NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO E-LOGISTIC: BIẾN LOGISTIC TRỞ THÀNH MỘT LỢI THẾ CẠNH TRANH



  • Nguyên tắc thành công của dịch vụ hoàn thành đơn hàng (fulfillment) trên nền tảng thương mại điện tử và bán lẻ đa kênh thay đổi từng ngày từng giờ. Duy chỉ có một điều không đổi, đó là khách hàng; cá nhân hay tổ chức luôn là trung tâm của chuỗi cung ứng. Khách hàng chính là điểm trọng tâm mà mọi quy trình vận hành chuỗi cung ứng phải tập trung giải quyết và đáp ứng.

    Quan điểm “lấy khách hàng là trung tâm” thúc đẩy nhà sản xuất. Nhà bán lẻ bất kể quy mô nào cũng phải xem xét lại chiến lược và năng lực của mình để thành công trong một thị trường năng động, cạnh tranh và rủi ro cao.

    Bước quan trọng tiếp theo để thành công trong kỷ nguyên mới này chính là bắt đầu nhìn bao quát hơn về vai trò và giá trị của quản lý chuỗi cung ứng, logistics.

    Trong thời gian dài, nhiều nhà quản lý cấp cao xem quản lý chuỗi cung ứng, đặt biệt là logistics, chỉ đóng vai trò là một trung tâm chi phí (cost center). Quan điểm này vẫn còn tồn tại ở một số công ty cho đến hiện tại. Một khảo sát thực hiện bởi SAP vào năm ngoái chỉ ra 42% đáp viên cho rằng logistic sđược xem là một “trung tâm chi phí” tại công ty họ hoặc là “quản lý kho vận” đối với 31% đáp viên khác.

    Ngày nay, việc quản lý chuỗi cung ứng dừng lại ở quản lý chi phí. Để tạo khác biệt và tạo tác động đến doanh nghiệp, bạn phải suy nghĩ và hành động vượt khỏi quan điểm này, tìm cách biến chuỗi cung ứng, logistic thành một lợi thế cạnh tranh để tăng doanh thu, thị phần và lòng trung thành của khách hàng.

    Một ví dụ thành công điển hình chính là Amazon. Thành viên của dịch vụ Amazon Prime ngoài các quyền lợi cơ bản còn được vận chuyển miễn phí hàng hóa trong 2 ngày. Hơn thế nữa, hệ thống phân phối lớn, đa dạng của Amazon không chỉ vượt ngoài mong đợi khách hàng mà còn góp phần thúc đẩy doanh thu, thị phần cho công ty.

    Theo một nghiên cứu của Consumer Intelligence Research Partners, số lượng thành viên của dịch vụ Amazon Prime đã tăng gấp đôi trong vòng 2 năm gần đây và chạm đến mốc 80 triệu người trên toàn nước Mỹ, chiếm 60% tổng số khách hàng của Amazon. Thành viên Prime có mức chi tiêu hàng năm gấp đôi so với các khách khách khác của Amazon ($1300 so với $700). Cũng theo dữ liệu từ Slice Intelligence, vào thứ hai trước Giáng sinh năm ngoái, 49.2% các giao dịch mua sắm online trên Amazon vẫn được thực hiện vì khách hàng biết rằng các giao dịch này vẫn an toàn với sự hỗ trợ 2 ngày giao hàng miễn phí của công ty.

    Intel cũng là một trong những công ty thành công trong việc tận dụng năng lực chuỗi cung ứng, logistic để tăng doanh thu, thị phần và sự trung thành của khách hàng. Tại hội nghị thường niên của CSCMP (Council of Supply chain Management Professionals), hai nhân viên của Intel là Ninette Vaz và Greg Skrovan đã chia sẻ những thành công của công ty họ với chương trình SC@Intel. Trong chương trình này, các nhân viên chuỗi cung ứng cộng tác cùng đội ngũ nhân viên kinh doanh của Intel trong việc cung cấp những “sự thật ngầm hiểu” (insight) và tư vấn cho khách hàng xây dựng chuỗi cung ứng của họ. Những chuyên gia chuỗi cung ứng này còn giúp đội ngũ phát triển sản phẩm của Intel xem xét những sản phẩm và công nghệ nào có thể dùng để cải thiện vận hành chuỗi cung ứng và logistics.

