Nghề Logistics là gì? và một số thông tin



  • Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý hệ thống bao gồm phát triển sản phẩm, sản xuất, mua bán, tồn kho, phân phối và các hoạt động hậu cần. Trong đó, quản lý logistic đảm nhiệm chính cho các hoạt động hậu cần như quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa...

    Ngành quản trị Logistics và vận tải đa phương thức

    Ngành quản trị logistics và vận tải đa phương thức được học chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa bao gồm nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển. Đồng thời, ngành này cũng được học những kiến thức marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng - quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.

    Theo trường ĐH Giao thông vận tải, về kiến thức chuyên ngành, sinh viên cần biết chuyên sâu về kinh tế logistics, quản trị nhân sự, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức.

    Về kỹ năng chuyên môn sinh viên có thể tham gia lập kế hoạch, tổ chức, điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức. Thực hành nghiệp vụ giao nhận vận tải đa phương thức. Có khả năng phân tích luồng hàng, xác định nhu cầu khách hàng, qui hoạch trung tâm phân phối và quản trị qui trình phân phối từ trung tâm đến khách hàng.

    Có thể lập kế hoạch và tổ chức công tác đóng gói, kho bãi, xếp dỡ, giao nhận, vận tải và cung ứng; thực hành nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp; lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hiệu quả của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược; thiết kế mạng lưới logistics; xây dựng qui trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng.

    Một số địa chỉ đào tạo :

    Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM. ĐH Giao thông vận tải tp.HCM,...

    Dịch vụ logistics là một quá trình kép kín từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng. Logistics gồm rất nhiều dịch vụ như vận tải, kho bãi, xếp dỡ... với nhiều tiềm năng để phát triển

    Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung, …Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khác hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…

    Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 600 - 700 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng 800 - 900 trên cả nước. Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Sự phát triển nóng của dịch vụ logistics đã làm cho nguồn nhân lực cho ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.



  • Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Logistics là gì?
    Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics, hiện Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Các doanh nghiệp logistics đều có quy mô vừa và nhỏ với 89% là doanh nghiệp của Việt Nam, 10% doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

    Phần thống kê trên đã chứng minh rằng nguồn nhân lực đang khan hiếm về mặt số lượng và cả chất lượng. Đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ cao ở cấp độ nhà quản lý cũng đang thiếu một cách trầm trọng. Đây chính là một cơ hội cực kỳ lớn cho các bạn trẻ có niềm đam mê với Logistics, các bạn hãy không ngừng học hỏi và phát triển bản thân thì không chỉ tìm việc mà khả năng thăng tiến phát triển trong ngành luôn luôn rộng mở.

    Bạn có thể lựa chọn những vị trí sau để bắt đầu sự nghiệp ngành Logistics:

    Nhân viên kinh doanh Logistics
    Nhân viên chứng từ
    Nhân viên cảng
    Nhân viên thanh toán quốc tế
    Nhân viên hiện trường logistics
    Nhân viên hải quan
    Nhân viên xuất nhập khẩu

    DDVT gợi ý lộ trình học logistics một cách hiệu quả gồm những nội dung dưới đây:
    Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu logistics
    Các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu logistics
    Incoterms 2010, cập nhật điểm mới Incoterms 2020
    Hợp đồng ngoại thương
    Các phương thức thanh toán quốc tế (T/T, D/A, D/P, L/C)
    Kiến thức chung về vận tải biển
    Container và các phương thức gửi hàng bằng container
    Quy trình xử lý một lô hàng xuất đường biển của công ty logistics
    Các chứng từ liên quan lô hàng xuất đường biển (Booking, B/L)
    Quy trình xử lý một lô hàng nhập đường biển của công ty logistics
    Các chứng từ liên quan lô hàng nhập đường biển (MNF, AN, DO)
    Kiến thức chung về vận tải hàng không
    Quy trình xử lý một lô hàng xuất đường hàng không của công ty logistics
    Các chứng từ liên quan lô hàng xuất đường hàng không (Booking, AWB)
    Quy trình xử lý một lô hàng nhập đường hàng không của công ty logistics
    Các chứng từ liên quan lô hàng nhập đường hàng không (AN, DO)
    Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu
    Thủ tục hải quan điện tử
    Tờ khai hải quan loại hình xuất kinh doanh, nhập kinh doanh
    Kiến thức cơ bản về kho hàng (Warehousing)
    Các nguyên tắc tổ chức và quản lý kho hàng
    Các nghiệp vụ quản lý kho (xuất nhập hàng, bảo quản, kiểm kê)
    Distribution Center và các loại kho đặc biệt khác



  • Nghề HOT hiện nay nhưng liệu có hot mãi khi mà các vị trí không còn là sự lựa chọn ..
    Tuy nhiên cũng có những ưu điểm khi có 1 số người thích hợp làm việc liên quan đến logistics