ngang tại nơi ấy phải chịu tải quá mức do đó có thể bị nứt gãy hoặc cong vênh.

    Để tranh rủi ro nói trên cần phải hiểu biết chính xác, cụ thể tình hình hàng hóa và trọng lượng, có thể bao bì và đặc điễm lý hóa để quyết định cách phân bố thích hợp.

    Phải giữ cho trọng tâm container và hàng hóa không bị lệch, nếu không sẽ mất cân bằng trong khi bốc dỗ vận chuyển có thể làm cho container bị trượt nghiêng, lật úp hoặc rơi xuống.

    Khi hàng chuyên chở là cỗ máy hình dáng phức tạp khó xác định trọng tâm thì nên làm giá đỡ thích hợp, có chèn đệm, chằng buộc để cố định vị trí.

    Khi xếp nhiều loại hàng chung một container, phải xếp hàng năng bên dưới, hàng nhẹ bên trên và nếu cần phải đặt thêm tấm đệm lót và chằng buộc cẩn thận.

    a. Chèn lót hàng trong container

    Chèn lót hàng là động tác không thể thiếu được trong xếp hàng nhằm mục đích tránh cho hàng hóa tiếp xúc va chạm gây hư hại cho nhau và hư hại cho container. Chèn lót hàng tốt chẳng những đảm bảo an toàn mà còn tạo điều kiện xếp hàng thành chồng lên nhau (đặc biệt là hàng mỏng mảnh dễ vỡ hoặc đường tròn) làm tăng thêm lợi ích kinh tế.

    Vật liệu chèn lót phải đảm bảo vệ sinh, không tạo môi trường cho côn trùng sinh sôi, gây hại và cũng cần chú ý xem nước nhập khẩu có quy định sử dụng vật liệu chèn lót như thế nào.

    b. Gia cố hàng trong container

    Gia cố hàng là biện pháp phổ biến được áp dụng để lấp khoảng trống giữa các kiện hàng, giữa hàng và vách nhằm phòng tránh hàng hóa xê dịch, va chạm trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ. Có nhiều cách gia cố hàng như sau: dùng trụ gỗ chống đỡ; dùng giá gỗ, chốt nêm, tấm đệm hoặc dùng dây thừng, dây xích, đai nẹp hoặc lưới để buộc giữ.

    Cần phải gia cố hàng chắc chắn, kiên cố nhưng không nên chằng buộc quá căng làm tăng áp lực lớn lên các điểm tựa tương đối yếu của container như cửa, vách mặt trước. Các cột hoặc giá đỡ nên bố trí theo chiều dọc container.

    c. Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động

    Trong khi chuyên chở và bốc dỡ hàng, nói chung không thể triệt tiêu được hết các xung đột nhưng có thể dùng vật có công dụng hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động. Đó thường là những vật liệu mềm dẻo, có tính đàn hội tốt như bọt xốp, nệm bông, túi nhựa chứa không khí…

    . Chống hiện tượng hàng hóa bị nóng, hấp hơi

    Vì hàng hóa đóng trong container kín không có điều kiện kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm bên trong. Hiện tượng hấp hơi xảy ra trên bờ mặt kết cấu bên trong container và bề mặt hàng hóa bằng kim loại vì đây là nơi tiếp xúc và chịu nhiều tác động của khí hậu bên ngoài. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, nhiệt độ bên trong thấp hơn điểm sương của không khí thì lượng hơi nước dư thừa sẽ đọng thành giọt.

    Vietnam Logistics Institute