10 con tàu container lớn nhất thế giới



  • Bạn có biết, chúng ta phải xếp đến 4 tượng nữ thần tự do lên nhau mới đủ chiều dài của con tàu container lớn nhất thế giới.

    Là “người hùng” đứng sau hàng nghìn thương vụ kinh tế của cả thế giới nhưng loại phương tiện hùng vĩ này chưa tồn tại vào những năm 1950. Cho đến năm 1956, Malcolm McLean trở thành “cha đẻ” của tàu container – một bước ngoặc to lớn trong ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa. Từ đó, cuộc chiến tham vọng sở hữu con tàu container lớn nhất thế giới bắt đầu với những tên tuổi khổng lồ: Maersk, CMA CGM, MSC, CSCL, OOCL, …

    Ngày nay, việc tạo ra những “người hùng” không còn là những trở ngại lớn khi khả năng chuyên chở của chúng đạt hơn 15 000 TEU và gần 200 000 tấn trọng tải.

    Sau đây, cùng khám phá thông tin thú vị từ 10 con tàu container lớn nhất thế giới từ supplychaindigital.com nhé!

    Emma Maersk
    Khởi công vào năm 2006, Emma Maersk trở thành con tàu container lớn nhất thế giới năm 2010 với khả năng chuyên chở 14 770 TEU, trọng tải 170 794 và 13-30 người. Cùng với 7 “chị em” trong gia đình Maersk, đây là một trong những hạm tàu container hùng vĩ nhất thời điểm đó. Thuộc sở hữu bởi A.P Moller-Maersk, Emma Maersk thuộc hạng E (tàu hành trình Explorer – class), đánh dấu sự kết thúc của loại tàu có khả năng đạt tốc độ 30 hải lý vì các chuyên gia cho rằng đây là tốc độ vượt mức cho phép.

    CMA CGM Vasco De Gama
    Theo dự tính ban đầu, tên con tàu được theo tên của chính trị gia người Mỹ – Benjamin Franklin. Tuy vậy, tổ chức này quyết định chọn một cái tên ngắn hơn cho loại tàu hành trình này theo chủ đề “lịch sự khám phá” của Marco Polo. Được đẩy bằng trục đơn, chân vịt, Vasco De Gama có khả năng di chuyển đến 22.9 hải lí. Ngoài ra, chuyên chở 17 859 TEU với trọng tải 178 228 tấn, con tàu thuộc top 9 thế giới được đăng ký gần đây tại London – Anh quốc.

    CMA CGM Benjamin Franklin
    Ra khơi vào năm 2015, CMA CGM’s Benjamin Franklin cuối cùng nhận cái tên mà “người anh” của nó từ chối. Với chiều dài 399.2m, con hành trình được công bố là tàu container lớn nhất thế giới tháng 12/2015. Tương tự như Vasco De Gama, Benjamin Franklin được lái bằng trục đơn, chân vịt với tốc độ 22.9 hải lí/giờ, trọng tải 178 228 tấn với khả năng chuyên chở 18 000 TEU và 27 thủy thủ.

    Madison Maersk (EEE)
    Được đóng bởi một trong những kẻ khổng lồ ngành công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc – Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, đột phá của con tàu hạng EEE chính là 1800 vị trí phích cắm cho container lạnh. Bên cạnh, mục đích sản xuất loại tàu này chính là tận dụng tính kinh tế theo quy mô với tối ưu hóa trong sử dụng nguyên liệu và độ ảnh hưởng đến môi trường bằng cách sử dụng loại động cơ MAN. Về thông số của Madison Maersk: khả năng chuyên chở 18 200 TEU và trọng tải là 165 000 tấn.

    MSC New York
    Hạng 6 thuộc về con tàu của Mỹ với chiều dài 399 m và cao 54 m. Dong buồm dưới cờ Panamanian, MSC New York có tổng trọng tải đến 176 490 tấn và khả năng vận chuyển 18 270 TEU với khuôn màu truyền thống gồm trắng, đen và đỏ.

    CMA CGM Marco Polo
    Đồng vị trí với MSC New York nhưng Marco Polo giành danh hiệu con tàu container lớn nhất thế giới vào tháng 11/2012. Tuy vậy, chỉ sau 3 tháng, vị trí này buộc phải trao về cho loại tàu EEE (xếp hạng 4 trong danh sách này). Sở hữu trục đơn và động cơ cố định, Marco Polo là một thành công vang dội với tốc độ di chuyển đạt 25.2 hải lý/giờ với kích thước và khối lượng khủng: 18 270 TEU và trọng tải đạt 175 343 tấn.

    Magleby Maersk (EEE)
    Đây chính là loại tàu tiết kiệm nhiên liệu (EEE) lớn nhất được sở hữu bởi một trong những kẻ khổng lồ trong ngành A.P Moller-Maersk. Con tàu với thân tàu màu xanh đặc trưng của Maersk, Mableby có khả năng chuyên chở 18 340 TEU với trọng tải lên đến 165 000 tấn.

    MV Barzan
    Barzan là thành viên đầu tiên trọng đại gia đình 6 thành viên của UASC vào tháng7/2015. Được đóng tại Hàn Quốc bởi Hyundai Sambo, Barzan có lượng khí thải CO2 phát sinh trên mỗi container là thấp nhất, thậm chí thấp hơn cả dòng tàu EEE của Maersk. MV Barzan chuyên chở 35 thủy thủ đoàn và 18 800 TEU cùng trọng tải đạt 195 636 tấn.

    CSCL Globe MV CSCL
    Giữ vị trí thứ 2, hãng tàu Trung Quốc đạt khả năng chuyên chở 19 100 TEU, 37 thủy thủ và trọng tải 195 630 tấn. “Anh cả” trong gia đình có 5 thành viên, dòng CSCL Globe được đóng riêng cho tuyến thương mại Á – Âu bởi Hyundai Heavy Industries vào tháng 11/2014 trong vòng 9 tháng.

    MSC Oscar
    MSC Oscar cùng “hai người em” của mình: MSC Zoe và MSC Oliver trở thành đội tàu lớn nhất thế giới. Vào tháng 1/2015, Oscar được công nhận là tàu container lớp nhất thế giới với các thông số: chuyên chở 19 224 TEU, 35 thủy thủ đoàn và trọng tải lên đến 197 636 tấn. Theo thông tin, con tàu được đặt theo tên con trai của CEO Diego Aponte. Được vận hành bởi động cơ dầu 11S90MW – C, Oscar di chuyển với tốc độ tối đa 22.8 hải lý/giờ.

    Theo supplychaindigital.com