Quản lý logistics chặng cuối: liệu ERP của bạn có thực sự hiệu quả?



  • Sự cạnh tranh trong “chặng cuối” (last-mile) của chuỗi cung ứng đang ngày càng căng thẳng trong những tháng vừa qua. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng kinh doanh đáng kể giữa sự cạnh tranh gay gắt này.

    Vậy họ đã làm nó như thế nào?
    Các công ty hàng đầu đang giành được thị phần bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ và các chiến thuật quảng cáo linh hoạt mà từ đó cho phép khách hàng – người chủ thương hiệu – gặt hái được lợi nhuận từ nhu cầu của người tiêu dùng.
    Các công ty này đang kết hợp các giải pháp công nghệ thông tin sáng tạo, mang tính phản hồi nhanh, dựa trên đám mây (cloud-based) và các giải pháp ổn định hiện tại đang có tại doanh nghiệp để đạt được mức độ dịch vụ tuyệt vời. Cách tiếp cận lai tạo này mang lại các kết quả được đảm bảo trong khi vẫn triển khai được các giải pháp nhanh nhạy, lặp đi lặp lại cho các vấn đề mới và phức tạp.
    Bằng cách hoạt động ở hai chế độ bổ sung – ổn định và nhanh nhạy – các nhà cung cấp dịch vụ logistics chặng cuối (last-mile logistics) có thể tối ưu hóa một cách thành công trong khi vẫn có thể phục vụ liên tục và vượt qua những thách thức làm giảm sự cạnh tranh.
    Bài viết mà Smartlog sẽ giới thiệu sau đây sẽ giúp chúng ta khám phá cách mà các 3PL và các nhà cung cấp dịch vụ đóng gói đang chuyển đổi logistics chặng cuối như thế nào với các ứng dụng phần mềm SaaS (software as a service) chuyên nghiệp.

    Di động và kỹ thuật số: một chuỗi cung ứng đang tiến hóa
    Trong nửa thế kỷ qua, cách thức các công ty trong chuỗi cung ứng quản lý các nguồn lực và quy trình của họ đã chuyển đổi đáng kể. Trong những năm sáu mươi, phát minh ra vi mạch cho phép các công ty tự động hóa việc kiểm soát tồn kho lần đầu tiên. Kể từ đó, công nghệ đã trở thành chất xúc tác chính thúc đẩy sự đổi mới, từ tự động hoá quy trình sản xuất, thu thập và tận dụng thông tin kinh doanh, và cuối cùng, kết nối mạng lưới toàn cầu của các đối tác trong chuỗi cung ứng.
    Vào cuối những năm chín mươi, một công nghệ đã thống trị xu hướng này. Các chương trình khổng lồ ERP – Enterprise Resource Planning (lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp) đã chuyển đổi các lĩnh vực vận hành cốt lõi và đặt nền tảng cho các hệ thống mô-đun tích hợp để quản lý các hệ thống back-end quan trọng như kế toán tài chính và nguồn nhân lực.
    Khi Internet bắt đầu phát triển, các môi trường kỹ thuật số, di động và mạng xã hội tiếp tục dệt vào trong những gì chúng ta đang làm. Hãy suy nghĩ về việc điện thoại thông minh đã thay đổi đến bao nhiêu cách bạn giao tiếp, kết nối, và lên kế hoạch cuộc sống của bạn. Sự tương tác chậm, buồn tẻ hoặc hạn chế bây giờ trở nên nhanh chóng, dễ dàng, và mượt mà. Các ứng dụng đám mây (cloud) đã làm thay đổi mọi thứ.