    Theo Skrovan, dự án này đã giúp đỡ 50 khách hàng, trong đó có 6 thương vụ với trị giá lên đến 30 triệu đô la chỉ trong năm đầu tiên thực hiện dự án. Họ đã tung 7 bản thử nghiệm có sử dụng công nghệ RealSense Intel ứng dụng trong nhà kho để tính trọng lượng kích thước hàng nhằm nhanh chóng lên kế hoạch chất, dỡ, và vận chuyển hàng.

    Các ví dụ của Intel và Amazon đã chứng minh rõ ràng những lợi ích của việc nhìn nhận chuỗi cung ứng, logistic với góc nhìn rộng hơn. Tuy nhiên, quá trình thay đổi quan điểm “logistic là một trung tâm chi phí” thành quan điểm “logistics là một lợi thế cạnh tranh” là một quá trình đòi hỏi thời gian và nổ lực.

    Vậy bắt đầu từ đâu? Đây là bốn gợi ý cho bạn:

    Tập trung vào khách hàng: Thấu hiểu những yêu cầu và mong đợi thực sự của họ. Trong bức thư gửi cho các cổ đông, CEO của Amazon Jeff Bezos có viết: “Có nhiều hướng để doanh nghiệp tập trung: đối thủ cạnh tranh, phát triển sản phẩm, phát triển công nghệ, phát triển mô hình kinh doanh… Tuy nhiên trong quan điểm của tôi, tập trung vào khách hàng là điều giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài.”
    Hãy xây dựng các tham số và đo lường thành công trên quan điểm của khách hàng, không phải từ phía doanh nghiệp. Ví dụ, giao hàng đúng giờ không đồng nghĩa với nhận hàng đúng giờ.

    Đừng chỉ đặt giả định, hãy trò chuyện một cách thấu đáo với khách hàng để hiểu rõ những yêu cầu thực sự của họ. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tìm ra vô số những giải pháp tiềm ẩn. Ví dụ, việc hiểu sự khác nhau giữa yêu cầu “luôn giao hàng qua đường hàng không” với yêu cầu “nhận hàng trong ngày” có thể dẫn ra cơ hội thay thế là vận chuyển bằng xe tải (giá chỉ bằng 1/5). Một ví dụ khác, thấu hiểu nhu cầu khách hàng ở tầng sâu hơn tạo ra cơ hội vận hành công tác hoàn thành đơn hàng trực tuyến với những nhà kho, trung tâm phân phối đã có sẵn.

    Bezos từng nói: “Có thể bây giờ bạn chưa biết, khách hàng muốn sản phẩm dịch vụ tốt hơn, việc thỏa mãn khách hàng sớm muộn gì cũng thúc đẩy doanh nghiệp bạn phải cải tiến dựa trên quan điểm khách hàng. Không có bất kỳ khách hàng nào từng yêu cầu Amazon tạo ra chương trình Prime cả, nhưng cuối cùng họ cũng có cái mà họ muốn.”

    Kết nối các Giá trị của Chuỗi cung ứng, logistics với các kế hoạch kinh doanh, chiến lược của doanh nghiệp. Nhiều công ty đã bổ nhiệm các quản lý chuỗi cung ứng thành CEO, ví dụ như Tim Cook ở Apple, Mary Barra ở GM, Fabian Garcia ở Revlon, John Hendrickson ở Perrigo, Bali Padda ở Lego, và mới đây là Jesper Brodin ở IKEA. Sự thật là rất nhiều quản lý cao không có nhiều hiểu biết về quản lý chuỗi cung ứng và logistics, kết quả là họ không nhận ra những lợi ích nếu tận dụng hợp lý năng lực tiềm ẩn của chuỗi cung ứng. Tất cả những gì họ biết, trong nhiều trường hợp, là hàng hóa đến và đi từ kho phía sau tòa nhà với yêu cầu phải đúng hạn và với chi phí rẻ nhất có thể.

    Vì vậy, việc có một quản lý cấp cao kết nối các giá trị của quản lý chuỗi cung ứng với các kế hoạch kinh doanh, chiến lược của công ty là một việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ 24% nhà sản xuất có chức danh Giám đốc điều hành về chuỗi cung ứng CSCO (Chief Supply Chain Office). Điều này cũng được thể hiện ở khảo sát SAP, chỉ có 14% đáp viên cho biết họ có CSCO và có đến 11% trả lời rằng “Tôi ước gì!”.

