6 ĐIỀU GIÁ NHƯ TÔI BIẾT TRƯỚC KHI LÀM VIỆC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG



  • Các mô tả công việc trên các thông báo tuyển dụng thường được viết bởi nhà tuyển dụng. sẽ chỉ cho bạn thấy một phần tính chất của công việc, chẳng hạn: yêu cầu, hay nhiệm vụ cơ bản. Tuy vậy, những mô tả công việc dễ bỏ sót những thông tin về ngành công nghiệp thực sự là như thế nào. Trước khi bắt đầu công việc như một nhân viên trong chuỗi cung ứng, bạn cần phải biết tất cả thông tin từ hai phía: người tuyển dụng và thực tế công việc, để khẳng định thêm quyết định của bạn là chính xác và phù hợp với khả năng.

    Chúng tôi đã mời một số chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành nhằm giúp định hướng những đối tượng muốn bắt đầu sự nghiệp trong chuỗi cung ứng. Bài viết có đề cập tới 6 yếu tố quan trọng, mà, các chuyên gia ước rằng họ đã biết trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình.

    Hiểu được ngành này là điều cần thiết

    Two people in elegant shirts brainstorming over a sheet of paper near two laptops

    Hiểu một cách đơn giản, công việc của các chuyên gia SCM bao gồm giám sát các nguyên vật liệu, thông tin chứng từ và quản lí tài chính khi họ chuyển các sản phẩm từ nhà cung cấp qua nhà sản xuất đến người bán sỉ, sau đó phân phối tới nhà bán lẻ để cuối cùng giao hàng cho người tiêu dùng. Tại mỗi “mắt xích” của chuỗi cung ứng sẽ chịu trách nhiệm khác nhau tùy thuộc vào ngành và tổ chức mà bạn đang làm việc. Trước khi theo đuổi bất kỳ sự nghiệp trong ngành Quản trị Chuỗi cung ứng, điều quan trọng là bạn hiểu chính xác những yêu cầu của ngành, sau đó so sánh liệu công việc đó có phù hợp với niềm đam mê và mục tiêu phát triển trong tương lai của bạn hay không.

    Steve Lykken, Phó chủ tịch cấp cao quản lý chuỗi cung ứng cho cửa hàng Jennie-O Turkey, cho biết: ” Một công việc trong chuỗi cung ứng có thể trải qua nhiều bước cơ bản, từ chức năng thu mua, đến vận hành chuỗi cung ứng cho quá trình end-to-end cho một tập đoàn lớn”. Ông còn giải thích thêm rằng mỗi công ty đều có một định nghĩa khác nhau về vai trò quản lý chuỗi cung ứng, nghĩa là công việc hàng ngày có thể khác nhau giữa những công ty khác nhau.

    Quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng dữ liệu
    Nghiệp vụ quản lý chuỗi cung ứng phần lớn tập trung vào các con số có thể định lượng. Theo Kathleen Ivanca – giám đốc điều hành chiến lược của Vizient, một tổ chức chăm sóc sức khoẻ; đây là một ngành chủ yếu phân tích, xử lí dữ liệu và tập trung tối ưu hóa các quy trình.

    Còn theo Brad Barry – chuyên viên về chiến lược của Công ty St. Onge, hệ thống theo dõi cung và cầu đã trở nên ngày càng phức tạp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khó nắm bắt của khách hàng. Ông còn đề cập rằng: một nhân viên quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp có khả năng sử dụng các công cụ sẵn có để giải thích dữ liệu là vô giá đối với tổ chức của mình.

    Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành công nghiệp cạnh tranh
    “Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành công nghiệp rất cạnh tranh,” Mike Wolfe – giám đốc điều hành của Delgado Stone Distributors, nói. “Một sai sót hoặc chậm trễ trong việc quản lí hàng hóa có thể tiêu tốn của công ty vài trăm ngàn đô la và mở cánh cửa cho một đối thủ cạnh tranh.”

    Logistics là một ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh với nhu cầu tăng mạnh qua các năm cùng thị trường cạnh tranh khắc nghiệt giữa các công ty. Vì vậy, nếu muốn tạo nên sự khác biệt và nổi bật trong số các công ty cùng nhóm ngành, điều quan trọng là hãy làm việc và cống hiến hết mình.

    Wolfe còn nói thêm rằng, bạn nên tự hỏi bản thân những mục tiêu tiếp theo trong công việc là gì và cách thức bạn có thể giúp công ty đạt được mục tiêu đó. Đam mê cống hiến trong mọi việc bạn làm là quan trọng bởi vì chỉ có như vậy, bạn mới có thể phát triển và học cách bộc lộ tiềm năng của bản thân.