    Các nhà cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng đã luôn luôn áp dụng công nghệ vào hoạt động của họ để thúc đẩy hiệu quả, chất lượng dịch vụ và tốc độ. Tuy nhiên, ngày hôm nay, nhiều công ty sẽ thấy rằng những giải pháp ERP của ngày hôm qua không đủ để hỗ trợ tốc độ, cá nhân hóa và sự nhanh nhẹn cần thiết cho hoạt động sản xuất trong một thị trường toàn cầu hiện đại.
    Việc những khách hàng mua sắm sành điệu đòi hỏi có những sản phẩm được cá nhân hóa cho họ và có chất lượng hàng đầu, ngày nay đang thúc đẩy tính năng động của môi trường toàn cầu. Những người tiêu dùng này được đào tạo để sử dụng Internet để sắp xếp các sản phẩm và tập hợp kinh nghiệm của nhiều người để tìm ra những thỏa thuận tốt nhất – dù là trực tuyến hay trong các cửa hàng.
    Đám mây (cloud) đã khởi đầu cho một sự chuyển đổi trong CNTT, đòi hỏi rằng nó trở nên “xã hội”-hợp tác hơn, liên kết qua lại, luôn cập nhật và có sẵn trong thời gian thực.
    Các chủ thương hiệu đang đáp ứng bằng cách phân chia thị trường của họ và khu vực hóa các dịch vụ để thu hút người tiêu dùng sành điệu, năng động. Tất cả điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistics chặng cuối? Nó có nghĩa là các lô hàng sẽ bị chia nhỏ hơn, quảng đường ngắn hơn, và có nhiều các gói sản phẩm quảng cáo. Và điều đó có nghĩa là nhiều bộ phận chuyển động hơn, bàn giao nhiều hơn và nhiều điểm tiếp xúc khách hàng hơn (touchpoint), và phức tạp hơn rất nhiều.
    Chuỗi cung ứng ngày nay có những thách thức kinh doanh cần phải được giải quyết bằng cách sử dụng cái mà Gartner gọi là kịch bản “lai thực tế” (hydrid reality). Trong một kịch bản lai thực tế, một doanh nghiệp thông qua một sự kết hợp của các phần mềm công cụ chuyên dụng như là một ứng dụng dịch vụ (SaaS) được truy cập từ đám mây (cloud), và một ERP được duy trì tại cơ sở doanh nghiệp (on-premise) để đạt được lợi thế cạnh tranh.
    Đến năm 2017, hơn 70% doanh nghiệp đã vượt quá kích cỡ ERP của họ sẽ chuyển sang phần mềm dựa trên đám mây (cloud-based) để thúc đẩy lợi nhuận kinh doanh. Các chuyên gia cung cấp SaaS mới nổi đang tạo ra một tác động rất lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistics chặng cuối bằng cách trang bị cho họ khả năng nhanh nhạy và thích ứng để giải quyết các vấn đề kinh doanh năng động và ngày càng phức tạp của họ. Các giải pháp nhanh nhẹn và thích ứng có thể được lặp lại và tinh chế bởi người dùng theo thời gian để tối đa hóa hiệu suất của quy trình. Các giải pháp ERP đơn giản một mình nó không thể tạo điều kiện cho cách tiếp cận này trong một kịch bản lai thực tế không thể đoán trước.

    Bốn chìa khóa giúp bạn trở thành bậc thầy trong logistics chặng cuối
    Các nhu cầu của chủ thương hiệu chưa bao giờ phức tạp hơn như trong chuỗi cung ứng hiện nay. Sự gia tăng khủng khiếp của số lượng touchpoint khiến cho các quyết định nhanh nhẹn, lặp đi lặp lại và dựa trên dữ liệu trở nên có tác động mạnh mẽ và giúp tăng hiệu quả để kết nối và tối ưu hóa toàn bộ hệ thống. Chỉ có các 3PL và các nhà thầu dịch vụ đóng gói, những người có thể phát triển kinh doanh của họ để cung cấp cho các thương hiệu những khả năng sau đây, mới có thể tận dụng được cơ hội kinh doanh logistics chặng cuối này.

    Các chủ sở hữu thương hiệu ngày nay thích làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ logistics chặng cuối có đầu tư vào số hóa (digitization) và có khả năng xây dựng mối quan hệ hợp tác có lợi nhuận và bền bỉ. Các nhà cung cấp được trang bị bộ công cụ làm tăng sự nhanh nhẹn, độ tin cậy, khả năng hợp tác và hỗ trợ lặp lại liên tục, chính là những người chơi chính đang thống lĩnh thị trường dịch vụ đóng gói theo hợp đồng nhiều mong manh hiện nay.
    Những công ty nào không muốn đầu tư vào các năng lực dựa vào dữ liệu, nhanh nhẹn sẽ không thể bảo đảm các mối quan hệ chiến lược có chất lượng cao. Sự phụ thuộc vào các công cụ truyền thống và các thực tốt trong quá khứ làm cho các nhà cung cấp lỗi thời không được trang bị để đối mặt với những thách thức của chuỗi cung ứng ngày nay và nhu cầu phát triển của tổ chức và ngành của họ.
    Một phần của cuộc đấu tranh này đến từ nỗ lực sửa đổi các giải pháp chỉ-có-ERP để đối phó với tính năng động của chuỗi cung ứng hiện đại. Sự cứng nhắc làm cho ERP trở nên ổn định trong quá khứ cuối cùng cũng quá khó sử dụng để đáp ứng những nhu cầu chặng cuối (last-mile) mà đòi hỏi phản ứng chiến lược lâu dài và kịp thời. Các hệ thống ERP từ lâu đã hỗ trợ quản lý tài nguyên kinh doanh mà không có “đồng minh” nào, nhưng ngày nay chúng không còn đơn độc nữa.
    Cùng với nhau, ERP và các ứng dụng SaaS được xây dựng theo mục đích, dựa trên miền có thể kết hợp để giảm bớt cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics chặng cuối những đòi hỏi CNTT phức tạp, tốn kém và tốn nhiều thời gian, đồng thời mang lại tính linh hoạt, hiệu quả về chi phí và tính hữu dụng cần thiết để tạo ra sự hài lòng lẫn nhau và tăng trưởng kinh doanh.

