VIỆT NAM – MỘT THỊ TRƯỜNG ĐẦY TIỀM NĂNG CHO CÁC ÔNG LỚN NGÀNH BÁN LẺ NƯỚC NGOÀI



  • Các nhà bán lẻ từ khắp châu Á đang tràn vào Việt Nam khi đất nước nới lỏng các ràng buộc đối với các công ty nước ngoài, tạo một cuộc đua trong việc đưa thị trường siêu thị và cửa hàng tiện lợi lên mức tiềm năng hơn mà hiện đang được các doanh nghiệp nhỏ thôn tính.

    Trong số các công ty nước ngoài, các nhà sản xuất như Samsung của Hàn Quốc từ lâu họ đã nhìn thấy giá trị ở Việt Nam, mặc dù đất nước ta có phần tuột hậu so với một vài nước bạn ở Đông Nam Á trong phát triển kinh tế. Và hiện nay, các đại gia bán lẻ nước ngoài cũng đang ồ ạt nối bước.

    Một trong những “tay chơi mới” đang có kế hoạch thực hiện một bước đột phá lớn vào thị trường bán lẻ các quốc gia Đông Nam Á là cửa hàng tiện lợi GS25. Tập đoàn này đã đến trung tâm thành phố Hồ Chí Minh vào tháng Giêng năm nay.

    GS Retail là nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu của Hàn Quốc, dự định có 50 cửa hàng ở Việt Nam vào cuối năm nay và mở rộng mạng lưới của mình ở đây đến 2.500 địa điểm trong vòng một thập kỷ. Tại thị trường nội địa, GS25 có 12.000 cửa hàng.

    Ở vùng ngoại ô của thành phố, nhà bán lẻ hàng đầu của Hàn Quốc, E-Mart , đã phủ đầy 3ha với hàng loạt các lựa chọn từ thực phẩm, quần áo đến hàng gia dụng, khiến người tiêu dùng không khỏi kích thích mua sắm. Việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm với công nghệ hiện đại trong phân khúc thực phẩm tươi sống của cửa hàng đã được người mua sắm trước đây vốn quen với các khu chợ tấp nập của thành phố chào đón nhiệt tình. Dựa trên thành công trong lần đặt chân đầu tiên tại Việt Nam, E-Mart dự kiến ​​sẽ mở 10 địa điểm trở lên trong cả nước.

    Trong khi đó, tập đoàn Hàn Quốc – Lotte có kế hoạch tăng số siêu thị Lotte Mart tại Việt Nam lên 87 từ hiện tại là 13. Một nhà điều hành tại tập đoàn này cho rằng Việt Nam là “thị trường quan trọng nhất ở châu Á”.

    Tổng doanh thu bán lẻ tại Việt Nam đã đạt kỷ lục 129,6 tỷ đô la vào năm 2017.

    Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp bán lẻ sở hữu 100% vốn nước ngoài hoạt động trong những điều kiện ràng buộc nhất định kể từ năm 2009, hai năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Điều này làm cho chúng ta vượt trên Indonesia và những nước khác về việc hội nhập của thị trường. Các hiệp định thương mại và hợp tác kinh tế tự do với các nước, kể cả Nhật Bản, đã khuyến khích việc tự do hóa hơn nữa.

    Năm 2016, nước ta giảm rào cản ràng buộc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa hàng dưới 500 mét vuông, và chuỗi cửa hàng tiện lợi nước ngoài phát triển mạnh. Với Hiệp định đối tác toàn diện và từng bước xuyên Thái Bình Dương (CP-TPP), được ký kết vào tháng 3/2018, các công ty này cuối cùng cũng có thể mở rộng mà không cần bất kỳ sự kiểm tra nào khác của chính phủ.

    Seven & i Holdings của Nhật Bản dự kiến ​​sẽ có 1.000 cửa hàng 7-Eleven tại Việt Nam vào năm 2027, và chuỗi B’s Mart của Thái Lan đang nhắm tới 3.000 địa điểm. Một cư dân của thành phố Hồ Chí Minh cho biết cô ấy hầu như không đi chợ nữa: “Cửa hàng tiện lợi ngày càng nhiều và rất thuận tiện.”

    Các nhà bán lẻ hình thức hộ gia đình nhỏ lẻ đã nắm giữ thị trường bán lẻ của Việt Nam và vẫn tiếp tục duy trì ở thời điểm hiện tại. Các nhà bán lẻ hàng tạp hóa hiện đại – siêu thị, cửa hàng tiện lợi- chỉ chiếm 5,4% trong doanh số bán lẻ thực phẩm Việt Nam trong năm nay, con số thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.

    Nhưng khi thu nhập tăng, nhiều người Việt Nam sẵn sàng chi trả cao hơn cho các loại thực phẩm chất lượng cao hơn tại các cửa hàng tiện lợi. Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm, và tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người đạt 2.385 USD vào năm 2017. Tại thành phố Hồ Chí Minh, con số này là hơn 5.000 USD.

    Có nghĩa là đây sẽ là một cơ hội lớn cho các chuỗi nước ngoài, vì Việt Nam hiện chỉ có khoảng 1.000 siêu thị và 2.000 cửa hàng tiện lợi hiện nay, ứng với 1/20 và 1/3 số lượng ở Nhật Bản.

    Viễn cảnh vốn đầu tư nước ngoài tràn vào thị trường bán lẻ Việt Nam đã khiến một số người lo ngại. “Nếu các công ty nước ngoài thống trị, thì chính các công ty trong nước và người Việt Nam sẽ trả giá cho điều này”, một thành viên quốc hội nói.

    Tuy nhiên, các đại gia bán lẻ trong nước cũng không ngồi yên. VinMart +, cửa hàng tiện lợi của tập đoàn bất động sản Vingroup đã lên kế hoạch tăng gấp bốn lần mạng lưới lên 4.000 cửa hàng vào năm 2020. TGDĐ – nhà bán lẻ điện thoại di động hàng đầu của Việt Nam, đã xây dựng siêu thị kinh doanh của mình cho 375 cửa hàng trong ba năm và nhắm tới 500 địa điểm vào cuối năm nay.

    Việt Nam đang cần hàng nghìn cửa hàng bán lẻ hiện đại. Và xu hướng đầu tư này sẽ còn tiếp tục mạnh mẽ hơn nữa trong 3 đến 5 năm tới.

    —–

    Nguồn: Nikkei Asia