    Nhưng đừng quá lo lắng! Bởi khi bạn đã quyết tâm bắt đầu một công việc trong chuỗi cung ứng, bạn sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ, chỉ dạy tận tình từ những bước cơ bản nhất của các đồng nghiệp. Họ luôn sẵn sàng để bạn khai thác tiềm năng của bản thân và góp phần vào sự thành công của công ty!

    Công việc này không bao giờ nhàm chán
    8 tiếng dài làm việc, xử lí giấy tờ, hồ sơ tại nơi làm việc, có lẽ không phải là điều bạn mong muốn ở một công việc mơ ước. Và với một công việc trong quản lý chuỗi cung ứng, bạn có thể mong đợi rằng mỗi ngày bắt đầu là một ngày mới, không thể đoán trước được – tốt hơn hoặc tệ hơn. Wolfe giải thích rằng các công việc liên quan đến chuỗi cung ứng đều đòi hỏi sự cộng tác làm việc của tất cả thành viên trong một nhóm, và khi một thành viên trong nhóm ra ngoài hoặc đang bận xử lí một công việc nào đó, bạn sẽ chính là người bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân và hoàn thành một nhiệm vụ mà bạn chưa từng thử trước đây.

    “Không ai muốn để cả đội hay khách hàng thất vọng. Trong một số trường hợp, nó có nghĩa là đảm nhiệm một vai trò mà bạn chưa từng thử trước đó. Tôi đã từng phải tự vận hành máy móc để giữ cho quá trình được tiếp tục”, Wolfe nói. “Bạn không thể lúc nào cũng có sự chuẩn bị cho những bất ngờ, nhưng nếu có những thử thách, hãy gắng sức hết mình để hoàn thành công việc. Đó cũng là lí do vì sao làm việc trong ngành chuỗi cung ứng không bao giờ mang lại khoảnh khắc buồn tẻ.”

    Xây dựng các mối quan hệ nên là một ưu tiên

    “Một đồng nghiệp đã từng nói với tôi, ‘’Những gì bạn biết là quan trọng; nhưng những người mà bạn quen là mới chìa khóa “, Melissa Patel – CPSM, nhà cung cấp nguồn & trưởng nhóm quản lý khách hàng tại Field Fastener nói. “Lời khuyên của tôi cho những người vừa bắt đầu sự nghiệp này hãy củng cố và xây dựng các mối quan hệ.” Bà giải thích rằng, dành thời gian để gặp gỡ và lắng nghe các nhà cung cấp có thể lãng phí một khoảng thời gian tương đối dài; nhưng với những mạng lưới quan hệ mà sẵn có, bạn có thể dễ dàng tìm được định hướng phù hợp với mục tiêu mà bạn đang theo đuổi và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc

    Patel cũng khuyên bạn nên tìm một người cố vấn, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp. Người này có thể là sếp của bạn, đồng nghiệp hoặc người bạn quen biết trong ngành. Những người cố vấn có thể chia sẻ những nguồn tri thức vô giá, hoặc những kinh nghiệm họ đã trải qua và điều này có thể giúp bạn phát triển chuyên môn nhiều hơn là khi bạn tự mình tìm hiểu.

    “Luôn quan sát và lắng nghe. Đặt câu hỏi, “Patel nói. “Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để giúp con đường sự nghiệp của bạn dễ dàng hơn.”

    Cơ hội nghề nghiệp
    Quản lý chuỗi cung ứng là một thuật ngữ bao gồm nhiều vị trí khác nhau. Patel nói rằng một con đường điển hình bao gồm bắt đầu như một người xúc tiến, sau đó tiến tới trở thành người mua và di chuyển lên từ đó. Các vị trí công việc khác bao gồm nhà phân tích hoạt động, nhà điều hành vận hành, người bán hàng, quản lý sản xuất và hậu cần. Thêm vào đó, những tiềm năng phát triển trong ngành, tiềm năng thu nhập cũng rất sáng sủa.

    Sẵn sàng thực hiện bước tiếp theo

    Qua bài viết này, VILAS mong bạn đã có thể biết thêm được một số thông tin không-dễ-dàng-tìm-được trên Internet về ngành quản lí chuỗi cung ứng. Mặc dù các chuyên gia này đã từng làm việc trong lĩnh vực này nhiều năm, nhưng kinh nghiệm và thành công của bản thân bạn chỉ có thể được xác định bởi cách bạn nỗ lực nhằm thực hiện ước mơ của mình. VILAS chúc bạn sẽ nhanh chóng tìm được một công việc phù hợp với bản thân nhé!

    Theo rasmussen.edu