    Khoảng cách công nghệ trong logistics chặng cuối và câu chuyện về ERP
    Hệ thống ERP nguyên khối từ lâu đã là xương sống của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kể từ trước thời đại Internet. Trong thị trường tiền kỹ thuật số, ERP đã được sử dụng để tạo thuận lợi cho những thay đổi kinh doanh tuyến tính được dự đoán, chính xác, đáng tin cậy và ổn định. Và trong nhiều năm, phương thức hoạt động đơn lẻ này đã hiệu quả. Trên thực tế, đó là lựa chọn duy nhất.
    Các nhà cung cấp ngày nay phải học cách vận hành trong các môi trường lai thực tế nếu họ muốn khám phá các biên giới mới về tăng trưởng và lợi nhuận.
    Điều đó có nghĩa là họ cần những giải pháp kinh doanh linh hoạt, thích ứng và không bị rắc rối bởi rủi ro hoặc sự phức tạp.
    Các nhà cung cấp dịch vụ logistics chặng cuối đơn và đa ngành hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau từ các doanh nghiệp ở các ngành dọc khác. Một giải pháp quản lý tài nguyên một-cho-tất-cả không đủ để đáp ứng nhiều nhu cầu và thách thức cụ thể với cùng một mức độ tập trung và năng lực mà một giải pháp chuyên biệt, dựa theo nhu cầu mà nhà cung cấp có thể đem lại.
    Không chỉ vậy, chi phí triển khai và duy trì hệ thống ERP gồm có cả chi phí vốn và chi phí vận hành. Chi phí vốn ròng tổng cộng có tính toán chi phí suốt đời, tổng chi phí sở hữu và khấu hao theo thời gian. ERP cũng phải chịu chi phí bảo dưỡng và phí dịch vụ hàng năm, phí tư vấn liên tục, và thường phải trả phí bổ sung cho việc nâng cấp và các tính năng bổ sung. Là chi phí hoạt động hàng tháng, các giải pháp của SaaS được nâng cấp theo thời gian nhờ cập nhật tính năng thường xuyên và cải tiến sản phẩm. Tương tự, chúng không tốn kém, dễ thực hiện, hỗ trợ đầy đủ và được xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng của một ERP thụ động có thể đáp ứng được.
    Các nhà cung cấp chuyên nghiệp của SaaS ngày nay đã lấp đầy khoảng cách này và giảm bớt sự thất vọng liên quan đến các giải pháp chỉ-cóERP của ngày hôm qua.

    Năng lực “hai chế độ” đem lại tăng trưởng kinh doanh
    Các nhà cung cấp dịch vụ logistics chặng cuối duy trì hoạt động cốt lõi của mình trong các hệ thống tại cơ sở (on-premise) để giải quyết một vài vấn đề trong số trên. Thật không may, có rất ít thậm chí không có cách nào để giảm thiểu nguy cơ đang ngày càng gia tăng và sự không chắc chắn đi kèm với chuỗi cung ứng đang ngày càng được số hóa. Và đó là các ứng dụng SaaS chuyên biệt có thể phát huy tác dụng.
    Các nhà cung cấp logistics hàng đầu đã bắt đầu sử dụng những giải pháp chuyên nghiệp của SaaS để thực hiện các quy trình kinh doanh nhanh nhạy, thích ứng và cộng tác để mang lại hiệu quả, giảm chi phí và đẩy nhanh tốc độ phát triển, thậm chí trong chặng cuối (last-mile) đang ngày một khó khăn. Những công ty kết hợp các giải pháp tổng quát và chuyên gia để hỗ trợ các chức năng kinh doanh khác nhau hiện đang phát triển những gì mà Gartner gọi là “năng lực hai chế độ” (bimodal capabilities) và đang chuyển từ một hệ thống chỉ-có-ERP sang một chiến lược ” ERP hậu hiện đại “.
    ERP hiện đại là một chiến lược công nghệ tự động hóa và liên kết các khả năng kinh doanh và quản trị hành chính với các giải pháp SaaS, với mức độ tích hợp phù hợp, cân bằng lợi ích của việc tích hợp với nhà cung cấp và tính sự linh hoạt và sự nhanh nhạy trong kinh doanh.