    Tăng trưởng với lợi nhuận dương là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng của nhiều công ty. Sự bùng nổ của thương mại điện tử tạo cơ hội cho doanh nghiệp kết nối với nhà cung cấp ngược dòng (upstream) và kinh doanh, marketing, chăm sóc khách hàng xuôi dòng (downstream). Những công ty như Amazon và Intel đã tận dụng sức mạnh của chuỗi cung ứng bằng cách rất khác biệt để phát triển doanh nghiệp bền vững.

    Sự kết nối có thể xuất hiện ở những cấp bậc nhỏ hơn. Điều quan trọng là cấp quản lý chuỗi cung ứng, logistic phải hiểu rõ vai trò và tác động của họ đến sự thành công của công ty. Trong nhiều trường hợp, nhân viên cấp thấp trong chuỗi cung ứng không hiểu được họ có đóng góp gì trong tăng trưởng doanh thu hay tiết kiệm chi phí cho công ty. Đối với họ, vai trò của họ chỉ đơn giản là soạn, đóng gói, vận chuyển và quản lý hàng hóa. Cung cấp một bức tranh tổng quát cho mọi thành viên trong chuỗi cung ứng và liên kết vai trò của họ với bức tranh đó sẽ có tác động tích cực đến việc chuyển tải giá trị đến khách hàng, tối đa hóa tăng trưởng của doanh nghiệp.

    Đẩy mạnh sự cộng tác giữa Chuỗi cung ứng, Logistic, Kinh doanh, Tiếp thị và Chăm sóc khách hàng. Chương trình SC@Intel là một ví dụ điển hình của việc kết hợp chuỗi cung ứng với kinh doanh nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và sự thỏa mãn của khách hàng. Một ví dụ khác: một nhân viên chuỗi cung ứng trực tiếp làm việc với đội kinh doanh để hướng dẫn họ các định vị năng lực chuỗi cung ứng, logistics như một lợi thế cạnh tranh đứng trên quan điểm của khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai. Trích dẫn thông điệp của anh ấy đến đội kinh doanh: “Khả năng đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu khách hàng, điều chỉnh kích thước đơn hàng và yêu cầu vận chuyển, giao hàng đúng giờ và dự báo chính xác nhu cầu, tồn kho, và những chỉ số khác đều là những lợi thế cạnh tranh – hãy biến chúng thành những vũ khí của chúng ta!”
    Hãy đập bỏ những bức tường giữa các đội nhóm trong công ty, cùng nhau làm việc vì một tầm nhìn chung đó là tăng trưởng doanh thu, thị phần thông qua việc tập trung thỏa mãn khàng hàng.

    Tận dụng những kiến thức, chuyên môn và nguồn lực của những đối tác cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba. Tương đối ít công ty có đủ năng lực và nguồn lực nội bộ để thay đổi chuỗi cung ứng một mình, vì vậy họ phải hợp tác với các đối tác 3PL. Theo Nghiên cứu 3PL năm 2017, 73% đáp viên cho rằng các đối tác 3PL có tác động tác cực trong quá trình thay đổi chuỗi cung ứng. Trong đó, 9% cho rằng các đối tác 3PL có tác động rất đáng kể, 28% đánh giá là đáng kể, và 36% cho rằng các đối tác 3PL có vai trò là những nhà cố vấn. Trích dẫn từ nghiên cứu: “Người sử dụng và những nhà cung cấp đồng ý rằng các đối tác 3PL có thể trợ giúp với những kiến thức của họ về ngành, kinh nghiệm về quản lý chuỗi cung ứng và lĩnh vực giao hàng”.
    Khi bắt đầu trên hành trình biến logistics trở thành một lợi thế cạnh tranh, hãy đồng hành cùng các đối tác 3PL vì họ sở hữu hai yếu tố then chốt của sự thành công: thứ nhất, bạn tin tưởng họ từ việc họ quản lý thành công các công tác logistics của công ty bạn trong quá khứ; thứ hai, họ hiểu rõ những xu hướng và “thực hành tốt nhất” của ngành.

    Nguồn: Legacy Supply Chain Service, 05/2018



  • Thương mại điện tử đang lấn lướt thương mại truyền thống..Và việc tạo lập một chuỗi cung ứng phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cho toàn xã hội..
    Giá rẻ
    Trực tiếp
    Nhanh chóng thuận tiện
    Tiết kiệm chi phí