Cấu trúc và thành phần cơ bản hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM



  • Cấu trúc và thành phần cơ bản hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM
    Quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng, cung cấp giải pháp cho các hoạt động đầu vào của một DN như đặt mua hàng, đưa ra giải pháp tồn kho an toàn cũng như cung cấp giải pháp đầu ra cho doanh nghiệp như tăng lượng giao dịch và doanh thu bán hàng. Vậy cấu trúc của một dây chuyền cung ứng sản xuất là như thế nào và đâu là các thành phần cơ bản của một chuỗi cung ứng SCM.

    Cấu trúc của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM
    Một dây chuyền cung ứng SX gồm 3 yếu tố tối thiểu sau:
    Nhà cung cấp: các công ty bán sản phẩm/dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Hay nói cách khác, nhà cung cấp là các đơn vị cung cấp các nguyên liệu trực tiếp (vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm,…).
    Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng các nguyên liệu đầu vào và áp dụng các quá trình SX nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng.
    Khách hàng: người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
    Các thành phần cơ bản của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM (Supply Chain Management)
    Chuỗi cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Mỗi thành phần là một nhóm chức năng khác nhau trong chuỗi cung ứng.

    5 thành phần cơ bản của quản lý chuỗi cung ứng SCM

    1. Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào)
    Sản xuất chính là khả năng mà dây chuyền cung ứng tạo và lưu trữ các sản phẩm. Các nhà quản trị cần cân bằng giữa khả năng thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu quả SX của DN. Câu hỏi đặt ra chính là thị trường cần sản phẩm gì, sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào chúng được sản xuất.
    2. Vận chuyển (khi nào, như thế nào)
    Đây là một bộ phận quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng cũng như đảm bảo sản xuất được kịp thời
    Có 6 phương thức vận chuyển cơ bản:
    • Đường biển: rẻ tuy nhiên thời gian vận chuyển dài và thường bị giới hạn về địa điểm giao nhận
    • Đường sắt: rẻ, thời gian trung bình tuy nhiên bị giới hạn về địa điểm giao nhận
    • Đường bộ: nhanh, thuận tiện
    • Đường hàng không: nhanh tuy nhiên giá thành cao
    • Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).
    • Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí..).
    3. Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ)
    Yếu tố tồn kho ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tồn kho ít đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiêu thụ được gần như tối ưu lượng sản phẩm sản xuất ra. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp.
    4. Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì)
    Là việc xác định xem bạn sẽ tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu, đâu là nơi tiêu thụ tốn nhất. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
    5. Thông tin (Cơ sở để ra quyết định)
    Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống quản lý cung ứng SCM. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Chính vì vậy, nhà quản trị cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập lượng thông tin cần thiết nhiều nhất có thể.



  • @HoangQAL đã nói trong Cấu trúc và thành phần cơ bản hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM:

    Cấu trúc và thành phần cơ bản hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM
    Quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng, cung cấp giải pháp cho các hoạt động đầu vào của một DN như đặt mua hàng, đưa ra giải pháp tồn kho an toàn cũng như cung cấp giải pháp đầu ra cho doanh nghiệp như tăng lượng giao dịch và doanh thu bán hàng. Vậy cấu trúc của một dây chuyền cung ứng sản xuất là như thế nào và đâu là các thành phần cơ bản của một chuỗi cung ứng SCM.

    Cấu trúc của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM
    Một dây chuyền cung ứng SX gồm 3 yếu tố tối thiểu sau:
    Nhà cung cấp: các công ty bán sản phẩm/dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Hay nói cách khác, nhà cung cấp là các đơn vị cung cấp các nguyên liệu trực tiếp (vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm,…).
    Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng các nguyên liệu đầu vào và áp dụng các quá trình SX nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng.
    Khách hàng: người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
    Các thành phần cơ bản của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM (Supply Chain Management)
    Chuỗi cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Mỗi thành phần là một nhóm chức năng khác nhau trong chuỗi cung ứng.

    5 thành phần cơ bản của quản lý chuỗi cung ứng SCM

    1. Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào)
    Sản xuất chính là khả năng mà dây chuyền cung ứng tạo và lưu trữ các sản phẩm. Các nhà quản trị cần cân bằng giữa khả năng thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu quả SX của DN. Câu hỏi đặt ra chính là thị trường cần sản phẩm gì, sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào chúng được sản xuất.
    2. Vận chuyển (khi nào, như thế nào)
    Đây là một bộ phận quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng cũng như đảm bảo sản xuất được kịp thời
    Có 6 phương thức vận chuyển cơ bản:
    • Đường biển: rẻ tuy nhiên thời gian vận chuyển dài và thường bị giới hạn về địa điểm giao nhận
    • Đường sắt: rẻ, thời gian trung bình tuy nhiên bị giới hạn về địa điểm giao nhận
    • Đường bộ: nhanh, thuận tiện
    • Đường hàng không: nhanh tuy nhiên giá thành cao
    • Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).
    • Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí..).
    3. Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ)
    Yếu tố tồn kho ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tồn kho ít đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiêu thụ được gần như tối ưu lượng sản phẩm sản xuất ra. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp.
    4. Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì)
    Là việc xác định xem bạn sẽ tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu, đâu là nơi tiêu thụ tốn nhất. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
    5. Thông tin (Cơ sở để ra quyết định)
    Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống quản lý cung ứng SCM. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Chính vì vậy, nhà quản trị cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập lượng thông tin cần thiết nhiều nhất có thể.

    Dựa vào các thành phần này để thiết kế vận hành CCU được hiệu quả ...