    ERP truyền thống phát triển mạnh ở Mode 1. Họ quản lý các thách thức kinh doanh tuyến tính theo cách ổn định, có thể dự đoán, chính xác và đáng tin cậy (ví dụ như kế toán tài chính và quản lý nguồn nhân lực). Các chuyên gia cung cấp dịch vụ SaaS đang nổi lên ở Mode 2. Họ sử dụng các phương pháp phi tuyến đối với các thách thức kinh doanh, dựa vào sự lặp lại, nhanh nhạy và tốc độ để kiểm soát các vấn đề rủi ro và cơ hội (ví dụ như hợp đồng đóng gói, mua sắm, vận chuyển nhanh).
    Trong một giải pháp “ERP hậu hiện đại”, các chế độ 1 và 2 hoạt động cùng nhau để tạo điều kiện cho một kịch bản lai thực tế. Một khi dự án thí điểm Mode 2 đã thành công và ổn định, nó sẽ được xác nhận và mở rộng cho toàn bộ doanh nghiệp và trở thành một giải pháp Mode 1.
    Do tính năng động của việc lắp ráp, lao động và quản lý WIP, các nhà cung cấp logistics chặng cuối đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh quan trọng bởi sử dụng sai công cụ (ERP) để quản lý những thách thức ngoài phạm vi thiết kế của nó. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics với sức mạnh bimodal có thể tận dụng ERP và các ứng dụng SaaS dựa vào miền giờ đây có thể sử dụng đúng công cụ cho đúng vấn đề. Tính linh hoạt của Bimodal cũng giúp loại bỏ rủi ro mà người dùng cuối cùng gặp phải khi sử dụng các giải pháp tạm thời (như các bảng tính phức tạp hơn) để có thể xử lý công việc trong các kịch bản chỉ-có- ERP.
    Các thách thức ở Mode 1 được đáp ứng với công cụ ở Mode 1, và thách thức ở Mode 2 với công cụ Mode 2. Tính nhanh nhạy này là cách các nhà cung cấp dịch vụ logistics chặng cuối hai chế độ đang phát triển dần thực tế lai trong một chuỗi cung ứng hiện đại.
    Mối quan hệ đối tác nhiều lợi ích trong chuỗi cung ứng hiện đại
    Đến năm 2020, sẽ có ít hơn 20% các công ty đa quốc gia tiếp tục lên kế hoạch và áp dụng một chiến lược đơn ERP (chỉ có ERP).
    Các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) và các nhà thầu đóng gói nào đã nhân rộng thành công các dịch vụ lắp ráp, quản lý lực lượng lao động và hàng tồn kho WIP, hiện đang giành chiến thắng thị trường bằng cách chuyển sang kịch bản thực tế lai. ERP hiện đại và các giải pháp ứng dụng SaaS chuyên nghiệp cùng nhau cho phép các khả năng hai chiều cần thiết giúp cho chiến lược quản lý nguồn lực tiên tiến trở nên khả dĩ.
    Các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong tương lai với khả năng hai chế độ đều có ưu thế vượt trội trong việc thúc đẩy và mang lại những thay đổi kinh doanh có lợi cho nhau, an toàn, ổn định và đáng tin cậy cũng như lặp đi lặp lại, nhanh nhẹn và có thể phát triển mạnh giữa vô vàn rủi ro và sự không chắc chắn. Phần thưởng cho sáng kiến này là các nhà cung cấp tạo ra các mối quan hệ bền vững với các chủ thương hiệu thông qua sự cộng tác, khả năng hiển thị/tầm nhìn (visibility) và kiểm soát trong thời gian thực (real-time), đồng thời chia sẻ các kinh nghiệm tốt nhất, tiết kiệm chi phí và cải tiến quy trình liên tục. Mức độ tương hỗ có đi có lại này không thể thực hiện được bằng một giải pháp chỉ có ERP.
    Các nhà cung cấp dịch vụ logistics chặng cuối dẫn dắt cạnh tranh và phát triển kinh doanh sẽ là những doanh nghiệp có thể cân bằng các hoạt động chuẩn hoá để tạo ra các kết quả được đảm bảo trong khi vẫn có sự nhanh nhẹn để cung cấp nhiều sản phẩm và chiến thuật khuyến mại hơn mà thị trường yêu cầu. Các nhà cung cấp muốn chứng tỏ hoạt động của họ trong tương lai cần phải đánh giá những khoảng trống trong chiến lược công nghệ hiện tại của họ và xác định các lĩnh vực và chức năng kinh doanh có thể đạt được nhiều nhất từ một ứng dụng SaaS chuyên biệt dựa trên miền. Khả năng của nhà cung cấp trong việc tận dụng các giải pháp chuyên biệt cho mục đích kinh doanh của họ nhằm mang lại hiệu quả về chi phí, tốc độ tiếp thị, giảm thiểu rủi ro và cải tiến liên tục sẽ là yếu tố then chốt để chiến thắng hoặc thất bại trong ngành này.

    —–
    Nguồn: Supply Chain 247 và Nulogy
    http://vlhl.vn/


Hãy đăng nhập để trả lời